[Funland] Tư vấn mua đàn piano

Trạng thái
Thớt đang đóng

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,174
Động cơ
316,255 Mã lực
Mới tập thì làm con yamaha u1 thôi, ngon bổ rẻ. Sau này bán lại vẫn được giá.

Đúng là ...................
Chưa mua mà đã nghĩ đến chuyện bán!

Cho dù có "tính toán" thì em tính hộ bác nhé! Cây Yamaha U1 giá tầm 40tr VÀ:

1/ Nếu mua và bán ngay trong một năm vì gãy gánh giữa đường: sẽ khó bán lại vớ giá trên 30tr trừ khi "có duyên"
2/ Mua học được sau lối 5 năm mới bán để "nâng cấp đàn" giá bán cũng sẽ như trên hay rẻ hơn vì thị trường đàn ngày càng cạnh tranh. Bác lấy số tiền bán được trừ thêm khoản lãi của 40tr trong 5 năm coi ntn?

Mua một cây DC khác của Nhật (ATLAS, Carl Seiller, Fukuyama, Victor,........) giá tầm 20tr VÀ:

1/ Nếu mua và bán ngay trong một năm vì gãy gánh giữa đường: sẽ bán lại với tầm 14 - 15tr cũng như có thể cao hơn nếu "có duyên"
2/ Mua học được sau lối 5 năm mới bán để "nâng cấp đàn" giá bán cũng sẽ như trên hay rẻ hơn một chút (lối 12 -15tr). Bác lấy số tiền bán được trừ thêm khoản lãi của 20tr trong 5 năm coi ntn?

Ở đây em không bàn đến độ sang trọng âm sắc mượt mà của yamaha hay nhu cầu cần show up khi mua Yamaha mà bàn đến cái lợi về "kinh tế" theo góc nhìn của bác.

Ngoài ra nếu đem so một cây DC khác của Nhật (ATLAS, Carl Seiller, Fukuyama, Victor,........) cao 130cm giá tầm Cây Yamaha U1 cao 121cm giá tầm 40tr thì nếu có thợ cân chình dây đàn (tuning) tốt, máy được canh chỉnh (regulation) chuẩn và búa được làm âm sắc (voicing) tốt thì chất lượng sẽ là 8/10 chứ không nhỉnh đến mức 5 hay 6/10.
 
Chỉnh sửa cuối:

hdv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-3740
Ngày cấp bằng
12/3/07
Số km
3,405
Động cơ
588,204 Mã lực
Đúng là ...................
Chưa mua mà đã nghĩ đến chuyện bán!

Cho dù có "tính toán" thì em tính hộ bác nhé! Cây Yamaha U1 giá tầm 40tr VÀ:

1/ Nếu mua và bán ngay trong một năm vì gãy gánh giữa đường: sẽ khó bán lại vớ giá trên 30tr trừ khi "có duyên"
2/ Mua học được sau lối 5 năm mới bán để "nâng cấp đàn" giá bán cũng sẽ như trên hay rẻ hơn vì thị trường đàn ngày càng cạnh tranh. Bác lấy số tiền bán được trừ thêm khoản lãi của 40tr trong 5 năm coi ntn?

Mua một cây DC khác của Nhật (ATLAS, Carl Seiller, Fukuyama, Victor,........) giá tầm 20tr VÀ:

1/ Nếu mua và bán ngay trong một năm vì gãy gánh giữa đường: sẽ bán lại với tầm 14 - 15tr cũng như có thể cao hơn nếu "có duyên"
2/ Mua học được sau lối 5 năm mới bán để "nâng cấp đàn" giá bán cũng sẽ như trên hay rẻ hơn một chút (lối 12 -15tr). Bác lấy số tiền bán được trừ thêm khoản lãi của 20tr trong 5 năm coi ntn?

Ở đây em không bàn đến độ sang trọng âm sắc mượt mà của yamaha hay nhu cầu cần show up khi mua Yamaha mà bàn đến cái lợi về "kinh tế" theo góc nhìn của bác.

Ngoài ra nếu đem so một cây DC khác của Nhật (ATLAS, Carl Seiller, Fukuyama, Victor,........) cao 130cm giá tầm Cây Yamaha U1 cao 121cm giá tầm 40tr thì nếu có thợ cân chình dây đàn (tuning) tốt, máy được canh chỉnh (regulation) chuẩn và búa được làm âm sắc (voicing) tốt thì chất lượng sẽ là 8/10 chứ không nhỉnh đến mức 5 hay 6/10.
Cụ nhầm hoàn toàn!

1. Tâm lý người mới chơi bao giờ cũng chọn thương hiệu tốt, ăn chắc mặc bền. Hơn nữa cũng là có điều kiện mới cho con học piano. So với việc bỏ ra 40tr để sử dụng 1 cây đàn cũ nhưng có thương hiệu và chất lượng tốt, với việc lựa chọn 1 cây đàn không có tên tuổi thì chắc chắn đa số sẽ lựa chọn cây đàn 40tr.

