[TT Hữu ích] Từ điển từ phiên âm tiếng Việt

Biển số
OF-60822
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
2,437
Động cơ
464,550 Mã lực
Bis (dùng trong đang số nhà VD 35, 35 bis) => Post #04
Cớm : cop (tiếng anh) => Post #89
Cưa, cua (gái): cour => Post #91
Đề pô: Depot => Post #91
Lô tô: loterie => Post #298
Cụ Minhchi233. Những từ trên em đã sửa hoặc bổ sung trong các post # em ghi trong quote.

Khăn phu la: foulard => Em không biết từ này, các Cụ khác biết chém thêm với ạ
Cốc: Coupe => Từ này em tra google nó không ra kết quả như thế, không phải cái cốc mà là cái CUP. Đã up lên ở post #91
Phà, bắc: Bac (miền Nam gọi là bắc, bắc Mỹ thuận, bắc Cần thơ) => Từ này cũng hiếm quá, em không biết BAC = phà, các Cụ có thêm ví dụ nào phổ thông hơn không :-/
Cò (môi giới): Comission ngày trước hay gọi là tiền còm măng, tiền cò => Cụ làm rõ hơn com măng ~ com mít nhé :-/
Sáp : Shave => Em tra google nó lại ra bọt cạo râu :-o
Đờ mi gac sông: Demi garcon => Từ này em biết, nhưng không biết dùng & có vẻ là từ hiếm :-/
Cụ Minhchi233 & các Cụ khác làm rõ hơn mấy điểm trên nhé (b)
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
24,983
Động cơ
736,320 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
1. Khăn phu la: foulard => Em không biết từ này, các Cụ khác biết chém thêm với ạ:
2. Phà, bắc: Bac (miền Nam gọi là bắc, bắc Mỹ thuận, bắc Cần thơ) => Từ này cũng hiếm quá, em không biết BAC = phà, các Cụ có thêm ví dụ nào phổ thông hơn không
3. Sáp : Shave => Em tra google nó lại ra bọt cạo râu
4. Đờ mi gac sông: Demi garcon => Từ này em biết, nhưng không biết dùng & có vẻ là từ hiếm
1, Là cái khăn quàng cổ, ngày xưa gọi là "Khăn phu la chàm". Cụ nào đọc "Dế mèn phiêu lưu ký" của Tô Hoài sẽ gặp từ này tả đoạn bác Xiến Tóc bị kiến cắn vào cổ và đắp thuốc.
Hình như chỉ có mỗi bác Tô Hoài là dùng từ này.



Chúng tôi khiêng Xiến Tóc chạy lùi. Châu Chấu Voi rịt cho bã thuốc, buộc lại. Cổ Xiến Tóc như quàng cái phu la chàm. Không chết, nhưng vết thương tấy, sưng vù. Xung quanh đánh nhau, Xiến Tóc ngồi khư khư một xó. Tuy vậy, cũng chẳng ai làm gì nổi. Thấy Xiến Tóc ốm, có cậu Kiến tưởng bở, xông vào, Xiến Tóc giơ chân ra đỡ. Chân Xiến Tóc cứng như cây tre đực, Xiến Tóc cứ để yên cho Kiến cắn. Chẳng ăn thua mà lại có thể gãy răng, kiến chạy."
2. Phà trong tiếng Pháp là BAC. Bac Mỹ Thuận, Bac Cần Thơ nghĩa là Phà Mỹ Thuận, Phà Cần Thơ chứ ko phải Phía bắc Mỹ Thuận, Cần Thơ.



3. Sáp là từ gốc Hán Việt.: 蠟 Phiên âp Hán Việt là Lạp. Nghĩa là Nến. Còn Nến làm từ Parafin các bạn Khựa gọi là Bạch lạp: 石蠟

4. Từ gốc là Demi-garçon: Chỉ 1 kiểu tóc của chị em hồi xưa, tóc ngắn giống con trai. Hình đây.

 
Chỉnh sửa cuối:

Catmatpat

Xe điện
Biển số
OF-87115
Ngày cấp bằng
1/3/11
Số km
3,846
Động cơ
440,724 Mã lực
Nơi ở
Hầm Rượu
Cụ Minhchi233. Những từ trên em đã sửa hoặc bổ sung trong các post # em ghi trong quote.



Cụ Minhchi233 & các Cụ khác làm rõ hơn mấy điểm trên nhé (b)
Hay quá lão Ngựa ạ, em đang bận cuối tuần em nhảy vào chém cùng cả nhà nhé. A mà em kiếm được từ áo phông rồi, hay phết em sẽ chú giải nhá (b)
 

Đường bộ

Xe container
Biển số
OF-204959
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
5,974
Động cơ
359,986 Mã lực
Em có mắng mỏ gì cụ Hán đâu. Ý em là nhiều cụ phát âm tiếng Việt không đúng khi gọi là cổ phốt: miền Bắc nói là phuốc còn miền Nam nói là phuộc mới đúng và là từ cùng một gốc "fourche" mà ra cả.

