[Funland] Tư vấn mua đàn piano

Trạng thái
Thớt đang đóng

NovRainInFall

Xe tăng
Biển số
OF-541165
Ngày cấp bằng
12/11/17
Số km
1,325
Động cơ
177,840 Mã lực
1/ La Campanella (LC) là một trong 6 etudes của F. Lizt viết trên chủ đề của Paganini mà hầu như bất kỳ ai học Lizt mà không đánh qua nó. Ví như thich chơi Chopin mà không đánh qua fantaisie impromptu. LC nói riêng hay các tác phẩm của Lizt nói chung, đúng là một thách thức cho những ai có bàn tay "khiêm tốn". LC chưa phải là bài khó nhất trong 6 Etudes này!

2/ Chắc bạn lo chơi đàn nên đầu óc treo trên cành cây! Tôi nói rất rõ ràng là "nghe "lọt tai"" chứ không bảo đánh hay, xuất sắc như pianist thần đồng! bạn hiểu thế nào lọt tai? Với tôi, "lọt tai" là đánh "sạch sẽ", câu cú rõ ràng, thể hiện đầy đủ sắc thái (nuance) của tác phẩm. Còn "làm ra" phong cách của từng tác giả thì là ở mức nâng cao (Advance player) cái này thuộc về "sướng tai" (đánh ra "chất") chứ không phải "lọt tai" (đánh ra "bài").

Qua cách bạn nói, thì rõ là bạn học Piano (cứ tin như bạn nói) mà không có đầu óc tư duy logic, nên khó mà giỏi được! Nên nhớ trên thế giới chỉ có 3 loai pianist (dương cầm thủ): pianist "người Do Thái", pianist đồng tính và pianist tồi!

Còn về "chơi nổi bản La Campanella hay như Krisin chơi" : Tuỳ theo cảm nhận, tôi không bảo Krisin đánh không hay nhưng sẽ bảo tôi không thich nghe Krisin đánh này bằng Valentina Lisitsa hay cảm thấy đã lỗ tai về độ trong trẻo qua cách Kazune Shimizu chơi LC hoặc yêu sự hoàn hảo về kỹ thuật và giai điệu khi nghe György Cziffra đánh cũng như
ghét cách biểu diễn kỹ thuật của Lang Lang khi nghe him chơi LC.


VÀ, riêng với chơi "lọt tai" mà 7 năm vẫn chưa hài lòng thì không biết bạn "đánh đ-éo" như thế nào cũng như cái lỗ tai bạn ra làm sao chứ chú bé nầy, tự học, và chỉ mới tự học có 2 năm bắt đầu từ con số không mà đánh được ở mức "chấp nhận" về cơ bản ntn đây:


...................................................................
Cảm ơn cụ, e đơn giản chỉ là người thích chơi, không phải dân chuyên cụ ơi, cụ so sánh vậy nặng nề quá.
Về nghe, thú thật, e không thích nghe Franz Liszt, ngoại trừ 1 vài bản như Campanella và Rapsodia (1,2,9), đó là tác giả. Người chơi Piano (theo e thấy thôi) thích chơi và nghe Chopin nhiều hơn. E không được học hành tử tế cụ ơi, chỉ đơn giản là đưa con gái đi học, học cùng nó và tự mày mò thôi ạ.

Valentia Lisitsa mới nổi mấy năm gần đây, đơn thuần vì cô ấy chơi giỏi, hay và sống ở thời đại truyền thông, còn với những thế hệ trước đó, không biết cụ thích ai nhất và tại sao lại thích ạ?
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,160
Động cơ
316,238 Mã lực
Cụ cứ phọt lên đây 1 bài cho mọi người thưởng thức để đỡ căng thẳng rồi bàn tiếp :)

Ai căng thì cứ căng nơi công cộng mà! Còn ai muốn nghe hay trao đổi thực tế thì liên lạc Inbox em sẽ "tiếp" còn loại vớ vẩn, bố láo, không tung chẳng tich, nói chuyện cá chớn mất dạy thì xin lỗi, không có cửa với em nhé!