2. Nói về việc bán được gía. Nếu cây Yamaha U1 cụ mua 40tr, thì sau 5 năm cụ vẫn bán được 35tr hoặc thậm chí 40tr.
Nhưng nếu mua cây đàn không thương hiệu 20tr mới 100% thì cụ cực kỳ khó bán lại với giá 15tr. Vì những người xác định mua đàn không có thựơng hiêu, họ luôn có tâm lý phải mua đàn mới 100% mới yên tâm. Bỏ ra thêm 5tr để mua đàn mới thì họ sẵn sàng. Vì chênh lêch cũng không đáng là bao.

3. Cụ chỉ nhìn vào chi phí mà không nhìn vào cái sướng. Sở hữu 1 cây đàn có tên tuổi về mặt tinh thần vẫn sướng hơn 1 cây đàn không tên tuổi, cái này thì quy ra định lượng làm sao được.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,174
Động cơ
316,255 Mã lực
Bảo dưỡng piano cũng bình thường, năm gọi người vào chăm sóc, lên dây chút là được.

Sử dụng và bảo dưỡng đàn piano cơ khá nhiêu khê, nhất là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở VN và Nhật. Người Nhật chơi piano cơ khá chuẩn, sau khoảng 30 năm sử dụng thì họ bắt đầu thải vì chi phí bảo dưỡng cao do đàn xuống cấp. Có lẽ đó là lý do tại sao đàn piano second hand Nhật ở VN nhiều.

Vấn đề sử dụng đàn piano cũ có lẽ không giống như một số nhạc cũ "đồ gỗ" khác như guitar, violon,... vì cơ cấu phức tạp, nhiều linh kiện của nó. Cái đàn violon nổi tiếng có thể thọ vài trăm năm, nhưng để piano cơ thọ như vậy mà vẫn chơi được là không khả thi trong đk bình thường.

Do vậy, nếu không mua được piano cơ mới thì chọn được cái cũ có tuổi thọ dưới 30 năm, chất lượng ổn, ít bị thay linh kiện là cần thiết.

Thêm nữa, tiếng piano rất vang, nếu phòng nhỏ tầm 2-3 chục mét vuông mà không trang âm tốt tiếng sẽ rất bị dội, mất hay! Chơi piano đứng/upright còn khó, huống chi là đại dương cầm/grand piano. Đó cũng là điều cần cân nhắc. Không nói đến đại gia nhá! :)

Đúng là hai ý kiến một quá tả khuynh một quá hữu khuynh!

Với bác Coscku: Bác nói đúng một phần thôi nhưng chưa trọn vẹn:

1/ Sau khi đem một cây DC về một chỗ mới (thay đổi mội trường) CHỈ CANH CHỈNH DÂY SAU ĐÓ MỘT THÁNG chứ không lên dây ngay! Cái "quy trình"" Giao đàn, lên dây là cách người bán làm để "phủi tay" lấy tiền cho nhanh!
Một cay DC về mô trường mối sẽ cần thời gian ổn định Soundboard, và sau đó mới canh chỉnh dây. trong thực tế những cây DC chuẩn (A 440Hz hay A 442Hz) khi về môi trường mới có khi người Tunner không LÊN DÂY mà XUỐNG DÂY vì về môi trường mới Con ngựa (Bridge) và Soundboard thay đổi giản nở ra (Môi trường mới có ẩm độ cao hơn môi trường cũ) khiền day đàn CĂNG HƠN (nghĩa là note A chuẩn se cao hơn 442HZ) do đó phải hạ thấp cao độ (Xuống dây chứ không nên dây)
Khi nói "LÊN ĐÀN PIANO" là cách nói phổ thông, chung chung, từ chính xác phải nói là "CANH CHỈNH DÂY PIANO"

Sau lần canh chỉnh này (Pitch tuning) nếu có điều kiện thì sau đó một hay hai tháng se canh chỉnh thêm một lần nữa cho tiếng đàn thật chính xác mượt mà (Fine tuning) và nếu "giàu có" dư giả khó tính hơn nữa thì sau đốọ tháng lâi lên lần 3 (Stable tuning). sau lần lên dây này co như OK chỉ cần lên dây mỗi năm 2 lần hoặc tối thiểu một lần.

Lưu ý :
1/ Trong các bước 1, 2, 3 phải dùng (Đánh) đàn chứ canh chình à để đó thì cũng không giúp cho quy trinh trên chuẩn xác.
2/ Với những cây DC tốt trước khi đem về môi trường mới đã là A 440Hz (và có truc pin block tốt - in tune) đôi khi chỉ cần một bước hay hai bước là xong.
3/ Với những cây DC tốt trước khi đem về môi trường đã bị xuống tone (Loose pitch) trên 25% A4 thấp hơn 430Hz (và có truc pin block tốt - in tune) cần thực hiện hai bước hay ba bước (mỗi bước một lần) mới xong.
4/ Với những cây DC bình thường trước khi đem về môi trường đã bị xuống tone (Loose pitch) trên 25% A4 thấp hơn 430Hz (và có truc pin block tốt - in tune) cần thực hiện ba bước nhưng mỗi bước đôi khi không chỉ một mà là mấy lần mới xong !!!
Ác mộng của gia chủ và Kỹ thuật viên!!!!

Với bác Mitallica thì: Đúng là như vậy nhưng chưa chinh xác!

1/ Người Nhât "thải" một cây DC Uprigght vì 3 lý do:
a/ sau nhiều năm xử dụng như bác nói
b/ Tuy chưa nhiều năm xử dụng nhưng do yeu cầu nâng cấp đàn
c/ "Gãy gánh giữa đường" mua nhưng theo nổi vì thời gian không có, không có năng khiếu, .....

