Quĩ BHXH có nguy cơ vỡ thì an sinh kiểu gì ạ? Hay là tăng phí đường bộ, phí.... ???
Lại nói về quỹ BHXH, em thấy lo thật.
1.Nguyên tắc BẢO HIỂM trên toàn thế giới là số đông đóng tiền cho số ít.
2.Mỗi tháng, người lao động đóng 8% lương vào quỹ BHXH. Vậy là 1 năm, họ đóng xấp xỉ 1 tháng lương.
3.Luật quy định hạn chế số người được lĩnh 1 cục khi nghỉ việc. Cục này, với khoản đóng trước 2014 là 1,5 tháng lương x số năm công tác. Sau 2014 là 2 tháng lương x số năm công tác.
4.Vậy nếu ai cũng được lĩnh 1 cục, chứ không phải lương hưu theo tháng, thì tiền đâu ra để bù?
5.Người lao động có lý do chính đáng: Tôi có thể nghỉ việc giữa chừng. Công nhân lao động có thể làm việc 5-10 năm rồi về nhà lấy chồng, cày cấy, phải cho tôi lấy 1 cục (chứ không phải lương hưu tháng), tôi còn có vốn làm ăn. Đợi đến đóng đủ 20 năm lâu lắm....Họ nói đúng, nhưng nếu xét trên tổng thể thì không ổn.
6.Nguyên tắc BHXH phải là số người có việc làm (đóng tiền) nhiều hơn số người nghỉ việc (tiêu tiền). Chính vì lý do này, tụi Pháp mới phải tăng tuổi lao động để số người đi làm nhiều hơn số người hưởng an sinh xã hội, cũng bởi an sinh xã hội của nó rất cao. Nhưng ko có người đóng thì lấy đâu ra tiền cho người tiêu?
7.Giờ ai cũng muốn lấy 1 cục, chứ không phải lương tháng, thứ nhất là lúc nào quỹ cũng phải chuẩn bị sẵn cục ấy để chi trả. Nguy cơ "vỡ quỹ" chính là chỗ này; hai là, như đền bù đất đai, lãnh 1 cục, tiêu nhanh lắm; ba là lý thuyết con cá, cần câu. Tiền có sẵn sẽ lo tiêu chứ chưa lo cho việc mai sau.....
8.Hậu quả là sức ép xã hội sẽ ngày càng tăng.
9.Chính phủ thỏa hiệp có thể chỉ là giải pháp tạm thời vào thời điểm nhạy cảm này thôi, chứ tổng thể hay lâu dài còn nhiều cái đáng lo lắm.