E lại làm phát vần F nữa ko biết có đúng ko nhé, mà đúng sai các bác cho cái lý do để em còn sửa nhé "phiêu"= feeling???
[FONT="]斷蓬一片西風急,[/FONT]
[FONT="]畢竟[/FONT][FONT="]飄零[/FONT][FONT="]何處歸[/FONT][FONT="]?[/FONT]
[Đoạn bồng nhất phiến tây phong cấp,
Tất cánh phiêu linh hà xứ quy?]
[Gió Tây cuốn cỏ bồng lìa gốc,
Lưu lạc cuối đời dạt đến đâu?]
Đây là hai câu kết trong bài thơ [Tự thán kỳ nhất] [[FONT="]自嘆其一[/FONT] ] của Đại thi hào Nguyễn Du trong Thanh Hiên thi tập.
Nguyễn Du làm bài nầy trong thời gian ăn nhờ ở đậu quê vợ, những năm tháng cô đơn cùng cực của tác giả, đói không cơm ăn, rét không có áo mặc. Ông gọi quãng thời gian này là "Mười năm gió bụi" (Thập tải phong trần).
Như vậy có thể thấy [phiêu linh] [[FONT="]飄零[/FONT][FONT="]] [/FONT]đã có trong Tiếng Việt rất rất lâu, trước khi từ ngoại lai [feeling] xuất hiện.
Nghĩa đen của [phiêu linh] [[FONT="]飄零[/FONT][FONT="]][/FONT][FONT="] : [/FONT]lá cây bị gió lay rụng. Nghĩa bóng : thân thế không may, bị nhiều khổ cực, vất vả.
Còn từ ngoại lai [feeling] bắt đầu du nhập vào Miền Nam Việt Nam từ 1960s, nhưng chỉ thực sự phổ biến sau khi xuất hiện bài hát [FONT="][[/FONT]Feelings, Oh Oh Oh feelings] [âm nhạc của Mauricio Kaiserman - Morris Albert] [phổ thơ tiếng Bồ Đào Nha của nhà thơ người Brasil : Thomas Fundera]
Và [feeling] thực sự trở thành câu cửa miệng của lớp trẻ 8x, 9x người Việt, sau khi văn hóa Hàn Quốc xâm nhập vào Việt Nam những năm 2000s với bộ phim Feelings [cảm xúc]
Thật tình cờ và thật bất ngờ là [feeling] lại đồng âm và cũng hơi hơi có chút đồng nghĩa với [phiêu linh], thế là rất nhanh chóng, hai từ này kết thành một cặp [feeling] [phiêu linh]. Sau đó theo trào lưu viết tắt của giới trẻ, [phiêu linh] được rút gọn thành [phiêu]
Trải qua thời gian hơn 10 năm, [feeling] [phiêu] luôn đi đôi với nhau, đã gây ra sự lầm tưởng cho nhiều người Việt : [phiêu] là phiên âm và được Việt hóa của [feeling]