Kinh bái bác!
 

NovRainInFall

Xe tăng
Biển số
OF-541165
Ngày cấp bằng
12/11/17
Số km
1,325
Động cơ
177,840 Mã lực
Nói về phong cách, e hem có bàn tới những thế hệ gần đây, thì phong cách đối lập với tài năng của các thế hệ pianist trước đây có thể kể tới Glenn Gould, có khi cả cá tính của ông, dù chỉ là chiếc ghế cũng dị biệt, cụ nhỉ?

Vowis Martha Argerich, giả như bà đừng cố biểu diễn thêm một vài show lúc cuối thì ấn tượng trong e vẫn rất đậm ạ.
 

nt0

Xe tải
Biển số
OF-54625
Ngày cấp bằng
9/1/10
Số km
223
Động cơ
452,150 Mã lực
1/ Đàn điện tử có ưu điểm là: gọn nhẹ, hầu như tuyệt đối chính xác về cao độ âm thanh (pitch), rẻ, công sức duy tu bảo dưỡng không quá cầu kỳ cũng như tốn kém.

2/ Piano cơ (Acoustic) có những ưu điểm mà có lẽ "muôn đời" đàn điện tử khó mà qua mặt được:

a/ tính năng cộng hưởng: piano cơ do cấu tạo trên nguyên tắc cộng hưởng nên trong pham vi bán kính nhất định âm thanh nghe rõ và đều trong khi đàn điện tử dùng hệ thống khuếch đại âm thanh nên chỉ có thể phát ra đến một hướng.
Khi đánh một note (ví dụ middle C ) trên đàn piano cơ âm thanh lan tỏa còn đàn điện tử thì chỉ phát ra

b/ Touch (piano touché) : đàn điện tử không thể nào cho người đàn cái cái giác như đàn cơ cho dù rất cải tiến đã được thực hiện nhưng phím điện tử làm và tao ra âm thanh trên cơ sở lo xo còn đàn cơ tên cơ sở đòn bẩy. do đó với đàn cơ đặc biệt là dàn Grand piano do cấu trúc máy (action) nằm nên có thể giúp người chơi đàn chơi được các kỹ thuât của tác phẩm đòi hỏi nhất là note lập lại và note trill . Về nguyện tắc, một cây piano cơ đạt chuẩn kỹ thuật, là một note phải đánh lập lại được 7 lần trong một giây hay trên 400 lần/ phút!!!! và do cấu trúc vật lý (trọng lưc) đàn điện tử chẳng thể làm được!

Nói cho dễ hiểu là uống một ly nước cam vắt tay và môt ly nước cam vắt đóng hộp!

c/ Độ bền theo thời gian: những cây đàn piano cơ tốt, nếu dùng và bảo quản đúng cách thì đừng nói chục năm mà hàng trăm năm là chuyện binh thường.

d/ Sự độc đáo duy nhất: không cây đàn piano cơ có âm thanh giống cây kia nhất là những cây đàn piano cơ làm bằng tay thì lại càng độc đáo!
Em thì không đồng ý với cụ 1 số điểm a,b,c. Về mặt công nghệ thì ngày càng phát triển và sẽ đến lúc tiệm cận đến mức con người không còn phân biệt được nữa. Về điểm này các cụ so sánh máy ảnh cơ và máy ảnh số hiện nay có 1 số điểm máy ảnh số đã phát triển hơn.
Còn về mấy điểm em hỏi thì chưa thấy cụ trả lời ạ. Em không cần so sánh giữa cơ và điện mà chỉ so sánh trong tầm giá 20 củ giữa cây đàn điện tử mới và 1 cây đàn cơ ngoại dòng cùng tầm tiền ạ
 

vandatAT

Xe container
Biển số
OF-315113
Ngày cấp bằng
8/4/14
Số km
9,617
Động cơ
373,021 Mã lực
Em thì nhớn rồi ạ. Bây giờ có điều kiện nên muốn học. Các cụ chỉ em cây dưới 10tr với ạ. Học để đàn cho con gái nghe ạ. :)
cụ nhớn rồi thì theo em cụ học đàn organ đi, nhanh hơn mà nó phong phú tiếng, điệu hơn.
 

