[Funland] TS Trần Đình Thiên: ‘Không đủ điện mới chết chứ giá điện cao chưa chết’

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Có lẽ nhận xét của cụ là cảm giác chung khi so sánh giữa doanh nghiệp tư nhân và DN NN, tuy nhiên có lẽ không hẳn ở đâu cũng thế
Đã từng có một số nhà đầu tư, xây nhà máy điện rồi bán điện trực tiếp đến người dùng như Formosa, Hiệp Phước nhưng đều chỉ được một thời gian là phải thôi vì dù phục vụ tốt nhưng giá cao gấp 2-3 lần giá bán của EVN nên bị người mua phản đối đòi chuyển sang mua của evn.
Nếu tư nhân làm hiệu quả hơn thì nó nên thể hiện ở giá bán mới thành công vì ở ta người dùng quan tâm đến giá nhiều nhất.
So sánh về chi tiêu, em không thể biết thực sự bên trong hai bên thế nào nhưng cũng có mấy nhận xét bề ngoài thế này: em biết mặt một số đội làm điện thỉnh thoảng đi máy bay gặp thì thấy đội tư nhân, cổ phần cấp quản lý đa số bay hạng thương gia còn cấp tương đương của evn đa số bay hạng phổ thông; ngó qua phòng làm việc cũng thường là đàng hoàng hơn evn; nhân viên chủ chốt thường là người bỏ evn chuyển sang.

