[Funland] Từ Phước Long, Ban Mê Thuột tới Chiến dịch Hồ Chí Minh

My Hao

Xe điện
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
4,678
Động cơ
1,514,517 Mã lực
Đây là hình bố em chụp ( ngồi phía trước ) sau khi tiến quân vào giải phóng Phan Rang, chú ngồi phía sau hy sinh sau đó vài hôm trong lúc truy quét phiến quân Fulro. Bố em kể khi tiến vào Phan Rang hầu như không có sự kháng cự, có chị em nhà ông Thiệu sợ quá nhảy sông tự vẫn, dân thì đc tuyên truyền là 7 ông bộ đội bắc Việt đu cảnh đu đủ không gãy, và dân vùng này rất ít phải chứng kiến cảnh đánh nhau, bom rơi, đạn lạc vì là quê hương của Thiệu
Không hiểu sao ông cụ lại kể vậy chứ thực tế đánh Phan Rang rất khó khăn. F3 đánh mãi không được, sau đó tướng Tấn phải tung thêm F325 và tăng cường xe tăng đột kích mạnh mới xong.
 
  • Vodka
Reactions: dpl

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,150
Động cơ
119,995 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
Không hiểu sao ông cụ lại kể vậy chứ thực tế đánh Phan Rang rất khó khăn. F3 đánh mãi không được, sau đó tướng Tấn phải tung thêm F325 và tăng cường xe tăng đột kích mạnh mới xong.
Chắc bố cụ ấy em nghĩ ở tuyến sau .
Nhà ông Thiệu ở Ninh Chữ cách Phan Rang cả 10km thời đó còn heo hút như vùng sâu , vùng xa và chỗ đó làm gì có sông mà nhảy .
 

My Hao

Xe điện
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
4,678
Động cơ
1,514,517 Mã lực
Cụ chắc fan phong trào của cụ G rồi :D

Cả hai cụ đại tướng phía miền Bắc lúc đó, đều viết và xuất bản hồi ký rất chi tiết về cuộc tổng tấn công lịch sử này, dĩ nhiên rồi. Tuy nhiên có một điều buồn cười là cả hai đều không nhắc gì về nhau trong hồi ký của mình. Điều này làm người ngoài như em và các cụ chẳng hiểu ai mới là tư lệnh thực sự, em nghiêng về phía cụ D hơn, người được cử vào làm tổng chỉ huy chiến dịch.

Chắc chắn là trong bộ chỉ huy tối cao, đứng đầu là Lê Duẩn, đã phân công rất rõ ràng nhiệm vụ của hai cụ rồi, thế nên hầu như không có sự dẫm chân nhau trong mệnh lệnh chỉ huy. Chỉ có điều việc này chưa bao giờ được công bố rõ ràng, những người trong cuộc thì đều đã mất cả rồi.
Em đọc cả 2 cuốn rồi, 2 cụ có nhắc đến nhau khá thường xuyên đấy chứ. Hai cụ đều thực hiện đúng vai trò của mình là BTQP và TTMT. Chiến dịch Tây Nguyên thì cụ D vào tận nơi chỉ đạo nên sẽ nắm được chi tiết nhưng các chiến dịch giải phóng Huế, Đà Nẵng và các tỉnh duyên hải lại do cụ G chỉ đạo (nếu cụ D ở HN thì sẽ chỉ đạo trực tiếp với vai trò TTMT). Chiến dịch HCM thì cụ D là tư lệnh nên ko cần bàn thêm.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,367
Động cơ
351,412 Mã lực
Chắc bố cụ ấy em nghĩ ở tuyến sau .
Nhà ông Thiệu ở Ninh Chữ cách Phan Rang cả 10km thời đó còn heo hút như vùng sâu , vùng xa và chỗ đó làm gì có sông mà nhảy .
Đây cụ ơi :D Chính xác thì là lạch nước từ đầm ra biển.
1680947978006.png
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,945
Động cơ
317,814 Mã lực
Em nghe bố em kể ngày tin giải phóng Miền Nam ra đến ngoài này dân mình vui như chưa từng có, bỏ hết mọi việc đang làm đổ ra ăn mừng. Nó là mong mỏi tốn bao xương máu của toàn dân tộc mình trong suốt mấy chục năm để có được ngày toàn thắng thống nhất đất nước!
Em đi nhặt được mớ to khẩu hiệu, băng rôn do xe oto chở tn bắc loa đi hô và rải xuống đường về dán đầy nhà, đến năm 80 làm nhà mới bỏ. Chủ yếu là: "Nhiệt liệt chào mừng MN hoàn toàn giải phóng, quân và dân HH thi đua lập nhiều thành tích mừng ngày thống nhất đất nước".
Cứ tưởng chả mấy toàn dân sẽ được ở " nhà dẫy" (phố) do nhà nước xây. Ai ngờ chưa đầy 3 năm đến cuối 78 đầu 79 bắt đầu đói kém lại còn vót chông, trồng tre rào làng chuẩn bị đánh nhau tối tăm mặt mũi🤢
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,367
Động cơ
351,412 Mã lực
Em đọc cả 2 cuốn rồi, 2 cụ có nhắc đến nhau khá thường xuyên đấy chứ. Hai cụ đều thực hiện đúng vai trò của mình là BTQP và TTMT. Chiến dịch Tây Nguyên thì cụ D vào tận nơi chỉ đạo nên sẽ nắm được chi tiết nhưng các chiến dịch giải phóng Huế, Đà Nẵng và các tỉnh duyên hải lại do cụ G chỉ đạo (nếu cụ D ở HN thì sẽ chỉ đạo trực tiếp với vai trò TTMT). Chiến dịch HCM thì cụ D là tư lệnh nên ko cần bàn thêm.
Em không còn sách ở đây nhưng nhớ là hai tướng gần như không nhắc đến nhau, nếu có chắc do thoảng qua em không để ý.

Còn việc tướng G được phân công chỉ đạo hướng duyên hải trong lúc tướng D chỉ đạo Tây Nguyên và đánh SG thì em cũng đoán giống cụ. Có điều như thế thì vai trò lãnh đạo của tướng G khá mờ nhạt, thứ nhất là ở xa, thứ hai là bản thân mặt trận duyên hải đã do tướng Lê Trọng Tấn trực tiếp phụ trách rồi.

Thêm nữa cụ đừng nghĩ cứ có chức Tổng TMT là to nhé. Chức này chỉ có tính tham mưu thôi, không (mặc định) chỉ đạo tướng ngoài chiến trường được. Chính xác thì chỉ có tổng tư lệnh (Lê Duẩn hay anh Thiệu bên kia) mới làm được thôi. Cụ nhìn gương ngài Cao Văn Viên đấy, Tổng TMT mà khác gì nhân viên văn phòng bàn giấy đâu :)) Bản thân tướng G đã từng có lúc làm Tổng tư lệnh, sau là Bí thư Quân ủy TW mà thực ra cũng bị lép vế nhiều trong chỉ đạo quân đội lắm.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,156
Động cơ
220,386 Mã lực
Thêm nữa cụ đừng nghĩ cứ có chức Tổng TMT là to nhé. Chức này chỉ có tính tham mưu thôi, không (mặc định) chỉ đạo tướng ngoài chiến trường được. Chính xác thì chỉ có tổng tư lệnh (Lê Duẩn hay anh Thiệu bên kia) mới làm được thôi. Cụ nhìn gương ngài Cao Văn Viên đấy, Tổng TMT mà khác gì nhân viên văn phòng bàn giấy đâu :)) Bản thân tướng G đã từng có lúc làm Tổng tư lệnh, sau là Bí thư Quân ủy TW mà thực ra cũng bị lép vế nhiều trong chỉ đạo quân đội lắm.
Tướng Giáp là Tổng tư lệnh duy nhất của VN ạ, sau này chức vụ này hủy bỏ. Thực tế thì tư lệnh (tổng chỉ huy) là Quân ủy trung ương. Do đó vị trí tiếp theo là Tổng Tham mưu trưởng lại chính là tướng Dũng. Phó Tổng tham mưu trưởng lúc đó là tướng Lê Trọng Tấn, sau này cũng là Tổng tham mưu trưởng.

Sách của tướng Giáp (Tổng hành dinh...) đến năm 2001 mới ra mắt chỉ mấy tháng trước khi tướng D. mất nên khó có ý kiến.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,156
Động cơ
220,386 Mã lực
Một quyển sách mới có nói về chiến dịch Buôn Mê Thuột. Trong web này cũng có nhiều sách hiếm đọc miễn phí.
 