Nghĩa là khi mua đàn DC của Nhật đã qua xử dụng thì đa phần là đàn đạt chuẩn.

Việc bảo quản piano tuy hơi phức tạp nhất là giai đoạn đầu nhưng sau đó sẽ dễ dàng và nếu bác thích và "có duyên" với cây đàn thì nó sẽ là một "thanh viên" trong ngôi nhà của bác!

Ngoài ra việc mua (đổi nâng cấp) từ đàn đứng (upright) lên Grand với người học chuyện nghiệp hay người tuy không chuyên nghiệp nhưng khó tinh và tinh tế đôi khi LÀ ĐIỀU BẮT BUỘC vì đàn DC đứng có những hạn chế nhất định cuả nó mà không thể nào khắc phục được cho dù là Upright Steinway hay Bosendorfer!!!

P/s.: Chuyện xử lý "không trang âm tốt tiếng sẽ rất bị dội, mất hay!" chỉ là chuyện nhỏ bác ạ !!!
 

hdv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-3740
Ngày cấp bằng
12/3/07
Số km
3,405
Động cơ
588,204 Mã lực
Nói thật là chả hiểu cụ hiểu biết về đàn đóm đến đâu,nhưng cái cách nói chuyện ngạo mạn của cụ thì chắc chắn chỉ có thể là mấy tay đi bán đàn dạo.

Người chơi thì cũng dăm bảy loại.

Cũng như việc chả ai đi chê cụ Tùng Chùa đánh guitar cổ điển dở cả, mặc dù em cũng không rõ cụ ấy có chơi được guitar cổ điển hay không.

Còn Tùng Chùa là ai cụ search google nhé.

Lại một suy nghĩ của những người không biết đàn Piano (Dương cầm = DC) cũng như không biết tý gì về kỹ thuật DC có chắng là bíết nghe người khác đàn và biết nói!


Piano Yamaha U3 là đàn chuyện nghiệp (piano có hai loai chuyên nghiêp và nghiệp dư) nhưng cũng chỉ OK thôi có gì mà ngon ?????


Tôi đồ rằng bạn chẳng biết đàn! hay có biết chằng chỉ là đàn võ vẽ mấy tác phẩm nhỏ (Petit Morceau) cỡ Richard Clayderman, hay nhập môn nhạc cổ điển.


Vâng!

Mời bạn cứ mua và chơi cho sướng nhé! =D> :P =))
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,174
Động cơ
316,255 Mã lực
Cụ nhầm hoàn toàn!

1. Tâm lý người mới chơi bao giờ cũng chọn thương hiệu tốt, ăn chắc mặc bền. Hơn nữa cũng là có điều kiện mới cho con học piano. So với việc bỏ ra 40tr để sử dụng 1 cây đàn cũ nhưng có thương hiệu và chất lượng tốt, với việc lựa chọn 1 cây đàn không có tên tuổi thì chắc chắn đa số sẽ lựa chọn cây đàn 40tr.

2. Nói về việc bán được gía. Nếu cây Yamaha U1 cụ mua 40tr, thì sau 5 năm cụ vẫn bán được 35tr hoặc thậm chí 40tr.
Nhưng nếu mua cây đàn không thương hiệu 20tr mới 100% thì cụ cực kỳ khó bán lại với giá 15tr. Vì những người xác định mua đàn không có thựơng hiêu, họ luôn có tâm lý phải mua đàn mới 100% mới yên tâm. Bỏ ra thêm 5tr để mua đàn mới thì họ sẵn sàng. Vì chênh lêch cũng không đáng là bao.

3. Cụ chỉ nhìn vào chi phí mà không nhìn vào cái sướng. Sở hữu 1 cây đàn có tên tuổi về mặt tinh thần vẫn sướng hơn 1 cây đàn không tên tuổi, cái này thì quy ra định lượng làm sao được.

1/ Bác vui lòng đọc kỹ hộ em đoan cuối em viết một tý nhé! trước khi nói :"Cụ chỉ nhìn vào chi phí mà không nhìn vào cái sướng. Sở hữu 1 cây đàn có tên tuổi về mặt tinh thần vẫn sướng hơn 1 cây đàn không tên tuổi"

2/ với người đánh đàn chuyên nghiệp hay biết đánh đàn đúng nghĩa sẽ chú ý đến 2 yêu cầu cơ bản:
a/ Âm thanh chuẩn và âm sắc đẹp, độ vang rền (singing tone) giúp mình làm câu đẹp
b/ Piano touché nhanh, nhạy hợp với bàn tay mình dễ dàng làm câu (làm sắc thái, "Nuance") và xử lý kỹ thuật của bài nhac yêu cầu.

Hồi bắt đầu học, hơn 40 năm về trước, em cũng dùng Yamaha sau đó thay đổi đàn nhiều lần vì nhiều lý do nhưng hiên nay em chỉ dùng đàn Mỹ mà thôi!
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,174
Động cơ
316,255 Mã lực
Nói thật là chả hiểu cụ hiểu biết về đàn đóm đến đâu,nhưng cái cách nói chuyện ngạo mạn của cụ thì chắc chắn chỉ có thể là mấy tay đi bán đàn dạo.

