[TT Hữu ích] Từ điển từ phiên âm tiếng Việt

hong.viwaco

Xe container
Biển số
OF-201457
Ngày cấp bằng
10/7/13
Số km
9,007
Động cơ
4,752,108 Mã lực
Từ vữa bata có thể biến thể từ Mô ta: Motier(F), Mortar(E) nghĩa là Vữa
Từ này của Cụ thật tuyệt vời đối với em =D> =D> =D>
Vì thật sự đúng là nửa tháng nay em cứ luẩn quẩn để nhớ lại tên gọi một loại hầm rất phổ biến một thời này ngoài hầm chữ A nhưng không nhớ ra - chỉ nhớ âm cuối là "Xê" :D


post #1738 Cụ Hong.viwaco nhắc đến vữa “Ba ta” – Cụ có từ gốc không ạ - vì em thấy từ này rất phổ biến :-?
 
Chỉnh sửa cuối:

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,916
Động cơ
534,475 Mã lực
A giao: loại keo nấu từ da trâu, lừa... hồi xưa quét vôi, ve hay hòa thứ này vào để tăng độ bám dính. Từ này có lẽ là có nguồn gốc từ TQ
 

sodiachinh

Xe buýt
Biển số
OF-93468
Ngày cấp bằng
29/4/11
Số km
772
Động cơ
408,550 Mã lực
Các Cụ tìm từ Tăng - xê nhé! Ngày xưa có báo động là chui xuống hầm tăng-xê.
tăng-xê = tranchées (F)

[tăng-xê] là cái hào giao thông, Việt hóa từ Tiếng Pháp là [tranchées]. Bắt nguồn từ sự kiện Điện Biên Phủ, quân Việt Minh đào hào, gọi là đào [tăng-xê] để bao vây quân Pháp.





[tăng-xê] cũng là cái hố trú ẩn cá nhân.





Khi Mỹ ném bom Miền Bắc Việt Nam thì cái hố trú ẩn cá nhân được làm thêm cái nắp đậy lên và gọi là cái hầm (hầm tăng-xê)
 
Biển số
OF-60822
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
2,437
Động cơ
464,550 Mã lực
Cửa Ba-nô: mấy bác thợ mộc xưa hay gọi loại cánh cửa bưng kín là cửa Ba-nô. từ gốc là panneau.
Cửa lá sách (chớp lật): có liên quan gì đến từ shutter (tiếng anh) không các Cụ nhỉ?
Cửa chớp: có vẻ thuần việt
Cửa chớp em nghĩ là thuần việt – giống như “Chớp mắt” ;;);;)
Cửa lá sách, em không rõ, còn cửa “Banô” thì em nghĩ từ “Panneau” đã được nhắc đến theo nghĩa “Pa nô áp phích” :-?


[tuốc-na-dơ] không phải là cái gì, mà là một quá trình. Cho nên giải thích ra Tiếng Việt thì rất khó. Cụ chịu khó đọc giải thích ở đây
Je ne comprends pas tout đoạn màu này :(( – Thôi em bỏ luôn cái ông “Tuốc na dơ” này đi :D

Từ “Vắc” Cụ nói rồi, nhưng quả thật là em vẫn nhớ đến từ “Cô vắc”, vừa tra google thì nó ra kết quả này, ghê hết cả người X_X 8-x
Theo giới chuyên môn, cô- vắc là phương pháp huỷ thai đối với những thai lớn trên 3 tháng
Tấm phên để rào giậu có phải gốc là từ fence không các cụ nhỉ?
Em nghĩ Cụ đúng lắm – nhưng em chờ thêm Cụ Thích Bụp vào phán – Cụ ý hay phản biện chuẩn dã man :))
 
Chỉnh sửa cuối:

sodiachinh

Xe buýt
Biển số
OF-93468
Ngày cấp bằng
29/4/11
Số km
772
Động cơ
408,550 Mã lực
Em nghĩ Cụ đúng lắm – nhưng em chờ thêm Cụ Thích Bụp vào phán – Cụ ý hay phản biện chuẩn dã man :))
Vội han di trú nơi cao
Đánh đường chàng mới tìm vào tận nơi
Nhà tranh vách đất tả tơi
Lau treo rèm nát trúc cài phên thưa
Một sân đất cỏ dầm mưa

(Truyện Kiều - câu 2765 đến câu 2769)

[phên] mà có nguồn gốc từ Ngoại ngữ thì chắc là ngày xưa cụ Nguyễn Du đã từng học Trường quốc tế song ngữ :))
 
Chỉnh sửa cuối:

Đường bộ

Xe container
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
5,974
Động cơ
359,986 Mã lực
Cụ Xe ngựa xem có từ giuýp (hay juyp) (chân váy) (jupe) chưa ạ?
 