Chỉnh sửa cuối:

My Hao

Xe điện
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
4,678
Động cơ
1,514,517 Mã lực
Đầu Năm 1975 trên mặt trận B3 Tây nguyên đã diễn ra một chiến dịch âm thầm lặng lẽ những vô cùng khó khăn nguy hiểm là trinh sát các cứ điểm các mục tiêu quan trọng trên địa bàn thành phố Buôn Ma thuột, để chuẩn bị cho trận đánh mở màn chiến dịch mùa xuân 1975. Tổ trinh sát hỗn hợp trung đoàn 675 pháo binh chúng tôi được lệnh bí mật luồn sâu đo đạc căn cứ pháo binh Chư Nga nằm chếch về phía tây băc tp Buôn Ma Thuột khoảng 10km.
Sau khi điều nghiên trên bản đồ, tổ trinh sát do anh Nạo đại đội phó chỉ huy cắt rừng âm thầm tìm đến mục tiêu. Để đảm bảo bí mật tuyệt đối chỉ có anh Nạo và anh Sơn trung đội trưởng biết được mục tiêu, nhiệm vụ, còn lại hai trinh sát viên và Hải y tá chỉ đi theo đo đạc và bảo vệ. Bí mật như thế để đề phòng lỡ có ai bị địch bắt thì cũng không biết gì mà khai báo. Chúng tôi trang bị gọn nhẹ, mỗi người 1 súng AK báng gấp, 2 cơ số đạn, 2 quả lựu đạn mi ni, dao găm, tăng võng và lương khô, gạo rang. Phương châm đi không dấu, nấu không khói, nói không to, ho không ra tiếng. Chân chỉ đi tất, không được mang dầy dép. Người nọ cách người kia 4m, Tất cả tai mắt các giác quan phải căng ra mà quan sát mà nghe ngóng. Khi người đi đầu giơ tay lên ngang tai là phía sau phải dừng ngay lại, phẩy tay xuống là phải nằm xuống cho nhanh, phẩy tay sang bên nào là phải dạt ngay sang bên đó. Phải hết sức tránh địch, tránh dân, cấm kỵ không được nổ súng trước. Càng vào gần mục tiêu càng khó khăn, địch đi tuần, dân đi nương nên cứ phải tránh né hoặc nằm im chờ cho đi qua. Nhưng rồi với kinh nghiệm ba năm chinh chiến trinh sát trên chiến trường (72-75) nên sau 3 ngày điều nghiên chúng tôi cũng tìm được nơi đặt đài quan sát lý tưởng và đo đạc được toàn bộ mục tiêu. Sau đó chúng tôi trở về nơi tập kết an toàn và báo cáo toàn bộ quá trình quan sát đo đạc mục tiêu, cũng như tọa độ đặt đài quan sát, đánh dấu cẩn thận trên bản đồ. Cấp trên khen chúng tôi hoàn thành rất tốt nhiệm vụ được giao và được nghỉ 1ngày để hôm sau luồn sâu đo đạc khu kho Mai Hắc Đế, nằm sâu trong trung tâm TP Buôn Ma thuột. Nhưng vừa sáng ra đã thấy anh Nạo nét mặt đăm chiêu lo lắng triệu tập chúng tôi lại nói
- Đài kỹ thuật của ta bắt được tin chúng nó đang san ủi ở Chư Nga để đưa thêm pháo lớn vào, vậy tổ ta phải vào lần nữa để tìm hiểu tình hình và đo đạc tiếp.
Thế là chúng tôi lại khăn gói lên đường. Lần này chúng tôi đi nhanh hơn vì đỡ phải mở đường, khi đến nơi quả nhiên địch đã đưa thêm về đây 5 khẩu 155ly bố trí phía sau trận địa pháo 105 cũ. Đo đạc xong chúng tôi hối hả quay về, anh Sơn đề nghị mở đường khác về cho an toàn, nhưng anh Nạo gạt đi và nói
- Thời gian rất khẩn trương, ta phải về nhanh để còn vào Mai Hắc Đế, vả lại đường ta đi vẫn giữ được bí mật, quân địch chưa phát hiện ra.
Chúng tôi nghỉ đêm đúng nơi đã nghỉ lần trước và sự chủ quan này đã phải trả giá. Bọn biệt kích ngụy đã phát hiện ra dấu vết chúng tôi, chúng âm thầm đặt mìn Claymo và chờ đợi. Sáng ra ăn lương khô xong chúng tôi lên đường, vừa đi được mấy bước thì một tiếng nổ đinh tai nhức óc vang lên, anh Thưởng trinh sát viên và anh Hải y tá lảo đảo gục xuống. Biết đã bị lộ và bị phục kích anh Nạo ra lệnh cho anh Sơn lên chặn địch và vẫy tôi lại trao cho cái túi, trong đó đựng bản đồ và toàn bộ tài liệu ghi chép kết quả trinh sát, nói gấp gáp và nghiêm nghị
- Tôi giao nhiệm vụ cho đ/c bằng mọi giá phải đưa túi tài liệu này về ban trinh sát trung đoàn, nếu có chuyện gì thì dùng lựu đạn để hủy đi.
Tôi mếu máo
- Còn các anh thì sao?
- Chúng tớ không thể bỏ thương binh tử sỹ lại được, cậu đi đi...
Rồi anh đẩy vào vai tôi rất mạnh và dứt khoát. Tôi lau nước mắt rồi lao vụt đi. Vừa lúc đó tiếng súng nổi lên dữ dội, tiếng AK điểm xạ nghe đanh chắc, tiếng lựu đạn ùng oàng xen lẫn tiếng AR15 lẹt đẹt, tiếng thằng M79 cóc oành. Nhờ có hai anh chặn địch mà tôi thoát được vòng vây, chạy như chưa bao giờ được chạy vậy. Chiều muộn tôi về tới đơn vị, thở không ra hơi, chân tay rã rời, khát không thể nào chịu được. Trao túi tài liệu cho anh Truyện chủ nhiệm trinh sát trung đoàn và báo cáo toàn bộ tình hình rồi lả đi không biết gì nữa.
Suốt đêm hôm đó toàn đơn vị như ngồi trên đống lửa, phần lo cho số phận tổ trinh sát, phần lo cho kế hoạch bị bại lộ thì tất cả công sức của toàn đơn vị, toàn mặt trận, đổ xuống sông xuống biển hết.
Ngay đêm đó đ/c Phan Hàm tham mưu phó chiến dịch xuống đơn vị nắm tình hình và giao nhiệm vụ cho ban chỉ huy trung đoàn bằng mọi giá phải làm rõ số phận của tổ trinh sát.
Sáng mai dù còn mệt lả tôi vẫn phải gượng dậy dẫn tổ trinh sát khác đi tìm các anh.Tầm chiều thì đến nơi, khu vực đó giờ trở nên yên ắng lạ thường, chỉ còn lại mùi thuốc đạn khét lẹt, xen lẫn mùi máu tanh nồng. Tổ trinh sát bí mật triển khai bao vây quan sát, dò mìn khu vực, Sau khi biết chắc chắn an toàn, bọn địch đã bỏ đi chúng tôi tiến lại gần thì một cảnh tượng kinh hoàng bi tráng hiện ra trước mắt, thi thể anh Nạo, anh Sơn và anh Thưởng chúng dồn đống lại với nhau, riêng đầu anh Nạo bị chúng nó chặt rời ra khỏi thi thể, còn cậu Hải y tá thì không thấy xác đâu.
Sau khi quan sát phân tích tình huống, chúng tôi nhận định có thể Hải đã bị địch bắt về khai thác, rồi báo cáo về trung đoàn. Chúng tôi được lệnh quay về ngay, còn thi thể các liệt sỹ sẽ có bộ phận khác lo. Mấy ngày sau đó tình hình Buôn Ma Thuột trở nên căng thẳng, địch điều trung đoàn 45 từ Pleiku xuống tăng cường lùng sục, các đơn vị bộ đội ta buộc phải lùi ra và tăng cường công tác bảo mật.
Nhưng hình như địch không khai thác được gì, có lẽ chúng nghĩ chúng tôi chỉ là đơn vị nhỏ lẻ hoặc bộ phận nghi binh nên sau hai ngày lùng sục không thấy gì chúng lại rút quân về Pleiku. Thật may mắn thay quân ta đã hoàn toàn lừa được địch, kế hoạch nghi binh đã thành công và đêm mùng 9 rạng ngày 10 tháng 3/1975 quân ta nổ súng tiến công Buôn Ma Thuột, mở màn chiến dịch Mùa Xuân Đại Thắng lịch sử. Dàn pháo phản lực DKB và H12 của ta khai hỏa, đạn trùm lên các mục tiêu, bọn địch lập tức phản pháo, nhưng chúng tôi cũng kịp thời lên tiếng, nhờ đã đo đạc tính toán phần tử bắn cẩn thận nên Pháo chúng tôi (D74 122ly) đã rót trúng trận địa địch khóa mõm chúng lại cho xe tăng và bộ binh xông lên tiến vào Buôn Ma Thuột. Lúc này toàn thành phố chìm trong lửa đạn. Khu kho Mai Hắc Đế bị khói bao phủ che khuất, nên từ đài quan sát cũ không nhìn thấy gì, trung đoàn lập tức tổ chức tổ đài luồn sâu mang máy móc tìm địa thế thích hợp để chỉnh pháo bắn chính xác. Năm người chúng tôi vội vã lên đường, lúc bấy giờ bên ngoài TP không có cái nhà cao tầng nào cả, chúng tôi buộc phải vác máy lên ngọn cây để quan sát và chỉnh pháo. Bên dưới các đơn vị bộ binh hành quân cơ giới rầm rập chạy qua. Chợt một tiếng thét thất thanh
- ơ kìa! có thằng ngụy nó đang trên ngọn cây... liền theo là một loạt AK chát chúa, đạn bay sát sạt qua người, tổ cảnh giới hú hồn vội lao ra xua tay rối rít báo hiệu quân mình. Chiều 12/3 ta đã làm chủ trung tâm TP, tổ trinh sát tiến vào tìm vị trí đặt đài để đánh địch phản kích và yểm trợ bộ binh, đặc công đánh chiếm sân bay Hòa Bình. Bất ngờ bên đường có hai phụ nữ người thượng chừng 30 tuổi váy áo rất đẹp vẫy xe chúng tôi dừng lại. Một người trẻ hơn nói tiếng kinh rất sõi, chỉ vào người chị đang mang thai bị ngay miểng pháo găm vào bụng, nhờ chúng tôi chở vào viện cấp cứu. Chúng tôi khẩn trương đỡ hai chị em lên xe rồi tức tốc chở đi. Khi vào viện thấy bộ đội giải phóng tất cả y bác sĩ túa ra họ khẩn trương đưa người phụ nữ vào cấp cứu. Khi chúng tôi quay ra hành lang thì bất ngờ trong đám đông nằm ngồi ngổn ngang một người ngồi trên xe lăn, hai chân cụt ngủn, quấn băng kín mít kêu lên
- ối anh Bảo ơi cứu em với
Tôi giật mình quay lại và nhận ngay ra Hải, hai đứa ôm nhau nước mắt dàn dụa.
- Hải đấy ư, mày còn sống à, sao lại ra cơ sự này...?
- Vâng! Em đây, hôm đó sau khi mìn nổ, em bị thương vào chân, anh Thưởng hy sinh ngay lúc đó, khi anh Nạo, anh Sơn đánh lên cứu em thì cũng hy sinh nốt, chúng đưa em về dụ dỗ tra tấn rất dã man bắt em khai báo, nhưng em có biết gì đâu, nó tưởng em ngoan cố nên cắt cụt từng chân. Giờ em thành người tàn phế rồi các anh ơi hu hu hu ...!
Chúng tôi túm vào an ủi nó
- Thôi mày vậy là còn may, giờ thì sống chắc rồi, về quê có chế độ đãi ngộ lo gì, còn chúng tao vẫn phải đi đánh nhau nữa đây không biết sống chết thế nào, mày cứ yên tâm ở đây chúng tao báo về trung đoàn, sẽ có bộ phận chính sách đến đón mày về nhé.
Thế rồi chúng tôi gọi giám đốc bệnh viện đến nói
- Đây là người của chúng tôi, các ông phải chăm sóc thật chu đáo, không được để xảy bất cứ điều gì ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của anh ấy.
Cả bệnh viện dạ ran rối rít, lập tức đưa Hải vào phòng chăm sóc đặc biệt. Chúng tôi chia tay Hải, vui buồn lẫn lộn mông lung.
Sau này Hải về quê ở xã Quất Động, Thường Tín, HN. Nhưng do bị tra tấn tàn bạo nên được mấy năm thì mất. Viết đến đây xin dâng lên anh nén hương thành kính phân ưu.

