Bạc Liêu là xứ cơ cầu
Dưới sông cá chốt Triều Châu trên bờ...
Có lẽ đây là câu vè nổi tiếng mà ai cũng từng nghe tới, sở dĩ gọi là xứ “cơ cầu” bởi ai cũng có thể tới đây sinh sống và tìm kiếm cơ hội làm giàu. Và người Triều Châu là một ví dụ, họ tới đây lập nghiệp rất đông, được người dân ví nhiều như cá chốt ở nơi đây vậy.
Mặc dù không có nhiều mối liên hệ với xứ này, ngoài một vài cô gái có lẽ giờ này đã là những bà mẹ vài con nhưng đây lại gây ấn tượng mạnh với mình, bởi chính là quê hương của điệu Vọng cổ, là bài bản cốt lõi trong nghệ thuật sân khấu cải lương Việt Nam mà tiền thân là “Dạ cổ hoài lang” của Nhạc sỹ Cao Văn Lầu! Ông dù không phải xuất thân từ đây, nhưng đã có những ân tình đặc biệt bởi vùng đất “cơ cầu” này đã cưu mang mình trong những suốt thời gian khó, đã để lại cho Bạc Liêu nói riêng một kho tàng âm nhạc Đờn ca tài tử Nam Bộ vô cùng quý giá, làm đắm say biết bao con người, vượt qua mọi ranh giới địa lý không chỉ riêng vùng Tây Nam Bộ, mà ngày nay còn vươn tới cả xứ Bắc kỳ trong đó có Nam Định quê hương tôi!
Khi đang lái xe ra thăm Điện gió Bạc Liêu, rất vô tình bắt gặp một ngôi chùa Xiêm Cán nằm ngay bên đường, là một ngôi chùa của người Chăm đẹp nhất, quy mô lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ cho tới nay. Có lẽ điều này là dễ hiểu, bởi ngoài người Kinh chiếm đa số, thì người Chăm đứng thứ hai nơi đây, còn lại là người Hoa (Triều Châu, hay còn gọi là Người Tiều, là dân tộc của danh ca Trường Vũ). Đây là một nơi nhất định đáng tới, để hiểu về một Việt Nam cũng rất đa dạng về tôn giáo và chủng tộc.
Rời ngôi chùa này để hướng ra điện gió, có lẽ sau một hồi giảng giải cho gấu mẹ xinh đẹp và hai con về tôn giáo nhưng xem ra mình có vẻ thất bại, nên quyết định mở một bản nhạc để thay đổi không khí, thì “Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang” của Vũ Đức Sao Biển vang lên... Ông là một nhà giáo, nhà báo đồng thời cũng là một nhạc sỹ không phải người Bạc Liêu nhưng có thời gian dài gắn bó với sự nghiệp trồng người ở mảnh đất hiền hoà này, đã không cầm lòng được trước cảnh sắc nơi đây, để rồi viết lên những câu ca mà mỗi lần được nghe ta thấy lòng mình như tan chảy, trôi theo dòng Gành Hào thơ mộng vậy:
“Dưới trăng dòng sông trôi rất dịu dàng, như dải lụa vàng xuôi về phương đông.
Gành Hào ơi, nửa đêm ai hát lên câu hoài lang, vầng trăng nghiêng xuống trên dạt rừng tràm...”
Hay như câu:
“Bạc Liêu ơi... có nhớ chăng ai, thuở ấy thanh xuân trăng Gành Hào tròn như chiếc gương.”
Chỉ bấy nhiêu thôi đã thôi thúc mình quyết đinh tha lôi ba mẹ con tới cho bằng được nơi này. Và tất nhiên, gấu mẹ xinh đẹp của mình luôn ủng hộ rồi, còn các con thì từ chối đưa ra ý kiến bởi còn đang say giấc nồng.
Điện gió Bạc Liêu thực ra không có gì đặc sắc, giống y như điện gió Ninh Thuận, chỉ khác cái là được xây trên biển, và có cây cầu nhỏ dài như vô cực, lãng mạn như trong những bộ phim Hàn dành cho khách viếng thăm và chụp hình, ghi lại những khoảnh khắc yêu đương của các cặp nhân tình, tất cả có lẽ chỉ có vậy, các bạn có thể ghé thăm hay không thì tuỳ thuộc vào chính mình.