NovRainInFall

Xe tăng
Biển số
OF-541165
Ngày cấp bằng
12/11/17
Số km
1,325
Động cơ
177,840 Mã lực
Em thì không đồng ý với cụ 1 số điểm a,b,c. Về mặt công nghệ thì ngày càng phát triển và sẽ đến lúc tiệm cận đến mức con người không còn phân biệt được nữa. Về điểm này các cụ so sánh máy ảnh cơ và máy ảnh số hiện nay có 1 số điểm máy ảnh số đã phát triển hơn.
E thì e thấy khác nhiều đấy ạ, đặc biệt là độ phản hồi âm, âm cộng hưởng í ạ. :D
Về máy (ảnh) cơ hay máy số cái đầu ra chính là cái phản hồi rõ ràng nhất, hem phải người nào cũng thích chất của ảnh cơ hay ngược lại đâu ạ. E gắn bó với 5d1 và chắc chắn còn gắn bó lâu chỉ bởi chất ảnh của 5d1 có cái gì đó mang màu sắc của cơ :)
 

nt0

Xe tải
Biển số
OF-54625
Ngày cấp bằng
9/1/10
Số km
223
Động cơ
452,150 Mã lực
E thì e thấy khác nhiều đấy ạ, đặc biệt là độ phản hồi âm, âm cộng hưởng í ạ. :D
Về máy (ảnh) cơ hay máy số cái đầu ra chính là cái phản hồi rõ ràng nhất, hem phải người nào cũng thích chất của ảnh cơ hay ngược lại đâu ạ. E gắn bó với 5d1 và chắc chắn còn gắn bó lâu chỉ bởi chất ảnh của 5d1 có cái gì đó mang màu sắc của cơ :)
Cái này em cũng đồng ý với cụ có người vẫn thích máy phim, có người thích máy số. Nhưng xét về số đông thì giờ 99% thiết bị chụp ảnh là máy số.
Còn về chất ảnh thì em không đồng ý với cụ lắm thật ra ảnh của 5d1 hay 5d1 nếu chỉnh lại thì giống nhau đấy cụ.
 

bientrangt610

Xe tăng
Biển số
OF-13312
Ngày cấp bằng
20/2/08
Số km
1,804
Động cơ
1,667,494 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
Cụ lại chơi khó em roài. Em là dân công nghệ mà tai trâu nên đang hỏi các cụ. Thế này khác gì cụ bảo em là khách hàng thông thái :D. Nhưng dù sao cụ cho em hỏi cụ có 2 mẫu đàn điện kia mà mới không? và có sẵn những đàn cơ giá tầm 20 củ ở của hàng không để em qua.
Cái món này ko đơn giản như máy ảnh mà lên mạng so sánh được cụ ạ!
Cụ cứ tà tà ngâm cứu nhé:)
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,160
Động cơ
316,238 Mã lực
Cảm ơn cụ, e đơn giản chỉ là người thích chơi, không phải dân chuyên cụ ơi, cụ so sánh vậy nặng nề quá.
Về nghe, thú thật, e không thích nghe Franz Liszt, ngoại trừ 1 vài bản như Campanella và Rapsodia (1,2,9), đó là tác giả. Người chơi Piano (theo e thấy thôi) thích chơi và nghe Chopin nhiều hơn. E không được học hành tử tế cụ ơi, chỉ đơn giản là đưa con gái đi học, học cùng nó và tự mày mò thôi ạ.

Valentia Lisitsa mới nổi mấy năm gần đây, đơn thuần vì cô ấy chơi giỏi, hay và sống ở thời đại truyền thông, còn với những thế hệ trước đó, không biết cụ thích ai nhất và tại sao lại thích ạ?