Phát âm là "phốt" chỉ dùng ở bể phốt (nguyên & đủ là "fosse septique". Dính phốt thì em thấy hay dùng nhưng là khẩu ngữ không chính tắc nên không biết xuất phát từ nghĩa rộng tiếng Việt của bể phốt (kiểu như dính phải cái gì đó rất thối) hay từ sa xuống hố (fosse là cái hố).
Nhà cháu đồng ý với cụ, từ "cổ phuốc" là đúng ở miền bắc, miền nam là "phuộc"

Dính phốt thì nhà cháu cho là từ faute mà ra.
 

sodiachinh

Xe buýt
Biển số
OF-93468
Ngày cấp bằng
29/4/11
Số km
772
Động cơ
408,550 Mã lực
Nhân thấy các cụ đang có thảo luận về từ [cắt] trong Tiếng Việt có phải là phiên âm của từ [cut].
Nhà cháu xin có ý kiến phân tích như thế này :

Từ ngữ thì luôn được sử dụng trong văn nói hoặc văn viết, muốn tìm hiểu về thời điểm ra đời của từ [cắt] trong Tiếng Việt thì chỉ cần tìm hiểu văn bản viết nào, có lịch sử thật xa xưa là ra ngay thôi.

Và có thể thấy ngay từ [cắt] đã được sử dụng để dịch ra nghĩa nôm của bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn [dịch nôm là Hịch Tướng Sỹ] của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn năm 1284.

Đoạn văn dịch nôm có từ [cắt] như sau :

" ... Dư thường Lâm xan vong thực, Trung dạ phủ chẩm, Thế tứ giao di, Tâm phúc như đảo ..." [Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa]

Dụ chư tỳ tướng hịch văn [dịch nôm là Hịch Tướng Sỹ] ra đời năm 1284 và sau đó được dịch nôm để tất cả quân sỹ cùng hiểu, nghĩa là rất rất lâu trước khi từ [cut] trong tiếng nước ngoài du nhập vào Việt Nam.
Như vậy từ [cắt] trong Tiếng Việt với từ [cut] trong ngoại ngữ, hoàn toàn chỉ là một sự trùng hợp tình cờ.
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
24,983
Động cơ
736,320 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Nhân thấy các cụ đang có thảo luận về từ [cắt] trong Tiếng Việt có phải là phiên âm của từ [cut].
Nhà cháu xin có ý kiến phân tích như thế này :

Từ ngữ thì luôn được sử dụng trong văn nói hoặc văn viết, muốn tìm hiểu về thời điểm ra đời của từ [cắt] trong Tiếng Việt thì chỉ cần tìm hiểu văn bản viết nào, có lịch sử thật xa xưa là ra ngay thôi.

Và có thể thấy ngay từ [cắt] đã được sử dụng để dịch ra nghĩa nôm của bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn [dịch nôm là Hịch Tướng Sỹ] của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn năm 1284.

Đoạn văn dịch nôm có từ [cắt] như sau :

" ... Dư thường Lâm xan vong thực, Trung dạ phủ chẩm, Thế tứ giao di, Tâm phúc như đảo ..." [Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa]

Dụ chư tỳ tướng hịch văn [dịch nôm là Hịch Tướng Sỹ] ra đời năm 1284 và sau đó được dịch nôm để tất cả quân sỹ cùng hiểu, nghĩa là rất rất lâu trước khi từ [cut] trong tiếng nước ngoài du nhập vào Việt Nam.
Như vậy từ [cắt] trong Tiếng Việt với từ [cut] trong ngoại ngữ, hoàn toàn chỉ là một sự trùng hợp tình cờ.
Em đồng ý với cụ. Từ Cắt đất phong Vương có từ lâu òi. Tiếng Khựa nó là từ này: Gồm bộ Thủ và bộ Đao: 切
 

DeislerX

Xe tải
Biển số
OF-84580
Ngày cấp bằng
8/2/11
Số km
498
Động cơ
414,900 Mã lực
1. Cháu xin bổ sung thềm từ này nữa ạ "Lốp" ví dụ lốp xe, lốp ô tô ... bắt nguồn từ tên ông Dunlop - Nha sỹ phát minh ra lốp xe đầu tiên
2. "Tua" - Tour (hành trình) ví dụ : làm một tua đi XXX, tua đi tua lại ...
 
