Từ này không hẳn là phiên âm nhưng em không biết bỏ vào đâu, các cụ cho em hỏi từ thảo mai từ đâu ra ?
Thấy cụ Thích mùa đông quote câu hỏi của cụ, nhà cháu vào hỏi thăm anh Gúc thì thấy (xin chú ý, từ Thảo mai này người Bắc đã dùng từ thời Pháp thuộc và trước đó rồi ạ):
http://thantuong.vn/media/detail/1275/thao-mai-co-nghia-nhu-the-nao.html
“Thảo mai” có nghĩa như thế nào?
01/01/1970
Thantuong.vn – Cùng tìm hiểu xem từ ngữ đang được giới trẻ và cả giới showbiz sử dụng này có ý nghĩa như thế nào nhé!
Hơn một năm trở lại đây, ngoài ngôn ngữ teen gây nhiều ý kiến trái chiều, một vài từ ngữ mới đã được giới trẻ truyền miệng với nhau và trở thành những từ ngữ phổ biến cả trong những cuộc trò chuyện lẫn văn nói. Một trong những từ ngữ được giới trẻ và cả giới showbiz sử dụng khá nhiều, thậm chí xuất hiện trên truyền hình chính là từ “Thảo mai”. Dù không có trong từ vựng tiếng Việt nhưng từ “Thảo mai” được sử dụng ngày càng nhiều, thậm chí được nhắc đến nhiều hơn cả những từ ngữ có cùng lớp nghĩa vốn vẫn được dùng trước đây. Vậy, “Thảo mai” có nghĩa là gì?
Giả tạo
Một số định nghĩa do cư dân mạng cung cấp cho biết “Thảo mai” là từ ngữ chỉ người phụ nữ hay nói một đằng làm một nẻo, bảo người khác làm thế này nhưng mình lại làm thế kia, không trung thực, ngoài mặt thì cười nhưng sau lưng thì nói xấu. Vậy, từ “Thảo mai” có nghĩa giống với từ “Giả tạo” trước đây người ta hay dùng.
Hầu hết những người mới biết đến từ ngữ này đều hiểu nó theo chiều hướng tiêu cực như thế này.
Nói giảm, nói tránh
Dù có nghĩa giống với từ “Giả tạo”, nhưng “Thảo mai” lại có ý nhẹ nhàng hơn. Ví dụ, khi một người có ngoại hình xấu, thay vì chê họ xấu hoặc giả tạo nói họ đẹp, những người thảo mai nói: “Bạn trông được đấy chứ, tuy nhiên…” và đưa ra những ý kiến thể hiện điểm không tốt nhưng theo cách tránh nói thẳng, trực tiếp. Nói cách khác, “Thảo mai” là một cách nói giảm, nói tránh tuyệt đối của từ “Giả tạo”, tạo cảm giác nhẹ nhàng hơn khi nhận xét về một người hay một sự vật, sự việc nào đó.
Một cách cắt nghĩa khác của từ “Thảo mai” còn chỉ những hành động, câu nói gượng gạo giả lả. Đây cũng là cách lý giải từ “Thảo mai” được nhiều người đồng tình nhất.
Khôn khéo
Trong đêm trao giải “Zing Music Awards 2012”, khi phát biểu về giải thưởng của mình, chính Hồ Ngọc Hà cũng tự nhận mình thảo mai. Thế nhưng, khi nhắc đến từ thảo mai ở đây, người ta lại không nghĩ đến ý nghĩa “Giả tạo” mà là sự khôn lanh, khéo léo trong giao tiếp và cách hành xử trước công chúng.
Đây là cách giải thích tích cực nhất của từ ngữ “Thảo mai”. Bởi lẽ, dù với bất kỳ ý nghĩa nào, từ “Thảo mai” đều chỉ những người không thật tình và không dám thẳng thắn.
Hồ Ngọc Hà bị nói thảo mai trên ghế nóng The Voice. Thế nhưng, cái "Thảo mai" ở đây lại chính là sự khôn khéo của người đẹp.
Nguồn gốc
Nói về nguồn gốc của từ “Thảo mai”, đa số các kết quả tìm được đều không chỉ dẫn rõ ràng suất xứ của nó. Chỉ biết từ “Thảo mai” là tên một cô gái trong câu ca dao: “Thảo mai rao bán chỉ vàng, vào đến giữa làng lại bán chỉ xanh” và câu ca dao này châm biếm những người có tính không trung thực. Từ “Thảo mai” được sử dụng ở miền Bắc từ khá lâu nhưng phải đến gần 2 năm trước, giới trẻ Sài Gòn mới bắt đầu biết đến và sử dụng phổ biến.
Coper
THANTUONG.VN