[TT Hữu ích] Từ Phước Long, Ban Mê Thuột tới Chiến dịch Hồ Chí Minh

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,496
Động cơ
1,139,723 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_27 (1).jpeg

27-3-1975 – Học sinh trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng (Sài Gòn) ném đá tấn công cảnh sát trong một cuộc biểu tình chống quân dịch ở Sài Gòn, ngày 27 tháng 3, 1975. Các học sinh tức giận trước những thay đổi trong luật động viên, hạ tuổi nhập ngũ xuống 17. Sự thay đổi diễn ra do tình hình quân sự ngày càng thêm nghiêm trọng. Ảnh: Lỗ Vinh
Góc ngã tư Pasteur-Huỳnh Thúc Kháng
Chữ trong tấm biển ở bìa phải: HÃY TĂNG TUỔI HSKT (học sinh kỹ thuật) và đồng phục cho biết đây là Học sinh Trung học Kỹ thuật Cao Thắng, số 65 Huỳnh Thúc Kháng, Quận 1
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,496
Động cơ
1,139,723 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_29 (2) .jpg

29-3-1975 – tàu chở hàng trăm người tị nạn từ miền Trung cập cảng Sài gòn. Ảnh: Đặng Văn Phước
Sài Gòn 1975_3_29 (3) .jpeg

29-3-1975 – đám đông sợ hãi chen chúc trên boong tàu buôn Pioneer Contender khi nó cập cảng Cam Ranh. Con tàu chở 5.600 người tị nạn và khoảng 40 người Mỹ rời Đà Nẵng. Ảnh: Huỳnh Công Út/ Nick Ut
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,496
Động cơ
1,139,723 Mã lực
Sài Gòn 1975_3_29 (4) .jpg

Các y sĩ Nhảy dù Nam Việt Nam săn sóc cho những binh sĩ bị thương trong trận chiến ở phía tây bắc Sài Gòn vào thứ Sáu, ngày 29 tháng 3 năm 1975 sau một cuộc đụng độ giữa quân đội chính phủ và lực lượng Bắc Việt Nam tại tỉnh Tây Ninh nơi đang gặp khó khăn. Trong khi đó, ở phía bắc, các lực lượng Bắc Việt đang pháo kích và bắn rocket vào vùng lân cận Đà Nẵng và tình hình ở đó đã khiến việc di tản hàng ngàn người tị nạn phải ngừng lại.

Sài Gòn 1975_3_30 (1)a.jpg

30-3-1974 – Binh sĩ VNCH trên xe tăng ở Tây Ninh trước ngày Sài gòn sụp đổ. Ảnh: The Asahi Shimbun
Sài Gòn 1975_3_30 (2).jpg
Sài Gòn 1975_3_30 (3).jpg
Sài Gòn 1975_3_30 (4).jpg
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
9,511
Động cơ
317,847 Mã lực
Ninh Thuận 1975_4_16 (6).jpg

Sư đoàn 3 Sao Vàng hành quân thần tốc vào giải phóng Ninh Thuận, tháng 4-1975
(em viết theo chú thích, chưa thấy nghe tên Sư đoàn Sao Vàng)
Ninh Thuận 1975_4_16 (7).jpg

Trận chiến Phan Rang - Xuân Lộc tháng 4/1975
Sư đoàn Sao Vàng có từ tháng 2/1965 rồi cụ. Nổi tiếng trong ctbg phía bắc ở trận cầu KK với tên sư 3- Sv. Nay thuộc qk1.
 

minh_viet.78

Xe buýt
Biển số
OF-723568
Ngày cấp bằng
3/4/20
Số km
712
Động cơ
85,014 Mã lực
Năm 1975 nếu Thiệu không ra lệnh bỏ Tây Nguyên thì theo các cụ ta có giải phóng miền Nam trong năm 75 không mà không hiểu tại sao Thiệu lại ra lệnh rút bỏ Tây Nguyên nhỉ vì ai cũng biết Tây Nguyên là mái nhà Đông Dương
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,496
Động cơ
1,139,723 Mã lực
Sai gon 1975_3_31 (1).jpg