Chỉnh sửa cuối:

sodiachinh

Xe buýt
Biển số
OF-93468
Ngày cấp bằng
29/4/11
Số km
772
Động cơ
408,550 Mã lực
Nhân tiện nói đến từ [cắt] nhà cháu giải thích luôn thành ngữ [Bảy lần đo, một lần cắt] là thành ngữ của Nga [Семь раз примерь, один раз отрежь] chứ không phải của Việt Nam như nhiều người vẫn bị nhầm.
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
24,983
Động cơ
736,320 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Nhân tiện nói đến từ [cắt] nhà cháu giải thích luôn thành ngữ [Bảy lần đo, một lần cắt] là thành ngữ của Nga [Семь раз примерь, один раз отрежь] chứ không phải của Việt Nam như nhiều người vẫn bị nhầm.
Giống như của mình: "Cắn lưỡi 7 lần trước khi nuốt", cụ nhể.=))
 

volume

Xe tăng
Biển số
OF-135280
Ngày cấp bằng
20/3/12
Số km
1,444
Động cơ
381,135 Mã lực
Các cụ cao thủ tra giúp: Cô nhếch, van (vòi), ê cu, quần sịp, bom, xy lanh, Ca ta lô :D
 

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,916
Động cơ
534,475 Mã lực
Pờ giô các xanh các: xe Peugeot 404
Súng côn đui,côn bát : Colle 8
Mác Made
Cụ Bụp tìm giúp em cái từ ma-ní tức cái khóa an toàn khi cẩu...xuất phát từ đâu với ạ. Cả từ BÁI tức sợi xích có móc khóa để giữ cố định hàng trên thùng xe, rồi Xe LUY BỒI nữa, em thấy mấy bác thợ già trong Nam hay dùng.
 
Chỉnh sửa cuối:

The Beatles

Xe buýt
Biển số
OF-22173
Ngày cấp bằng
9/10/08
Số km
969
Động cơ
503,010 Mã lực
1. Cháu xin bổ sung thềm từ này nữa ạ "Lốp" ví dụ lốp xe, lốp ô tô ... bắt nguồn từ tên ông Dunlop - Nha sỹ phát minh ra lốp xe đầu tiên
2. "Tua" - Tour (hành trình) ví dụ : làm một tua đi XXX, tua đi tua lại ...
nhà cháu lại tưởng tuỏu là cái tháp chứ nhỉ? tua ép phen

ờ, còn.. ca ca nghĩa là gì???
 

anchibui

Xe điện
Biển số
OF-40829
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,627
Động cơ
499,071 Mã lực
Bổ sung từ gốc Hán nhé:
Em chỉ viết được phiên âm.

- Hộ chiếu [Hu-Chao]
- Khẩu: Mồm, miệng (trong: khẩu phần,khẩu khiếu, cấm khẩu, khẩu lệnh...) [Koâu], từ này trong tiếng hán viết như hinh vuông.
-Hoả xa: Tàu hoả, xe lửa [Huo-chẽ]
- Thuỷ: nước (trong hồng thuỷ, tàu thủ, cách thuỷ, phong thuỷ) [Shui] đọc gần như thủy luôn.
-Phong: gió (phong hàn, phong thuỷ, cảm phong..,) [Fẽng]
- Thân thể: từ này không biết giải nghĩa ra tiếng Việt thế nào cho đúng (hình thể, tình trạng con người) [shủnThi]

Tạm thế đã, nếu kể tất cả các từ Hán-Việt liệt kê ra thì từ thuần Việt chắc 1%. :D
 

anchibui

Xe điện
Biển số
OF-40829
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,627
Động cơ
499,071 Mã lực
Tiếp...
Thiên: trời (thiên thần, thiên tai, thiên phước, thiên nhiên...) [Tiăn]
Thiên đàng [Tiãn tàng]
- Xe (trong xe đạp, xe máy, xe cộ...) [chẽ]
- Điện (điện áp, dòng điện, máy điện toán...) [Diàn]
- Phu nhân: Vợ [fù rén].

Để em nghĩ tiếp đã.
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
24,983
Động cơ
736,320 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Pờ giô các xanh các: xe Peugeot 404
Súng côn đui,côn bát : Colle 8
Mác Made
Cụ Bụp tìm giúp em cái từ ma-ní tức cái khóa an toàn khi cẩu...xuất phái từ đâu với ạ. Cả từ BÁI tức sộ xích có móc khóa để giữ cố định hàng trên thùng xe, rồ Xe LUY BỒI nữa, em thấy mấy bác thợ già trong Nam hay dùng.


Ma ní: Manille (F)



Còn từ Bái với Luy bồi thì em ko biết ợ.:D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top