[Funland] Từ điển từ phiên âm tiếng Việt

Biển số
OF-60822
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
2,332
Động cơ
464,550 Mã lực
la-canh (đáy tàu thủy/tàu biển) = cale (F)/bilge (E) (Cụ Minhchi233 gợi ý)
lúp-bê = lube (E) (Cụ Minchi233 gợi ý)
Flam bê ~ flambé (Em gợi ý :D)
[Les Misérables] và [La Comédie humaine].
Đa tạ Sodiachinh Đại nhân ^:)^^:)^^:)^
Từ “Mi za beo” em biết vì đã nghe rồi. Còn từ “Comédie” thì em hiểu nhưng chưa nghe tiếng Việt :-?

Báo cáo cụ nhà cháu phọt nhanh để hôm nay đi công tác,
Cháu mới lần sơ sơ lại thì Công-xéc-tô là của cụ Gà Tây chứ không phải của nhà cháu đâu nhé, còn hình như Âm trầm (Bass) là của cháu thì phải. Cảm ơn cụ!
Cám ơn Cụ. Em sẽ lội page để xác định lại rồi sửa X_X

Cụ Xe ngựa ơi, có các từ như
- Măng đô lin (mandolin)
- Ba la lai ca (balalaika) - loại đàn hình tam giác của Nga
- có từ săm pun (shampoo) nước gội đầu chưa ạ?
Ống bơ đong gạo nhà cháu không nghĩ là từ Beurre (chất tách từ sữa) mà ra đâu ạ.[/
chưa ạ?
- Từ “Mang đô lin” có rồi Cụ nhé, xếp ở vần (M) post #15.
- Ba la lai ca thì chưa có.
- Săm pun em sẽ thử google xem thế nào – em nghĩ từ này mượn nguyên gốc hoặc nếu có Việt hóa thì phải viết là Sam pô mới đúng :-?
- Ống bơ đong gạo đã được Cụ Sodiachinh giải thích rất chi tiết kèm minh chứng ở post #971 Cụ ạ. :)

Đốc thì nguyên bản tiếng anh là Dock Cụ ạ.
Cụ Bụp cho eim hỏi phần mũi tàu có chỗ gọi là QUẢ LÊ, tên này thuần Việt hay dịch từ tiếng NN hay từ phiên âm ạ?
Cám ơn Cụ tìm giúp từ Dock nhé :-bd
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-60822
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
2,332
Động cơ
464,550 Mã lực
Thời bao cấp rất khổ cực, em toàn phải mặc quần áo mấy năm mới được nâng đời, quần nhiều khi toàn bị bục đũng :"> X_X
Lúc đó bà nội phải lấy một miếng vải khác để khâu vào gọi là "Miếng can", miếng này khác với miếng "Tíc kê" mà các Cụ đã nhắc đến - vì "Tíc kê" là xử lý tại chỗ, tại điểm rách, còn "Miếng can" thì lấp chỗ bị bục, tách rời & có thêm tác dụng nới rộng chỗ đó ra.
Sau này khá hơn thì lại có một thời mốt mặc "Quần can Áo vá" - Các Cụ có nghĩ từ "Can" này là gốc ngoại không ạ :-/ :-?



 
Chỉnh sửa cuối:

sodiachinh

Xe buýt
Biển số
OF-93468
Ngày cấp bằng
29/4/11
Số km
670
Động cơ
408,550 Mã lực
phần mũi tàu có chỗ gọi là QUẢ LÊ, tên này thuần Việt hay dịch từ tiếng NN hay từ phiên âm ạ?
Cụ muốn hỏi cái này hả ?



Nếu đúng là nó thì Tiếng Anh là [bulbous bow]
Tiếng Việt thì gọi theo hình dáng, chứ không phải phiên âm, thông thường gọi là [quả lê] nhưng cũng có khi gọi là [giọt nước] [bóng đèn]
 

sodiachinh

Xe buýt
Biển số
OF-93468
Ngày cấp bằng
29/4/11
Số km
670
Động cơ
408,550 Mã lực
Đốc thì nguyên bản tiếng anh là Dock Cụ ạ.
Để tối về nhà cháu tra tự-điển.
Xưởng đóng tàu Ba Son có từ đầu thế kỷ 20 và tất nhiên là có từ [đốc] rồi, nên chắc khó có thể là Tiếng Anh.
 

