[Funland] Từ Phước Long, Ban Mê Thuột tới Chiến dịch Hồ Chí Minh

XecuuhoaMan

Xe đạp
Biển số
OF-779443
Ngày cấp bằng
6/6/21
Số km
15
Động cơ
33,522 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Hà Nội
Những thông tin này luôn đươc đọc đi đọc lại vào mỗi dịp 30/4, nhưng được làm mới kèm theo ảnh sưu tập của cụ Ngao 5 vẫn rất thú vị. Cám ơn cụ - và cũng cám ơn các cụ khác có ý thức giúp topic an toàn.

Nhiều năm trước, do có việc nên tôi cũng phải đọc lại khá nhiều tư liệu về chiến dịch HCM. Nhớ mấy chuyện lặt vặt, mạn phép góp vui trong lúc chờ cụ Ngao 5.
- Đại tướng VNG, vì nhiều lý do, không có dịp thể hiện rõ vai trò của mình trong giai đoạn chống Mỹ.(cái này chắc nhiều người biết). Tuy nhiên, khá thú vị là thời điểm này, TBT Lê Duẩn lại rất tin khuyến khích tướng Giáp chủ động tham gia điều hành chiến dịch. Trong hồi ký, có một số mệnh lệnh tướng Giáp giữ ý muốn đưa sang lấy ý kiến TBT kí thì ông LD nói luôn kiểu anh là Bộ trưởng Quốc Phòng, cứ làm k cần hỏi.
- Có tranh cãi trong việc phát triển chiến dịch. Một số ý kiến đề nghị tập trung chủ lực tiếp tục tiếp tục giải phóng vùng Tây Nguyên rồi đánh thẳng vào Sài Gòn, phần giải phóng đồng bằng dải từ miền Trung vào giao cho các đơn vị bộ đội địa phương phối hợp với một số ít chủ lực giải phóng sau. Tuy nhiên cuối cùng quan điểm mở mặt trận Huế - Đà nẵng thắng thế.
- Tướng Giáp rất quyết liệt với chiến dịch ở mặt trận miền Trung. Ông nhìn ra vấn đề: ngoài việc giải phóng, cần đánh tan không để các đơn vị tổng trù bị tinh nhuệ nhất của VNCH - như thủy quân lục chiến - kịp co cụm và rút về bảo vệ SG. Vì thế, ông tranh cãi gay gắt khi tướng Lê Trọng Tấn - vốn thân thiết và tin cậy nhất với tướng Giáp - nhất định muốn tổ chức chiến dịch tấn công giải phóng Đà Nẵng trong 5 ngày, và yêu cầu phải triển khai trong 3 ngày, nếu không sẵn sàng thay Tư lệnh. Cuối cùng mất có 3 ngày thật.
- Tướng Lê Minh Đảo, chỉ huy mặt trận Xuân Lộc, trước đó gần như không mấy nổi bật hay giữ vai trò gì đáng kể. Do thế, việc cầm chân được chủ lực miền Bắc trong một thời gian tại đây cũng ít nhiều được coi là bất ngờ, và thường được coi là đỉnh cao trong binh nghiệp của ông.
- Một số kĩ thuật viên và sĩ quan của VNCH đã được thu dụng và tham gia chiến đấu trong hàng ngũ quân đội miền Bắc ngay trong chiến dịch này ở các mức độ khác nhau. Nhiều người biết tới phi công Trần Văn On tham gia đào tạo, và trực tiếp cùng phi đội Quyết Thắng của miền Bắc sử dụng các máy bay chiến lợi phẩm để ném bom sân bay TSN chiều 28.4. Hồi ký của Chu Huy Mân cũng kể đi đường thấy một anh lính lái xe tăng đang cởi trần sửa xe, ngứa mắt quát quân phục đâu, anh kia bẽn lẽn trả lời em không có, hỏi ra mới biết là sĩ quan tăng của VNCH vừa được thu dụng.
Sau năm 1975 , đến năm 1977 , 78 ,..79 trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam,biên giới phía Bắc có hàng nghìn hạ sĩ quan binh lính của quân lực vnch trước đây cải tạo ngắn ngày trở về là công dân, tiếp tục thực hiện nghĩa vụ quân sự trong quân đội Nhân Dân Việt Nam trên chiến trường K chống polpot.
Em từng đọc cuốn hồi ký " Khi sao đã cài lên vẻ áo " của tác giả: Nguyên Sanh trên kênh Youtube WinwinVietNam kể về chú Tỵ là chuẩn úy trường bộ binh thủ đức 1972 , năm 1978 nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự trên chiến trường K năm 1982 nhận hàm Thiếu Úy quân đội Nhân Dân Việt Nam do Đại Tướng Văn Tiến Dũng ký.
 