Mai Trí Bảo
Nguyên trinh sát viên trung đoàn 675 pháo binh
 
Chỉnh sửa cuối:

My Hao

Xe điện
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
4,678
Động cơ
1,514,517 Mã lực
Sau khi giao anh Hải cho bệnh viện (ngày 12/3/1975) chúng tôi lên xe tiếp tục tiến về khu vực ngã ba Phước An, Nông Trại để tìm vị trí đặt đài quan sát chỉnh pháo bắn quân đổ bộ đường không. Lúc này tướng Phú tư lệnh quân đoàn 2 ngụy đang ráo riết điều động hai trung đoàn 44 và 45, trực thăng vận từ Pleiku tới để hòng tái chiếm Buôn Ma Thuột. Thành phố đang rất hỗn loạn, khói lửa mù trời, tiếng bom đạn vẫn rền vang không ngớt. Bỗng một quầng lửa bùng lên ngay trước đầu xe, kèm theo là tiếng nổ đinh tai lộng óc, mảnh bay rào rào. Thằng Hùng lái xe phanh gấp làm tất cả chúng tôi chúi về phía trước, rồi nhanh như chớp ba chân bốn cẳng sách súng và khí tài nhảy vọt xuống xe dạt vào hai bên vệ đường tìm nơi ẩn náu và chống trả.

Nhưng rồi không thấy địch bắn thêm phát nào nữa, chiếc xe xẹp hai lốp trước nằm chết dí giữa đường. Anh Hiền C trưởng ra lệnh bỏ xe lại để Hùng trông coi còn tất cả 6 người (anh Hiền, anh Mão Trung đội phó, Hùng Khuýp, Hưởng đen, Nhưỡng y tá và tôi) bỏ đường cái đi sâu vào các nương rẫy cắt phương vị đến đồi 326 để đặt đài. Trong nương rẫy lúc này cũng loạn xà ngầu, dân chúng chạy loạn từng đoàn, lẫn trong đó có cả tàn quân ngụy thất trận cởi bỏ đồ lính đi cùng. Chúng tôi biết cả nhưng thôi kệ vì đang phải khẩn trương đến chỗ đặt đài. Đồi 326 đây rồi, đây là một đồn điền cà phê của người Pháp, bên trong vắng ngắt, nhưng chung quanh được bao bọc lớp hàng rào bùng nhùng, có một cái cổng gỗ to tướng để vào, trên đỉnh đồi có một cái chòi, đúng là nơi đặt đài lý tưởng.

Chúng tôi dừng ngoài hàng rào hội ý. Anh Hiền phân công anh Mão và Hưởng đen vào trước để thám thính tình hình. Hai người thận trọng bước vào, đi được mấy chục bước thấy tình hình yên tĩnh anh Mão quay đầu lại định vẫy tay ra hiệu cho chúng tôi tiến vào thì bất thần từ ụ mối to khuất trong lùm cà phê một loạt AR15 chát chúa vang lên, anh Mão ôm ngực lảo đảo khựu xuống, Hưởng đen nhanh như cắt quạt một loạt AK về hướng đó rồi vọt trở ra, nhảy qua hàng rào bùng nhùng nhưng bị mắc luôn vào đó giãy giãy như con Ếch vướng xiếc vậy.

May mà loạt đạn bắn trả của nó khá chính xác làm tung đất ụ mối lên, nên mấy thằng địch phải chúi đầu tránh đạn, ngoài này chúng tôi cũng lia từng loạt AK điểm xạ và tung lựu đạn găm vào chúng. Hai thằng chết tại chỗ, ba thằng bung ụ mối tháo chạy. Anh Hiền, và Nhưỡng vội chạy đến chỗ anh Mão, tôi đuổi theo ba thằng ngụy bắn xối xả nhưng chẳng trúng thằng nào, chúng nhảy qua hàng rào chạy vào rừng mất dạng. Tôi quay lại chỗ hai thằng chết bắn bồi mấy loạt cho chắc ăn, còn Hùng Khuýp thì đến gỡ dây thép cho Hưởng.