Người chơi thì cũng dăm bảy loại.

Cũng như việc chả ai đi chê cụ Tùng Chùa đánh guitar cổ điển dở cả, mặc dù em cũng không rõ cụ ấy có chơi được guitar cổ điển hay không.

Còn Tùng Chùa là ai cụ search google nhé.

1/ Bác nói có phần đúng vì em rất ngạo mạn khi nói về Piano do em hoc và theo đuổi nó từ nhỏ cũng như nắm rất vững về nó nên VÔ CÙNG TỰ TIN khi phát biểu tất cả những gì về piano!

2/ Em chẳng bán đàn và cũng không làm cò đàn cho một lái nào cả!

Kính bác nhé!


P/s.: Còn nếu bác muốn kiểm chứng coi em "bắn pháo hoa" hay không thì bác liên lạc với em qua hộp thư riêng trên OF này em sẽ liên lac với bác qua Zalo hay Viber video để bác "Tận thị sở mục" ngón đàn của em coi em mới tập tễnh học hay học ra "tấm ra món" bác nhé!

Trăm nghe không bằng một thấy!
 
Chỉnh sửa cuối:

Bold9000

Xe tải
Biển số
OF-34103
Ngày cấp bằng
27/4/09
Số km
263
Động cơ
478,330 Mã lực
Tính tổng 2 đứa F1 thì đến nay em có 10 năm kinh nghiệm đưa con đi học đàn nên theo em cụ nên đầu tư dần từ thấp lên cao chứ đừng mua piano cơ ngay.Có thể đàn điện tử loại bình thường trước, sau 1, 2 năm, đạt level nhất định hãy đầu tư đàn piano cơ. Như cu lớn nhà em, bắt đầu từ 5 tuổi với cái đàn organ cũ của thằng cháu, sau hơn 2 năm với rất nhiều vật vã mới nâng cấp lên 1 cái piano điện tử và sau tầm 4 năm mới đầu tư lên piano cơ.

Thứ nhất: đàn điện tử có phím nhẹ, khoảng phím ngắn hơn, phù hợp với thể trạng của các cháu nhỏ. Các cháu bé 5, 6 tuổi còn quá nhỏ, ngón tay còn bé, yếu trong khi phím đàn Piano cơ khá nặng sẽ gây khó khăn cho các cháu khi tập, các cháu sẽ phải ra lực mạnh hơn để đánh đàn trong khi ngón tay còn yếu. Khoảng phím rộng sẽ khiến các cháu khó ddieuf khiển.
Thứ hai: Mới học có một vài tháng, chưa biết khả năng theo của con thế nào đã đầu tư một quả đàn hoành tráng, một vài chục triệu đến vài ngàn đô thì có vẻ lãng phí (trừ khi với cụ tiền không phải là vấn đề. Trẻ con thì cả thèm chóng chán, mới học, các bài học đơn giản còn có hứng thú. Học được vài tháng, khi bài tập nhiều lên, khó hơn các cháu chán mà bỏ dở giữa chừng thì cái đàn đó bỏ không. Cái đàn Piano cơ khá to, tốn diện tích trong nhà, cứ để đấy thì chật, bỏ đi thì khó, được mỗi cái làm cảnh cho sang nhà. Mua cái piano điện hoặc organ, nhỏ, gọn, có thể tháo lắp được cất đi.
Thứ ba: học đàn là một quá trình lâu dài, đòi hòi sự kiên trì, kiên định của cả bố mẹ và con. Phải đi học đầy đủ, ở nhà phải tập đàn thường xuyên, chỉ cần bỏ một vài ngày là các con sẽ đuối ngay. Khi không theo kịp thì sẽ mau chán và bỏ dở. Vì vậy, cần phải hình thành thói quen cho trẻ và bố mẹ cũng phải xác định tư tưởng là phải cực kỳ quyết tâm để khuyến khích/cưỡng ép/bắt buộc con học đàn. Chả đứa trẻ con nào thích học nên việc học đàn chủ yếu là ép buộc, cưỡng ép và chiến thuật: cây gậy và củ cà rốt.
Thứ tư: đầu tư dần dần sẽ tạo động lực cho con học, khi mới học mua một cái đàn bình thường, học được một thời gian, con đánh tốt hơn, lớn hơn rồi mình hứa thưởng cho con cái đàn tốt hơn, đẹp hơn. Con sẽ lấy đó là động lực để tập đàn và tiến bộ.
 

hdv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-3740
Ngày cấp bằng
12/3/07
Số km
3,405
Động cơ
588,204 Mã lực
1/ Bác vui lòng đọc kỹ hộ em đoan cuối em viết một tý nhé! trước khi nói :"Cụ chỉ nhìn vào chi phí mà không nhìn vào cái sướng. Sở hữu 1 cây đàn có tên tuổi về mặt tinh thần vẫn sướng hơn 1 cây đàn không tên tuổi"

2/ với người đánh đàn chuyên nghiệp hay biết đấh đàn đúng nghĩa sẽ chú ý đến 2 yêu cầu cơ bản:
a/ Âm thanh chuẩn và âm sắc đẹp, độ vang rền (singing tone) giúp mình làm câu đẹp
b/ Piano touché nhanh, nhạy hợp với bàn tay mình dễ dàng làm câu (làm sắc thái, "Nuance") và xử lý kỹ thuật của bài nhac yêu cầu.

