[Funland] Truyện ngắn thời bao cấp - Tình như sương khói

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,332
Động cơ
26,479 Mã lực
Chỉ có bản Audio thôi chứ bản text mà có trên mạng thì các cụ óp phờ nhà ta đã mò ra ngay chứ cần gì hóng của nhà cháu hihi
Cụ có link bản audio không? lúc đi xe nghe cũng hay ạ :)
 

hoangtubac

Xe tải
Biển số
OF-3116
Ngày cấp bằng
15/1/07
Số km
250
Động cơ
560,617 Mã lực
Đọc đoạn đầu như truyện ma của Ngọc Ngạn.
 

Chuẩn trai Nam

Xe tăng
Biển số
OF-419180
Ngày cấp bằng
26/4/16
Số km
1,567
Động cơ
236,055 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
2 thằng cu con đó thì thằng lớn giờ cũng 45 mà thằng bé cũng bằng tuổi cụ rồi, không phải thương nữa đâu :))
Ha ha
Theo mạch truyện thôi
Em thương trẻ con lắm
May nyc mấy lần cứ nhắn xin 1 đứa mà em không nghe
 

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,409
Động cơ
225,845 Mã lực
Chuyện hay và nhân văn, e thick cái kết. K dám để lộ sợ bác chủ phật ý.
Các nhân vật nếu có thật , thì khả năng các cụ nhà e biết gia đình này, vì nhà e thổ dân ở Văn Chương, Văn Hương, tất nhiên tác giả sẽ đổi tên khác
 

khoiduy

Xe hơi
Biển số
OF-400880
Ngày cấp bằng
12/1/16
Số km
192
Động cơ
232,541 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội - VN
Đã nghe hết audio rồi mà thấy cụ chủ phọt thêm tý mà vẫn ngồi đọc lại. Có vẻ mình đã già rồi.
 

adamteo

Xe đạp
Biển số
OF-713806
Ngày cấp bằng
23/1/20
Số km
10
Động cơ
83,440 Mã lực
Tuổi
33
Để em hầu các cụ 1 liều thuốc nhuận tràng

Phần 9

Sau cơn mưa hồi chiều, Sài Gòn chính thức bước vào mùa mưa, tiết trời dịu mát hơn nhiều so với mấy tuần trước đó. Cơm tối xong, Thịnh ra sân hút thuốc để thư giãn, làn khói thuốc mờ ảo qua đôi mắt kính cận dày cộp mà Thịnh đang đeo. Bà giáo Thanh bê đĩa dưa hấu ra chiếc bàn đá kê ở giữa sân, hai mẹ con ngồi ăn tráng miệng, thấy Thịnh trầm tư suy nghĩ, bà giáo Thanh khẽ hỏi con trai;

Việc đã đến cơ sự này, bây giờ con tính sao?

Thịnh ngước lên nhìn mẹ rồi nói; con đã nhờ bạn bè dò hỏi tin tức rồi nhưng vẫn bặt vô âm tín, với lại họ muốn giấu thì mình cũng đành chịu thôi chứ biết làm sao được. Thịnh nói tiếp; tuần sau con ra Hà Nội, sau đó sẽ bay sang Nga công tác 2 tuần, khi nào về con sẽ quyết định. Biết tính con trai nên bà giáo đành nén tiếng thở dài mà không hỏi gì thêm. Hơn 10 giờ đêm, nhìn từ cửa sổ trên phòng ngủ ở tầng 2 xuống, bà giáo Thanh vẫn thấy con trai ngồi im lặng bên chiếc bàn đá. Dưới ánh đèn cột từ xa hắt lại, bóng của Thịnh im lìm bất động như bức tượng đá, chỉ có làn khói thuốc bay nhè nhẹ lên cao rồi tan biến vào màn đêm của Sài Gòn.

Cách đây 3 năm, mặc dù tình hình các nước XHCN đang biến động mạnh, nhưng không hiểu sao, Hoài vợ Thịnh vẫn xin một suất sang Liên Xô để làm nghiên cứu sinh, dù làm chuyên viên của Sở ngoại vụ thành phố đâu cần học vị tiến sĩ. Sau nhiều lần thuyết phục chồng chấp thuận, cuối năm 1988 Hoài đã dắt theo cả bé Bạch Dương mới 5 tuổi theo mẹ sang Liên Xô. Thời gian đầu, hàng tháng Thịnh vẫn nhận được thư của vợ gửi về, nhưng từ giữa năm 1989 thì bặt vô âm tín.