Anh Mão bị hai viên AR15 xuyên qua ngực phải trổ một lỗ ra phía sau, bọt khí và máu cứ theo đó trào ra mỗi khi anh thở. Thằng Nhưỡng vội cắt một miếng áo mưa bịt vào lỗ thủng ấy rồi quấn bông băng qua người anh, nhưng chẳng ăn thua, miếng áo mưa cứ phùng lên xẹp xuống theo nhịp thở. Người anh cứ lả dần đi, môi mấp máy như muốn trăn trối điều gì. Anh Hiền ghé sát xuống nghe, chúng tôi ngồi quanh thấy anh thều thào yếu ớt:

- Tôi...ôi... rất ân hận chưa...ưa... đư...ược... đứng...

Anh Hiền hiểu ngay vấn đề liền ngồi ngay ngắn nói rất dõng dạc:

- Tôi thay mặt chi bộ chi ủy C20 tuyên bố kể từ giờ phút này đồng chí là Đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam!

Chúng tôi thấy đôi mắt anh Mão chợt sáng lên và nở nụ cười mãn nguyện, rồi anh nghẹo đầu sang một bên ngừng thở. Chúng tôi túm vào lay gọi rối rít nhưng anh đã đi rồi. Thằng Hưởng đen vừa vuốt mắt cho anh vừa khóc, chúng tôi đứng quanh không ai nói được câu gì, tất cả cùng lặng lẽ cúi đầu vĩnh biệt anh.

Anh Mão quê Nam Định, lớn tuổi và nhập ngũ trước chúng tôi. Anh hiền lành hóm hỉnh, nói năng thủ thỉ nhưng rất có duyên. Chiến đấu dũng cảm và đo đạc phần tử, tính toán tọa độ rất xuya, được cấp trên tin tưởng và đồng đội quý mến. Chỉ ngặt nỗi gia đình anh có người bác ruột đi nam năm 1954 nên rất nhiều lần đơn vị xét duyệt kết nạp Đảng cho anh nhưng đều không được. Anh Hiền là người hiểu rõ điều này nên hôm nay trước lúc sinh ly anh đã tuyên bố như trên và anh Mão đã ra đi trong mãn nguyện.

Sau khi mai táng anh Mão xong, chúng tôi hối hả tìm vị trí đặt đài, và phân công cảnh giới. Vì tàn binh địch còn lẩn khuất rất nhiều, chính năm thằng tấn công chúng tôi cũng thuộc dạng này, chắc chúng tưởng chúng tôi đi truy lùng nên với bắn như vậy.

Lúc này trên bầu trời Buôn Mê Thuột các loại máy bay cường kích từ sân bay Thành Sơn Phan Rang bay tới gầm rú ném bom dữ dội xuống chung quanh Phước An và Nông Trại dọn đường cho trực thăng đổ quân xuống đây.

Sáng mai (13/3) chúng tôi được lệnh quan sát chỉnh pháo bắn vào cao điểm 581 yểm trợ cho sư 10 tấn công E45 ngụy vừa đổ quân xuống. Với lợi thế nơi đặt đài lý tưởng quan sát rõ cả một vùng đông nam TP Buôn Mê Thuột nên chúng tôi chỉnh pháo bắn rất chính xác ghìm đầu quân địch xuống cho bộ binh xông lên tiêu diệt. Hôm sau (14/3) tiếp tục chi viện cho bộ binh áp sát Nông Trại đánh tan E44. Ngày 16/3 hai trung đoàn phản kích đã bị đánh tan rã hoàn toàn, còn mỗi sở chỉ huy E45 được lệnh rút chạy. Từ máy truyền tin tôi nghe rõ tiếng E phó Trần Sai vang lên.

- Bằng mọi giá các cậu phải quan sát và chỉnh pháo bắn chính xác kịp thời trong khu vực Phước An không cho bất cứ một chiếc trực thăng nào lên hoặc xuống, nhớ đấy.

Chúng tôi nhận lệnh và thay nhau quan sát bằng cả máy đo xa và ống nhòm. Chợt một chiếc HU1A đang phành phạch bay tới, anh Hiền vội gọi pháo bắn, nhưng chậm mất rồi nó đã đáp được xuống đất, nhưng phát pháo nổ quá gần làm tổ lái hoảng hồn bỏ luôn chiếc trực thăng cánh quạt đang còn quay tít chạy nhào vô hầm trú ẩn. Vừa lúc đó một quả pháo hiệu xanh bay lên báo hiệu bộ binh đã vào tới, bắt sống trung tá Quang cùng toàn bộ ban tham mưu Trung đoàn 45 Sư 23, QĐ2 ngụy

CCB Mai Trí Bảo
(Nguyên trinh sát viên E675)
 

Hoàng_Phú Thọ

Xe container
Biển số
OF-307823
Ngày cấp bằng
14/2/14
Số km
7,074
Động cơ
690,069 Mã lực
Nơi ở
huyện Cẩm Khê - Phú Thọ
Sau khi giao anh Hải cho bệnh viện (ngày 12/3/1975) chúng tôi lên xe tiếp tục tiến về khu vực ngã ba Phước An, Nông Trại để tìm vị trí đặt đài quan sát chỉnh pháo bắn quân đổ bộ đường không. Lúc này tướng Phú tư lệnh quân đoàn 2 ngụy đang ráo riết điều động hai trung đoàn 44 và 45, trực thăng vận từ Pleiku tới để hòng tái chiếm Buôn Ma Thuột. Thành phố đang rất hỗn loạn, khói lửa mù trời, tiếng bom đạn vẫn rền vang không ngớt. Bỗng một quầng lửa bùng lên ngay trước đầu xe, kèm theo là tiếng nổ đinh tai lộng óc, mảnh bay rào rào. Thằng Hùng lái xe phanh gấp làm tất cả chúng tôi chúi về phía trước, rồi nhanh như chớp ba chân bốn cẳng sách súng và khí tài nhảy vọt xuống xe dạt vào hai bên vệ đường tìm nơi ẩn náu và chống trả.

Nhưng rồi không thấy địch bắn thêm phát nào nữa, chiếc xe xẹp hai lốp trước nằm chết dí giữa đường. Anh Hiền C trưởng ra lệnh bỏ xe lại để Hùng trông coi còn tất cả 6 người (anh Hiền, anh Mão Trung đội phó, Hùng Khuýp, Hưởng đen, Nhưỡng y tá và tôi) bỏ đường cái đi sâu vào các nương rẫy cắt phương vị đến đồi 326 để đặt đài. Trong nương rẫy lúc này cũng loạn xà ngầu, dân chúng chạy loạn từng đoàn, lẫn trong đó có cả tàn quân ngụy thất trận cởi bỏ đồ lính đi cùng. Chúng tôi biết cả nhưng thôi kệ vì đang phải khẩn trương đến chỗ đặt đài. Đồi 326 đây rồi, đây là một đồn điền cà phê của người Pháp, bên trong vắng ngắt, nhưng chung quanh được bao bọc lớp hàng rào bùng nhùng, có một cái cổng gỗ to tướng để vào, trên đỉnh đồi có một cái chòi, đúng là nơi đặt đài lý tưởng.

Chúng tôi dừng ngoài hàng rào hội ý. Anh Hiền phân công anh Mão và Hưởng đen vào trước để thám thính tình hình. Hai người thận trọng bước vào, đi được mấy chục bước thấy tình hình yên tĩnh anh Mão quay đầu lại định vẫy tay ra hiệu cho chúng tôi tiến vào thì bất thần từ ụ mối to khuất trong lùm cà phê một loạt AR15 chát chúa vang lên, anh Mão ôm ngực lảo đảo khựu xuống, Hưởng đen nhanh như cắt quạt một loạt AK về hướng đó rồi vọt trở ra, nhảy qua hàng rào bùng nhùng nhưng bị mắc luôn vào đó giãy giãy như con Ếch vướng xiếc vậy.

May mà loạt đạn bắn trả của nó khá chính xác làm tung đất ụ mối lên, nên mấy thằng địch phải chúi đầu tránh đạn, ngoài này chúng tôi cũng lia từng loạt AK điểm xạ và tung lựu đạn găm vào chúng. Hai thằng chết tại chỗ, ba thằng bung ụ mối tháo chạy. Anh Hiền, và Nhưỡng vội chạy đến chỗ anh Mão, tôi đuổi theo ba thằng ngụy bắn xối xả nhưng chẳng trúng thằng nào, chúng nhảy qua hàng rào chạy vào rừng mất dạng. Tôi quay lại chỗ hai thằng chết bắn bồi mấy loạt cho chắc ăn, còn Hùng Khuýp thì đến gỡ dây thép cho Hưởng.

