Nội dung copy của 1 cá nhân có con gái được vài giải thưởng trong nước và quốc tế. Không phải của 4funnyonly . Các cụ cân nhắc trước khi xem và tự đánh giá các thông tin.
Kính thưa các Cụ!
Xuất phát từ 1 gia đình thuần kỹ thuật, chả biết gì về nhạc nhẽo, theo trào lưu chung của xã hội, cháu cũng cho con gái tập tọe đàn hát. Và thu được khá nhiều thành công, cũng như trải nghiệm thú vị trong lĩnh vực này. Xin được chia sẻ với các Cụ. Hy vọng nó sẽ có chút ích lợi đối với các Cụ có hoàn cảnh giống nhà cháu: Mù tịt về âm nhạc, nhưng muốn cho con thoát mù âm nhạc qua con đường phổ thông nhất: PIANO. Cháu sẽ tách làm 3 phần: Học gì; chọn đàn ra sao; Giáo viên thế nào.
1. Học gì trên đàn PIANO:
Xin trả lời luôn là nên học Cổ điển (Classic). Cổ điển là những bản nhạc cũ, đã có từ khoảng vài đến 100 năm nay. Khác với nhạc hiện đại (POP, ROCK, Jazz) mới thịnh hành gần đây.
Các cụ sẽ hỏi ngay:
Tại sao lại học 1 thứ cổ lỗ thế, tôi thấy có ai nghe cổ điển đâu, đài báo toàn kêu cổ điển kén và không có người nghe..bô lô.. ba la….
Câu trả lời là: Ý kiến của cá cụ hoàn toàn chính xác. Nhưng phải học cổ điển trước, vì nó dễ! Bản thân các trường Nhạc, để học cổ điển cũng chỉ cần hết lớp 3 (9 tuổi) là đc học. Còn học Piano đương đại (piano Jazz) phải yêu cầu già dặn hơn rất nhiều.
Các bản nhạc cổ điển có từ các đây vài trăm năm rồi. chỉ 1 lệnh google, các cụ seach ra ngay đc cả đống. Các bản nhạc lại cực kỳ chi tiết: từ ngón tay nào đánh nốt nào, tốc độ bao nhiêu, lúc nào to, lúc nào nhỏ, v.v…..
Cứ tập đúng như bản nhạc, đảm bảo đánh hay, và đi thi có giải (dù trong nước hay Quốc tế). Không tin, các cụ cứ hỏi cụ
phinhtauamhanoi mà xem!
Có cụ sẽ nhảy chồm lên, chửi vào mặt cháu là
Nói thì dễ, là sao mà đánh đúng bản nhạc đc, mất thời gian lắm.v.v…. Điều này cũng đúng, nhưng sẽ do Giáo viên dạy cơ bản cho các con. Vấn đề này sẽ đc nói kỹ hơn ở phần 3: Chọn giáo viên.
Trở lại về nhạc cổ điển và nhạc Đương đại. Nhạc đương đại được đón nhận rộng rãi hơn, đơn giản vì nó hay hơn. Nhưng khó học vì bản thân nó, tìm bản nhạc để tập còn khó. Đố các cụ lên mạng, vào Nhạc viện, thư viện.. tìm đc bản nhạc
“Độ ta không độ nàng” chuyển soạn cho Piano đấy? Mà không có bản nhạc thì học vào mắt à? Giáo viên cũng chả có gì mà dạy. Giám khảo chấm thi cũng lấy niềm tin ra chấm thi à?
Chính vì vậy, 99% các cuộc thi Piano đều yêu cầu chơi theo phong cách Cổ điển, để giám khảo còn biết mình nghe và chấm cái gì. Chứ để thí sinh nó oánh POP, Rock, Jazz thì điếc lòi hết cả lũ. Cũng có nhiều quan điểm về việc cứ thi mãi Cổ điển cổ lỗ, không theo kịp xu hướng thời đại, nhưng biết làm sao được, Piano nó thế!
Đến đây, sẽ lại có Cụ chửi cháu:
Ông khuyên con tôi học cái thứ cổ lỗ ấy để ngu người đi à?
Xin thưa luôn là KHÔNG ạ. Sau 1 thời gian học cổ điển vững tay, chúng ta sẽ chuyển sang nhạc Đương đại. Phần lớn các nghệ sỹ PIANO đều phải làm thế. Và như vậy mới phát triển được.
Ở Việt Nam, thử hỏi các cụ biết Nguyễn Đăng Quang là ai không? Hay biết nhiều đến An Coong, Tuấn Mạnh hơn?
Còn trên Thế giới, nhắc đến PIANO, 5 tỷ 9 người sẽ nghĩ đến Richard Clayderman.
Điểm chung của các Pianist này đều là xuất thân từ Cổ điển. Học vững rồi sang Đương đại phát triển tiếp, và gặt hái nhiều thành công.