Hồi bắt đầu học, hơn 40 năm về trước, em cũng dùng Yamaha sau đó thay đổi đàn nhiều lần vì nhiều lý do nhưng hiên nay em chỉ dùng đàn Mỹ mà thôi!
1. Tại sao cây Yamaha U1 có giá 40tr mà cây Atlas chỉ có giá 20tr. Chúng khác nhau ở điểm gì?
Khi bán, thì cây nào TÍNH THANH KHOẢN CAO HƠN? Cái này khó vì phải dựa vào số liệu thực tế. Tuy nhiên chắc chắn 1 điều là cây yamaha kia phổ biến hơn nhiều so với cây Atlas, mà cái gì phổ biến thì dễ bán.

Bản cụ cũng thừa nhận là đổi nhiều đàn rôì đúng không? Đàn piano có giá trị tương đối lớn, từ vài chục triệu đến vài trăm triệu. Nên việc tính toán mua cây nào kinh tế ( kinh tế ở đây không chỉ nói về chi phí bỏ ra thấp hay cao, mà còn nhiều yếu tố nữa, nhất là tính thanh khoản và giá khi bán lại) là chuyện bình thường,mà sao cụ lại nói giọng kiểu như " chưa mua đã tính chuyện bán"????

2. Việc chọn đàn thì nó vô cùng, phụ thuộc vào trình độ, khả năng tài chính và sở thích của mỗi người thôi. Chả nói được chuyện đúng sai ở đây được đâu.
 

hdv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-3740
Ngày cấp bằng
12/3/07
Số km
3,405
Động cơ
588,204 Mã lực
THƯA CỤ,

Cụ chơi đàn từ nhỏ, KHÔNG CÓ NGHIÃ CỤ HƠN NGƯỜI KHÁC Ở KHOẢN CHỌN ĐÀN đâu nhé.

Cũng như cụ biết lái xe hàng chục năm, cũng chả nói lên được điều gì ở khoản tư vấn mua xe mới cho người mới biết lái xe cả.

Bản thân em , hiểu biết về piano = 0, nhưng với những hiểu biết khác của em, thì em thừa sức biết chọn một cây đàn piano tốt mà chả cần nhờ sự tư vấn CỦA MỘT NGƯỜI CHƠI PIANO từ nhỏ như cụ đâu nhé. Nói thế để cho cụ hiểu vấn đề.

Chơi đàn cũng chỉ là 1 sở thích,một kiểu giải trí thôi, có cụ quan niệm chỉ cần chơi piano điện, có cụ quan niệm chỉ cần mua đàn này, đàn kia là ok... thì chẳng có gì là sai cả. Chỉ là tùy vào khả năng tài chính và sở thích của mỗi người thôi thôi. Còn cụ lên đây vỗ ngực giọng hơn người cũng chả chứng tỏ được điều gì đâu.

Nói về tư vấn đàn, thì em nghĩ là một cậu thanh niên mới vào nghề bán đàn 3-5 năm tư vấn còn chuẩn hơn cụ nhiều đấy. Vì hàng năm cậu ấy bán hàng trăm cái đàn cho khách hàng, hiểu về từng dòng đàn, biết được thị hiếu của mỗi người, hiểu được nhu cầu và khả năng của khách hàng, thì còn tư vấn chính xác hơn nhiều ông vỗ ngực chơi đàn từ nhỏ đấy.

1/ Bác nói có phần đúng vì em rất ngạo mạn khi nói về Piano do em hoc và theo đuổi nó từ nhỏ cũng như nắm rất vững về nó nên VÔ CÙNG TỰ TIN khi phát biểu tất cả những gì về piano!

2/ Em chẳng bán đàn và cũng không làm cò đàn cho một lái nào cả!

Kính bác nhé!
P/s.: Còn nếu bác muốn kiểm chứng coi em "bắn pháo hoa" hay không thì bác liên lạc với em qua hộp thư riêng trên OF này em sẽ liên lac với bác qua Zalo hay Viber video để bác "Tận thị sở mục" ngón đàn của em coi em mới tập tễnh học hay học ra "tấm ra món" bác nhé!

Trăm nghe không bằng một thấy!
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,174
Động cơ
316,255 Mã lực
Tính tổng 2 đứa F1 thì đến nay em có 10 năm kinh nghiệm đưa con đi học đàn nên theo em cụ nên đầu tư dần từ thấp lên cao chứ đừng mua piano cơ ngay.Có thể đàn điện tử loại bình thường trước, sau 1, 2 năm, đạt level nhất định hãy đầu tư đàn piano cơ. Như cu lớn nhà em, bắt đầu từ 5 tuổi với cái đàn organ cũ của thằng cháu, sau hơn 2 năm với rất nhiều vật vã mới nâng cấp lên 1 cái piano điện tử và sau tầm 4 năm mới đầu tư lên piano cơ
Đây là cảm nhận cũng như các tính toán của mỗi người, nhưng theo tôi nếu cho em bé làm quen với DC cơ ngay từ đầu sẽ hình thành thói quen cảm nhận piano touché tuy khó nhưng một khi đã lam được thì ....... co như là vòng loại đề đi tiếp hay dừng