binhnq2

Xe tăng
Biển số
OF-668
Ngày cấp bằng
7/7/06
Số km
1,849
Động cơ
583,883 Mã lực
Em thấy người dân lẽ ra không nên chạy trốn vì ở lại các vùng Quân Giải phóng chiếm an toàn hơn vì ở đó chiến sự kết thúc rồi. Chạy về phía Nam là chạy tiếp về phía chiến tranh, hơn nữa dọc đường thời chiến rất rủi ro, tên bay đạn lạc.
Chắc sẽ có cụ nhắc về thảm sát Mậu Thân ở Huế. Nhưng đến giờ việc này vẫn chưa rõ ràng, nhiều bên nói là không có thảm sát dân thường mà chỉ là các nạn nhân bom đạn. Ít nhất thì đây cũng không phải là tiền lệ phổ biến ở các vùng giải phóng.
Cụ đánh đề sau 6h30 rồi, dân vượt biên biết có ngày hnay thì đã ở lại rồi. Bản chất vấn đề là ở tâm lý con người lúc ấy, não bộ tiếp nhận những thông tin j thôi. Như cá nhân e thấy cụ Ngao đã có những biến chuyển rõ rệt trong view cá nhân về các thể thống chính trị trên thế giới qua các cmt và bình luận của ảnh. Cụ ấy cũng thấy rõ ảnh hưởng đưa tin 1 chiều dù là thật cũng chỉ là 1 mặt của vấn đề, thậm chí là 1 góc của mặt ấy chứ ko phải toàn diện như cụ ấy nghĩ ban đầu.
 

Vtec

Xe buýt
Biển số
OF-191269
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
504
Động cơ
333,876 Mã lực
Cụ đánh đề sau 6h30 rồi, dân vượt biên biết có ngày hnay thì đã ở lại rồi. Bản chất vấn đề là ở tâm lý con người lúc ấy, não bộ tiếp nhận những thông tin j thôi. Như cá nhân e thấy cụ Ngao đã có những biến chuyển rõ rệt trong view cá nhân về các thể thống chính trị trên thế giới qua các cmt và bình luận của ảnh. Cụ ấy cũng thấy rõ ảnh hưởng đưa tin 1 chiều dù là thật cũng chỉ là 1 mặt của vấn đề, thậm chí là 1 góc của mặt ấy chứ ko phải toàn diện như cụ ấy nghĩ ban đầu.
e thế hệ sau này-ttin biết qua internet-thấy thuyền nhân vượt biên đie (đắm/đói/cướp/hiếp...) rất nhiều, biết đc sau này chắc họ ở lại.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,365
Động cơ
351,403 Mã lực
Cụ đánh đề sau 6h30 rồi, dân vượt biên biết có ngày hnay thì đã ở lại rồi. Bản chất vấn đề là ở tâm lý con người lúc ấy, não bộ tiếp nhận những thông tin j thôi. Như cá nhân e thấy cụ Ngao đã có những biến chuyển rõ rệt trong view cá nhân về các thể thống chính trị trên thế giới qua các cmt và bình luận của ảnh. Cụ ấy cũng thấy rõ ảnh hưởng đưa tin 1 chiều dù là thật cũng chỉ là 1 mặt của vấn đề, thậm chí là 1 góc của mặt ấy chứ ko phải toàn diện như cụ ấy nghĩ ban đầu.
Em thấy người dân lẽ ra không nên chạy trốn vì ở lại các vùng Quân Giải phóng chiếm an toàn hơn vì ở đó chiến sự kết thúc rồi. Chạy về phía Nam là chạy tiếp về phía chiến tranh, hơn nữa dọc đường thời chiến rất rủi ro, tên bay đạn lạc.
Chắc sẽ có cụ nhắc về thảm sát Mậu Thân ở Huế. Nhưng đến giờ việc này vẫn chưa rõ ràng, nhiều bên nói là không có thảm sát dân thường mà chỉ là các nạn nhân bom đạn. Ít nhất thì đây cũng không phải là tiền lệ phổ biến ở các vùng giải phóng.
Đúng là nhiều cái cũng khó nói đúng sai hay thế nào là hợp lý. Ở VN thì có thể là không hợp lý nhưng nhìn sang Cam ngay cạnh, cùng thời gian đó là Khmer Đỏ cũng tiến vào Phnom Penh (17/04/1975), sau này có lẽ rất nhiều người Cam đã rất hối hận vì đã không dứt khoát chạy thoát Khmer Đỏ lúc đó.