Vì thế cảm giác của em không lạc quan lắm về khả năng tư nhân cạnh tranh được trong ngắn hạn. Như hiện nay nếu không có ưu ái của chính sách ("Thu hút vốn đầu tư từ mọi,thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động dien lực". ) thì tư nhân khó mà tham gia chứ chưa nói đến cạnh tranh. Tuy nhiên với xu hướng hiện nay muốn đẩy nhanh thị trường điện thì tư nhân vẫn sẽ có rất nhiều điều kiện và cơ hội.
Phải đặt trong bối cảnh để xem xét. Cuối thê kỷ trước 19xx, khi khu vực MN thiếu điện trầm trọng, phải cắt điện luân phiên, nên khi có chủ đầu tư nước ngoài xin tự đầu tư vốn làm Dự án nhà máy nhiệt điện Hiệp phước 2x300MW theo dạng nhà máy điện độc lập (IPP) thì được xem xét duyệt làm. Nhưng chủ đầu tư láu cá đi "mua" (thực ra là dọn rác) một nhà máy điện thải bỏ, lấy phần tổ hợp tua bin hơi - máy phát điện còn dùng được, chỉ đầu tư mới phần lò hơi cùng các phụ trợ linh tinh khác (Balance of Plant/BOP), máy biến áp 110kV và lưới 110kV/22kV cấp điện cho khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng. NMĐ Hiệp phước ỳ ạch mãi không phát đủ 600MW, do nguyên nhân là phụ tải khu đô thị Phú Mỹ Hưng là nhỏ, còn bán điện cho EVN thì giá quá cao. Đồng thời, do bộ tua bin hơi máy phát điện là đồ cũ tân trang, nên hư hỏng, ngưng máy thường xuyên, nguồn nhiên liệu lại là đốt dầu (FO/DO) nên giá bán điện cao, đốt DO khác gì đốt tiền?. Mãi gần đây 201x mới có thêm bổ sung nguồn khí từ đường ống Nhơn trạch-TP. HCM (nguồn khí chỉ đủ cấp cho các trung tâm điện lực Phú mỹ, Nhơn trạch, còn dư chút ít cấp cho Hiệp phước). Biện pháp cuối là bán lại toàn bộ NMĐ Hiệp phước cho EVN.
Nhà máy nhiệt điện Formosa ở Nhơn trạch Đồng nai là xây mới hoàn toàn, công suất 2x150MW (dự kiến thêm 1x150MW), nhiên liệu đốt than nhập khẩu, cấp điệ cho các khu công nghiệp quanh đó. Giá bán điện cao, nên EVN chỉ mua khi thiếu nguồn. Trước sau rồi cũng bán lại nhà máy cho EVN thôi.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Bác nói tới Hiệp Phước mới nhớ, đó là Tư nhân hóa từ phát điện, truyển tải, bán lẻ. Có từ năm 1998. Chả hiểu sao năm 2011 lại lăn ra chết. Chắc đòi tăng 300% giá nhưng không cho nên không thèm làm nữa.
Một trong những nguyên nhân là xài lại máy cũ, hư hỏng vặt thường xuyên, chạy lò bằng đốt dầu nên (khác gì ngốn tiền) nên giá thành cao không tiêu thụ được công suất. EVN không dám mua điện giá cao của nó. Nó kêu gào mãi về cam kết cấp khí làm nguồn đốt, thì gần đây mới có nguồn. Dẫn đến sập tiệm. Thực chất là nó láu cá đầu tư nguồn tưởng giá nào cũng được bao tiêu.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Tư nhân bán trực tiếp, phải tự đầu tư hệ thống truyền tải nên điện đến hộ gia đình đắt là phải.
Hệ thống truyền tải của EVN, mà cụ thể là đường dây 500 kV là của nhà nước đầu tư, hết khấu hao từ đời nào, nên điện của ông EVN đến tay người dùng rẻ hơn là đương nhiên.
Ông EVN thử chia sẻ truyền tải với bọn kia xem. Phát ra một cái giá thuê đường truyền rồi cho họ thuê lại hệ thống đường dây, đảm bảo điện tư nhân đến hộ gia đình sẽ rẻ đi.
Cụ nên coi lại, hiện tại hệ thống truyền tải điện quốc gia 500kV Bắc Nam bao gồm 2 hệ thống đường dây 500kV và các trạm biến áp nút 500kV, đây là 2 đường Bắc Nam riêng biệt, 1 đường cũ đầu tư xây lắp từ 199x, 1 đường mới hơn xây lắp 201x gần đây. Hiện tại do nhu cầu nguồn tải tăng cao, phải tính làm tiếp 1 đường thứ 3 để có khả năng truyền tải Bắc Nam cho các trung tâm điện lực mới đang xây và hòan thiện. Mỗi tuyến dường dây 500kV mang một mức tải nhất định, trạm nút 500kV cũng vậy, máy biến áp khổng lồ đến đâu cũng chỉ có khả năng chứa công suất nào đó, thường mỗi máy đơn pha 200MVA, 250MVA, 300MVA, 450MVA; Ghép lại thành 3x300MVA như ở các trạm 500kV Nhà bè (TPHCM), Phú lâm (TPHCM), Cai lậy (Tiền giang), Thường tín (Hà nội), Hiệp hòa (Bắc giang).
Dựa trên tính toán nhu cầu phụ tải, EVN mới dám bỏ tiền cho xây dựng, vận hành các hệ thống này, mỗi hệ thống trạm biến áp 500kV và đường dây 500kV cũng chỉ mang một mức tải nhất định (đầy tải), thí dụ 4000-5000MW, không ai có vốn và khả năng kỹ thuật để đầu tư dư thừa sẵn cho cả chục năm, EVN cũng vậy.
Nên việc cụ nêu chia xẻ đường dây truyền tải là khó xảy ra.
 
Chỉnh sửa cuối:

buikhacthinh

Xe tăng
Biển số
OF-599079
Ngày cấp bằng
14/11/18
Số km
1,527
Động cơ
246,725 Mã lực
Nơi ở
Gò Vấp-TP HCM
Điện giá cao mình bớt xài đi một chút thiếu điện còn khổ hơn.
Mình đã sống qua thời kỳ đèn dầu rồi tối mới có điện 3-4h(câu nhờ nhà hàng xóm)..cúp điện định kỳ..vv nên sợ quay lại thời ấy lắm.
 