Anh Mão bị hai viên AR15 xuyên qua ngực phải trổ một lỗ ra phía sau, bọt khí và máu cứ theo đó trào ra mỗi khi anh thở. Thằng Nhưỡng vội cắt một miếng áo mưa bịt vào lỗ thủng ấy rồi quấn bông băng qua người anh, nhưng chẳng ăn thua, miếng áo mưa cứ phùng lên xẹp xuống theo nhịp thở. Người anh cứ lả dần đi, môi mấp máy như muốn trăn trối điều gì. Anh Hiền ghé sát xuống nghe, chúng tôi ngồi quanh thấy anh thều thào yếu ớt:

- Tôi...ôi... rất ân hận chưa...ưa... đư...ược... đứng...

Anh Hiền hiểu ngay vấn đề liền ngồi ngay ngắn nói rất dõng dạc:

- Tôi thay mặt chi bộ chi ủy C20 tuyên bố kể từ giờ phút này đồng chí là Đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam!

Chúng tôi thấy đôi mắt anh Mão chợt sáng lên và nở nụ cười mãn nguyện, rồi anh nghẹo đầu sang một bên ngừng thở. Chúng tôi túm vào lay gọi rối rít nhưng anh đã đi rồi. Thằng Hưởng đen vừa vuốt mắt cho anh vừa khóc, chúng tôi đứng quanh không ai nói được câu gì, tất cả cùng lặng lẽ cúi đầu vĩnh biệt anh.

Anh Mão quê Nam Định, lớn tuổi và nhập ngũ trước chúng tôi. Anh hiền lành hóm hỉnh, nói năng thủ thỉ nhưng rất có duyên. Chiến đấu dũng cảm và đo đạc phần tử, tính toán tọa độ rất xuya, được cấp trên tin tưởng và đồng đội quý mến. Chỉ ngặt nỗi gia đình anh có người bác ruột đi nam năm 1954 nên rất nhiều lần đơn vị xét duyệt kết nạp Đảng cho anh nhưng đều không được. Anh Hiền là người hiểu rõ điều này nên hôm nay trước lúc sinh ly anh đã tuyên bố như trên và anh Mão đã ra đi trong mãn nguyện.

Sau khi mai táng anh Mão xong, chúng tôi hối hả tìm vị trí đặt đài, và phân công cảnh giới. Vì tàn binh địch còn lẩn khuất rất nhiều, chính năm thằng tấn công chúng tôi cũng thuộc dạng này, chắc chúng tưởng chúng tôi đi truy lùng nên với bắn như vậy.

Lúc này trên bầu trời Buôn Mê Thuột các loại máy bay cường kích từ sân bay Thành Sơn Phan Rang bay tới gầm rú ném bom dữ dội xuống chung quanh Phước An và Nông Trại dọn đường cho trực thăng đổ quân xuống đây.

Sáng mai (13/3) chúng tôi được lệnh quan sát chỉnh pháo bắn vào cao điểm 581 yểm trợ cho sư 10 tấn công E45 ngụy vừa đổ quân xuống. Với lợi thế nơi đặt đài lý tưởng quan sát rõ cả một vùng đông nam TP Buôn Mê Thuột nên chúng tôi chỉnh pháo bắn rất chính xác ghìm đầu quân địch xuống cho bộ binh xông lên tiêu diệt. Hôm sau (14/3) tiếp tục chi viện cho bộ binh áp sát Nông Trại đánh tan E44. Ngày 16/3 hai trung đoàn phản kích đã bị đánh tan rã hoàn toàn, còn mỗi sở chỉ huy E45 được lệnh rút chạy. Từ máy truyền tin tôi nghe rõ tiếng E phó Trần Sai vang lên.

- Bằng mọi giá các cậu phải quan sát và chỉnh pháo bắn chính xác kịp thời trong khu vực Phước An không cho bất cứ một chiếc trực thăng nào lên hoặc xuống, nhớ đấy.

Chúng tôi nhận lệnh và thay nhau quan sát bằng cả máy đo xa và ống nhòm. Chợt một chiếc HU1A đang phành phạch bay tới, anh Hiền vội gọi pháo bắn, nhưng chậm mất rồi nó đã đáp được xuống đất, nhưng phát pháo nổ quá gần làm tổ lái hoảng hồn bỏ luôn chiếc trực thăng cánh quạt đang còn quay tít chạy nhào vô hầm trú ẩn. Vừa lúc đó một quả pháo hiệu xanh bay lên báo hiệu bộ binh đã vào tới, bắt sống trung tá Quang cùng toàn bộ ban tham mưu Trung đoàn 45 Sư 23, QĐ2 ngụy

CCB Mai Trí Bảo
(Nguyên trinh sát viên E675)
Xin hỏi cụ làm thế nào xem được ảnh bia mộ liệt sĩ như này ạ ?
Nhà cháu tìm chú ruột mà chưa thấy:
IMG_20170710_140955.jpg
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,191
Động cơ
455,212 Mã lực
Ban đầu là chiếc xe tăng thật, sau đó thay bằng xe tăng mô hình! :)
Chiếc xe tăng T54 mang số hiệu 843 được đặt ở nhiều nơi như: Dinh Thống Nhất, Bảo tàng lịch sử quân đội (Xe tăng gốc), Bộ tư lệnh quân đoàn II, Binh chủng tăng thiết giáp, Bảo tàng chứng tích chiến tranh, thành phố Buôn Ma Thuột...
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,191
Động cơ
455,212 Mã lực
Ở lại cũng rất khó vì toàn bộ Tây Nguyên đã bị cắt còn mỗi đường 7 này. Đáng lẽ bỏ lại hết gia đình tính sau, lính lên xe chạy thẳng 1 mạch, còn lại rút theo đường không, bỏ hết đồ đạc.
Bên VNCH tuyên truyền là Việt Cộng vào sẽ giết hết, nên khi lính VNCH bỏ chạy là phải đi cùng gia đình
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Chuyện này hình như được dựng thành phim đúng ko cụ, nhân vật chính là trinh sát Hải.