Ai cũng biết CS có this có that, nhưng thời đó đâu phải ai cũng sáng suốt được vậy, nhất là lại qua bộ máy tuyên truyền của VNCH lẫn phương Tây.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,698 Mã lực
Sai gon 1975_3_31 (5).jpg

31-3-1975 – đoàn xe chở Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Ảnh: Jean-Claude Labbe
Sài Gòn 1975_4_1 (1).jpg

Sài Gòn những ngày đầu tháng 4/1975
Sài Gòn 1975_4_1 (2).jpg
Sài Gòn 1975_4_1 (3).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,698 Mã lực
Cái này xưa gọi là đô la đỏ. Không hiểu sao lại phải có in tiền riêng cho lính.
Cầm Đô là xanh tiêu được ở khắp thế giới
Đô la đỏ phát cho lính Mỹ ở Nam Việt Nam, tiêu ngang giá đô la xanh, nhưng chỉ tiêu ở lãnh thổ Nam Việt Nam. Nhưng khi Mỹ rút đi, các em gái điếm, cụ xích lô, chị bán bar... giữ trong người chẳng khác gì giấy lộn vì người Mỹ không phát cho họ. In đô lanh xanh thì chảy máu đô la xanh. In đô la đỏ không lo lạm phát vì chỉ binh sĩ mua bán bằng đô la đỏ. Chiến tranh chấm dứt, đứa nào ôm đô la đỏ chỉ còn nước khóc mà thôi. Chẳng PX nào bán cho ông mũi tẹt da vàng cầm đô la đỏ
Bù lại, Đô la đỏ được mua hàng ở những cửa hàng miễn thuế PX (chẳng khác gì Intershop Việt Nam đầu thập niên 1980), cho nên lúc đó đô la đỏ có giá lắm đấy, vì nó chứng nhận rằng đây là đồng tiền phát cho lính Mỹ đang chiến đấu ở Việt Nam
Ngoài ra, quân đội Hoa Kỳ sử dụng xăng màu đỏ, để phân biệt với xăng màu phớt xanh dân dụng, để tránh cho bọn ăn cắp xăng quân đội Mỹ tuồn ra ngoài. Lính Mỹ và lính VNCH cũng ăn cắp như điên lấy tiền tiêu, chẳng hiền lành gì.
Những tổ chức bí mật của ta cũng dùng tiền móc nối mua đồ, vũ khí của quân đội Mỹ. Rồi hẹn nhau đổ hàng ở địa điểm nào đấy. Đến đó ta vờ đì đòm, xe quân nhu Mỹ cũng vờ tháo chạy... hàng rớt lại.... nhiều quả ngon, nhưng có lần mua phải xe chở toàn... mũ sắt. Thằng lái xe cũng chẳng biết hàng gì vì người Mỹ không goi tên hàng mà gọi theo mã. Các cụ thấy hòm đạn, hoặc dây điện.... của nó có chữ CAT...xxxx nghĩa là phải tra Catalog thì mới biết là hàng gì, đạn gì, cỡ gì .... cái này rất tiện để đặt hàng cho quân đội và tìm kiếm, nhất là kho Long Bình, đồ vứt lung tung, nhưng họ vẫn tìm được chính xác vật tư đó nằm đâu
 
