Em tiếp ạ:
Sau đây là bài phát biểu 10 điểm của cụ Trường Trinh tại Hội nghị Trung ương 6, tổ chức vào tháng 7/1984:
1.Đồng ý là CNXH có những quy luật kinh tế, cơ mà quy luật ấy được áp dụng vào giai đoạn xã hội phát triển nào, với những điều kiện kinh tế, xã hội, dân trí...dư lào.
2.Nhìn thẳng vào sự thật:
"Chế độ bao cấp trong những năm qua làm cho bức tranh kinh tế của chúng ta trở thành giả tạo. Nay phải tiến hành hạch toán kinh doanh thật sự, phản ánh đầy đủ và đúng đắn các chi phí sản xuất, xóa bỏ cách làm hình thức và nửa vời lâu nay, khôi phục tính chân thực của các hoạtn động kinh tế. Phải để cho các đơn vị kinh tế, các cơ sở chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất và kinh doanh của mình, không trông chờ, ỷ lại vào cấp trên..."
Cụ bảo: Chúng ta đang nói rất nhièu về nguyên lý chung chung thì mô hình đang thực hiện trên thực tế là "phi kinh tế, không thể chấp nhận được"
3.Về tình trạng vô ý thức, vô tổ chức kỷ luật, phá rào trong mấy năm qua:
"Trên quan liêu nên dưới phá rào.
Đây cũng là nơi diễn ra tình trạng báo cáo sai sự thật đang lan tràn ở mọi ngành, mọi cấp.
Chúng ta cần khẳng định rằng, tệ quan liêu, bao cấp, tư tưởng bảo thủ, trì trện và tình trạng tự do, vô kỹ luật, vô tổ chức hiện nay là hai mặt của cùng một vấn đề, trong đó quan liêu, bảo thủ, trì trệ là chính...."
4.Để khắc phục tình trạng quan liêu, bao cấp, bảo thủ, trì trệ này, phải mở khâu đột phá ở giá, lương, tiền, bởi hệ thống này đã quá lỗi thời
"Đây chính là nơi nóng hổi đang biểu hịn những mối mâu thuẫn gay gắt trong hoạt động kinh tế xã hội hiện nay. Đó là cái lô cốt mà tệ quan liêu, bao cấp đang cố thủ..."
5.Không duy trì giá chỉ đạo
"Hệ thống giá cứng nhắc và quá thấp được coi là ổn định, thì trên thực tế đã gây tổn hại lớn đến lợi ích quốc gia, lợi ích giai cấp công nông và người lao động.
Chúng ta đã tự bó tay mình lại để tư thương, bọn đầu cơ buôn lậu, bọn ăn cắp, tham ô ngang nhiên hoành hành, lũng đoạn nền kinh tế quốc dân, tha hóa cán bộ nhân viên Nhà nước..."
Thực tế diễn ra là: do giá chúng ta định ra càng thấp, khoảng cách càng xa với giá thị trường thì thiệt hại của Nhà nước, của giai cấp công nhân càng lớn.
Chúng ta đã đưa đại bộ phận tiền lương vào bù lỗ ngân sách, không tính trong giá thành sản phẩm.
Chúng ta đã bán vật tư với giá thấp dưới 50% giá trị khiến cho giá thành tính toán bị sai lệch rất xa so với thực tế, gây thiệt hại cho Nhà nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng.
Với việc bán giá thấp, chúng ta đã để mất một khối lượng lớn hàng và tiền rồi lại phải bàn cách làm thế nào để lấy lại....Đã đến lúc phải chấm dứt tình trạng làm ít lỗ ít, làm nhiều lỗ nhiều, càng sản xuất kinh doanh càng lỗ..."