Em nói thêm một chút để các cụ nào còn lăn tăn vụ thị trường điện sẽ tăng giá thêm rõ.
Các cụ đều biết điện có nhiều nguồn từ thủy, than,dầu, khí, mặt trời, gió,... giá cũng khác nhau từ dăm trăm đồng đến dăm ngàn đồng. Khi dùng ở mức vừa phải các nguồn giá rẻ sẽ chạy lúc này nhà cung cấp có được tỷ suất lợi nhuận cao nhất, mức dùng tăng lên sẽ phải chạy thêm các nguồn đắt tiền hơn lợi nhuận không còn cao nữa, khi dùng tăng đến mức phải chạy các nguồn cao hơn giá bán thì lợi nhuận bắt đầu giảm đi nếu dùng tiếp tục tăng nữa phải chạy các nguồn đắt tiền nhất nếu duy trì mãi thì khả năng sẽ không còn lãi nữa, để tránh trường hợp này nó mới sinh ra cái giá bậc thang để hạn chế dùng quá nhiều (chứ giá bậc thang ban đầu không phải để hỗ trợ người nghèo).
Như thế khi ở trong một thị trường điện nếu bình thường đang ở mức cân bằng cụ nào giảm giá sẽ kích thích người ta dùng nhiều lên thì cụ đó sẽ phải chạy thêm nguồn đắt tiền hơn dãn đến giá thành tăng lên và do giảm giá thì tiền lại thu ít hơn kết cụ là lợi nhuận giảm hai lần (lần 1 do giảm giá, lần 2 do tăng chi phí); và ngược lại nếu tăng giá sẽ dẫn đến kết quả là lợi nhuận tăng lên (vì chênh giá + nguồn rẻ). Thế nên sẽ không khó đoán đa số các nhà cung cấp sẽ làm gì.
Đó là xét trong một thời gian ngắn hạn (vài năm),
Tiếp tục với thời hạn dài hơn (tính theo nhiều năm) thì lúc này do giá rất tốt lợi nhuận cao sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư cộng với tiêu dùng bị kìm hãm( và nhiều lý do khác hầu như không tăng) sẽ dẫn đến dư thừa nguồn cung khi đó giá sẽ không tăng nữa mà sẽ giảm để rồi sẽ thiết lập trạng thái cân bằng ổn định. Như thực tế một số thị trường đã đạt đến mức này thì họ có nguồn cung thường gấp 3-4 lần nhu cầu. Khi đó họ có được điều kiện có thể coi là lý tưởng cho cả xã hội, điện có nguồn cung dồi dào các nhà cung cấp cạnh tranh nhau để phục vụ tốt nhất người dùng dù giá có cao một chút nhưng đa số vẫn thấy thỏa mãn.