do van bua

Xe đạp
Biển số
OF-645393
Ngày cấp bằng
2/5/19
Số km
33
Động cơ
110,340 Mã lực
Tuổi
48
giá nào cũng đc nhưng phải minh bạch giá điện
 

kirkvn

Xe đạp
Biển số
OF-326654
Ngày cấp bằng
10/7/14
Số km
13
Động cơ
285,690 Mã lực
Phải đặt trong bối cảnh để xem xét. Cuối thê kỷ trước 19xx, khi khu vực MN thiếu điện trầm trọng, phải cắt điện luân phiên, nên khi có chủ đầu tư nước ngoài xin tự đầu tư vốn làm Dự án nhà máy nhiệt điện Hiệp phước 2x300MW theo dạng nhà máy điện độc lập (IPP) thì được xem xét duyệt làm. Nhưng chủ đầu tư láu cá đi "mua" (thực ra là dọn rác) một nhà máy điện thải bỏ, lấy phần tổ hợp tua bin hơi - máy phát điện còn dùng được, chỉ đầu tư mới phần lò hơi cùng các phụ trợ linh tinh khác (Balance of Plant/BOP), máy biến áp 110kV và lưới 110kV/22kV cấp điện cho khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng. NMĐ Hiệp phước ỳ ạch mãi không phát đủ 600MW, do nguyên nhân là phụ tải khu đô thị Phú Mỹ Hưng là nhỏ, còn bán điện cho EVN thì giá quá cao. Đồng thời, do bộ tua bin hơi máy phát điện là đồ cũ tân trang, nên hư hỏng, ngưng máy thường xuyên, nguồn nhiên liệu lại là đốt dầu (FO/DO) nên giá bán điện cao, đốt DO khác gì đốt tiền?. Mãi gần đây 201x mới có thêm bổ sung nguồn khí từ đường ống Nhơn trạch-TP. HCM (nguồn khí chỉ đủ cấp cho các trung tâm điện lực Phú mỹ, Nhơn trạch, còn dư chút ít cấp cho Hiệp phước). Biện pháp cuối là bán lại toàn bộ NMĐ Hiệp phước cho EVN.
Nhà máy nhiệt điện Formosa ở Nhơn trạch Đồng nai là xây mới hoàn toàn, công suất 2x150MW (dự kiến thêm 1x150MW), nhiên liệu đốt than nhập khẩu, cấp điệ cho các khu công nghiệp quanh đó. Giá bán điện cao, nên EVN chỉ mua khi thiếu nguồn. Trước sau rồi cũng bán lại nhà máy cho EVN thôi.
Info của cụ chắc phải cách đây 5 năm quá.
Hiệp Phước là 3x125 MW, chú Formosa lên máy 3 lâu rồi. Giá cao nên EVN ko mua

Hiệp Phước giờ về tay Vin (Hải Linh) rồi, đang xin đầu tư lên 3000MW chạy LNG

giá nào cũng đc nhưng phải minh bạch giá điện
Mời cụ,
http://minhbach.moit.gov.vn/?page=electricity_define&key=electricity_thongso&menu_id=72
 