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,195
Động cơ
534,475 Mã lực
Đúng là cái quả lê ấy đấy Cụ Sodiachinh ạ. Hoá ra từ này minh gọi theo kiểu tượng hình.
Các Cụ cho em hỏi ngoài mình trên phà tự hành cái bộ phận có thể nâng hạ và cập vào poton thì gọi là gì ạ? Trước đây bọn em hay gọi là Mỏ bàn. Không bít có liên quan đến từ NN không.
 

Đường bộ

Xe điện
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
4,767
Động cơ
359,986 Mã lực
Pích kê (piquer?), chứ không phải Tích kê hay Tíc kê cụ nhé.

Thời bao cấp rất khổ cực, em toàn phải mặc quần áo mấy năm mới được nâng đời, quần nhiều khi toàn bị bục đũng :"> X_X
Lúc đó bà nội phải lấy một miếng vải khác để khâu vào gọi là "Miếng can", miếng này khác với miếng "Tíc kê" mà các Cụ đã nhắc đến - vì "Tíc kê" là xử lý tại chỗ, tại điểm rách, còn "Miếng can" thì lấp chỗ bị bục, tách rời & có thêm tác dụng nới rộng chỗ đó ra.
Sau này khá hơn thì lại có một thời mốt mặc "Quần can Áo vá" - Các Cụ có nghĩ từ "Can" này là gốc ngoại không ạ :-/ :-?



 

hong.viwaco

Xe container
Biển số
OF-201457
Ngày cấp bằng
10/7/13
Số km
8,460
Động cơ
4,413,680 Mã lực
Cụ Xe ngựa còn thiếu nữa này:
Amen:Amen(F)- Xin được như nguyện, bà con Giáo dân thường sử dụng
Bitum: Bitume(F)- Nhựa đường
 

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,195
Động cơ
534,475 Mã lực
Chuẩn đấy ạ.

Đốc (ụ sửa chữa tàu) = dry dock (E)/cale sèche (F)

Như vậy là [đốc] là từ [dock] của Tiếng Anh.
Tiếng Pháp cũng là Dock luôn Cụ ạ.
Ngoài ra họ còn dùng từ Quai(cùng với từ Quai -"ke" ở sân ga) để gọi cầu cảng.
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
23,652
Động cơ
736,580 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Nhân tiện có Cụ Thích Bụp phụ trách Thư viện sách OF ở đây, em hỏi từ "Pa pi lông - người tù khổ sai" là từ đã được Việt hóa rất nhiều chục năm rồi. Thú thực là em chưa đọc quyển này X_X
Papillon là biệt danh trên giang hồ của Henry Charrie, tác giả cuốn "Papillon - Người tù khổ sai". Đây là hồi ký, người thật việc thật.
Papillon nghĩa trong Tiếng Việt là Bươm bướm.
 

Catmatpat

Xe điện
Biển số
OF-87115
Ngày cấp bằng
1/3/11
Số km
3,328
Động cơ
440,721 Mã lực
Nơi ở
Hầm Rượu
Thời bao cấp rất khổ cực, em toàn phải mặc quần áo mấy năm mới được nâng đời, quần nhiều khi toàn bị bục đũng :"> X_X
Lúc đó bà nội phải lấy một miếng vải khác để khâu vào gọi là "Miếng can", miếng này khác với miếng "Tíc kê" mà các Cụ đã nhắc đến - vì "Tíc kê" là xử lý tại chỗ, tại điểm rách, còn "Miếng can" thì lấp chỗ bị bục, tách rời & có thêm tác dụng nới rộng chỗ đó ra.
Sau này khá hơn thì lại có một thời mốt mặc "Quần can Áo vá" - Các Cụ có nghĩ từ "Can" này là gốc ngoại không ạ :-/ :-?



Can em nghĩ từ tiếng Pháp ra đấy, vì trong tiếng Pháp, (le) cale= miếng vá. Nó viết y hệt (la) cale của cụ Sodiachinh sửa, nhưng cale của em là giống đực, cale của cụ Sodiachinh là giống cái :))
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
23,652
Động cơ
736,580 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Đốc thì nguyên bản tiếng anh là Dock Cụ ạ.
Cụ Bụp cho eim hỏi phần mũi tàu có chỗ gọi là QUẢ LÊ, tên này thuần Việt hay dịch từ tiếng NN hay từ phiên âm ạ?
Đây là từ thuần Việt, dựa trên hình dáng của mũi tàu.
 
Biển số
OF-60822
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
2,332
Động cơ
464,550 Mã lực
Hồi bé, ảnh hưởng đọc truyên chiến tranh của LX, lớp em có 1 con bé hay hớt lẻo nên bị ghét và gọi biệt danh là "Giét ta pô" viết chuẩn không sai chữ nào theo truyện hồng quân LX ngày xưa :D

Đố Cụ nào tìm được từ "Giét ta pô = Mật thám" \:D/
 
Chỉnh sửa cuối:

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,195
Động cơ
534,475 Mã lực
Hồi bé, ảnh hưởng đọc truyên chiến tranh của LX, lớp em có 1 con bé hay hớt lẻo nên bị ghét và gọi biệt danh là "Giét ta pô" viết chuẩn không sai chữ nào theo truyện hồng quân LX ngày xưa :D

Đố Cụ nào tìm được từ "Giét ta pô = Mật thám" \:D/
Từ này phải tìm theo tiếng Đức, tên của cơ quan mật vụ Đức quốc xã, thuộc cơ quan (SS) Gestapo là từ ghép của Geheime Staatspolizei.
SS: Schutzstaffel Đội cận vệ của Đ ảng Quốc xã, nhưng thực chất nó hoạt động như một cơ quan tình báo, bao trùm tất cả các lĩnh vực.
 

sodiachinh

Xe buýt
Biển số
OF-93468
Ngày cấp bằng
29/4/11
Số km
670
Động cơ
408,550 Mã lực
Hồi bé, ảnh hưởng đọc truyên chiến tranh của LX, lớp em có 1 con bé hay hớt lẻo nên bị ghét và gọi biệt danh là "Giét ta pô" viết chuẩn không sai chữ nào theo truyện hồng quân LX ngày xưa :D

Đố Cụ nào tìm được từ "Giét ta pô = Mật thám" \:D/
[ гестапо ]
 

sodiachinh

Xe buýt
Biển số
OF-93468
Ngày cấp bằng
29/4/11
Số km
670
Động cơ
408,550 Mã lực
Từ này phải tìm theo tiếng Đức, tên của cơ quan mật vụ Đức quốc xã, thuộc cơ quan (SS) Gestapo là từ ghép của Geheime Staatspolizei.
SS: Schutzstaffel Đội cận vệ của Đ ảng Quốc xã, nhưng thực chất nó hoạt động như một cơ quan tình báo, bao trùm tất cả các lĩnh vực.
Nhưng [giéc-ta-pô] lại du nhập vào Việt Nam theo Tiếng Nga [ гестапо ] cụ ạ.


 
Chỉnh sửa cuối:

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,195
Động cơ
534,475 Mã lực
Nhưng [giéc-ta-pô] lại du nhập vào Việt Nam theo Tiếng Nga [ гестапо ] cụ ạ.


Cũng không hẳn thế Cụ ạ, cuốn Lịch sử Đức quốc do một nhà XB ở miền Nam xuất bản từ những năm 1960 đã đề cập đến tổ chức này, từ này, em đã đọc khá lâu trước đây, họ phân tích cái anh Quốc xã chả khác gì ... thôi em không nói nữa đâu
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top