Chỉnh sửa cuối:

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
463
Động cơ
10,587 Mã lực
Phim đây, hình như có cảnh xe tăng công phá Sở chỉ huy địch:

Chiến trường chia nửa vầng trăng, một bộ phim kỳ quặc vì nhân vật và lời thoại toàn là người Bắc nhưng lồng giọng Nam, chối tai không thể tả.
Kỳ quặc hơn là tác giả kịch bản và đạo diễn ai cũng trên chục năm ở chiến trường, không hiểu sao khi xuất hiện các tay bộ binh VNCH vác M72 phía trước lại cho tăng dừng lại, lùa bộ binh xung phong lên diệt ổ hỏa lực, thay vì hỏa lực của tăng thừa sức càn lướt. :)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,698 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_1 (4).jpg

31-3-1975 – người tị nạn đổ về Sài gòn trên Quốc lộ 1. Ảnh: Jean-Claude Labbe

Sài Gòn 1975_4_1 (5).jpg
Sài Gòn 1975_4_1 (7).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,698 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_2 (1).jpg

2-4-1975 – Người dân Nam Việt Nam chen lấn vào quầy giao dịch tại Ngân hàng Đông Dương của Pháp ở Sài Gòn để rút tiền tiết kiệm. Gần như hoảng loạn sau tin đồn chính phủ sẽ đóng băng tiền gửi.
Sài Gòn 1975_4_2 (2).jpeg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,698 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_2 (4).jpg

2-4-1975 – Thiết giáp của quân giải phóng trên đường tiến vào thị xã Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Ngô Đình Cường
Sài Gòn 1975_4_2 (5).jpg

2-4-1975 – Lực lượng Bắc Việt Nam chiếm thị xã Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Sài Gòn 1975_4_2 (6).jpg

2-4-1975 – một đơn vị thiết giáp VNCH trên Quốc lộ 20, cách Sài gòn 100 km về phía đông bắc đang chờ tăng phái cho mặt trận Xuân Lộc
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,698 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_2 (7).jpg

2-4-1975 – nhà báo Trần Mai Hạnh hành quân bằng xe bò, đoạn gần Cà Ná - Phan Thiết. Ảnh: Đinh Quang Thành
P/S Trần Mai Hạnh từng là Tổng giám đốc Đài “Tiếng nói Việt Nam“, Ủy viên trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Vì có tội trong vụ án Năm Cam nên ông bị mất tất cả chức vụ.
Sài Gòn 1975_4_2 (8).jpg

Các phi công miền Nam Việt Nam cho phép phụ nữ và trẻ em tị nạn lên máy bay cứu nạn tại phi trường Nha Trang, Việt Nam vào Thứ Ba, ngày 2 tháng 4 năm 1975. Họ là một trong số những người may mắn thoát ra được trước khi Quân Giải phóng và Bắc Việt chiếm thành phố. Ảnh: Đặng Văn Phước
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,698 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_3 (4).jpg

Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, góc Hàm Nghi-Tôn Thất Đạm, nay là Vietinbank
Lo ngại Sài Gòn sắp sụp đổ, dân chúng đổ xô đi rút tiền gửi trong ngân hàng.
3-4-1975 - người dân Nam Việt Nam tập trung bên ngoài Ngân hàng Việt Nam Thương Tín ở Sài Gòn chờ mở cửa để họ có thể rút tiền gửi tại Sài Gòn. Báo cáo cho biết hàng ngàn người vội vã rút tiền tiết kiệm của họ khi đồng tiền Việt Nam giảm giá so với đô la Mỹ và tình hình quân sự tiếp tục xấu đi xung quanh Sài Gòn
Sài Gòn 1975_4_3 (5).jpg

3-4-1975 – hàng dài người vội vã lấy visa xuất cảnh và vé máy bay ra khỏi Sài Gòn. Đây là cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất, hành lý và người xếp hàng dài trên vỉa hè. Các ngân hàng Sài Gòn gặp vấn đề tương tự khi hàng nghìn người rút tiền khi có tin đồn lan khắp thủ đô này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,698 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_4 (1).jpeg

