Em cũng tự ngẫm ra từ tiếng đàn và cách chơi của 02 F1 nhà em (chỉ cách chơi thôi vì F1 nhà em còn nhỏ, mới tập đàn).
1. Con gái em có tiếng đàn nhẹ nhàng, tình cảm và chi tiết, mỗi tội tay cháu yếu nên suốt ngày bị thầy chê.
2. Con trai em đánh đàn thì tiếng như phá đàn, tiếng đàn khoẻ khoắn và tiết tấu tốt, mỗi tội thiếu tình cảm nhiều.
Chưa bàn tới năng khiếu, nhưng rõ ràng là giới tính và tính cách quyết định khá nhiều đến cách chơi đàn cũng như tương lai học đàn của các cháu, em vẫn tiếc là không cho bé gái lớn học đàn một cách quy củ từ đầu khiến cho giờ khó sửa sai quá (cháu 12 tuổi rồi nên có nhiều thứ phải tập trung vào quá
)
Cảm ơn bác đã chia sẻ, và em xin góp ý như thế này:
1/ Cháu gái có
"tiếng đàn nhẹ nhàng truyền cảm và chi tiết" là tốt bởi vì như nhiều lần em có nói, nghệ sĩ khi đánh có thể sai có thể đánh vấp váp hay quên note nhưng cần nhất phải "có hồn" vì nếu không có hồn (tình cảm trong tiếng đàn) thì chẳng ai muốn nghe trừ "lũ tai trâu" !
Vấn đề
"tay yếu", thì kinh nghiệm của em, không phải là tay yếu là mà là bởi vì cháu chưa tự tin vào note (phím) mà cháu sắp đánh! Khi nhấn ngón xuống cháu luôn có cảm giác trong tiềm thức là sợ sai, lo lắng do đó điều nhất thiết phải động viên cháu, khen ngợi cháu, và em cũng xin nhắc
một nguyên tắc vàng trong giáo dục nói chung và học piano nói riêng mà em theo kinh nghiệm bản thân em ngẫm ra, là không bao giờ chê trách mà phải khen ngợi động viên dù là một tiến bộ nhỏ nhất của người học!
Bác nên nói (xin) với thầy giáo của cháu là yêu cầu cháu đánh chậm và lắng nghe rõ nốt (phách) đầu tiên của mỗi ô nhịp. Hoặc bác đề nghị thầy cháu là cho cháu học thêm phần bài tập của A. Cortot về gõ ngón tay. Đây là một bài tập bắt buộc mà tất cả những ai học piano theo trường phái của Pháp đều biết. Bài tập này giúp cho người học làm nóng tay cũng như rèn luyện được tính độc lập của từng ngón tay, khuỷu tay và cổ tay. Em tin nếu cháu học với một người thầy có căn bản cũng như kinh nghiệm đầy đủ sẽ biết bài tập Cortot này là gì.
Cái mà em thấy cháu này cần, là sự tự tin vì khi rất tự tin, thì sẽ đánh một cách mạnh dạn, kéo theo là sẽ khắc phục được bàn tay yếu về mặt tâm lý. Còn về mặt vật lý, thì như đã nói là bài tập Cortot.
2/ Còn về cháu trai, thì em nghĩ đó là điều rất tự nhiên, bởi vì khi cháu đánh có nhịp điệu tốt tốt nghĩa là cháu học tốt môn Toán và cháu đầu óc có logic. Điều đáng mừng cho bác là khả năng lo sợ về chuyện "gay gủng" của cháu là rất hãn hữu vì nếu đánh đàn mà tiết tấu không tốt nhưng tiếng đàn có tình cảm và nhẹ nhàng mới là điều điều Bác phải lo bác ạ!
Về việc khắc phục tiếng đàn thiếu tình cảm, theo em có một cách để giúp cháu khắc phục nhanh và dễ dàng nhất đồng thời giúp cháu vừa đàn tốt về kỹ thuật nghe hay về âm thanh là, như đã nói, bác động viên khen ngợi cháu về ưu điểm
tiếng đàn rõ, nhịp tiết tấu tốt, và sau nêu một thiếu sót rất nhỏ của cháu là
"tiếng đàn chưa gây cho người nghe cảm giác thích thú khi nghe cũng như chưa sâu lắng" chúng ta không đặt vấn đề yếu tố tình cảm với đứa trẻ, mà chỉ nói rằng là
không làm cho người ta thích nghe và thiếu cái sự sâu lắng!
Để khắc phục điểm này bác yêu cầu cháu phải hát giai điệu trước khi đàn. Khi cháu hát giai điệu mà đúng, nghĩa là có nhanh chậm, to nhỏ,..... Rồii sau đó là cháu sẽ đàn như theo lời hát. Theo kinh nghiệm, để đàn mà nghe có tình cảm là anh sẽ đàn như anh hát: khi anh hát mà có tình cảm thì khi anh đàn theo tiếng hát, ===> nghĩa là anh sẽ đàn có tình cảm!
Vấn đề còn lại là kỹ thuật để xử lý note phải đàn mà anh đã có kỹ thuật tốt, nghĩa là anh đàn mạnh, rõ tiết tấu đúng. Nên khi đã tiếp thu kỹ thuật đàn tốt cộng thêm với sự điều tiết âm lượng tiết tấu khi đàn ===> thì tin chắc là anh đàn sẽ có tình cảm.
3/Về cháu Thứ ba, nếu cháu thực sự thích học và muốn sửa thì không có gì là khó hết!
Xin lưu ý bác, Hồ Đắc Thủy Hoàng là giảng viên dạy rất nhiều học trò nổi tiếng ở Sài Gòn là một Pianist nổi tiếng ở saigon, thế mà khi cô qua Mỹ học thêm piano. cô ta phải bắt đầu lại từ đầu!!! Hai tay của cô ta sai hoàn toàn theo cách nhìn của những người thầy nổi tiếng bên Mỹ. Ban đầu giảng viên không thèm dạy, mà giao cho trợ giảng dạy. Sau một thời gian, khi thấy sự cố gắng nỗ lực của cô, cũng như tiến bộ nhanh chóng, và khả năng của cô, lúc đó Giảng viên mới chính thức dạy cô và kết quả là cô rất tốt nghiệp với bằng thạc sĩ nghệ sĩ biểu diễn với dàn nhạc (concert Pianist)!
Tuy nhiện sẽ tốn thời gian mà mồ hôi!
Còn như muốn trì hoãn chờ khi có điều kiện, thì trước mắt, bác có thể cho cháu tập trung cho cháu vào Văn Hóa hay các môn khác về piano, bác chỉ yêu cầu cháu tập Hanon, Gamme đều đặn mỗi ngày thật tốt (không dưới 30 phút) đồng thời nếu thich cháu chỉ cần tập 1 tác phẩm nào cháu thích nhưng phải đanh cho ra bài ra bản. Thậm chí, tác phẩm đó, cháu có thể học trong vòng 3 hay 6 tháng nhưng cần nhất là đánh ra bài và cứ giữ như thế rồi mới tiếp tục học hay rèn luyện nhiều hơn khi có cơ hội. Nghĩa là "
không đóng cửa mà chì kép hờ chờ lúc mở lại" !