Charmsalot

Xe điện
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
2,125
Động cơ
241,315 Mã lực
Phải đặt trong bối cảnh để xem xét. Cuối thê kỷ trước 19xx, khi khu vực MN thiếu điện trầm trọng, phải cắt điện luân phiên, nên khi có chủ đầu tư nước ngoài xin tự đầu tư vốn làm Dự án nhà máy nhiệt điện Hiệp phước 2x300MW theo dạng nhà máy điện độc lập (IPP) thì được xem xét duyệt làm. Nhưng chủ đầu tư láu cá đi "mua" (thực ra là dọn rác) một nhà máy điện thải bỏ, lấy phần tổ hợp tua bin hơi - máy phát điện còn dùng được, chỉ đầu tư mới phần lò hơi cùng các phụ trợ linh tinh khác (Balance of Plant/BOP), máy biến áp 110kV và lưới 110kV/22kV cấp điện cho khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng. NMĐ Hiệp phước ỳ ạch mãi không phát đủ 600MW, do nguyên nhân là phụ tải khu đô thị Phú Mỹ Hưng là nhỏ, còn bán điện cho EVN thì giá quá cao. Đồng thời, do bộ tua bin hơi máy phát điện là đồ cũ tân trang, nên hư hỏng, ngưng máy thường xuyên, nguồn nhiên liệu lại là đốt dầu (FO/DO) nên giá bán điện cao, đốt DO khác gì đốt tiền?. Mãi gần đây 201x mới có thêm bổ sung nguồn khí từ đường ống Nhơn trạch-TP. HCM (nguồn khí chỉ đủ cấp cho các trung tâm điện lực Phú mỹ, Nhơn trạch, còn dư chút ít cấp cho Hiệp phước). Biện pháp cuối là bán lại toàn bộ NMĐ Hiệp phước cho EVN.
Nhà máy nhiệt điện Formosa ở Nhơn trạch Đồng nai là xây mới hoàn toàn, công suất 2x150MW (dự kiến thêm 1x150MW), nhiên liệu đốt than nhập khẩu, cấp điệ cho các khu công nghiệp quanh đó. Giá bán điện cao, nên EVN chỉ mua khi thiếu nguồn. Trước sau rồi cũng bán lại nhà máy cho EVN thôi.
Cụ cho hỏi sao nhà máy điện Hiệp Phước lởm như thế mà EVN lại mua lại ạ? Sao không kệ cho thằng Hiệp Phước chết rồi kéo điên về khu PMH?
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,462
Động cơ
22,839 Mã lực
Info của cụ chắc phải cách đây 5 năm quá.
Hiệp Phước là 3x125 MW, chú Formosa lên máy 3 lâu rồi. Giá cao nên EVN ko mua

Hiệp Phước giờ về tay Vin (Hải Linh) rồi, đang xin đầu tư lên 3000MW chạy LNG


Mời cụ,
http://minhbach.moit.gov.vn/?page=electricity_define&key=electricity_thongso&menu_id=72
nhiều cụ cứ nói minh bạch nhưng chả đưa cái thông số thế nào là minh bạch? đề mọi người xem nó thế nào.
 

kirkvn

Xe đạp
Biển số
OF-326654
Ngày cấp bằng
10/7/14
Số km
13
Động cơ
285,690 Mã lực
Cụ cho hỏi sao nhà máy điện Hiệp Phước lởm như thế mà EVN lại mua lại ạ? Sao không kệ cho thằng Hiệp Phước chết rồi kéo điên về khu PMH?
EVN dí xxx vào mà mua, Vin mua lại rồi cụ ơi, nhưng em đoán mục đích chính là thôn tính mảnh đất đẹp khu PMH chứ nó chạy cái của nợ ấy làm gì
 

pnthanh1

Xe hơi
Biển số
OF-478176
Ngày cấp bằng
20/12/16
Số km
141
Động cơ
197,590 Mã lực
Tuổi
51
Muốn biết ông này có đáng bị chửi ko, AE nào nhà gần ông này đưa bài phát biểu này cho người thanh toán tiền chi tiêu trong nhà ông í là biết ngay.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Cụ cho hỏi sao nhà máy điện Hiệp Phước lởm như thế mà EVN lại mua lại ạ? Sao không kệ cho thằng Hiệp Phước chết rồi kéo điên về khu PMH?
Nó bán cho đối tác khác, không phải EVN như dự kiến ban đầu. Như cụ Kirkvn nói rõ. Phía sau câu chuyện Nhà máy điện Hiệp phước khá rắc rối, như xài đồ cũ, phải cấp nhiên liệu khí cho nó... các cụ trong ngành mới rõ.
 