Từ điện gió đi Gành Hào có 2 đường, một là vòng ra QL 1A xa hơn nhưng nhanh hơn, hai là đi thẳng theo đường biển thì gần hơn nhưng lâu hơn rất nhiều! Với đặc tính thích ngắm biển, yêu vắng lặng và những hàng cây, rừng đước... mình đã quyết định chọn đường ven biển. Và quả thực đây là quyết định cực kỳ đúng đắn nếu mình đi một chiếc xe gầm cao!
Là một thị trấn nhỏ thuộc huyện Đông Hải, ngăn cách bởi con sông Gành Hào rộng lớn đổ ra biển Đông với bên kia là mảnh đất cực Nam Cà Mau thân yêu. Gành Hào được biết đến với con người hiền hoà, chất phác, đặc biệt con gái rất xinh như vốn dĩ của miền Tây Nam Bộ ra, thì có lẽ hải sản nơi đây được coi như ngon nhất Việt Nam vậy. Tất cả quán ăn có nguồn gốc xứ Gành Hào ở nơi khác đều rất mắc và phải đặt trước, nếu không bạn đều không có cơ hội được thưởng thức, giống như mình vậy!
Chia tay Gành Hào trong cảnh chiều muộn, để ngược về Giá Rai đi Cà Mau, đã để lại cho mình một ấn tượng cực kỳ sâu sắc về Bạc Liêu, thêm một kỷ niệm đẹp về quê hương, đất nước con người, trong chuyến hành trình “Từ địa đầu Lũng Cú tới Đát Mũi Cà Mau” của mình!
P/s: Cảm ơn cô gái Anh Khoe tuy sinh ra ở Cần Thơ nhưng đã từng một lần ca “Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang” được viết ở Bạc Liêu rất ngọt, mà mãi tới tận hôm nay ta mới được tới đây!
Xin chào Bạc Liêu!
Khu tưởng niệm nhạc sỹ Cao Văn Lầu
Điện gió Bạc Liêu
Con đường đê bao biển, từ Điện gió tới Gành Hâo
Dưới sông cá chốt Triều Châu trên bờ...
Có lẽ đây là câu vè nổi tiếng mà ai cũng từng nghe tới, sở dĩ gọi là xứ “cơ cầu” bởi ai cũng có thể tới đây sinh sống và tìm kiếm cơ hội làm giàu. Và người Triều Châu là một ví dụ, họ tới đây lập nghiệp rất đông, được người dân ví nhiều như cá chốt ở nơi đây vậy.
Mặc dù không có nhiều mối liên hệ với xứ này, ngoài một vài cô gái có lẽ giờ này đã là những bà mẹ vài con nhưng đây lại gây ấn tượng mạnh với mình, bởi chính là quê hương của điệu Vọng cổ, là bài bản cốt lõi trong nghệ thuật sân khấu cải lương Việt Nam mà tiền thân là “Dạ cổ hoài lang” của Nhạc sỹ Cao Văn Lầu! Ông dù không phải xuất thân từ đây, nhưng đã có những ân tình đặc biệt bởi vùng đất “cơ cầu” này đã cưu mang mình trong những suốt thời gian khó, đã để lại cho Bạc Liêu nói riêng một kho tàng âm nhạc Đờn ca tài tử Nam Bộ vô cùng quý giá, làm đắm say biết bao con người, vượt qua mọi ranh giới địa lý không chỉ riêng vùng Tây Nam Bộ, mà ngày nay còn vươn tới cả xứ Bắc kỳ trong đó có Nam Định quê hương tôi!
Khi đang lái xe ra thăm Điện gió Bạc Liêu, rất vô tình bắt gặp một ngôi chùa Xiêm Cán nằm ngay bên đường, là một ngôi chùa của người Chăm đẹp nhất, quy mô lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ cho tới nay. Có lẽ điều này là dễ hiểu, bởi ngoài người Kinh chiếm đa số, thì người Chăm đứng thứ hai nơi đây, còn lại là người Hoa (Triều Châu, hay còn gọi là Người Tiều, là dân tộc của danh ca Trường Vũ). Đây là một nơi nhất định đáng tới, để hiểu về một Việt Nam cũng rất đa dạng về tôn giáo và chủng tộc.