Đầu Năm 1975 trên mặt trận B3 Tây nguyên đã diễn ra một chiến dịch âm thầm lặng lẽ những vô cùng khó khăn nguy hiểm là trinh sát các cứ điểm các mục tiêu quan trọng trên địa bàn thành phố Buôn Ma thuột, để chuẩn bị cho trận đánh mở màn chiến dịch mùa xuân 1975. Tổ trinh sát hỗn hợp trung đoàn 675 pháo binh chúng tôi được lệnh bí mật luồn sâu đo đạc căn cứ pháo binh Chư Nga nằm chếch về phía tây băc tp Buôn Ma Thuột khoảng 10km.
Sau khi điều nghiên trên bản đồ, tổ trinh sát do anh Nạo đại đội phó chỉ huy cắt rừng âm thầm tìm đến mục tiêu. Để đảm bảo bí mật tuyệt đối chỉ có anh Nạo và anh Sơn trung đội trưởng biết được mục tiêu, nhiệm vụ, còn lại hai trinh sát viên và Hải y tá chỉ đi theo đo đạc và bảo vệ. Bí mật như thế để đề phòng lỡ có ai bị địch bắt thì cũng không biết gì mà khai báo. Chúng tôi trang bị gọn nhẹ, mỗi người 1 súng AK báng gấp, 2 cơ số đạn, 2 quả lựu đạn mi ni, dao găm, tăng võng và lương khô, gạo rang. Phương châm đi không dấu, nấu không khói, nói không to, ho không ra tiếng. Chân chỉ đi tất, không được mang dầy dép. Người nọ cách người kia 4m, Tất cả tai mắt các giác quan phải căng ra mà quan sát mà nghe ngóng. Khi người đi đầu giơ tay lên ngang tai là phía sau phải dừng ngay lại, phẩy tay xuống là phải nằm xuống cho nhanh, phẩy tay sang bên nào là phải dạt ngay sang bên đó. Phải hết sức tránh địch, tránh dân, cấm kỵ không được nổ súng trước. Càng vào gần mục tiêu càng khó khăn, địch đi tuần, dân đi nương nên cứ phải tránh né hoặc nằm im chờ cho đi qua. Nhưng rồi với kinh nghiệm ba năm chinh chiến trinh sát trên chiến trường (72-75) nên sau 3 ngày điều nghiên chúng tôi cũng tìm được nơi đặt đài quan sát lý tưởng và đo đạc được toàn bộ mục tiêu. Sau đó chúng tôi trở về nơi tập kết an toàn và báo cáo toàn bộ quá trình quan sát đo đạc mục tiêu, cũng như tọa độ đặt đài quan sát, đánh dấu cẩn thận trên bản đồ. Cấp trên khen chúng tôi hoàn thành rất tốt nhiệm vụ được giao và được nghỉ 1ngày để hôm sau luồn sâu đo đạc khu kho Mai Hắc Đế, nằm sâu trong trung tâm TP Buôn Ma thuột. Nhưng vừa sáng ra đã thấy anh Nạo nét mặt đăm chiêu lo lắng triệu tập chúng tôi lại nói
- Đài kỹ thuật của ta bắt được tin chúng nó đang san ủi ở Chư Nga để đưa thêm pháo lớn vào, vậy tổ ta phải vào lần nữa để tìm hiểu tình hình và đo đạc tiếp.
Thế là chúng tôi lại khăn gói lên đường. Lần này chúng tôi đi nhanh hơn vì đỡ phải mở đường, khi đến nơi quả nhiên địch đã đưa thêm về đây 5 khẩu 155ly bố trí phía sau trận địa pháo 105 cũ. Đo đạc xong chúng tôi hối hả quay về, anh Sơn đề nghị mở đường khác về cho an toàn, nhưng anh Nạo gạt đi và nói
- Thời gian rất khẩn trương, ta phải về nhanh để còn vào Mai Hắc Đế, vả lại đường ta đi vẫn giữ được bí mật, quân địch chưa phát hiện ra.
Chúng tôi nghỉ đêm đúng nơi đã nghỉ lần trước và sự chủ quan này đã phải trả giá. Bọn biệt kích ngụy đã phát hiện ra dấu vết chúng tôi, chúng âm thầm đặt mìn Claymo và chờ đợi. Sáng ra ăn lương khô xong chúng tôi lên đường, vừa đi được mấy bước thì một tiếng nổ đinh tai nhức óc vang lên, anh Thưởng trinh sát viên và anh Hải y tá lảo đảo gục xuống. Biết đã bị lộ và bị phục kích anh Nạo ra lệnh cho anh Sơn lên chặn địch và vẫy tôi lại trao cho cái túi, trong đó đựng bản đồ và toàn bộ tài liệu ghi chép kết quả trinh sát, nói gấp gáp và nghiêm nghị
- Tôi giao nhiệm vụ cho đ/c bằng mọi giá phải đưa túi tài liệu này về ban trinh sát trung đoàn, nếu có chuyện gì thì dùng lựu đạn để hủy đi.
Tôi mếu máo
- Còn các anh thì sao?
- Chúng tớ không thể bỏ thương binh tử sỹ lại được, cậu đi đi...
Rồi anh đẩy vào vai tôi rất mạnh và dứt khoát. Tôi lau nước mắt rồi lao vụt đi. Vừa lúc đó tiếng súng nổi lên dữ dội, tiếng AK điểm xạ nghe đanh chắc, tiếng lựu đạn ùng oàng xen lẫn tiếng AR15 lẹt đẹt, tiếng thằng M79 cóc oành. Nhờ có hai anh chặn địch mà tôi thoát được vòng vây, chạy như chưa bao giờ được chạy vậy. Chiều muộn tôi về tới đơn vị, thở không ra hơi, chân tay rã rời, khát không thể nào chịu được. Trao túi tài liệu cho anh Truyện chủ nhiệm trinh sát trung đoàn và báo cáo toàn bộ tình hình rồi lả đi không biết gì nữa.
Suốt đêm hôm đó toàn đơn vị như ngồi trên đống lửa, phần lo cho số phận tổ trinh sát, phần lo cho kế hoạch bị bại lộ thì tất cả công sức của toàn đơn vị, toàn mặt trận, đổ xuống sông xuống biển hết.
Ngay đêm đó đ/c Phan Hàm tham mưu phó chiến dịch xuống đơn vị nắm tình hình và giao nhiệm vụ cho ban chỉ huy trung đoàn bằng mọi giá phải làm rõ số phận của tổ trinh sát.
Sáng mai dù còn mệt lả tôi vẫn phải gượng dậy dẫn tổ trinh sát khác đi tìm các anh.Tầm chiều thì đến nơi, khu vực đó giờ trở nên yên ắng lạ thường, chỉ còn lại mùi thuốc đạn khét lẹt, xen lẫn mùi máu tanh nồng. Tổ trinh sát bí mật triển khai bao vây quan sát, dò mìn khu vực, Sau khi biết chắc chắn an toàn, bọn địch đã bỏ đi chúng tôi tiến lại gần thì một cảnh tượng kinh hoàng bi tráng hiện ra trước mắt, thi thể anh Nạo, anh Sơn và anh Thưởng chúng dồn đống lại với nhau, riêng đầu anh Nạo bị chúng nó chặt rời ra khỏi thi thể, còn cậu Hải y tá thì không thấy xác đâu.
Sau khi quan sát phân tích tình huống, chúng tôi nhận định có thể Hải đã bị địch bắt về khai thác, rồi báo cáo về trung đoàn. Chúng tôi được lệnh quay về ngay, còn thi thể các liệt sỹ sẽ có bộ phận khác lo. Mấy ngày sau đó tình hình Buôn Ma Thuột trở nên căng thẳng, địch điều trung đoàn 45 từ Pleiku xuống tăng cường lùng sục, các đơn vị bộ đội ta buộc phải lùi ra và tăng cường công tác bảo mật.
Nhưng hình như địch không khai thác được gì, có lẽ chúng nghĩ chúng tôi chỉ là đơn vị nhỏ lẻ hoặc bộ phận nghi binh nên sau hai ngày lùng sục không thấy gì chúng lại rút quân về Pleiku. Thật may mắn thay quân ta đã hoàn toàn lừa được địch, kế hoạch nghi binh đã thành công và đêm mùng 9 rạng ngày 10 tháng 3/1975 quân ta nổ súng tiến công Buôn Ma Thuột, mở màn chiến dịch Mùa Xuân Đại Thắng lịch sử. Dàn pháo phản lực DKB và H12 của ta khai hỏa, đạn trùm lên các mục tiêu, bọn địch lập tức phản pháo, nhưng chúng tôi cũng kịp thời lên tiếng, nhờ đã đo đạc tính toán phần tử bắn cẩn thận nên Pháo chúng tôi (D74 122ly) đã rót trúng trận địa địch khóa mõm chúng lại cho xe tăng và bộ binh xông lên tiến vào Buôn Ma Thuột. Lúc này toàn thành phố chìm trong lửa đạn. Khu kho Mai Hắc Đế bị khói bao phủ che khuất, nên từ đài quan sát cũ không nhìn thấy gì, trung đoàn lập tức tổ chức tổ đài luồn sâu mang máy móc tìm địa thế thích hợp để chỉnh pháo bắn chính xác. Năm người chúng tôi vội vã lên đường, lúc bấy giờ bên ngoài TP không có cái nhà cao tầng nào cả, chúng tôi buộc phải vác máy lên ngọn cây để quan sát và chỉnh pháo. Bên dưới các đơn vị bộ binh hành quân cơ giới rầm rập chạy qua. Chợt một tiếng thét thất thanh
- ơ kìa! có thằng ngụy nó đang trên ngọn cây... liền theo là một loạt AK chát chúa, đạn bay sát sạt qua người, tổ cảnh giới hú hồn vội lao ra xua tay rối rít báo hiệu quân mình. Chiều 12/3 ta đã làm chủ trung tâm TP, tổ trinh sát tiến vào tìm vị trí đặt đài để đánh địch phản kích và yểm trợ bộ binh, đặc công đánh chiếm sân bay Hòa Bình. Bất ngờ bên đường có hai phụ nữ người thượng chừng 30 tuổi váy áo rất đẹp vẫy xe chúng tôi dừng lại. Một người trẻ hơn nói tiếng kinh rất sõi, chỉ vào người chị đang mang thai bị ngay miểng pháo găm vào bụng, nhờ chúng tôi chở vào viện cấp cứu. Chúng tôi khẩn trương đỡ hai chị em lên xe rồi tức tốc chở đi. Khi vào viện thấy bộ đội giải phóng tất cả y bác sĩ túa ra họ khẩn trương đưa người phụ nữ vào cấp cứu. Khi chúng tôi quay ra hành lang thì bất ngờ trong đám đông nằm ngồi ngổn ngang một người ngồi trên xe lăn, hai chân cụt ngủn, quấn băng kín mít kêu lên
- ối anh Bảo ơi cứu em với
Tôi giật mình quay lại và nhận ngay ra Hải, hai đứa ôm nhau nước mắt dàn dụa.
- Hải đấy ư, mày còn sống à, sao lại ra cơ sự này...?
- Vâng! Em đây, hôm đó sau khi mìn nổ, em bị thương vào chân, anh Thưởng hy sinh ngay lúc đó, khi anh Nạo, anh Sơn đánh lên cứu em thì cũng hy sinh nốt, chúng đưa em về dụ dỗ tra tấn rất dã man bắt em khai báo, nhưng em có biết gì đâu, nó tưởng em ngoan cố nên cắt cụt từng chân. Giờ em thành người tàn phế rồi các anh ơi hu hu hu ...!
Chúng tôi túm vào an ủi nó
- Thôi mày vậy là còn may, giờ thì sống chắc rồi, về quê có chế độ đãi ngộ lo gì, còn chúng tao vẫn phải đi đánh nhau nữa đây không biết sống chết thế nào, mày cứ yên tâm ở đây chúng tao báo về trung đoàn, sẽ có bộ phận chính sách đến đón mày về nhé.
Thế rồi chúng tôi gọi giám đốc bệnh viện đến nói
- Đây là người của chúng tôi, các ông phải chăm sóc thật chu đáo, không được để xảy bất cứ điều gì ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của anh ấy.
Cả bệnh viện dạ ran rối rít, lập tức đưa Hải vào phòng chăm sóc đặc biệt. Chúng tôi chia tay Hải, vui buồn lẫn lộn mông lung.
Sau này Hải về quê ở xã Quất Động, Thường Tín, HN. Nhưng do bị tra tấn tàn bạo nên được mấy năm thì mất. Viết đến đây xin dâng lên anh nén hương thành kính phân ưu.

