Chia sẻ kinh nhiệm về lượng từ mà bảo không phải bài giảng ngữ pháp? Thế tốt nhất mợ đừng chia sẻ cái gì quá cao siêu.Ví dụ này cháu nêu ra không phải là bài giảng ngữ pháp, chỉ đơn giản là chia sẻ kinh nghiệm với những người mới học Tiếng Trung, đó là ngay từ đầu nên chú trọng hơn về lượng từ. Câu ví dụ trên mà dùng sai ngay lượng từ (对) thì sẽ gây ra cảm giác không thoải mái cho người đọc. Đó chỉ là một ví dụ, không phải bài giảng ngữ pháp, nên cháu không muốn đi sâu vào (对) và (双), bởi vì lượng từ Tiếng Trung có nhiều cặp tình huống tương tự, nếu viết ví dụ câu nào cũng cứ giải thích thật dài dòng thì trở thành spam ạ.
Với lần này: (对) và (双), cháu xin giải thích thật ngắn gọn khi nào dùng (对), khi nào dùng (双).
(对) là "một đôi" nhưng chỉ dùng cho các đôi có sự tương phản (nam/nữ, chính phản v.v...) do đó trong câu bên trên phải dùng (对) vì đó là một cặp vợ chồng (nam/nữ).
(双) là "một đôi" nhưng dùng cho các đôi mà thành phần tương đồng và đối xứng nhau (đôi đũa, đôi dép, đôi găng tay, đôi chân, đôi tay, đôi tai, đôi mắt, đôi lông mày v.v...).
Còn tại sao nên thêm 的 vào (hoặc các trường hợp thêm chữ khác vào), bởi vì sau này càng học Tiếng Trung lên cao và áp dụng vào thực tế, viết/đọc sẽ trở nên quan trọng hơn nghe/nói, công việc hầu hết sẽ giao dịch qua viết/đọc để thuận tiện lưu trữ. Khi viết cái gì ra, ta không thể biết rõ có thêm những ai sẽ đọc nó (ngoài cái người mà mình gửi bản viết), do đó ngay từ khi bắt đầu học Tiếng Trung, nên tập thói quen viết đầy đủ nhất có thể, để đảm bảo sau này không bị ai hiểu lầm (nếu ta viết tắt). Ví dụ nói về người phụ nữ nào đó bằng văn viết, ta cứ viết thật đầy đủ (一位中年女士), cho ăn chắc, và không bị ai hiểu lầm rằng mình thiếu lịch sự ạ.
Ví dụ :
我想去中国旅游。(Tôi muốn đi du lịch Trung Quốc) 我要去中国旅游。( tôi muốn đi du lịch trung quốc)
Từ 想 chỉ thể hiện mong muốn trong suy nghĩ.
từ 要 thì bắt buộc phải làm được.
mợ chia sẻ mà không giải thích nghĩa của nó tốt nhất không nên chia sẻ cái đó.