31-3-1975 – tại Nha Trang, Tổng Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ Frederick Weyand nói chuyện với các phóng viên Mỹ. Weyand đến Nam Việt Nam trong một nhiệm vụ tìm hiểu sự thật cho Tổng thống Ford. Ông có mặt tại Nha Trang để hội đàm với Tư lệnh Quân đoàn II Phạm Văn Phú
Weyand từng là Tư lệnh Sư đoàn bộ binh 25 "Tia chớp nhiệt đới" có Đại bản doanh ở Đồng Dù, gần Củ Chi. Ông được bổ nhiện làm Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, kế nhiệm Westmoreland. Tổng thống Gerald Ford cử ông đến Sài Gòn để nghiên cứu và cho lời khuyên nên cứu chế độ Sài Gòn như thế nào
Sài Gòn 1975_4_3 (x1).jpg

3-4-1975 – Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong văn phòng của ông tại Phủ Tổng thống chờ gặp Tổng tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ Fredrick Weyand và Đại sứ Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam Graham Martin, những người có mặt ở đó theo lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ Gerald R Ford để xem có điều gì có thể xảy ra được thực hiện để ngăn chặn làn sóng tiến công của Bắc Việt. Ảnh: David Hume Kennerly
Sài Gòn 1975_4_3 (x2).jpg


3-4-1975 – Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong văn phòng của ông tại Phủ Tổng thống tiếp Tổng tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ Fredrick Weyand và Đại sứ Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam Graham Martin, những người có mặt ở đó theo lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ Gerald R Ford để xem có điều gì có thể xảy ra được thực hiện để ngăn chặn làn sóng tiến công của Bắc Việt. Ảnh: David Hume Kennerly
Sài Gòn 1975_4_3 (x3).jpg

Phóng viên chiến trường Peter Arnett chụp với Tướng Frederick Weyand trong một bức ảnh không ghi ngày tháng ở miền Nam Việt Nam. (Ảnh AP)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,496
Động cơ
1,139,723 Mã lực
Sai gon 1975_3_31 (2).jpg

31-3-1975 – dân chúng từ Tây Ninh bỏ chạy trên Quốc lộ 1 về Sài gòn

Sai gon 1975_3_31 (3).jpg

31-3-1975 - xe đạp, người và hàng hóa chất thành đống cao chênh vênh trên một chiếc xe tải của người quản lý Nam Việt Nam từ các bến cảng ở Vịnh Cam Ranh đến một trung tâm tái định cư vào Chủ Nhật, ngày 31 tháng 3 năm 1975. Những người này đều nằm trong số những người cuối cùng rời Đà Nẵng. Ảnh: Đặng Văn Phước
 

DV2004

Xe tăng
Biển số
OF-32300
Ngày cấp bằng
25/3/09
Số km
1,238
Động cơ
1,129,880 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Rút quân thò cần gì bí mật xin rút có khí được mở đường đàng hoàng tránh đổ máu. Mấy ông VNCH cứ làm trò, thua là phải.
Tiến đánh mới cần bí mật, bất ngờ.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,209
Động cơ
84,726 Mã lực
Sắp đến đợt nghỉ 30/4 dài nhất từ trước đến nay. Nghĩ đến ngày này ai cũng hân hoan, tự hào, ... khi thời đại Hồ Chí MInh là thời đại rực rỡ nhất của dân tộc. Nam Bắc nối liền, giang sơn thu về một mối, mảnh đất cha ông để lại đã được làm chủ hoàn toàn thực sự, ... Nhiều cảm xúc khó tả!
 

hauyenhd

Xe container
Biển số
OF-495122
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
6,229
Động cơ
3,459,049 Mã lực
E hóng tư liệu cụ Ngao. Chúc cụ nhiều sức khoẻ!
 