Mai Trí Bảo
Nguyên trinh sát viên trung đoàn 675 pháo binh
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Tăng ở tượng đài ngã 6 tp BMT là 980 của QĐ3 cụ ơi.

Sau khi tham khảo các chuyên gia- nhất là các nhà nghiên cứu lịch sử quân sự và các tướng lĩnh đã tham gia trận đánh, năm 1997 chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã quyết định xây dựng lại tượng đài và thay chiếc xe tăng T34-85 bằng chiếc xe tăng T-54 là loại xe tăng chủ công trong trận đánh. Song do lúc đó, việc xin một chiếc xe tăng thật đặt lên tượng đài là hết sức khó khăn nên người ta đành phải đắp nó bằng bê tông.

Còn số hiệu xe được lấy là 980 bởi xe 980 là xe của Anh hùng Đoàn Sinh Hưởng - nguyên đại đội trưởng Đại đội xe tăng 9 của Trung đoàn 273 thời điểm 1975.

Đây là xe dẫn đầu đội hình thọc sâu của trận đánh, chính nó đã bắn sập cổng Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23, sau đó dẫn dắt đội hình xung phong đánh chiếm căn cứ này. Tiếp đó, xe 980 lại dẫn đầu đội hình đánh qua Ngã Năm lên Ngã Sáu. Với những chiến tích vẻ vang đó, số hiệu 980 đã được gắn cho chiếc xe trên tượng đài này.



Chiếc xe tăng T54 mang số hiệu 843 được đặt ở nhiều nơi như: Dinh Thống Nhất, Bảo tàng lịch sử quân đội (Xe tăng gốc), Bộ tư lệnh quân đoàn II, Binh chủng tăng thiết giáp, Bảo tàng chứng tích chiến tranh, thành phố Buôn Ma Thuột...
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
11,881
Động cơ
655,881 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Xin hỏi cụ làm thế nào xem được ảnh bia mộ liệt sĩ như này ạ ?
Nhà cháu tìm chú ruột mà chưa thấy:
Em có lần xem chương trình Trở về từ ký ức thấy bảo đang số hoá danh sách các liệt sĩ có tên ở các nghĩa trang liệt sĩ trên khắp cả nước. Em xem mấy năm trước rồi giờ không rõ xong chưa? Nếu như có dữ liệu đấy thì thân nhân liệt sĩ có thể dễ dàng biết người thân đang nằm đâu.
 