1/ năng hay nhẹ tùy người đọc và cảm nhận không tranh cãi hay giải thích thêm!

2/ Valentia Lisitsa chưa phải là nghệ sĩ của mọi thời đại, cũng chưa phải là nghệ sĩ kinh điển cho từng tác giả nhưng Valentia Lisitsa may mắn sinh gặp thời trong khi nhiều pianist trước đây rất giỏi nhưng không may mắn như Valentia Lisitsa!

những may mắn của Valentia Lisitsa:
a/ thể hình: phù hợp với dung cụ biểu diễn: tay dài, ngón tay dài nhấtlà ngón út và ngón số 4 (đeo nhẫn) của Valentia Lisitsa
các cụ trongt thơ ca hay nói "tay ngoc bên phím đàn" hay "ngón tay ngà ngoc" nhưng các cụ chỉ có giỏi "dốt" về kỹ và cảm tính nên nói "bậy"! Muốn đánh đàn nhất là piano mà chuyên ngành ngón phải to khỏe dài. Còn "tay ngoc bên phím đàn" hay "ngón tay ngà ngoc" thì sẽ có thể chơi đàn tốt thậm chí cực giỏi nhưng là chơi "đàn ông" chứ không phải đàn piano!
b/ Internet phát triển khiến Valentia Lisitsa có nhiều cơ hội tiếp cận công chúng và cô rất thông minh luôn luôn biết tận dụng cơ hôi này!!!
c/ Nhac cụ (piano cơ) hầu như đã đạt đỉnh cao về kỹ thuật và chất lượng giúp pianist có thể dễ dàng "làm cái mình muốn"
c/ Bản thân Valentia Lisitsa lại là người dung dị dễ thương và hòa đồng cộng thêm tố chất thiên bẩm có sẵn nên cô ta nổi trội là điều dễ hiểu!
d/ Ngoài tiếng đàn "mới" phòng cách nghệ sĩ cũng như cách "làm câu" giản dị, thở dãn câu tự nhiên (Rubato) của cô làm tôi thich.

3/ Mỗi tác giả, thậm chí từng tác phẩm tôi thich nghe từ một (vài) pianist vì có những nghệ sĩ kinh điển cho từng tác giả!

Ngay cả thich nhiều pianist đánh nhiều thể loại như: Horowitz, Mme Annie Fisher, Arturo Benedetti, Kempff, Cziffra, .....nhưng cũng tùy bài chứ không phải bài nào họ chơi tôi cũng thích
 
Chỉnh sửa cuối:

SABAIDI

Xe tăng
Biển số
OF-209932
Ngày cấp bằng
13/9/13
Số km
1,356
Động cơ
327,493 Mã lực
Em cũng đi tìm hiểu về đàn đã qua sử dụng, cuối cùng em đành nghiến răng làm cái mới cho yên tâm.
Tiện thớt các cụ cho em hỏi Kawai K400 em lấy 150tr là đã sát giá chưa nhỉ?
 

NovRainInFall

Xe tăng
Biển số
OF-541165
Ngày cấp bằng
12/11/17
Số km
1,325
Động cơ
177,840 Mã lực
d/ Ngoài tiếng đàn "mới" phòng cách nghệ sĩ cũng như cách "làm câu" giản dị, thở dãn câu tự nhiên (Rubato) của cô làm tôi thich.
Vâng, và theo e hiểu thì việc so sánh pianist này với pianist khác, nhất lại khác thế hệ, thì có phải là ý thích cá nhân, phỏng cụ.
Nhân tiện, cụ có nhớ trước đây, có pianist mà ngón tay ngắn, nặng và hơi bè, nhưng tiếng đàn của ông lại thu hút, rất quyến rũ, hông cụ?

3/ Mỗi tác giả, thậm chí từng tác phẩm tôi thich nghe từ một (vài) pianist vì có những nghệ sĩ kinh điển cho từng tác giả!