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,742
Động cơ
226,913 Mã lực
16-4-1975 – Quân Giải phóng đánh chiếm Phan Rang, tỉnh lỵ Ninh Thuận, lá chắn thép của chính quyền VNCH
Ninh Thuận 1975_4_16 (1).jpg
Ninh Thuận 1975_4_16 (2).jpg
Ninh Thuận 1975_4_16 (3).jpg
Ninh Thuận 1975_4_16 (4).jpg
Ninh Thuận 1975_4_16 (5).jpg
Đây là hình bố em chụp ( ngồi phía trước ) sau khi tiến quân vào giải phóng Phan Rang, chú ngồi phía sau hy sinh sau đó vài hôm trong lúc truy quét phiến quân Fulro. Bố em kể khi tiến vào Phan Rang hầu như không có sự kháng cự, có chị em nhà ông Thiệu sợ quá nhảy sông tự vẫn, dân thì đc tuyên truyền là 7 ông bộ đội bắc Việt đu cảnh đu đủ không gãy, và dân vùng này rất ít phải chứng kiến cảnh đánh nhau, bom rơi, đạn lạc vì là quê hương của Thiệu
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,498
Động cơ
222,062 Mã lực
Năm 1975 nếu Thiệu không ra lệnh bỏ Tây Nguyên thì theo các cụ ta có giải phóng miền Nam trong năm 75 không mà không hiểu tại sao Thiệu lại ra lệnh rút bỏ Tây Nguyên nhỉ vì ai cũng biết Tây Nguyên là mái nhà Đông Dương
Có thể kéo dài 1 tí vì sau đó là mùa mưa, vận chuyển đường Trường Sơn khó khăn. Còn diễn biến tiếp theo thì có ghi trong nghị quyết đó, là tiến ra biển cắt đôi Miền trung, sau đó ép về 2 hướng Sài Gòn và Đà Nẵng.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,209
Động cơ
84,726 Mã lực
Nay, người Mỹ đã rút lui, khách sạn trống rỗng, xích lô không còn khách sộp, 200.000 gái điếm hết nguồn sống, chợ đen không còn đầy ắp hàng như xưa, xăng dầu phải hạn chế... tất cả những thứ đó khiến xã hội Nam Việt Nam càng thêm ngột ngạt, tuy vẫn sản xuất được nhiều hàng hoá hơn miền Bắc Việt Nam như gạo, ô tô La Dalat, bột giặt, mì ăn liền, mì chính...
Hà Nội hoạch định kế hoạch cho năm 1975 là tấn công chiếm lấy Tây Nguyên, với hy vọng sẽ chiếm được trước tháng 10/1975. Không cán bộ cao cấp nào ở Hà Nội nghĩ rằng chỉ sau gần hai tháng tấn công, đã thống nhất đất nước.
200k gái điếm phục vụ lính Mỹ còn tồn đọng đến ngày giải phóng mà bên thắng trận phải chữa bệnh giang mai, hủi lậu, ... nhân đạo.
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,530
Động cơ
471,093 Mã lực
Sư đoàn Sao Vàng có từ tháng 2/1965 rồi cụ. Nổi tiếng trong ctbg phía bắc ở trận cầu KK với tên sư 3- Sv. Nay thuộc qk1.
Trận Khánh Khê là sư 337 mới thành lập ở Nghệ An ra chặn quân Tàu ở đây, ko cho quân tàu qua sông đánh vòng lại bọc hậu sư 3 đang bảo vệ TX Lạng Sơn. Không qua được Khánh Khê quân Tàu men theo bờ bắc sông Kỳ Cùng về chỗ bệnh viện phổi Lạng Sơn thì chạm súng với sư 338 cũng vừa mới lên. Tại đây sau 1, 2 ngày thì tướng Hoàng Đan bị phục suýt chết
 