Light

Xe tăng
Biển số
OF-389814
Ngày cấp bằng
30/10/15
Số km
1,197
Động cơ
870,999 Mã lực
Em hóng chuyện lịch sử của Cụ Ngao và các cụ
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,367
Động cơ
351,412 Mã lực
Đầu Năm 1975 trên mặt trận B3 Tây nguyên đã diễn ra một chiến dịch âm thầm lặng lẽ những vô cùng khó khăn nguy hiểm là trinh sát các cứ điểm các mục tiêu quan trọng trên địa bàn thành phố Buôn Ma thuột, để chuẩn bị cho trận đánh mở màn chiến dịch mùa xuân 1975. Tổ trinh sát hỗn hợp trung đoàn 675 pháo binh chúng tôi được lệnh bí mật luồn sâu đo đạc căn cứ pháo binh Chư Nga nằm chếch về phía tây băc tp Buôn Ma Thuột khoảng 10km.
Sau khi điều nghiên trên bản đồ, tổ trinh sát do anh Nạo đại đội phó chỉ huy cắt rừng âm thầm tìm đến mục tiêu. Để đảm bảo bí mật tuyệt đối chỉ có anh Nạo và anh Sơn trung đội trưởng biết được mục tiêu, nhiệm vụ, còn lại hai trinh sát viên và Hải y tá chỉ đi theo đo đạc và bảo vệ. Bí mật như thế để đề phòng lỡ có ai bị địch bắt thì cũng không biết gì mà khai báo. Chúng tôi trang bị gọn nhẹ, mỗi người 1 súng AK báng gấp, 2 cơ số đạn, 2 quả lựu đạn mi ni, dao găm, tăng võng và lương khô, gạo rang. Phương châm đi không dấu, nấu không khói, nói không to, ho không ra tiếng. Chân chỉ đi tất, không được mang dầy dép. Người nọ cách người kia 4m, Tất cả tai mắt các giác quan phải căng ra mà quan sát mà nghe ngóng. Khi người đi đầu giơ tay lên ngang tai là phía sau phải dừng ngay lại, phẩy tay xuống là phải nằm xuống cho nhanh, phẩy tay sang bên nào là phải dạt ngay sang bên đó. Phải hết sức tránh địch, tránh dân, cấm kỵ không được nổ súng trước. Càng vào gần mục tiêu càng khó khăn, địch đi tuần, dân đi nương nên cứ phải tránh né hoặc nằm im chờ cho đi qua. Nhưng rồi với kinh nghiệm ba năm chinh chiến trinh sát trên chiến trường (72-75) nên sau 3 ngày điều nghiên chúng tôi cũng tìm được nơi đặt đài quan sát lý tưởng và đo đạc được toàn bộ mục tiêu. Sau đó chúng tôi trở về nơi tập kết an toàn và báo cáo toàn bộ quá trình quan sát đo đạc mục tiêu, cũng như tọa độ đặt đài quan sát, đánh dấu cẩn thận trên bản đồ. Cấp trên khen chúng tôi hoàn thành rất tốt nhiệm vụ được giao và được nghỉ 1ngày để hôm sau luồn sâu đo đạc khu kho Mai Hắc Đế, nằm sâu trong trung tâm TP Buôn Ma thuột. Nhưng vừa sáng ra đã thấy anh Nạo nét mặt đăm chiêu lo lắng triệu tập chúng tôi lại nói
- Đài kỹ thuật của ta bắt được tin chúng nó đang san ủi ở Chư Nga để đưa thêm pháo lớn vào, vậy tổ ta phải vào lần nữa để tìm hiểu tình hình và đo đạc tiếp.
Thế là chúng tôi lại khăn gói lên đường. Lần này chúng tôi đi nhanh hơn vì đỡ phải mở đường, khi đến nơi quả nhiên địch đã đưa thêm về đây 5 khẩu 155ly bố trí phía sau trận địa pháo 105 cũ. Đo đạc xong chúng tôi hối hả quay về, anh Sơn đề nghị mở đường khác về cho an toàn, nhưng anh Nạo gạt đi và nói
- Thời gian rất khẩn trương, ta phải về nhanh để còn vào Mai Hắc Đế, vả lại đường ta đi vẫn giữ được bí mật, quân địch chưa phát hiện ra.
Chúng tôi nghỉ đêm đúng nơi đã nghỉ lần trước và sự chủ quan này đã phải trả giá. Bọn biệt kích ngụy đã phát hiện ra dấu vết chúng tôi, chúng âm thầm đặt mìn Claymo và chờ đợi. Sáng ra ăn lương khô xong chúng tôi lên đường, vừa đi được mấy bước thì một tiếng nổ đinh tai nhức óc vang lên, anh Thưởng trinh sát viên và anh Hải y tá lảo đảo gục xuống. Biết đã bị lộ và bị phục kích anh Nạo ra lệnh cho anh Sơn lên chặn địch và vẫy tôi lại trao cho cái túi, trong đó đựng bản đồ và toàn bộ tài liệu ghi chép kết quả trinh sát, nói gấp gáp và nghiêm nghị
- Tôi giao nhiệm vụ cho đ/c bằng mọi giá phải đưa túi tài liệu này về ban trinh sát trung đoàn, nếu có chuyện gì thì dùng lựu đạn để hủy đi.
Tôi mếu máo
- Còn các anh thì sao?
- Chúng tớ không thể bỏ thương binh tử sỹ lại được, cậu đi đi...
Rồi anh đẩy vào vai tôi rất mạnh và dứt khoát. Tôi lau nước mắt rồi lao vụt đi. Vừa lúc đó tiếng súng nổi lên dữ dội, tiếng AK điểm xạ nghe đanh chắc, tiếng lựu đạn ùng oàng xen lẫn tiếng AR15 lẹt đẹt, tiếng thằng M79 cóc oành. Nhờ có hai anh chặn địch mà tôi thoát được vòng vây, chạy như chưa bao giờ được chạy vậy. Chiều muộn tôi về tới đơn vị, thở không ra hơi, chân tay rã rời, khát không thể nào chịu được. Trao túi tài liệu cho anh Truyện chủ nhiệm trinh sát trung đoàn và báo cáo toàn bộ tình hình rồi lả đi không biết gì nữa.
Suốt đêm hôm đó toàn đơn vị như ngồi trên đống lửa, phần lo cho số phận tổ trinh sát, phần lo cho kế hoạch bị bại lộ thì tất cả công sức của toàn đơn vị, toàn mặt trận, đổ xuống sông xuống biển hết.
Ngay đêm đó đ/c Phan Hàm tham mưu phó chiến dịch xuống đơn vị nắm tình hình và giao nhiệm vụ cho ban chỉ huy trung đoàn bằng mọi giá phải làm rõ số phận của tổ trinh sát.
Sáng mai dù còn mệt lả tôi vẫn phải gượng dậy dẫn tổ trinh sát khác đi tìm các anh.Tầm chiều thì đến nơi, khu vực đó giờ trở nên yên ắng lạ thường, chỉ còn lại mùi thuốc đạn khét lẹt, xen lẫn mùi máu tanh nồng. Tổ trinh sát bí mật triển khai bao vây quan sát, dò mìn khu vực, Sau khi biết chắc chắn an toàn, bọn địch đã bỏ đi chúng tôi tiến lại gần thì một cảnh tượng kinh hoàng bi tráng hiện ra trước mắt, thi thể anh Nạo, anh Sơn và anh Thưởng chúng dồn đống lại với nhau, riêng đầu anh Nạo bị chúng nó chặt rời ra khỏi thi thể, còn cậu Hải y tá thì không thấy xác đâu.
Sau khi quan sát phân tích tình huống, chúng tôi nhận định có thể Hải đã bị địch bắt về khai thác, rồi báo cáo về trung đoàn. Chúng tôi được lệnh quay về ngay, còn thi thể các liệt sỹ sẽ có bộ phận khác lo. Mấy ngày sau đó tình hình Buôn Ma Thuột trở nên căng thẳng, địch điều trung đoàn 45 từ Pleiku xuống tăng cường lùng sục, các đơn vị bộ đội ta buộc phải lùi ra và tăng cường công tác bảo mật.
Nhưng hình như địch không khai thác được gì, có lẽ chúng nghĩ chúng tôi chỉ là đơn vị nhỏ lẻ hoặc bộ phận nghi binh nên sau hai ngày lùng sục không thấy gì chúng lại rút quân về Pleiku. Thật may mắn thay quân ta đã hoàn toàn lừa được địch, kế hoạch nghi binh đã thành công và đêm mùng 9 rạng ngày 10 tháng 3/1975 quân ta nổ súng tiến công Buôn Ma Thuột, mở màn chiến dịch Mùa Xuân Đại Thắng lịch sử. Dàn pháo phản lực DKB và H12 của ta khai hỏa, đạn trùm lên các mục tiêu, bọn địch lập tức phản pháo, nhưng chúng tôi cũng kịp thời lên tiếng, nhờ đã đo đạc tính toán phần tử bắn cẩn thận nên Pháo chúng tôi (D74 122ly) đã rót trúng trận địa địch khóa mõm chúng lại cho xe tăng và bộ binh xông lên tiến vào Buôn Ma Thuột. Lúc này toàn thành phố chìm trong lửa đạn. Khu kho Mai Hắc Đế bị khói bao phủ che khuất, nên từ đài quan sát cũ không nhìn thấy gì, trung đoàn lập tức tổ chức tổ đài luồn sâu mang máy móc tìm địa thế thích hợp để chỉnh pháo bắn chính xác. Năm người chúng tôi vội vã lên đường, lúc bấy giờ bên ngoài TP không có cái nhà cao tầng nào cả, chúng tôi buộc phải vác máy lên ngọn cây để quan sát và chỉnh pháo. Bên dưới các đơn vị bộ binh hành quân cơ giới rầm rập chạy qua. Chợt một tiếng thét thất thanh
- ơ kìa! có thằng ngụy nó đang trên ngọn cây... liền theo là một loạt AK chát chúa, đạn bay sát sạt qua người, tổ cảnh giới hú hồn vội lao ra xua tay rối rít báo hiệu quân mình. Chiều 12/3 ta đã làm chủ trung tâm TP, tổ trinh sát tiến vào tìm vị trí đặt đài để đánh địch phản kích và yểm trợ bộ binh, đặc công đánh chiếm sân bay Hòa Bình. Bất ngờ bên đường có hai phụ nữ người thượng chừng 30 tuổi váy áo rất đẹp vẫy xe chúng tôi dừng lại. Một người trẻ hơn nói tiếng kinh rất sõi, chỉ vào người chị đang mang thai bị ngay miểng pháo găm vào bụng, nhờ chúng tôi chở vào viện cấp cứu. Chúng tôi khẩn trương đỡ hai chị em lên xe rồi tức tốc chở đi. Khi vào viện thấy bộ đội giải phóng tất cả y bác sĩ túa ra họ khẩn trương đưa người phụ nữ vào cấp cứu. Khi chúng tôi quay ra hành lang thì bất ngờ trong đám đông nằm ngồi ngổn ngang một người ngồi trên xe lăn, hai chân cụt ngủn, quấn băng kín mít kêu lên
- ối anh Bảo ơi cứu em với
Tôi giật mình quay lại và nhận ngay ra Hải, hai đứa ôm nhau nước mắt dàn dụa.
- Hải đấy ư, mày còn sống à, sao lại ra cơ sự này...?
- Vâng! Em đây, hôm đó sau khi mìn nổ, em bị thương vào chân, anh Thưởng hy sinh ngay lúc đó, khi anh Nạo, anh Sơn đánh lên cứu em thì cũng hy sinh nốt, chúng đưa em về dụ dỗ tra tấn rất dã man bắt em khai báo, nhưng em có biết gì đâu, nó tưởng em ngoan cố nên cắt cụt từng chân. Giờ em thành người tàn phế rồi các anh ơi hu hu hu ...!
Chúng tôi túm vào an ủi nó
- Thôi mày vậy là còn may, giờ thì sống chắc rồi, về quê có chế độ đãi ngộ lo gì, còn chúng tao vẫn phải đi đánh nhau nữa đây không biết sống chết thế nào, mày cứ yên tâm ở đây chúng tao báo về trung đoàn, sẽ có bộ phận chính sách đến đón mày về nhé.
Thế rồi chúng tôi gọi giám đốc bệnh viện đến nói
- Đây là người của chúng tôi, các ông phải chăm sóc thật chu đáo, không được để xảy bất cứ điều gì ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của anh ấy.
Cả bệnh viện dạ ran rối rít, lập tức đưa Hải vào phòng chăm sóc đặc biệt. Chúng tôi chia tay Hải, vui buồn lẫn lộn mông lung.
Sau này Hải về quê ở xã Quất Động, Thường Tín, HN. Nhưng do bị tra tấn tàn bạo nên được mấy năm thì mất. Viết đến đây xin dâng lên anh nén hương thành kính phân ưu.

Mai Trí Bảo
Nguyên trinh sát viên trung đoàn 675 pháo binh
Thực tế là có vài chiến sĩ của ta đã bị bắt và khai ra kế hoạch đánh BMT nhưng công tác nghi binh của ta quá tốt nên phía VNCH vẫn không tin.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top