Đường bộ

Xe container
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
5,974
Động cơ
359,986 Mã lực
Cờ lo xít (thuốc trị tiêu chảy) - Cloxide (F) - Cloxide (E) - Do Cụ BG25 đề xuất.
Nhà cháu e rằng nếu đưa các từ về thuốc lên thì sẽ quá nhiều. Nào là ăm pi xi lin, pê ni xi lin, bác chim (bactrim), cô tờ ri ma dôn, ... vì tất cả các tên thuốc hình như là đều dùng tên nước ngoài đặt cả, mà có lẽ không có tên riêng Việt Nam đâu ạ.
 

sodiachinh

Xe buýt
Biển số
OF-93468
Ngày cấp bằng
29/4/11
Số km
772
Động cơ
408,550 Mã lực
Ngoài ra, em còn tìm được một từ không hề hiếm mà rất phổ biến. Những người làm bánh kem, bánh ga tô thường dùng một cái đầu bóp kem để tạo hình. Cái đầu bóp này tên gọi & viết tiếng Việt là cái “Đui”, em tra google thì chỉ được kết quả gần sát nhất về từ là “Douche”, còn hình ảnh thì nó chỉ ra mấy cái bong bóng hút mũi hoặc hút dịch nhầy X_X

Các Cụ có biết từ “Đui ~ Douche” không ạ :-/



"Cái đui" tra google theo từ khóa tiếng Anh "Douche" - Cụ Sodiachinh đừng cười em nhé :D

[douille] (F) mới đúng cụ Hán ạ.

Sau đó cụ gõ từ [douille] vào Google, sẽ hiện ra đúng cái cụ muốn có luôn


 
Chỉnh sửa cuối:

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,530
Động cơ
471,093 Mã lực
Vần D

Dăm bông - Jambon (F) - Do Cụ đề xuất.
Dao nhíp - Canif (F) - Do Cụ Minhchi233 đề xuất.
Dây me so - Maillechort (F) - Do Cụ BG25 đề xuất.
Dép tông - Tongue (F) - Do Cụ Cattiensa đề xuất.
Dép xốp - Soft (E) - Do Cụ Giao Thông đề xuất.
Dết (túi dết, túi có quai đeo vai) - Musette (F) - Do Cụ Sodiachinh đề xuất.
Dóc (nói dóc) - Joke (E) - Do Cụ Minhchi233 đề xuất.
Dơn (màu vàng dơn, giôn) - Jeune (F) - Do Cụ Minh0075 đề xuất.
CHáu thêm 1 từ

Dớt (thần) = Zeus
 

tungle

Xe máy
Biển số
OF-48712
Ngày cấp bằng
14/10/09
Số km
58
Động cơ
459,180 Mã lực
Thực ra tiếng Pháp và tiếng Anh có chung gốc tới 50%, bây h nhiều từ bảo là gốc là Anh, Pháp, thậm chí có cụ còn bảo đấy là tiếng Nga nữa thì cũng khó phân giải. Nhiều khi cũng chẳng thằng nào là gốc cả mà đều vay mượn từ tiếng La-tinh. Cụ nào biết khá tiếng Anh mà ko biết một chữ bẻ đôi tiếng Pháp nếu đưa cho 1 tờ báo thông thường tiếng Pháp thì cũng có thể tự đọc hiểu được kha khá.
Đồng ý với cụ về việc tiếng Anh và tiếng Pháp có nhiều từ giống nhau. Tuy nhiên mình đang nói về từ tiếng Việt bắt nguồn từ ngôn ngữ nào. Trong trường hợp của từ "mô ve" thì em thấy "move" (tiếng Anh) và mauvais (tiếng Pháp) hoàn toàn khác nhau cả về phát âm và ngữ nghĩa. Từ "move" tiếng Anh không có nghĩa là tiếp xúc kém (trong điện) và cũng không phát âm là "mô ve".
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,530
Động cơ
471,093 Mã lực
Trên kia có bôn-sê-vích và men-sê-vích thì cháu thêm 1 từ nữa cho đủ bộ là tờ-rốt-kít - Troskyist : những người theo Tờ rốt sờ ki
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top