4/4/1975 Những người biểu tình trẻ tuổi ném gậy và đá vào cảnh sát ở Sài Gòn, trong cuộc đối đầu ngắn. Đụng độ nảy sinh từ các cuộc mít tinh được bảo trợ bởi phong trào chống tham nhũng chủ yếu của Công giáo. Tình hình căng thẳng ở Sài Gòn khiến giờ giới nghiêm thay đổi từ 10h đêm thành 9 giờ đêm. Ảnh: Lỗ Vinh
Sài Gòn 1975_4_4 (2).jpg

4-4-1975 – những người tị nạn ở Huế và Đà Nẵng rời xà lan hải quân lên quân càng Vũng Tàu, trước khi Sài gòn sụp đổ. Ảnh: Jack Cahill
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,854
Động cơ
352,721 Mã lực
Cảm ơn cụ Ngao! Mỗi khi đến những ngày lịch sử là lại hóng thớt của cụ! Chúc cụ luôn mạnh khỏe và yêu đời!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,698 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_4 (3).jpg

4-4-1975 – Chật chội với hơn 7.000 người tị nạn, tàu HQ-504 của Hải quân VNCH cập cảng Vũng Tàu hiện là thành phố cảng duy nhất trong tay Chính phủ. Hơn 20.000 người tị nạn Việt Nam bao gồm cả những người từ Huế và Đà Nẵng đã đến Vũng Tàu từ Vịnh Cam Ranh, trên các chiến hạm của Hải quân
Sài Gòn 1975_4_4 (4).jpg
Sài Gòn 1975_4_4 (5).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,698 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_5 (2).jpg

5-4-1975 – tại Palm Springs, California, Tổng thống Gerald Ford đọc báo cáo của Tướng Frederick Weyand về tình hình ngày càng xấu đi ở Việt Namlúc 2:05 chiều ngày 5 tháng 4 năm 1975. Ảnh: David Hume Kennerly/G
Sài Gòn 1975_4_5 (1).jpg

5-4-1975 – tại Palm Springs, California, Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford không vui gặp Tham mưu trưởng Lục quân, Tướng Frederick Weyand sau khi ông trở về từ một nhiệm vụ tìm hiểu thực tế tại Nam Việt Nam đang bị quân đội Bắc Việt Nam tấn công. Ảnh: David Hume Kennerly
Sài Gòn 1975_4_5 (3).jpg

5-4-1975 – tại Palm Springs, California, Tổng thống Gerald R Ford gặp các cố vấn cao cấp của mình (trái sang phải): Erich F von Marbod, Kiểm soát viên và chuyên gia hậu cần, Bộ Quốc phòng; Theodore G Shackley, Trưởng phòng Đông Á, Cơ quan Tình báo Trung ương; George A Carver Jr, Phó Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương CIA; Tham Mưu Trưởng Lục Quân Frederick Weyand; Ngoại Trưởng Henry Kissinger.
Weyand dẫn đầu một nhóm quan chức CIA và DOD đến Sài Gòn để đánh giá tình hình đang xấu đi ở đó, và báo cáo lại cho Tổng thống trong khoảng thời gian từ 2:57 đến 4:54 chiều ngày 5 tháng 4 năm 1975. Ảnh: David Hume Kennerly
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,698 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_5 (5).jpeg

5-4-1975 – Người Mỹ và những người Nam Việt Nam phụ thuộc của họ xếp hàng chờ đợi bên ngoài lãnh sự quán Hoa Kỳ để xin thị thực tại Sài Gòn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,698 Mã lực
Sai gon 1975_4_7 (1).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,284
Động cơ
1,132,698 Mã lực
Sai gon 1975_4_7 (2).jpg

7-4-1975 – xếp hàng trước Toà lãnh sự Mỹ ở Sài gòn xin visa nhập cảnh vào Mỹ, trước khi thành phố này thất thủ. Ảnh: Khy Nan
Sai gon 1975_4_7 (3).jpg

7-4-1975 – người tị nạn Việt Nam trên boong tàu hàng Green Port (Mỹ) chờ xuống xà lan đưa đến đảo Phú Quốc. Ảnh: J. L. Aswegan
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top