- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 55,221
- Động cơ
- 1,131,827 Mã lực
29-4-1975 – tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Vùng Chiến thuật III, đến được tàu sân bay USS Hancock. Ảnh: Jim stanltz
29-4-1975 – Một phi công trực thăng của Nam Việt Nam và gia đình, an toàn trên tàu USS Hancock, được Lực lượng An ninh TQLC hộ tống đến khu vực tị nạn
Em đâu có quên, cụ ơiCụ Ngao5 quên post cụ Lý Bửng tự lái con L-19 xinh xinh ra tsb USS Midway (CVA-41) nhỉ
USS Blue Ridge (LCC-19) là tàu chỉ huy đổ bộ, sau năm 1979 là soái hạm của Hạm đội 7 sau khi tàu tuần dương USS Oklahoma City nghỉ hưu.USS Blue Ridg, không phải là Tàu sân bay, nhưng được dùng làm Soái hạm trong Chiến dịch “Frequent Wind“
29-4-1975 – Thuỷ thủ đoàn Hải quân Hoa Kỳ trên tàu USS Blue Ridge đẩy trực thăng xuống biển ngoài khơi Việt Nam để nhường chỗ cho thêm các chuyến bay di tản từ Sài Gòn, Trực thăng đã chở những người Việt Nam bỏ chạy khỏi Sài Gòn khi các lực lượng Bắc Việt tiến sát tới thủ đô Nam VN
29-4-1975 – các công dân Hoa Kỳ đến Soái hạm USS Blue Ridge sau khi được di tản khỏi Sài Gòn bằng trực thăng của Lực lượng Thủy quân lục chiến
Đấy là phía lãnh đạo cao nhất thì biết chứ dân thường không biết thế đâu. Em đang nói về tâm lý của dân thường lúc đó cơ mà. Chắc chắn năm 68 rất nhiều người đã tin là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy sẽ thành công đấy. Năm 72 khí thế không bằng nhưng cũng hy vọng lắm. Năm 75 thì có lẽ tâm lý quân dân là thận trọng chứ không tin tưởng như 68 đâu.Cụ tìm hiểu cho kỹ, năm 75 khi có thông tin tình báo khá chắc (và đã kiểm chứng qua các chiến dịch quân sự) rằng Mỹ sẽ ko can thiệp lại vào VN nên mới quyết tâm đánh to và giải phóng.
Năm 68, 72 khi Mỹ vẫn còn ở đó thì không có cửa. Phải có năm 68 thì Mỹ mới ngồi vào bàn đàm phán, phải có năm 72 thì Mỹ mới chấp nhận cút hẳn.
Ông cụ từng nói “đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào” là có tính thứ tự ở đó.
Em đọc đâu đó có nói là trong chiến dịch Hồ Chí Minh ta vẫn bố trí một sư đoàn chủ lực ở Vũng Tàu để phòng Mỹ đổ bộ chứ không kéo hết về SG. Không rõ là sư đoàn nào, hình như là sư 3 Sao Vàng.Có can thiệp hay không cũng phải đánh thôi. Nếu can thiệp thì đánh kiểu khác.
Cụ hiểu sai ý nghĩa bài đó rồi, "dù là còn 5-7%" không có nghĩa là xác suất 5-7% mà chỉ mang tính ước lệ thôi.Các cụ nhà mình cũng chắc đến 90% chứ không ít. Đánh đề mà được tỉ lệ đó thì nhiều người sẵn sàng bán nhà để làm giàu.
View attachment 7781804
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 68 phía Mỹ biết hết đấy cụ. Westmoreland đã cho quân Mỹ đóng quanh SG cấm trại trong mấy ngày đó. Phía VNCH thì tình báo chắc cũng biết nhưng lãnh đạo thì có khi chả quan tâm vì quen được Mỹ bảo kê rồi, CS có đánh cũng chả sao.trong cuộc chiến tranh Nam Bắc này, em công nhận bên mình giỏi, trận chốt hạ 1975 này thần tốc là 1 nhẽ, cờ đến ko phất nó cũng phí, nhưng e phục nhất lại là vụ thất bại quân sự của phe Cs trong Mậu Thân 1968, làm 1 phát lớn, rộng đến vậy mà tình báo Nam Cộng hòa lẫn CIA im re chả anh nào đánh hơi đc tí ti tin tức gì. Tuy thất bại nặng nề về quân sự, lực lượng nhưng lại là 1 thành công bất ngờ về chính trị, có vụ động trời đó thì sự phản chiến ở Mỹ nó mới lớn, chứ ko mà Mẽo ko rút thì chắc còn chiến tranh khói lửa triền miên chứ sao dứt điểm thống nhất đất nước 1975 được.