Ngay cả thich nhiều pianist đánh nhiều thể loại như: Horowitz, Mme Annie Fisher, Arturo Benedetti, Kempff, Cziffra, .....nhưng cũng tùy bài chứ không phải bài nào họ chơi tôi cũng thích
Đúng rồi cụ, đâu phải ai (pianist) nào chơi tất cả mọi bản nhạc của mọi nhạc sĩ nào đều hay đâu ạ. Cũng giống như âm thanh của đàn piano vậy, ngay cả những người chơi lâu năm, có tiếng tăm, đâu hẳn họ thich stein đâu ạ, đó là những người đã thành danh, đã nổi tiếng được sự công nhận của hội đồng âm nhạc q/tế từ lâu, huống chi những người amateur như tụi e, cụ nhỉ?

P/S: E chưa từng được nghe Valentina chơi live bao giờ, nguồn âm duy nhất e nghe là 4 đĩa LP thu âm của cô ấy, nếu có thể, cụ giúp e khai toả tài năng của cô ấy tới đâu, ý e là phân tích từ góc nhìn người chơi chuyên nghiệp như cụ ấy. Biết đâu e email cho quản lý của cô ấy, thay lời của cụ, lại được hồi âm.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,160
Động cơ
316,238 Mã lực
Em thì không đồng ý với cụ 1 số điểm a,b,c. Về mặt công nghệ thì ngày càng phát triển và sẽ đến lúc tiệm cận đến mức con người không còn phân biệt được nữa. Về điểm này các cụ so sánh máy ảnh cơ và máy ảnh số hiện nay có 1 số điểm máy ảnh số đã phát triển hơn.
Bác nhìn vấn đề trong con mắt logic tương đồng các sự việc, sự kiện hòa theo bước tiến hóa, xét về lý thuyết thì đúng nhưng "Về mặt công nghệ thì ngày càng phát triển và sẽ đến lúc tiệm cận đến mức con người không còn phân biệt được nữa." Còn tôi nhìn vấn đề trong góc độc chuyện môn của ngườii chơi đàn nên xin thưa: KHÔNG! KHÔNG thể bằng nhau!

Còn về mấy điểm em hỏi thì chưa thấy cụ trả lời ạ. Em không cần so sánh giữa cơ và điện mà chỉ so sánh trong tầm giá 20 củ giữa cây đàn điện tử mới và 1 cây đàn cơ ngoại dòng cùng tầm tiền ạ
Bác chịu khó lọc lai những "còm" tôi viết trước nói về Piano cơ tầm 20tr khi so sánh nó (các thương hiệu khac) với Yamaga U1 nhé!
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,160
Động cơ
316,238 Mã lực
Em cũng đi tìm hiểu về đàn đã qua sử dụng, cuối cùng em đành nghiến răng làm cái mới cho yên tâm.
Tiện thớt các cụ cho em hỏi Kawai K400 em lấy 150tr là đã sát giá chưa nhỉ?

Bác giầu quá!

Em thì
1/ nếu nhà rộng với số tiền này e tìm con Used Grand Yamaha G2 hay G3
2/ Nhà hẹp nhỏ em tìm một em used upright đàn Mỹ cỡ Baldwin, Knabe hay Mason & Hamlin hoặc Charles Walter, Steinway - với số tiền 150Tr mà mua một em Kwai mả lại là upright thì đúng là .....

EM Kwai K400 mà mua sau mấy năm, bán lại được trên 50tr chắc em đi bằng đầu! Cao 122cm thi dây bass chỉ nhỉnh hơn U1 một tí còn âmthanh thi ......!
 

nt0

Xe tải
Biển số
OF-54625
Ngày cấp bằng
9/1/10
Số km
223
Động cơ
452,150 Mã lực
Bác nhìn vấn đề trong con mắt logic tương đồng các sự việc, sự kiện hòa theo bước tiến hóa, xét về lý thuyết thì đúng nhưng "Về mặt công nghệ thì ngày càng phát triển và sẽ đến lúc tiệm cận đến mức con người không còn phân biệt được nữa." Còn tôi nhìn vấn đề trong góc độc chuyện môn của ngườii chơi đàn nên xin thưa: KHÔNG! KHÔNG thể bằng nhau!



