- Biển số
- OF-698009
- Ngày cấp bằng
- 8/9/19
- Số km
- 9,205
- Động cơ
- 350,693 Mã lực
Quân đội VNCH từ sau 1973 bắt đầu phổ biến tình trạng lính ma, tức là tên vẫn có tên trong danh sách và nhận đủ lương phụ cấp nhưng thực chất người thì đã té rồi, đây bản chất là tham nhũng của đám tướng lĩnh.thêm 1 đoạn phân tích về lực lượng VNCH. Trong bài nêu lên tỉ lệ quân chiến đấu thấp, tuy nhiên VNCH thời 1973 vẫn còn chủ động đánh lấn chổ này chổ kia. Đến 1975 đột nhiên dàn trải mỏng manh. Thiếu tiền thiếu xăng chỉ ảnh hưởng dài hạn còn ngắn hạn khi gặp nguy hiểm thì có thể dùng bom đạn thả ga. Trận Thượng Đức cách Đà Nẵng 40km chính là trên địa bàn của tướng Ngô Quang Trưởng, mà tướng Trưởng không phản kích được phải xin quân Dù từ Sài Gòn.
-------------------
Theo nhà nghiên cứu quân sự Nguyễn Đức Phương trong bài viết "Việt Nam Cộng hòa 1975, nguyên nhân sụp đổ" thì một trong các nguyên nhân Quân lực Việt Nam Cộng hòa thất bại là vì được "tổ chức theo lối Mỹ, một lính tác chiến có năm người yểm trợ như tiếp liệu, quân nhu, quân y, hành chính… nên trên thực tế lính tác chiến chưa tới 200 ngàn người, thành phần không tác chiến (non combatant) chiếm khá nhiều, địa phương quân và nghĩa quân chỉ đủ sức cầm cự chờ lính Bộ binh của sư đoàn". Lối đánh này sử đụng tối đa hỏa lực nên vô cùng tốn kém, đòi hỏi phải cung cấp dồi dào về vũ khí đạn dược. Mỗi năm QLVNCH cần hơn 3 tỷ đôla viện trợ mới đủ để duy trì sức chiến đấu, trong khi QĐNDVN chỉ cần khoảng 300 triệu đôla là đủ để củng cố lực lượng. Kết quả tất yếu là khi bị cắt giảm viện trợ, nhiều máy bay, xe tăng, tầu chiến… thiếu cơ phận thay thế đã trở thành bất khiển dụng. Hỏa lực không quân giảm 60% so với năm 1972. Dự trữ đạn dược tuy còn tới gần 2 triệu tấn (gấp 15 lần đối phương), nhưng nếu tiêu tốn nhanh như chiến thuật mà Mỹ áp dụng thì chỉ đủ đánh cho tới tháng 6 năm 1975.
• Về số lượng xe tăng và pháo binh của QLVNCH nhiều gấp bốn lần đối phương nhưng về mặt phẩm chất vũ khí lại không có ưu thế. Xe tăng chỉ có M48 Patton tương đương với T-54, pháo 155 và 105 ly tầm viễn xạ tối đa chỉ được 15 và 11 cây số, ngang với pháo 122 ly cấp Sư đoàn của QĐNDVN, pháo 175 ly thì không có nhiều. Hơn nữa do phải chiến đấu nhiều năm trong điều kiện bị áp đảo về hỏa lực nên QĐNDVN có kinh nghiệm hơn hẳn về ngụy trang và phản pháo. Các tướng lĩnh Mỹ đã nhận xét:"Hiệu quả chiến đấu của QLVNCH không đều, họ đứng vững được bởi sự trợ giúp của các cố vấn Mỹ và hỏa lực yểm trợ mạnh mẽ của Mỹ từ trên không... Điểm yếu nội tại trong cấu trúc chỉ huy là họ tỏ ra quá phụ thuộc vào yểm trợ hỏa lực của Mỹ”.
• Về chiến lược quân sự, QLVNCH thiếu sự ủng hộ của nhân dân (nhất là ở nông thôn), trong khi đó QĐNDVN lại áp dụng hiệu quả chiến lược chiến tranh nhân dân, do đó QLVNCH bị dồn ép liên tục, phải trải quân khắp nơi để giữ đất. Toàn bộ 13 sư đoàn của QLVNCH và 15 liên đoàn BÐQ (tương đương với hơn 6 sư đoàn) phải bảo vệ 44 tỉnh, tính trung bình một tỉnh chỉ được hơn một trung đoàn bảo vệ. Trong khi đó QĐNDVN do nắm thế chủ động chiến lược có thể tập trung hơn 10 trung đoàn để đánh một tỉnh như tại Ban Mê Thuột tháng 3-1975.
Trong bài phân tích cụ trích cũng nói rõ quân đội VNCH chỉ biết đánh theo kiểu con nhà giàu của Mỹ, hỏa lực, xăng dầu tiêu tốn không phải nghĩ, nên đến lúc kinh phí bị cắt giảm là gặp khó ngay và không quen được với kiểu đánh tiết kiệm của con nhà nghèo. Bài phân tích cũng chỉ ra, dù lính tham chiến là rất đông nhưng số thực sự tham chiến chỉ chiếm phần nhỏ, phần còn lại là ở nhà lo support với bảo vệ thôi. Thế nên dù quân số trên danh nghĩa đông hơn nhưng số lượng trực tiếp chiến đấu cũng chỉ ngang bên phía miền Bắc.
Ngay giai đoạn đỉnh cao của Mỹ ở VN là quãng 68, Mỹ với nửa triệu quân + 1 triệu quân VNCH + số lượng chó đàn chư hầu, tổng chắc phải gần 2tr quân. Trong khi đó miền Bắc chưa đưa gần hết sư đoàn chủ lực vào Nam như giai đoạn 75, thế mà vẫn cầm cự được phía Mỹ và chư hầu. Westmoreland phải liên tục yêu cầu thêm quân. Điều đó đủ thấy mô hình chiến đấu của Mỹ tốn kém nhân lực và vật lực lớn như thế nào. Sau còn mỗi ông VNCH thì gặp khó cũng phải.
Tuy có số lượng ít hơn phía VNCH nhưng quân Giải Phóng lại cơ động hơn nhiều. Không tính quân đoàn 1 từ Bắc vào thì phía GP đã có sẵn lực lực cơ động lập nên 3 quân đoàn (2, 3, 4) với ít nhất 12 sư đoàn có thể cơ động khắp nơi. Trong khi đó lực lượng tương ứng bên phía VNCH cũng là 4 quân đoàn nhưng lại gắn chặt với 4 vùng chiến thuật, nên thành ra gần như chỉ tương đương với lực lượng của quân khu bên phía miền Bắc. Theo thời gian đóng quân ổn định, vợ con lính VNCH kéo ra ở cùng làm cho tính cơ động kém đi nhiều, đặc biệt qua các đợt di tản từ Tây Nguyên và sau này là Huế - Đà Nẵng. Các sư đoàn VNCH cũng bị gắn chặt với nhiệm vụ chống các đợt quấy phá của quân GP trên toàn mặt trận và không còn đủ sức ứng cứu nơi khác nữa. Kết quả là về sau này, cơ bản phía VNCH chỉ còn lại sư đoàn Dù, sư Thủy quân lục chiến và Biệt động quân làm lực lượng dự bị để ứng cứu các nơi. Khi GPQ đánh trên khắp mặt trận thì lực lượng dự bị này không còn đủ nữa, thành ra không còn cứu viện được và kết quả bị mất lãnh thổ không đủ sức tái chiếm.
Chỉnh sửa cuối: