[Funland] Từ điển từ phiên âm tiếng Việt

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,244
Động cơ
553,317 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Nhà Cháu thấy mấy từ như Cặp Lồng, Lồng Bàn mới có từ hồi Pháp đô hộ, Cụ nào biết giải thích dùm ạ !

em có từ này, tra vần T chưa thấy có, mong các cụ khai sáng: từ "tài xế" - tức là người lái xe ấy, gốc từ đâu ra ạ??
Ở miền Nam thì người lái ghe đò được gọi là Tài Công. Nhà Cháu nghĩ đây là từ gốc Hán nhưng tài xế bên Trung Quốc thì gọi là Sư Phụ. Tài = Lái, Xế = Xa = Xe. Chả biết thế nào.
Thực ra đi tìm từ nguyên của 1 từ khó lắm,thường có vài cách giải thích mà đòi hỏi kiến thức người trả lời rất cao (để mà còn tranh luận :D)
 

Ga Tay

Xe tăng
Biển số
OF-13840
Ngày cấp bằng
10/3/08
Số km
1,277
Động cơ
531,607 Mã lực
Nơi ở
Bay lượn suốt
Ngày chủ nhật, em hỏi các Cụ tí. Toàn là người thật việc thật nhé :))

Hồ


Còn cái này chắc chỉ mấy Mợ mới biết, bộ đồ khâu vá của Bà nội trước có cái khuyên tròn bằng đồng, đeo vào ngón tay gọi là cái "Đê", nhưng nếu hiểu theo nghĩa tiếng Việt thì "Đê" như đắp đê, con đê thì không hợp lý lắm. Các Cụ có biết cái này & từ gốc của nó không ạ :-?

Nó cũng có nguồn gốc từ tiếng Pháp đấy cụ ạ, em nhớ không nhầm thì viết là Dé thì phải.
Hôm nọ có cụ nói về bánh min phơi, trong tiếng Pháp thì nó là Mille-feuille.
 
Chỉnh sửa cuối:

sodiachinh

Xe buýt
Biển số
OF-93468
Ngày cấp bằng
29/4/11
Số km
670
Động cơ
408,550 Mã lực
Ngày chủ nhật, em hỏi các Cụ tí. Toàn là người thật việc thật nhé :))

Hồi bé, em nghịch máy khoan của Cụ thân sinh ra em, lỡ làm mất cái "Cờ lê măng gianh", Cụ thân sinh ra em đi tìm mua lại mãi mới có nên cũng cằn nhằn đôi chút, vì lúc không có nó cần thay mũi khoan khá nhọc, cứ phải lấy cái đột & búa để đục vào 3 cái lỗ chấu trên đầu hàm giữ mũi khoan - là một ký ức em nhớ đến tận bây giờ :-B

Vừa lôi máy khoan ở nhà ra chụp cho rõ, "Cờ lê măng gianh" được Việt hóa từ phố Hàng Cháo ra đến Chợ Giời, nhưng không biết từ gốc :-/



măng-gianh = mandrin (F)





cờ-lê-măng-gianh = clé de mandrin (F)


 
Biển số
OF-60822
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
2,332
Động cơ
464,550 Mã lực
Cái từ: Gác Xép Em mò mãi ko tìm được từ gốc, hỏi mấy trưởng lão cũng lắc đầu.Từ này em nghĩ gốc ngoại quốc rùi, mà chữa nghĩ ra được. Các bác cao nhân tìm đê.
cụ Xe ngựa ơi, Cái từ "Gác - xép", cụ đã tìm được từ gốc chưa.E tìm mỏi mắt :D Cụ thẩm hộ nhé. - Gác xép: Tầng lửng, tầng áp mái: [Garret] (F)
Bảm thân từ Gác là từ thuần việt rồi, còn từ Xép có nghĩa là phụ thì em chưa tìm ra.
Cụ bỏ hộ cháu từ này ra khỏi danh sách nhé. Nhà cháu đã tìm ra nghĩa của từ [xép] rồi. Hóa ra đó là một từ thuần Việt.
Em thử tra từ điển và tìm các kiểu thì thấy chữ xép của mình tương đương với secondary (kiểu thứ cấp) trong cả tiếng A lẫn tiếng P. Như vậy có thể chữ xép đấy là từ thuần Việt chứ không phải là từ vay mượn.
Em quote lại mấy còm này vì thấy có liên quan đến nhau với 2 mục đích.
1. Khẳng định lại “xép” là từ thuần Việt & kết luận từ "gác xép" là thuần Việt, còn “ga xép” là từ vay mượn (Gare + xép)
2. Hỏi các Cụ một từ khác có vẻ có liên quan.
Từ secondary nếu phiên âm đọc theo tiếng Anh sẽ là “Xe cần đờ ri” theo tiếng Pháp là “Sê công đa ry”, như vậy những âm này đều thuộc thanh bằng, từ “xép” lại thuộc thanh trắc. Do vậy khả năng đọc lái, đọc trẹo sau nhiều thời gian từ thanh bằng ra thanh trắc ít có khả năng xảy ra :-?
Mặt khác em ngộ ra rằng trong tiếng Việt, các từ có âm “e + p” thường cấu thành nên những từ tượng hình mang tính nhỏ :-B
Ví dụ: Lép, kẹp, xẹp, bẹp, nép, ép, dẹp, mép, tép, ẹp, nẹp, xép, pép, khép…
Vậy mới dám kết luận từ “Ga xép” là từ vay mượn (Gare xép), để nói về những ga phụ, ga nhỏ :D
-------------------------
Từ tiếp theo em muốn hỏi. Thường mình hay gọi những ông có chức vụ to là những ông “Cốp”, hoặc cán bộ “Cốp cán”.
Hiểu theo nghĩa tiếng Việt, thì những từ có các âm “ô + p” thường cấu thành nên những từ tượng thanh chứ không phải tượng hình
Ví dụ: lộp độp, bôm bốp, lốp đốp, rôm rốp, bộp bộp, côm cốp, ồm ộp, cồm cộp…
Các Cụ có nghĩ từ “Cốp” là gốc nước ngoài không? Vì lấy nghĩa “Cốp” + cán bộ, thì hiểu sao cho nó thuận nhỉ :-/ :-?

Cám ơn Cụ Sodiachinh về từ mới "Cờ lê măng gianh" nhé =D> =D> =D>
 

Thienphu

Xe tải
Biển số
OF-6539
Ngày cấp bằng
30/6/07
Số km
239
Động cơ
544,660 Mã lực
Em lại có 1 từ đó là xi-nhê ( ko xi-nhê= ko ăn thua gì ), em nhờ anh Gúc thì ra cái này
["Ngày xưa tiếng Pháp được dạy làm ngôn ngữ thứ nhì trong trường học tại Sài Gòn, dẫn đến việc nhiều từ Pháp được dùng song song với tiếng Việt trong dân gian (cũng như là Anh Ngữ đối với giới trẻ thời nay). Thế hệ sau này không còn được dạy Pháp văn như bố mẹ, mặc dù quen miệng gọi theo nhưng mù tịt không biết viết nó thế nào, vậy là "nghe thế nào thì viết thế ấy":

Signet - Dấu ấn.

Trở thành

Xi-nhê: có ấn tượng, đáng để ý đến. Nếu trái ngược lại thì gọi là "không xi-nhê".

Ví dụ: "Lão Dê Lỳ làm luôn mấy viên Viagra rồi mà vẫn không xi-nhê!"]

Link: http://www.ddth.com/showthread.php/121051-Tự-điển-Tiếng-Việt?#ixzz2guzyNr00

Còn từ "ba-chi-khơ" bác nào chém giúp em nhé!
 

Đường bộ

Xe điện
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
4,767
Động cơ
359,986 Mã lực
Về cái "đê" bao ngón tay khi khâu may, thì nhà cháu được biết rằng thêu thùa gọi là broder - brô-đê hay bô-đê, có lẽ là từ đó mà ra chăng?
 
Biển số
OF-60822
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
2,332
Động cơ
464,550 Mã lực
Lão Minhchi đang ở trỏng giải thích câu: Lơ xe kêu De cái nhẩy ! :D
Dạ để cháu khảo cứu kỹ lại rồi post Cụ nhé! Lơ xe cháu cũng chưa tìm ra gốc là từ nước nào ạ,.
Lâu rồi, nhà Cháu nghe thấy nói De (lùi) là từ A La De (nhà Cháu không biết tiếng Pháp nên ghi phát âm vậy !)
Em cũng nghe thấy kiểu nói "À la de" này & cho rằng nó biến âm từ arrière, sau đó lại biến thể lần nữa thành dze :D
Em quote lại 4 post từ #872 -> #878 ngày 02/10/2013 vì có 3 Cụ thảo luận về từ “De” nhưng chưa đi đến ngã ngũ.
Theo em biết (ngoại trừ những xe nội địa dùng trong nước có thể ký hiệu khác), thì những xe ô tô xuất khẩu thị trường quốc tế đều ký hiệu “R” thay cho từ “Reverse”.
Vậy em hồ đồ kết luận từ “De” mà các Cụ hay nói trong Nam có lẽ là trệch của từ “Re” :)) :))

Ngày chủ nhật, các Cụ chém chơi chơi cho nó vỡ ra với :D

 

sodiachinh

Xe buýt
Biển số
OF-93468
Ngày cấp bằng
29/4/11
Số km
670
Động cơ
408,550 Mã lực
Còn cái này chắc chỉ mấy Mợ mới biết, bộ đồ khâu vá của Bà nội trước có cái khuyên tròn bằng đồng, đeo vào ngón tay gọi là cái "Đê", nhưng nếu hiểu theo nghĩa tiếng Việt thì "Đê" như đắp đê, con đê thì không hợp lý lắm. Các Cụ có biết cái này & từ gốc của nó không ạ :-?

[/CENTER]
Đê (cái đê khâu tay) : dé à coudre (F)

(Dé à coudre) phiên sang Tiếng Việt là (đê-à-cút)
Về sau đọc tắt là (đê)
 

hong.viwaco

Xe container
Biển số
OF-201457
Ngày cấp bằng
10/7/13
Số km
8,460
Động cơ
4,413,680 Mã lực
Tối qua em xem thấy cụ viết contton và sô ếch thì em mới ới để cụ sửa. Sáng nay đọc lại thì ok rồi. Từ bàn tà lồng là cụ kỵ em ngày xưa đọc trại ra từ pantalon đấy ạ. Em viết bằng đt nên không bôi xanh đỏ được. Nhân nói về quần phăng( quần tây) cụ xem cái từ " phăng teo" trong bộ bài " tú lơ khơ) nhé. Em dự là cũng có nguồn gốc từ tiếng Pháp.
Cụ ơi,
Em đã xem lại. Từ "Cotton" em viết đúng mà - em không hiểu ý Cụ từ màu xanh trên kia :-/
Từ màu tím, từ bé tới giờ em cũng chỉ nghe nói là Sô Lếch chứ chưa nghe nói Sô Ếch. Các Cụ khác chém giúp em với :-?
Thế còn cái "Bàn tà lồng" rút cục là cái j hả Cụ :-/ Từ này chắc chắn Việt hóa rồi, ai thời 7x cũng nghe & bản thân em cũng lẫn lộn ~:>


Cám ơn Cụ. Em đã chỉnh sửa từ Cylinder. Cụ kỹ thật :-bd. Thề với Cụ hơn 40 năm nay em vẫn lẫn lộn giữ Xy ranh với Xy lanh (cái bơm tiêm & cái buồng đốt động cơ), không có thớt này xới lên chắc về hưu cũng vẫn lẫn X_X

Em muốn hỏi lại - từ Mark trong tiếng Anh? Thường thì khi hỏi nhãn hiệu j người ta thường nói "What's make is it?" Trả lời "It's made by..." Vậy "Mark" mới chuẩn hở Cụ :-/


Từ tài xế mình hay gọi là "Sốp Phơ = Chauffeur (gốc Pháp) do Cụ Minhchi233 gợi ý Cụ ạ. Còn nếu là gốc Hán Việt thì em cũng không biết :-?
 

hong.viwaco

Xe container
Biển số
OF-201457
Ngày cấp bằng
10/7/13
Số km
8,460
Động cơ
4,413,680 Mã lực
Có cái cửa hiệu BODEGA ở phố Tràng Tiền có từ thời Pháp thuộc thì phải. Các cụ chém giúp em tên cửa hiệu có nghĩa gì không ạ:-??
 
Biển số
OF-143071
Ngày cấp bằng
23/5/12
Số km
10,011
Động cơ
459,416 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu ý , em Quên rồi !
Có cái cửa hiệu BODEGA ở phố Tràng Tiền có từ thời Pháp thuộc thì phải. Các cụ chém giúp em tên cửa hiệu có nghĩa gì không ạ:-??
Hồi ấy , trước cả Pháp , là gốc tiếng Tây Ban Nha , là tiệm rượu nhỏ ! Thực dân Tây bán nhà đổ bộ vào ta trước cả Pháp mà .

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-60822
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
2,332
Động cơ
464,550 Mã lực
Cái bộ nhớ cọc cạch của em thỉng thoảng nó lại cọt kẹt chạy, và phọt ra mấy từ này:
A pa tít: Apatite (F)
Phốt phát: Phosphate (F)
U rê: Urée (F)
Công tơ bát (đàn): Contrebasse (F)
Nó phọt thêm cái gì thì em sẽ lại post lên đây.
Em biết bộ nhớ cọt kẹt của Cụ rồi :-bd
Cụ nhắc “phốt phát” làm em nhớ ra từ “Súp pe”, cho đến ngày này giờ này, phút này, giây này thì từ “Súp pe” vẫn được dùng, em vừa tra google xong :D
Những từ mới em sẽ bổ xung ngay Cụ nhé \:D/

Em lại có 1 từ đó là xi-nhê ( ko xi-nhê= ko ăn thua gì ), em nhờ anh Gúc thì ra cái này Signet - Dấu ấn.
Còn từ "ba-chi-khơ" bác nào chém giúp em nhé!
Từ "Xi nhê" này hay quá Cụ ơi =D> =D> =D>

Đê (cái đê khâu tay) : dé à coudre (F)
(Dé à coudre) phiên sang Tiếng Việt là (đê-à-cút) Về sau đọc tắt là (đê)
Không biết còn chức j cao hơn Hàn Lâm Đại Học Sĩ để em tấn phong cho Cụ Sodiachinh bây giờ nhỉ :))

Nhân nói về quần phăng( quần tây) cụ xem cái từ " phăng teo" trong bộ bài " tú lơ khơ) nhé. Em dự là cũng có nguồn gốc từ tiếng Pháp.
Em cũng không rõ từ “Contton” & “Sô ếch” em có viết sai không nhưng sáng nay em mở ra đọc còm của Cụ trước & đối chiếu lại thấy không sai nên em mới lung túng hỏi lại :-?
Từ “Jocker = Phăng teo” thì em cực kỳ giống Cụ. Tuy nhiên đã nhiều năm rồi chưa tìm ra lời giải :-??
 

Ga Tay

Xe tăng
Biển số
OF-13840
Ngày cấp bằng
10/3/08
Số km
1,277
Động cơ
531,607 Mã lực
Nơi ở
Bay lượn suốt
Bộ nhớ đời ơ kìa của em lại cọt kẹt chạy tiếp, lần này nó lại nhả thêm mấy từ:
Át phan: Asphalt (F)
Cúp (Honda): Cub (sư tử non) (A)
Hát trích: Hattrick (A)
Xăng phin (điện thoại, micro không dây): Sans fil (F)
 
Chỉnh sửa cuối:

Catmatpat

Xe điện
Biển số
OF-87115
Ngày cấp bằng
1/3/11
Số km
3,328
Động cơ
440,721 Mã lực
Nơi ở
Hầm Rượu
Lội page nhà cụ Xe Ngự mệt quá b-)
Bộ nhớ đời ơ kìa của em lại cọt kẹt chạy tiếp, lần này nó lại nhả thêm mấy từ:
Át phan: Asphalt (F) ghi là Asphalte
Cúp (Honda): Cub (sư tử non) (A)
Hát trích: Hattrick (A)
Xăng phin (điện thoại, micro không dây): Sans fil (F)
 

BG25

Xe điện
Biển số
OF-116217
Ngày cấp bằng
10/10/11
Số km
2,203
Động cơ
395,607 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam thôi
Có cái cửa hiệu BODEGA ở phố Tràng Tiền có từ thời Pháp thuộc thì phải. Các cụ chém giúp em tên cửa hiệu có nghĩa gì không ạ:-??
Từ này em được nghe cụ An Chi phụ trách món chuyện đông chuyện tây ở tờ Tuần san Kiến thức ngày nay những năm 90s giải thích, thực ra nó là quán ăn có món Bò, Dê, Gà nhưng người Tây viết không dấu thành Bo De Ga, dần dần rồi viết liền thành Bodega.
 

BG25

Xe điện
Biển số
OF-116217
Ngày cấp bằng
10/10/11
Số km
2,203
Động cơ
395,607 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam thôi
Em lại có 1 từ đó là xi-nhê ( ko xi-nhê= ko ăn thua gì ), em nhờ anh Gúc thì ra cái này
["Ngày xưa tiếng Pháp được dạy làm ngôn ngữ thứ nhì trong trường học tại Sài Gòn, dẫn đến việc nhiều từ Pháp được dùng song song với tiếng Việt trong dân gian (cũng như là Anh Ngữ đối với giới trẻ thời nay). Thế hệ sau này không còn được dạy Pháp văn như bố mẹ, mặc dù quen miệng gọi theo nhưng mù tịt không biết viết nó thế nào, vậy là "nghe thế nào thì viết thế ấy":

Signet - Dấu ấn.

Trở thành

Xi-nhê: có ấn tượng, đáng để ý đến. Nếu trái ngược lại thì gọi là "không xi-nhê".

Ví dụ: "Lão Dê Lỳ làm luôn mấy viên Viagra rồi mà vẫn không xi-nhê!"]

Hay quá, từ này em tìm ở mấy chục trang trước rồi mà không ra, vote cụ nhé.
 
Biển số
OF-143071
Ngày cấp bằng
23/5/12
Số km
10,011
Động cơ
459,416 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu ý , em Quên rồi !
Từ này em được nghe cụ An Chi phụ trách món chuyện đông chuyện tây ở tờ Tuần san Kiến thức ngày nay những năm 90s giải thích, thực ra nó là quán ăn có món Bò, Dê, Gà nhưng người Tây viết không dấu thành Bo De Ga, dần dần rồi viết liền thành Bodega.
Lậy hồn ! :-|

Cách giải ghét của kụ hay và logic chật chẽ nhỉ :))

Em mường tượng ra quán lolotica , hoặc quán Các món lợn , Lợn mán , lợn rừng .... Mà bị quản lý bởi bọn Tây nhỉ ??? :))
 

BG25

Xe điện
Biển số
OF-116217
Ngày cấp bằng
10/10/11
Số km
2,203
Động cơ
395,607 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam thôi
Lậy hồn ! :-|

Cách giải ghét của kụ hay và logic chật chẽ nhỉ :))

Em mường tượng ra quán lolotica , hoặc quán Các món lợn , Lợn mán , lợn rừng .... Mà bị quản lý bởi bọn Tây nhỉ ??? :))

Cụ bình tĩnh, em đang online điện thoại nên chưa lần được chứng cứ. Nếu em sai thì do cụ An Chi sai.
 

hong.viwaco

Xe container
Biển số
OF-201457
Ngày cấp bằng
10/7/13
Số km
8,460
Động cơ
4,413,680 Mã lực
Cảm ơn cụ đã khai sáng.:-bd
Từ này em được nghe cụ An Chi phụ trách món chuyện đông chuyện tây ở tờ Tuần san Kiến thức ngày nay những năm 90s giải thích, thực ra nó là quán ăn có món Bò, Dê, Gà nhưng người Tây viết không dấu thành Bo De Ga, dần dần rồi viết liền thành Bodega.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top