Thứ nhất: đàn điện tử có phím nhẹ, khoảng phím ngắn hơn, phù hợp với thể trạng của các cháu nhỏ. Các cháu bé 5, 6 tuổi còn quá nhỏ, ngón tay còn bé, yếu trong khi phím đàn Piano cơ khá nặng sẽ gây khó khăn cho các cháu khi tập, các cháu sẽ phải ra lực mạnh hơn để đánh đàn trong khi ngón tay còn yếu. Khoảng phím rộng sẽ khiến các cháu khó ddieuf khiển.
Piano cơ có hai nhóm chuyên nghiệp và nghiệp dư

Với nhóm chuyên nghiệp: phím đàn sẽ có chiều sâu 14/32 inch (lối 1.1cm) và phím đàn "nặng" nghĩa là lực đẩy nhún nhiều chính cái "nặng" giúp người đánh làm câu (làm sắc thái, nuance) nhanh chậm mạnh nhẹ được với đàn upright chuyên nghiệp bình thường thì người đàn có thể dễ dàng làm được khoảng 5 cấp độ manh nhẹ.

Với nhóm nghiệp dư: phím đàn sẽ có chiều sâu 13/32 hay 12/82 inch (lối 1.05cm hay 0.9cm ) và phím đàn "nhẹ" nghĩa là lực đẩy nhún không nhiều do yêu cầu của người đánh về làm câu (làm sắc thái, nuance) nhanh chậm mạnh nhẹ không nhiều upright nghiệp dư bình thường thì người đàn có thể dễ dàng làm được khoảng 3 cấp độ manh nhẹ.

Về kỹ thuật những cây DC nhóm chuyên nghiệp có thể canh chinh độ sâu Leveling) độ nặng nhẹ (touché) thành nhóm nghiệp dư nếu có đủ thiết bị canh chỉnh (Piano tools) và linh kiện (Piano parts) cũng như Kỹ thuật viên có nghề.

Thứ hai: Mới học có một vài tháng, chưa biết khả năng theo của con thế nào đã đầu tư một quả đàn hoành tráng, một vài chục triệu đến vài ngàn đô thì có vẻ lãng phí (trừ khi với cụ tiền không phải là vấn đề. Trẻ con thì cả thèm chóng chán, mới học, các bài học đơn giản còn có hứng thú. Học được vài tháng, khi bài tập nhiều lên, khó hơn các cháu chán mà bỏ dở giữa chừng thì cái đàn đó bỏ không. Cái đàn Piano cơ khá to, tốn diện tích trong nhà, cứ để đấy thì chật, bỏ đi thì khó, được mỗi cái làm cảnh cho sang nhà. Mua cái piano điện hoặc organ, nhỏ, gọn, có thể tháo lắp được cất đi.
Đồng ý với bác về chuyện "liêu cơm gắp mắm"!

Thứ ba: học đàn là một quá trình lâu dài, đòi hòi sự kiên trì, kiên định của cả bố mẹ và con. Phải đi học đầy đủ, ở nhà phải tập đàn thường xuyên, chỉ cần bỏ một vài ngày là các con sẽ đuối ngay. Khi không theo kịp thì sẽ mau chán và bỏ dở. Vì vậy, cần phải hình thành thói quen cho trẻ và bố mẹ cũng phải xác định tư tưởng là phải cực kỳ quyết tâm để khuyến khích/cưỡng ép/bắt buộc con học đàn. Chả đứa trẻ con nào thích học nên việc học đàn chủ yếu là ép buộc, cưỡng ép và chiến thuật: cây gậy và củ cà rốt.
Ai cũng có thể học đàn và đánh đàn nếu say mê hay chịu khó luyện tập nhưng sau đó (khi nghe tiếng đàn họ đánh) sẽ phân ra: Nhac công (Piano player) Nhac si dương cầm (Pianist) hay người biểu diễn dương cầm (Piano performancer)

Nếu chỉ ép buộc mà không kèm theo các hình thức động viên kịp thời thì việc học sẽ là một cực hình, một cơn ác mộng với đứa trẻ. Làm mất đi "tuổi thơ " của nó!!!

Thứ tư: đầu tư dần dần sẽ tạo động lực cho con học, khi mới học mua một cái đàn bình thường, học được một thời gian, con đánh tốt hơn, lớn hơn rồi mình hứa thưởng cho con cái đàn tốt hơn, đẹp hơn. Con sẽ lấy đó là động lực để tập đàn và tiến bộ.
Hoàn toàn đồng ý với bác!
 

hdv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-3740
Ngày cấp bằng
12/3/07
Số km
3,405
Động cơ
588,204 Mã lực
Em đi mua xe cũ, toàn dẫn theo mấy ông thợ máy đi theo.Mà mấy ông này tính thời gian lái xe chắc chỉ bằng 1/10 của em, có ông còn chả có xe để mà lái.

Nhưng trình độ xem chất lượng xe của mấy ông ấy như thế nào thì em còn phải gọi là sư phụ nhé!
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,174
Động cơ
316,255 Mã lực
THƯA CỤ,

Cụ chơi đàn từ nhỏ, KHÔNG CÓ NGHIÃ CỤ HƠN NGƯỜI KHÁC Ở KHOẢN CHỌN ĐÀN đâu nhé.

