Năm 68 nếu Mỹ Nguỵ đánh thẳng ra Hà nội thì hồi đó khả năng không còn quân để mà đánh đúng không các cụ. Sao nó không dám đánh nhỉ. Hoặc hồi Thành cổ mà nó đánh sang bờ Bến Hải liệu mình có quân để đánh nữa không?
Xin trả lời câu hỏi của cụ:
Trước khi đưa quân sang Việt Nam tham chiến, Mỹ đã phải đưa ra cái gọi là "Chiến tranh hạn chế", như thông báo với Liên Xô và Trung Quốc rằng chúng tôi hạn chế chiến tranh đến biên giới Việt -Trung và ở Bắc Việt Nam không có bộ binh chiến đấu, chỉ ném bom các cơ sở quân sự (ta gọi là "chiến tranh phá hoại")
Westmoreland, Tư lệnh Mỹ ở Việt Nam được cấp giấy phép đánh qua sông Bến Hải 20 km, nhưng ông ta không sử dụng. Thậm chí ông ta đề nghị không ném bom Bắc Việt Nam nữa mà đưa số máy bay đó phục vụ ở Nam Việt Nam
Rõ ràng Mỹ không muốn, hoặc không dám nhảy ra miền Bắc. Nếu xảy ra thì câu chuyện sẽ rẽ sang hướng khác, đó là điều mà Tổng thống Lyndon Johnson không muốn.
Ngay cái việc ném bom Bắc Việt Nam và đưa quân đội sang chiến đấu ở Nam Việt Nam đã vượt qua giới hạn cái "giấy phép con" mà Lyndon Johnson có được sau khi lừa Quốc hội Hoa Kỳ và dân chúng Mỹ hôm 8/8/1964 khi dựng ra cái gọi là Sự kiện Vinh Bắc Bộ
Đây là “Nghị quyết Vịnh Bắc bộ” do Quồc hội chuẩn y cho phép tổng thống gây chiến ở VN mà không cẳn báo cáo Quốc hội
10-8-1964 - Tổng thống Lyndon Johnson tại Nhà Trắng, ký ban hành Nghị quyết Vinh Bắc Bộ đề ông rộng tay phát động chiến tranh ở Đông Nam Á
Trung Quốc đưa sang Việt Nam lúc cao điểm chừng 50.000 binh sĩ và dân công xây dựng đường xá. Binh sĩ Trung Quốc bảo vệ Khu Gang thép Thái Nguyên. Binh sĩ Trung Quốc lái xe vận tải chở hàng trên lãnh thổ Bắc Việt Nam nhưng chỉ được phép hoạt động
từ biên giới Việt Trung, đến chỗ Dốc Xây (Tam Điệp) thuộc địa phận Ninh Bình. Tại Vịnh Hạ Long, Trung Quốc cũng xây dựng một số công sự trên các hòn đảo phòng hờ Mỹ tấn công.
Trung Quốc cũng tính đến nếu Mỹ đổ quân xuống Khu 4 cắt đứt vùng cán xoong, thì họ buộc phải đưa lực lượng tới hỗ trợ
Phia ta, cũng lo ngại Mỹ đổ bộ xuống Khu 4, nên từ Thanh hoá vào đến Quảng Bình đã xây dựng lực lượng dân quân có pháo 122 mm phòng thủ bờ biển, nhưng mỏng và ít
Dưới đây là một đoạn trích trong cuốn sách (xin phép không đưa tên và tác giả) để các cụ tham khảo
Sau này, vào năm 1977, khi tôi đi trong đoàn quân sự do đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu sang Liên xô, Ba Lan, Đông Đức, Hungari, Trung Quốc... tôi có dịp hỏi tướng Giáp về thời kỳ chiến tranh Việt-Mỹ. Trong đoàn còn có thượng tướng Lê Trọng Tấn, Tổng tham mưu trưởng. Tướng Giáp nhắc lại: hồi năm 1964, 1965, ông rất lo là quân Mỹ và quân miền Nam đổ bộ và nhảy dù chiếm một vùng nhỏ ở Quân khu 4. Rất lo vì lúc ấy Liên xô chưa chắc đã có hành động gì, vì ở quá xa. Còn Trung Quốc thì đã nói rõ là họ bất động! Họ bị cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1951-1953 làm nản chí, e ngại. “Chống Mỹ viện Triều” đã quá tốn kém, nay lại “chống Mỹ viện Việt” thì không còn sức nữa? Ông Giáp lo vì Mỹ rất dễ hành động như vậy, không cần nhiều quân, chỉ một, hai sư đoàn với một phần hạm đội 7 và không quân ở miền Nam, ở Thái Lan là thừa sức làm việc ấy. Họ sẽ làm cho miền Bắc khó duy trì được sự chi viện miền Nam, mà phải lo dành lực lượng để bảo vệ miền Bắc, căn cứ hậu phương lớn của cả nước. May quá, điều ấy đã không xảy ra?
“Nếu không thì chiều hướng chiến tranh sẽ không thuận lợi như đã xảy ra!”, ông mỉm cười kết luận như vậy.
Cũng vào dịp ấy, tôi phỏng vấn đùa tướng Lê Trọng Tấn:
“Nếu anh là tướng Mỹ hồi chiến tranh, anh sẽ chỉ huy ra sao, với hành động quân sự gì?
Tướng Tấn vốn ít nói, thâm trầm, nổi tiếng là nhiều kinh nghiệm, có năng khiếu chi huy, đã trả lời tôi:
“Họ có phương tiện cơ động lớn, nhưng họ không có cách đánh hiểm. Tôi mà là chỉ huy quân đội Mỹ, thì hồi năm 1964, 1965, tôi sẽ tiến công chiếm một đoạn đường Hồ Chí Minh, đồng thời đổ bộ lên một vùng nhỏ ở Đồng Hới, Quảng Bình. Có thể làm hai cuộc tiến công đó trước sau một thời gian, cũng có thể đồng thời, thế mới là đánh hiểm. Tất nhiên họ không thể thắng, nhưng họ có thể tránh khôi thua đậm như vừa qua!”
Đầu óc chiến tranh của Mỹ không tồi, họ đã nghĩ tới phương án này rồi, nhưng không dám làm vì đã công bố với thế giới rằng đây là "chiến tranh hạn chế". Lúc bị uy hiếp sát sườn thì Trung Quốc có ngồi im không?
Năm 1967, một hai máy bay A-6 Intruder khi ném bom Bắc Việt Nam bị lạc đường bay sang lãnh thổ Trung Quốc và bị bắn rơi cả hai. Việt Nam không biết việc này. Trung Quốc cũng im lặng. Mỹ và Trung Quốc vẫn có những cuộc gặp cấp đại sứ ở Warsaw (Ba Lan) để thảo luận những vấn đề liên quan. Trung Quốc lẽ ra làm ầm ĩ chuyện máy bay A-6 bắn rơi, nhưng không, họ im lặng và cho Mỹ biết câu nói của Mao Chủ tịch "Mi không động đến ta, thì ta không động đến mi"
Người Mỹ hiểu. Và lập tức Tổng thống Lyndon Johnson ra lệnh tạo ra vùng đệm 50 dặm (từ 80 km) từ biên giới Việt Trung và không cho phép bất cứ máy bay Mỹ bay vào vùng đệm