ThanhLong69

Xe điện
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
2,129
Động cơ
770,306 Mã lực
Nhiều cụ đừng bàn tư nhân hay độc quyền nữa. Vì chắc chắn tiến tới thị trường hòa bán lẻ điện rùi. Xu hướng không thể đảo ngược vì phải trả lại cho cái CQ này về đúng bản chất là quản lý và tạo sự công bằng cho tất cả mọi người.
Khi thị trường hóa bán lẻ điện thì các cụ có thể giảm hoặc tăng vì các lý do sau.
1. Điện độc quyền tự nhiên nên 1 khu 1 thằng cung cấp ( thằng này là thằng trước đây là của EVN cổ phần hóa mà ra) hoặc 1 anh nào mua lại lười điện và đương nhiên là thằng cung cấp khu vực đó.

2. Thằng 1 ở trên mua điện bán cho các cụ thì nó có 4 lựa chọn.
2.1 Là mua điện bán buôn của EVN rùi bán lại cho các cụ ( khu đó có đường đây truyền tải của EVN kéo tới)
2.2 Là nó mua trực tiếp tại nhà máy SX điện tự kéo đường dây khu nhà nó.
2.3 Là nó mua trực tiếp tại nhà máy SX điện thuê truyền tải về khu nhà nó
2.4 Là nó mua diện giá buôn của thằng truyền tải khác rùi bán lại.( khu đó có đường đây truyền tải của thằng truyền tải khác kéo tới)

Khu các cụ thuộc anh nào thì phải chịu anh đó.
VD: Các cụ thuộc khu của anh 2.2 anh này mua điện của nhiệt khí thì mắc lòi. Còn nó mua của thủy điện thì lại rẻ.

Ngu ý của em là vậy có đúng ko ạ? các cụ cho vài ý.
Đại để là sẽ xuất hiện 1 số công ty bán lẻ điện các cụ được quyền chọn mua của bất cứ công ty nào, Cái này chắc là nhiều cụ thích :) , giá do hai bên thỏa thuận NN không can thiệp. Các công ty bán lẻ này sẽ mua điện từ các NM điện để bán lại cho các cụ.
Để chuyển điện từ NM điện đến cty bán lẻ có công ty truyền tải, để tải tiếp từ công ty bán lẻ đến nhà các cụ có công ty phân phối. Hai đội này thì là độc quyền tự nhiên rồi chưa thể khác được. Công ty phân phối họ sẽ chỉ chuyển điện đến công tơ nào được công ty bán lẻ ký hợp đồng và thu phí của công ty bán lẻ đó nếu cụ không ký hợp đồng với công ty bán lẻ nào thì sẽ không có điện .
Nếu rời ra thì như thế tuy nhiên như thực tế các nước thông thường mấy công ty đó nó sẽ lại có xu hướng tích hợp lại với nhau để dễ kinh doanh, thường là NMđiện+công ty bán lẻ hay 1 số nơi Cty phân phối + công ty bán lẻ...
 

Charmsalot

Xe điện
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
2,125
Động cơ
241,315 Mã lực
Để chuyển điện từ NM điện đến cty bán lẻ có công ty truyền tải, để tải tiếp từ công ty bán lẻ đến nhà các cụ có công ty phân phối. Hai đội này thì là độc quyền tự nhiên rồi chưa thể khác được. Công ty phân phối họ sẽ chỉ chuyển điện đến công tơ nào được công ty bán lẻ ký hợp đồng và thu phí của công ty bán lẻ đó nếu cụ không ký hợp đồng với công ty bán lẻ nào thì sẽ không có điện .
Nếu rời ra thì như thế tuy nhiên như thực tế các nước thông thường mấy công ty đó nó sẽ lại có xu hướng tích hợp lại với nhau để dễ kinh doanh, thường là NMđiện+công ty bán lẻ hay 1 số nơi Cty phân phối + công ty bán lẻ...
Phân phối không phải độc quyền tự nhiên cụ ạ.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Phân phối không phải độc quyền tự nhiên cụ ạ.
Phân phối là điện trung áp, cần có hành lang an toàn, không độc quyền nhà nước thfi lấy đâu ra ông tư nhân nào quản tuyến được?
Chỉ có khâu bán lẻ, nếu có đội ngũ tư nhân có khả năng dựng cột kéo dây hay hạ ngầm các tuyến dây hạ thế một cách nhanh gọn và đúng kỹ thuật thì có thể sinh ra một thị trường đấu thầu quyền lắp dựng và khai thác một tuyến dây nào đó.
Có điều một mạng điện nhà hiện nay còn không có sơ đồ chuẩn và các kỹ năng đấu điện vẫn còn bí truyền lắm, cứ xem các topic về dây rợ suốt ngày chạm với tuột đủ thấy.
 