Ngoài Bắc thì sư đoàn duy nhất còn lại là 308 bí mật ra Tam Điệp, Ninh Bình trấn giữ, chắc cũng chống đổ bộ.Em đọc đâu đó có nói là trong chiến dịch Hồ Chí Minh ta vẫn bố trí một sư đoàn chủ lực ở Vũng Tàu để phòng Mỹ đổ bộ chứ không kéo hết về SG. Không rõ là sư đoàn nào, hình như là sư 3 Sao Vàng.
Lực lượng tình báo như Phạm Xuân Ẩn đã thu thập và phân tích thông tin rằng Mỹ không quay lại hỗ trợ VNCH, nên các các cụ nhà mình mới dám chơi tất tay.Các cụ nhà mình cũng chắc đến 90% chứ không ít. Đánh đề mà được tỉ lệ đó thì nhiều người sẵn sàng bán nhà để làm giàu.
View attachment 7781804
Quân đoàn 1 hành quân vào Nam từ 15/3 cơ cụ và quyết định giữ 308 lại phải có cùng lúc với lệnh hành quân.Ngoài Bắc thì sư đoàn duy nhất còn lại là 308 bí mật ra Tam Điệp, Ninh Bình trấn giữ, chắc cũng chống đổ bộ.
Không rõ quyết định đem hết quân chỉ để lại 308 ở miền Bắc là thời gian nào, không có chỗ nào nói rõ nhưng có lẽ là 31/3/75.
nhiều chổ nói 31/3 hơn, có lẽ là cả 2, 15/3 1 số đơn vị đi trước, sau đó 31/3 mới vét hết cho đi tiếp.Quân đoàn 1 hành quân vào Nam từ 15/3 cơ cụ và quyết định giữ 308 lại phải có cùng lúc với lệnh hành quân.
tình báo là 1 chuyện nhưng biết đâu quần chúng bức xúc ở nghị viện Mỹ lên tiếng đòi can thiệp thì sao. Ít ra thử cho B52 vào cũng không quá khó.Lực lượng tình báo như Phạm Xuân Ẩn đã thu thập và phân tích thông tin rằng Mỹ không quay lại hỗ trợ VNCH, nên các các cụ nhà mình mới dám chơi tất tay.
Tổng thống Mỹ lúc đó đã chốt bỏ rôi VNCH. nghị viện muốn quay lại phại họp chán chê và duyệt ngân sách. Chắc cũng mất khá lâu thời gian.tình báo là 1 chuyện nhưng biết đâu quần chúng bức xúc ở nghị viện Mỹ lên tiếng đòi can thiệp thì sao. Ít ra thử cho B52 vào cũng không quá khó.
năm đó VNCH cử 1 phái đoàn sang Mỹ với hình thức gặp các giới chóp bu Mỹ để trình bày về tình hình vn, chả biết cụ Thiệu tài sao mà cử ngay 1 ông điệp viên cs là cụ Huỳnh Văn Trọng nằm vùng làm trưởng nhómCụ tìm hiểu cho kỹ, năm 75 khi có thông tin tình báo khá chắc (và đã kiểm chứng qua các chiến dịch quân sự) rằng Mỹ sẽ ko can thiệp lại vào VN nên mới quyết tâm đánh to và giải phóng.
Năm 68, 72 khi Mỹ vẫn còn ở đó thì không có cửa. Phải có năm 68 thì Mỹ mới ngồi vào bàn đàm phán, phải có năm 72 thì Mỹ mới chấp nhận cút hẳn.
Ông cụ từng nói “đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào” là có tính thứ tự ở đó.