Bác chịu khó lọc lai những "còm" tôi viết trước nói về Piano cơ tầm 20tr khi so sánh nó (các thương hiệu khac) với Yamaga U1 nhé!
Cảm ơn cụ ở điểm 1, cái này đúng là không có đúng sai mà trên quan điểm của từng người. Em cũng đồng ý với cụ
Còn điểm 2 thì em đang muốn so sánh đàn điện mới vd roland r102, yamaha ydp-143 2 mẫu này giá tầm 20 củ với 1 cây đàn cơ thương hiệu khác cũng tầm tiền đấy ạ. Em nhấn mạnh là em không so sánh yamaha U1 với thương hiệu khác.
 

HUNGBDA79

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-94459
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
23,165
Động cơ
635,255 Mã lực
cụ đừng dại mua đàn điện nhé: mua ngay và luôn đàn cơ!

em có đàn Yamaha U3H khá đẹp (ảnh đính kèm) cần thanh lý để lên đời cho con gái (đã học lâu), cụ quan tâm thì contact em



Ngưỡng mộ f1 nhà cụ quá! giải thưởng hơi bị đông.
 

buratino01

Xe buýt
Biển số
OF-74874
Ngày cấp bằng
7/10/10
Số km
665
Động cơ
432,181 Mã lực
Theo em nếu mới học (còn chưa biết tương lai thế nào) thì cụ chỉ cần làm cây Piano điện (khoảng 15 triệu).
Ưu điểm:
- Giá rẻ
- Âm thanh cũng tương đối hay
- Có thể cắm tai nghe khi tập --> không ảnh hưởng đến ai, 3h sáng tập thoải mái
- Có luôn tiếng gõ nhịp để tập, khỏi phải mua cái đồng hồ nhịp.
- Ngoài ra còn nhiều tính năng phụ nữa mà Piano không có (vd tranpose, ghi âm ...)

Sau này nếu như F1 nhà cụ thực sự đi sâu vào Piano thì đổi đàn cơ sau (âm thanh nghe nó khác hẳn :)) )

(PS em cũng mới cho F1 học Piano, vừa làm 1 cây Roland 15 củ, cả nhà cùng nghịch, vui phết )
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,160
Động cơ
316,238 Mã lực
Vâng, và theo e hiểu thì việc so sánh pianist này với pianist khác, nhất lại khác thế hệ, thì có phải là ý thích cá nhân, phỏng cụ.
Nhân tiện, cụ có nhớ trước đây, có pianist mà ngón tay ngắn, nặng và hơi bè, nhưng tiếng đàn của ông lại thu hút, rất quyến rũ, hông cụ?
Vì tay ngắn không thể "bốc" (từ chuyên môn của dân pianist) hợp âm cùng lúc nhất là các hợp âm quãng 9, 10 thậm chí quãng 12. pianist sẽ dùng kỹ thuật rải (Arpèges) tạo ra tiếng đàn mềm mại uyển chuyển nhưng cũng tùy bài!!! ví như khúc dạo đầu Concerto số 1 của Tchaikovsky mà do tay ngắn không bốc được phải rãi hợp âm thì nghe không còn sự hòanh tráng cần có! Chán ngắt!!!

Túm cái quần lại: Học Piano ngoài tài năng thiên bẩm, ngón tay dài sẽ là một ưu thế tuyệt vời! bằng không thì chằng thể đạt đỉnh cao kỹ thuật!

Đúng rồi cụ, đâu phải ai (pianist) nào chơi tất cả mọi bản nhạc của mọi nhạc sĩ nào đều hay đâu ạ. Cũng giống như âm thanh của đàn piano vậy, ngay cả những người chơi lâu năm, có tiếng tăm, đâu hẳn họ thich stein đâu ạ, đó là những người đã thành danh, đã nổi tiếng được sự công nhận của hội đồng âm nhạc q/tế từ lâu, huống chi những người amateur như tụi e, cụ nhỉ?
95% pianist trên thế giới chon Steinway khi biểu diễn!