P H Ê QUÁ

Xe tăng
Biển số
OF-692671
Ngày cấp bằng
27/7/19
Số km
1,171
Động cơ
113,354 Mã lực
Ưu thế giảm giá viễn thông nó nằm chính ở công nghệ, chứ không phải vấn đề độc quyền.
Giá dịch vụ VIễn thông cả thế giới nó giảm, mà bọn đấy thì cạnh tranh lâu rồi.
Chả có chỗ nào kinh doanh mà ko cạnh tranh cả cụ ạ . Cái yếu tố chính là đảm bảo công bằng trong kinh doanh với nn với tư nhân thôi. Nếu chỉ mình sfone ko có viettel nhảy vào thì cước viễn thông có khi tăng thêm vì tư nhân như sfone làm gì có cửa sống. Xây 1 trạm thu phát sóng vietel giải quyết phút mốt
 

ThanhLong69

Xe điện
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
2,129
Động cơ
770,306 Mã lực
Muốn biết ông này có đáng bị chửi ko, AE nào nhà gần ông này đưa bài phát biểu này cho người thanh toán tiền chi tiêu trong nhà ông í là biết ngay.
Ông này có đủ thông tin nên nói ra sự thật mà nhiều người không muốn nói và nhiều người khác không có thông tin lại không muốn nghe, nên cũng có khi bị đám đó chửi. Đọc ở đây thì thấy đa sô các cụ đang cho là EVN muốn giữ mãi độc quyền và chưa biết bao giờ mới có cạnh tranh công bằng nên khá bức xúc chuyện tăng giá và độc quyền, nhưng thực ra evn đang là 1 bên khá sốt sắng trong việc tạo lập thị trường điện bán lẻ, và cái thị trường này đã có thời hạn khá rõ ràng, cái này cũng đã đưa lên báo nhưng chắc không mấy ai đọc, va nếu có đọc cũng không biết có nên tin hay không. Nhưng nếu có đủ thông tin và hiểu biết như trường hợp của ông Thiên thì trong đầu ông ý hiểu cái thị trường là chắc chắn sẽ có trong thời gian tới nên ông ý nói là trong bối cảnh đó, vì ông ý biết là chẳng mấy thời gian nữa thì sẽ không còn độc quyền và giá thì sẽ tăng. nên ông ý nói chủ yếu đến giá tăng còn không nói đến độc quyền và thế là bị 1 số thiếu hiểu biết chửi.
Còn đây là một bài khác chỉ nói đến bỏ độc quyền mà không nói gì đến giá
 
Chỉnh sửa cuối:

minhnga

Xe tải
Biển số
OF-393021
Ngày cấp bằng
20/11/15
Số km
293
Động cơ
238,547 Mã lực
Tuổi
27
Theo TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

“Nếu bàn về vấn đề giá điện mà đâm đầu vào chủ nghĩa dân túy thì rất khó”

“Có người trách tôi vì đã nói chỉ có giá điện cao mới phát triển được, ý nói phải để giá điện thấp thôi, nhưng tôi cười bảo các anh đòi ngược. Các anh phải đòi lương cao chứ không phải đòi giá điện thấp. Các anh, lương tăng một chút đã vội thỏa mãn, giá điện hơi cao đã la làng lên rồi. Rất nguy hiểm vì đó là sự lệch lạc trong quan niệm về phát triển”

'Có giá tốt thì công nghệ mới tốt được, hiệu lực của quy định hành chính – pháp lý mới ý nghĩa được. Nếu không có cơ chế giá thị trường thì việc mọi nỗ lực sản xuất điện đều kém hiệu quả"

“Rõ ràng ta hì hục sản xuất điện rất nhiều nhưng mục tiêu đề ra đạt được rất chậm. Tôi và anh Vượng (Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Hoàng Quốc Vượng – PV) nhiều lần bàn thảo về cái này mà cảm thấy khổ sở. Tôi quả thật thương ngành điện theo nghĩa đấy”, ông Thiên cho biết.