Cũng như cụ biết lái xe hàng chục năm, cũng chả nói lên được điều gì ở khoản tư vấn mua xe mới cho người mới biết lái xe cả.

Bản thân em , hiểu biết về piano = 0, nhưng với những hiểu biết khác của em, thì em thừa sức biết chọn một cây đàn piano tốt mà chả cần nhờ sự tư vấn CỦA MỘT NGƯỜI CHƠI PIANO từ nhỏ như cụ đâu nhé. Nói thế để cho cụ hiểu vấn đề.

Chơi đàn cũng chỉ là 1 sở thích,một kiểu giải trí thôi, có cụ quan niệm chỉ cần chơi piano điện, có cụ quan niệm chỉ cần mua đàn này, đàn kia là ok... thì chẳng có gì là sai cả. Chỉ là tùy vào khả năng tài chính và sở thích của mỗi người thôi thôi. Còn cụ lên đây vỗ ngực giọng hơn người cũng chả chứng tỏ được điều gì đâu.

Nói về tư vấn đàn, thì em nghĩ là một cậu thanh niên mới vào nghề bán đàn 3-5 năm tư vấn còn chuẩn hơn cụ nhiều đấy. Vì hàng năm cậu ấy bán hàng trăm cái đàn cho khách hàng, hiểu về từng dòng đàn, biết được thị hiếu của mỗi người, hiểu được nhu cầu và khả năng của khách hàng, thì còn tư vấn chính xác hơn nhiều ông vỗ ngực chơi đàn từ nhỏ đấy.
1/Một thực tế là ỡ VN đa phần các Piano seller đều không biết đánh đàn "tử tế"! Nếu có chỉ là dao mấy câu đơn giản mà không thể hiện chính xác các đặc trưng của cây đàn mà mình đánh hay giới thiệu không không biết hay không thể làm được chuyện này!

Giống như khi bán xe gắn máy ngưới bán không có kiến thức sẽ không thể nêu đặc trưng của từng dòng xe, của chiếc xe mình bán và sau đó nếu khồng biết lái xe thì không thể chay thử để người mua thấy sự khác biệt và qua đó coi cái nào phù hợp vơi nhu cầu của mình.

Với cách nhìn và nói chuyện của bác, e không muốn tiếp xúc chứ đừng nói là tư vấn công vấn. E chỉ phúc đáp để bác thấy là cách nhìn của bác nên coi lại thôi.

Kính bác,
 

Grandtouring

Xe điện
Biển số
OF-34040
Ngày cấp bằng
26/4/09
Số km
4,588
Động cơ
461,172 Mã lực
Nhiều cụ uyên thâm về piano thật. Em chịu.
Nhìn một người ngồi đàn piano, dù già hay trẻ, em đều mê mẩn và ngưỡng mộ. Nhưng, em mê nhất khi nhìn người chơi guitar, rất phấn khích.
Năm ngoái em có mua cây piano Ballindamm cơ nhà cụ bientrangt610 hơn 30 củ cho F1 tập.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,174
Động cơ
316,255 Mã lực
Em đi mua xe cũ, toàn dẫn theo mấy ông thợ máy đi theo.Mà mấy ông này tính thời gian lái xe chắc chỉ bằng 1/10 của em, có ông còn chả có xe để mà lái.

Nhưng trình độ xem chất lượng xe của mấy ông ấy như thế nào thì em còn phải gọi là sư phụ nhé!
Đúng vậy bác ạ!

Ông ta không biết lái xe nhưng ông ta biết sửa máy, nghe tiếng máy nổ coi máy vận hành và suy ra tuổi thọ (số năm đã xử dụng xe) dộ bền của máy ........... đó là chưa nói đến kinh nghiệm nhìn xe (visual test) của họ.

Nhưng piano thì khác đấy! Không biết đánh (đánh đủ các kiểu kỹ thuật chứ không phài gõ gõ năm ba câu ) sẽ không phát hiện ra các khiếm khuyết và lỗi kỹ thuật của cây đàn (nếu là đàn cũ)! những hạn chế của cây đàn nếu là đàn Brand new.
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,174
Động cơ
316,255 Mã lực
1. Tại sao cây Yamaha U1 có giá 40tr mà cây Atlas chỉ có giá 20tr. Chúng khác nhau ở điểm gì?
Khi bán, thì cây nào TÍNH THANH KHOẢN CAO HƠN? Cái này khó vì phải dựa vào số liệu thực tế. Tuy nhiên chắc chắn 1 điều là cây yamaha kia phổ biến hơn nhiều so với cây Atlas, mà cái gì phổ biến thì dễ bán.
1/ Miki, ATLAS, Carl Seiller, Fukuyama, Victor, ....... là những đàn Nhật trong đó có những cây làm ở hãng Yamaha
2/ giá 20 tr cho Atlas hay 40tr cho yamaha U1 la giá bán phổ biến cho đàn used ở VN giá thực ban đầu cao hơn nhiều nhưng cao thì cao giá Atlas luôn thấp hơn Yamaha vì:
a/ Uy tín thương hiệu
b/ Chất lượng sản phẩm : Yamaha làm chuẩn xác hơn với linh kiện tốt hơn