P/S: E chưa từng được nghe Valentina chơi live bao giờ, nguồn âm duy nhất e nghe là 4 đĩa LP thu âm của cô ấy, nếu có thể, cụ giúp e khai toả tài năng của cô ấy tới đâu, ý e là phân tích từ góc nhìn người chơi chuyên nghiệp như cụ ấy. Biết đâu e email cho quản lý của cô ấy, thay lời của cụ, lại được hồi âm.
1/ Valentina Lisitsa là nghệ sĩ còn non mới chín còn cần rèn luyện gọt dũa nữa nhưng là một nghệ thực
Mme Annie Fisher (có tước Damme) là nghệ sĩ lão luyện chín mùi không có gì để bàn về phong cách, kỹ thuật, tài năng ngoài hai chữ khi nghe và xem bà biều diễn: THÁN PHỤC!

VÀ, mời bạn: www.valentinalisitsa.com


2/ Ngắn gọn và ví dụ cho dễ hiểu:
Valentina là nghệ sĩ dương cầm : PIANIST
Lang Lang là người biều diễn dương cầm : PIANO PERFORMANCER

Nghệ sĩ khi đánh có thể sai, dơ, nhưng có "chất" có "hồn"
Người biểu diễn dương cầm khi đánh không sai chằng dơ, nhưng có "chất" có "hồn" hay không thì phải coi lại!

P/s.: Valentina Lisitsa rất thông minh và giỏi làm "chính trị" cô đánh và biểu diễn thành công với Steinway nhưng là fan của Busendorfer và khi qua Paris biểu diễn tai Sale Gaveau cô đã chon biểu diễn bằng cây Pleyel ! Mặc dầu nếu nghe cùng một tác phẩm. khi Valentina Lisitsa đánh bằng cây Steinway nghe hay, mượt mà hơn Pleyel. Quá khôn khéo sắc sảo!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,047
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Em thì không đồng ý với cụ 1 số điểm a,b,c. Về mặt công nghệ thì ngày càng phát triển và sẽ đến lúc tiệm cận đến mức con người không còn phân biệt được nữa. Về điểm này các cụ so sánh máy ảnh cơ và máy ảnh số hiện nay có 1 số điểm máy ảnh số đã phát triển hơn.
Còn về mấy điểm em hỏi thì chưa thấy cụ trả lời ạ. Em không cần so sánh giữa cơ và điện mà chỉ so sánh trong tầm giá 20 củ giữa cây đàn điện tử mới và 1 cây đàn cơ ngoại dòng cùng tầm tiền ạ
Bác nhìn vấn đề trong con mắt logic tương đồng các sự việc, sự kiện hòa theo bước tiến hóa, xét về lý thuyết thì đúng nhưng "Về mặt công nghệ thì ngày càng phát triển và sẽ đến lúc tiệm cận đến mức con người không còn phân biệt được nữa." Còn tôi nhìn vấn đề trong góc độc chuyện môn của ngườii chơi đàn nên xin thưa: KHÔNG! KHÔNG thể bằng nhau!

Bác chịu khó lọc lai những "còm" tôi viết trước nói về Piano cơ tầm 20tr khi so sánh nó (các thương hiệu khac) với Yamaga U1 nhé!
Với những người không quen nghe piano thì đàn điện với Steinway D274 kêu oang oang chả khác gì nhau, thậm chí đàn điện còn chỉnh được to nhỏ, hơn đứt Steinway! Các cụ có giải thích sùi bọt mép họ cũng chẳng thay đổi quan điểm được.
Thế còn cho đến nay và đồ rằng trong vài chục năm nữa, đàn điện bất kể loại gì không thể nào so với đàn cơ được, tin thì tin, không tin thì thôi, giải thích loằng ngoằng lắm! :D
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top