Em lại hỏi tiếp: Từ "lèo" trong "nói một lèo" có phải xuất phát từ nhóm từ ngoại lai "cửu vạn-bát sách-chi chi" không các cụ? Và tiếng "lèo" trong "nước lèo" có khác biệt dư lào với từ "lèo" trước?
Muốn tìm hiểu thì phải quay về tìm ý nghĩa của từ nguyên [lèo] (từ nguyên là từ được sử dụng nguyên nghĩa đầu tiên)
Khi người Việt cổ tìm đất làm nhà, canh tác thì các cụ thường tìm một mảnh đất bằng phẳng liền mạch, và cái bề mặt phẳng liền mạch này gọi là [lèo] hay [mặt lèo], như vậy là khi nói đến [lèo] có nghĩa là nói đến sự liền mạch.
Với ý nghĩa của từ nguyên [lèo] mang tính chất liền mạch, thì tất cả các từ ghép (thêm tiền tố hoặc hậu tố) đều bao hàm tính chất liền mạch.
Nói một lèo : nói liền một mạch.
Dây lèo : dây dài, liền mạch, không có mấu nối.
....
Tổ tôm/Chắn là một trò chơi dân gian (hiện tại được xác nhận chỉ có tại Việt Nam). Một trong các cách ù của Tổ tôm/Chắn được xác định bằng các Tụ Tam :
Ví dụ :
Tổ tôm
Nhất Vạn + Nhất Sách + Cửu Văn
Cửu Vạn + Cửu Sách + Thang Thang
Nhị Vạn + Nhị Sách + Bát Văn
.....
Chắn
Cửu Vạn + Bát Sách + Chi Chi
Tam Vạn + Tam Sách + Thất Văn
.....
Với quy ước đánh số từ Nhất đến Cửu, tiếp nối sau đó là 03 quân bài đặc biệt Chi Chi, Lão, Thang Thang được coi là hàng Thập, thì có Tụ Tam LIỀN MẠCH là Cửu Vạn + Bát Sách + Chi Chi (8-9-10) do đó Tụ Tam này gọi là [lèo] (mang ý nghĩa liền một mạch)
Khi từ nguyên [lèo] kết hợp với các tiền tố để tạo thành các từ khác như [nước lèo] cũng có ý nghĩa là liền mạch (nước lèo là loại nước dùng phải có đủ các loại gia vị đúng chủng loại kết hợp với nhau)
Như vậy có thể thấy [nước lèo] trong trò chơi Tổ Tôm/Chắn hay [nước lèo] là nước dùng cho các loại thức ăn, đều có ý nghĩa xuất phát của từ nguyên [lèo]
Chứ không phải [lèo] trong Tổ Tôm/Chắn là nguyên nhân tạo ra cụm từ [nói một lèo] hay [nước lèo]