30 năm qua thu hút FDI, Việt Nam chỉ thu hút được FDI có chất lượng không cao, một phần chính vì chính sách duy trì năng lượng ở mức thấp. Năng lượng giá thấp thì khuyến khích nhà đầu tư dùng công nghệ thấp, hao tốn năng lượng, ô nhiễm môi trường trong khi người sản xuất điện – chính là Việt Nam – đang rất khó khăn trong sản xuất, phải tìm mọi cách để xoay xở. Thực trạng trên đòi hỏi chúng ta phải có thay đổi cơ bản trong cách nhìn đối với vấn đề năng lượng”

“Tôi có nói với một số người là cần đề xuất làm lại điện hạt nhân, đừng vì vài ý kiến trên mạng. Không có điện là chết mà chết thẳng cẳng chứ không phải chết đi sống lại đâu”, ông Thiên nhấn mạnh.

Rất nhiều chuyện được TS đưa ra túm lại là TS rất thương cho ngành điện, cần phải tăng giá - giá điện tăng điện thì mới có thể kinh tế, thu hút đại bàng FDI và cả vấn đề dân túy ... - không tăng thì chết cả lút.
Giá điện VN rẻ vì được nhà nước bao cấp bù lỗ, nhưng bà con quên rằng tiền ngân sách dùng bù lỗ cho ngành điện lấy từ tiền thu thuế. Vì vậy bỏ bù lỗ để giá điện tăng cũng được, nhưng cần minh bạch hóa ngành điện để giảm chi phí và tránh thất thoát lãng phí
 

Sad_man

Xe tải
Biển số
OF-455137
Ngày cấp bằng
22/9/16
Số km
363
Động cơ
208,760 Mã lực
Tuổi
47
Giá điện VN rẻ vì được nhà nước bao cấp bù lỗ, nhưng bà con quên rằng tiền ngân sách dùng bù lỗ cho ngành điện lấy từ tiền thu thuế. Vì vậy bỏ bù lỗ để giá điện tăng cũng được, nhưng cần minh bạch hóa ngành điện để giảm chi phí và tránh thất thoát lãng phí
Nhiều cụ cứ bảo EVN cần “minh bạch”. Báo cáo tài chính thì công khai trên mạng, năm nào kiểm toán nhà nước cũng vào quần nát EVN. Viễn thông hay các ngành khác cũng chỉ “minh bạch” đến thế thôi. Vậy muốn “minh bạch” thì phải làm gì nữa để cộng đồng mạng hài lòng bây giờ?
Thật ra thì nói về độ minh bạch, tôi thấy cái công tơ điện nó còn có vẻ minh bạch hơn cái đo 4G của nhà mạng. Đố cụ nào test được cái 4G nó đo chuẩn hay ko đấy? Nhưng viễn thông vẫn được các cụ khen lấy khen để. Chả qua vì 2 chữ “độc quyền”. EVN có trong sáng bằng giời cũng chả ai tin, vì là nó “độc quyền”. Mấu chốt là phải xoá độc quyền, nhưng xoá bằng cách nào, bao nhiêu năm, là 1 bài toán nan giải đối với chính phủ chứ chả phải do EVN khư khư giữ.
Đến như Sing, mất gần 20 năm mới hoàn thiện xong thị trường điện cạnh tranh. Còn ở Đông Lào, dân thì gian, quan thì tham, làm ko cẩn thận thì vỡ cả nút.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top