3/ Lý do phải làm ra Miki, ATLAS, Carl Seiller, Fukuyama, Victor, ......

a/ để tiếp cận nhóm người tiêu dùng phổ thông nếu không Yamaha sẽ mất thị phần. giống như Steinway& Sons phải làm ra line hàng thứ hai (Boston, Essex)đề không mất thị phần vì giá bán Steinway quá cao.
Chất lượng của Boston, Essex so với Steinway cũng là 7,8/10 nhưng giá rẻ hơn

b/ Âm sắc đa dang hơn (Color): vì tiếng Yamaha ấm (warm sound) nhưng không sáng (bright) trừ khi đàn cũ với một số tác giả như Bach, Scarlatti, Clementi, ...rất cần tiếng đàn sáng để nâng cao nét đẹp của giai điệu trong trẻo.
=====> Nghĩa là đáp ứng thị hiệu tiêu dùng!

Bản cụ cũng thừa nhận là đổi nhiều đàn rôì đúng không? Đàn piano có giá trị tương đối lớn, từ vài chục triệu đến vài trăm triệu. Nên việc tính toán mua cây nào kinh tế ( kinh tế ở đây không chỉ nói về chi phí bỏ ra thấp hay cao, mà còn nhiều yếu tố nữa, nhất là tính thanh khoản và giá khi bán lại) là chuyện bình thường,mà sao cụ lại nói giọng kiểu như " chưa mua đã tính chuyện bán"????
Em bán vì chuyển nơi sống cũng như vì "thời cuộc" bác a! Nói ra, đau lòng lắm !!! Sau đó, kể từ sau 2008 khi cuốc sống ổn định , em có điều kiện cũng như giá piano hiện nay quá rẻ chỉ bắng một cái túi xách! E chỉ mua chứ không bán! Mỗi cây đàn khi mua ngoài "duyên" (đàn tốt. tiếng hay mà giá họ bán như đổ đi) em đong đếm cẩn thận. Chính vì "dính bén" không thể rời khi đã có nó nên tuy phòng khách và sinh hoạt nhà em chỉ lối 36m2 mà em chứa 3 cây DC!

2. Việc chọn đàn thì nó vô cùng, phụ thuộc vào trình độ, khả năng tài chính và sở thích của mỗi người thôi. Chả nói được chuyện đúng sai ở đây được đâu.
Đồng ý,
Khi e nói đúng hay sai, em mang hàm ý chưa là OPTIMUM chứ không hàm ý làm không đúng (right) làm như vậy là sai (wrong)!
 
Chỉnh sửa cuối:

ATZ

Xe tải
Biển số
OF-59089
Ngày cấp bằng
14/3/10
Số km
451
Động cơ
434,242 Mã lực
Nơi ở
TP HCM
Ở trong đây có nhiều chuyên gia quá, em xin hỏi ké là em dự kiến sẽ chuyển nhà, nhân tiện nâng cấp cây đàn Piano lên U3H, tuy nhiên kích thước của đàn U3H là 131 x 151 x 63 cm. Do căn hộ em không có chỗ để, em để vào chỗ bố trí bàn học như hình trên thì có ổn không các CCCM, chất lượng âm thanh có giảm đi nhiều không? Kích thước của chỗ để bàn học là 157 x 120 cm.






Em cám ơn.
 

Lop rach

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-323049
Ngày cấp bằng
10/6/14
Số km
846
Động cơ
297,590 Mã lực
Lại một suy nghĩ của những người không biết đàn Piano (Dương cầm = DC) cũng như không biết tý gì về kỹ thuật DC có chắng là bíết nghe người khác đàn và biết nói!

1/ Piano bây giở rẻ như rau! không biết ờ Hanoi (HN) ntn chứ ở Saigon (SG) lối 20tr là có thể có một cây đàn OK dùng từ 5 - 10 năm mới phải nâng cấp.
2/ Khác nhau giữa DC và Piano điện hay Organ là PIANO TOUCH (Piano touché) : Phải hình thành cho người học (cháu bé) cái cảm giác (Piano touché) này ngay từ luc bắt đầu học đàn! NGHĨA LÀ phải đánh DC ngay từ đầu.
Em cũng đọc nhiều bài của bác bên thớt cà phê, có vẻ bác thích áp đặt, "nhét chữ" vào mồm người khác nhỉ?
Quan điểm, mục đích học mỗi người mỗi khác, đâu phải ai mua/học pi-a-lô đều mong muốn thành Chopin hay Đặng Thái Sơn đâu.
Như em thỉnh thoảng cũng ôm ghita bật bông, khi F1 lớn tí muốn cho học piano để giải trí, hai bố con "đập" đàn :D chứ chả mong nó theo nghiệp làm nghệ sĩ :D.
Nói chuyện tiền thì vô cùng, em có thể bớt ăn bớt chơi để sắm được cây dưới 10k mỹ nhưng em lại tha cái P105 có chục củ về trong khi đứa em bán 2 cây U I gì đấy (hai chị em nó học chuyên - mỗi đứa 1 cây nhưng giờ bỏ).
P/s: Em ở tập thể, tha máy cơ về để hàng xóm nó tế bố em lên à? Em mà có PK cỡ 50m2 thôi là cũng kê cái làm bục để lọ hoa cho sang nhà :)):)):))
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top