AcMilan90

Xe tăng
Biển số
OF-145863
Ngày cấp bằng
15/6/12
Số km
1,240
Động cơ
883,905 Mã lực
Từ năm 1990 em đã đọc cuốn hồi ký của 1 lính VNCH, 30-4 những người tháo chạy, miêu tả đoàn người bỏ chạy từ Huế vào đến SG. Chạy đằng trước thì quân ta đuổi đằng sát sau thì phòng tuyến nào chẳng tan. Lính đang phòng ngự thấy bọn kia chạy thì mình cũng chạy thôi, cản không cho chạy thì bị bắn trước.
 

nadushop

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-192166
Ngày cấp bằng
2/5/13
Số km
4,496
Động cơ
382,423 Mã lực
Nơi ở
Nadu Shop Order Japan
Vâng thì nhiều lý do mà người dân nói chung lúc đó cũng không tin là giải phóng SG trong 75 được.

Ngoài khách quan như thực lực đối phương, mức độ can thiệp của Mỹ, những quyết định đi vào lòng đất của anh Thiệu, ... thì chủ quan là ta đã hai lần hy vọng rồi thất vọng nên tâm lý cũng không còn như trước nữa. Hồi xưa em có lần gặp bác Lê Khả Phiêu, bác ấy kể lại hồi năm 68 quân ta gần như tin chắc thắng lợi nên gần như bỏ hết căn cứ ở rừng núi kéo về SG, đến khi không thành thì hết chỗ quay về luôn.
Em nghe bố em kể ngày tin giải phóng Miền Nam ra đến ngoài này dân mình vui như chưa từng có, bỏ hết mọi việc đang làm đổ ra ăn mừng. Nó là mong mỏi tốn bao xương máu của toàn dân tộc mình trong suốt mấy chục năm để có được ngày toàn thắng thống nhất đất nước!
 

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,267
Động cơ
121,541 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
Có lần e xem 1 video nói quân VNCH lập phòng tuyến Phan Rang vì đấy là quê của Thiệu (hoặc có thể Thiệu ép bên quân đội phải chọn Phan Rang). Chọn Phan Rang về mặt chiến thuật là sai lầm, phải chọn Phan Thiết, vì điểm đó gần Xuân Lộc hơn, hỗ trợ cho nhau được.
Phan Rang địa hình hiểm trở từ Cam Ranh vào gần như là đường độc đạo , có sân bay lớn , có đường thông lên Đà Lạt thì lập phòng tuyến là đúng .
Phan Thiết địa hình trống trải , sân bay khá nhỏ lập phòng tuyến ở đó chắc quân Giải Phóng đánh 1 ngày là bay
 

hitle888

Xe container
Biển số
OF-77541
Ngày cấp bằng
10/11/10
Số km
5,252
Động cơ
724,519 Mã lực
Vnch đen cái là đá sân nhà, lực lượng cđv (gia đình) ngay gần nên khi rút quân là tan vỡ ngay, ông nào cũng nhăm nhăm lo cho gia đình, bỏ đội ngũ.
sau ta cũng rút kinh nghiệm, đảo quân nghĩa vụ tỉnh này sang tỉnh khác cho đỡ tụt tạt
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,900
Động cơ
493,448 Mã lực
Nay, người Mỹ đã rút lui, khách sạn trống rỗng, xích lô không còn khách sộp, 200.000 gái điếm hết nguồn sống, chợ đen không còn đầy ắp hàng như xưa, xăng dầu phải hạn chế... tất cả những thứ đó khiến xã hội Nam Việt Nam càng thêm ngột ngạt, tuy vẫn sản xuất được nhiều hàng hoá hơn miền Bắc Việt Nam như gạo, ô tô La Dalat, bột giặt, mì ăn liền, mì chính...
Hà Nội hoạch định kế hoạch cho năm 1975 là tấn công chiếm lấy Tây Nguyên, với hy vọng sẽ chiếm được trước tháng 10/1975. Không cán bộ cao cấp nào ở Hà Nội nghĩ rằng chỉ sau gần hai tháng tấn công, đã thống nhất đất nước.
Có con số thống kê chính thống ko cụ, em thấy 200K gái điếm nghe có vẻ hơi quá?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top