Rời ngôi chùa này để hướng ra điện gió, có lẽ sau một hồi giảng giải cho gấu mẹ xinh đẹp và hai con về tôn giáo nhưng xem ra mình có vẻ thất bại, nên quyết định mở một bản nhạc để thay đổi không khí, thì “Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang” của Vũ Đức Sao Biển vang lên... Ông là một nhà giáo, nhà báo đồng thời cũng là một nhạc sỹ không phải người Bạc Liêu nhưng có thời gian dài gắn bó với sự nghiệp trồng người ở mảnh đất hiền hoà này, đã không cầm lòng được trước cảnh sắc nơi đây, để rồi viết lên những câu ca mà mỗi lần được nghe ta thấy lòng mình như tan chảy, trôi theo dòng Gành Hào thơ mộng vậy:
“Dưới trăng dòng sông trôi rất dịu dàng, như dải lụa vàng xuôi về phương đông.
Gành Hào ơi, nửa đêm ai hát lên câu hoài lang, vầng trăng nghiêng xuống trên dạt rừng tràm...”
Hay như câu:
“Bạc Liêu ơi... có nhớ chăng ai, thuở ấy thanh xuân trăng Gành Hào tròn như chiếc gương.”
Chỉ bấy nhiêu thôi đã thôi thúc mình quyết đinh tha lôi ba mẹ con tới cho bằng được nơi này. Và tất nhiên, gấu mẹ xinh đẹp của mình luôn ủng hộ rồi, còn các con thì từ chối đưa ra ý kiến bởi còn đang say giấc nồng.
Điện gió Bạc Liêu thực ra không có gì đặc sắc, giống y như điện gió Ninh Thuận, chỉ khác cái là được xây trên biển, và có cây cầu nhỏ dài như vô cực, lãng mạn như trong những bộ phim Hàn dành cho khách viếng thăm và chụp hình, ghi lại những khoảnh khắc yêu đương của các cặp nhân tình, tất cả có lẽ chỉ có vậy, các bạn có thể ghé thăm hay không thì tuỳ thuộc vào chính mình.
Từ điện gió đi Gành Hào có 2 đường, một là vòng ra QL 1A xa hơn nhưng nhanh hơn, hai là đi thẳng theo đường biển thì gần hơn nhưng lâu hơn rất nhiều! Với đặc tính thích ngắm biển, yêu vắng lặng và những hàng cây, rừng đước... mình đã quyết định chọn đường ven biển. Và quả thực đây là quyết định cực kỳ đúng đắn nếu mình đi một chiếc xe gầm cao!
Là một thị trấn nhỏ thuộc huyện Đông Hải, ngăn cách bởi con sông Gành Hào rộng lớn đổ ra biển Đông với bên kia là mảnh đất cực Nam Cà Mau thân yêu. Gành Hào được biết đến với con người hiền hoà, chất phác, đặc biệt con gái rất xinh như vốn dĩ của miền Tây Nam Bộ ra, thì có lẽ hải sản nơi đây được coi như ngon nhất Việt Nam vậy. Tất cả quán ăn có nguồn gốc xứ Gành Hào ở nơi khác đều rất mắc và phải đặt trước, nếu không bạn đều không có cơ hội được thưởng thức, giống như mình vậy!
Chia tay Gành Hào trong cảnh chiều muộn, để ngược về Giá Rai đi Cà Mau, đã để lại cho mình một ấn tượng cực kỳ sâu sắc về Bạc Liêu, thêm một kỷ niệm đẹp về quê hương, đất nước con người, trong chuyến hành trình “Từ địa đầu Lũng Cú tới Đát Mũi Cà Mau” của mình!
P/s: Cảm ơn cô gái Anh Khoe tuy sinh ra ở Cần Thơ nhưng đã từng một lần ca “Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang” được viết ở Bạc Liêu rất ngọt, mà mãi tới tận hôm nay ta mới được tới đây!
Xin chào Bạc Liêu!
Khu tưởng niệm nhạc sỹ Cao Văn Lầu
Điện gió Bạc Liêu
Con đường đê bao biển, từ Điện gió tới Gành Hâo