Sợ có chuyện chẳng lành, Thịnh đã nhờ bạn học cũ hiện đang sinh sống bên đó tìm hiểu giúp. Thư đi thư lại, cuối cùng Thịnh được biết vợ mình chỉ nhập học bên Liên Xô có 6 tháng, sau đó Hoài đã dắt bé Bạch Dương sang Cộng hòa Dân chủ Đức. Việc của Hoài, có vẻ mọi người bên nhà vợ đều biết trước, mỗi Thịnh không được biết. Thậm chí địa chỉ hiện nay của vợ con mình bên Đông Đức, dù nhiều lần Thịnh có hỏi nhưng bố mẹ vợ đều nói không biết.

Chiều hôm qua bố vợ Thịnh có gặp và nói; Bố mẹ hiện nay về hưu rồi, đồng lương hưu cũng có hạn và không đủ chi tiêu. Ngập ngừng một chút, ông nói tiếp với con rể là Thịnh; bố mẹ bàn nhau sẽ sửa lại căn nhà của vợ chồng con để cho thuê, ‎ í con thế nào? Nghe đến đây Thịnh chợt hiểu, căn nhà mười năm trước bố mẹ vợ đã tặng cho vợ chồng Thịnh khi mới cưới nhau, hiện nay nhà bên quận 3 đang có giá. Tiếng là tặng cho con gái và con rể, nhưng bố mẹ vợ Thịnh vẫn đứng tên, việc sửa nhà cho thuê chỉ là cái cớ để đuổi khéo Thịnh ra khỏi nhà.

Sáng hôm sau, Thịnh đã chuyển va ly quần áo và hai thùng sách của mình về nhà mẹ mình bên quận 9. Bà giáo Thanh thấy Thịnh khuân hành lí về nhà, không cần hỏi nhưng với dự cảm của người mẹ, bà biết hạnh phúc của con trai đang dần tan vỡ. Biết Thịnh bay ra Hà Nội công tác, bà giáo muốn nói với con trai về thằng Liên Xô, theo như bà nhẩm tính, năm nay nó cũng tròn 16 tuổi rồi. Khi nhìn thấy con trai chìm đắm trong suy tư về chuyện gia đình, bà giáo Thanh đành phải dằn lòng lại, dù sao thời điểm này cũng không thích hợp.

Sau chuyến công tác Liên Xô về, Thịnh cho bà giáo Thanh biết; Trước khi về hưu, chính bố vợ Thịnh đã tác động để con gái được quay trở lại Liên Xô làm luận án tiến sĩ, tuy nhiên đó chỉ là cái cớ để ra nước ngoài. Sang đến Liên Xô được vài tháng, vợ Thịnh đã dắt bé Bạch Dương sang Đông Đức ở nhà người quen. Khi bức tường Berlin sụp đổ, vợ con Thịnh đã hòa vào dòng người chạy từ Đông Đức sang Tây Đức. Bố mẹ vợ Thịnh đã nhận được thư và mấy ngàn DMark của con gái gửi về, chỉ có điều họ đã chặn mọi thông tin không cho Thịnh biết.

Sau 4 năm kể từ ngày tiễn vợ sang Liên Xô, cuối năm 1992 Thịnh chính thức gửi đơn xin li hôn vắng mặt ra toà án nhân dân quận 9, nơi Thịnh chuyển về sống với mẹ mình. Tình cảm vợ chồng hơn 10 năm đã bị mờ tan trước sự cám dỗ của cuộc sống vật chất nơi xứ người.

*

* *

21 giờ tối, Thu đang ngồi kiểm tra lại sách vở của thằng Hải Kim, bỗng có ánh đèn pha ô tô tải rọi thẳng hiên nhà, cô vội chạy ra mở cửa đứng đợi. Chiếc xe tải lùi đit vào gần cửa thì dừng lại, thằng Liên Xô mở cửa nhảy xuống từ bên ghế phụ.

Thấy con Thu mừng rỡ hỏi;

Sao hôm nay về muộn thế ?

Thằng Liên Xô làu bàu;

Hôm nay phải làm luật nhiều quá, từ Tân Thanh đến Đồng Bành, đã về tới cầu Đuống rồi cũng bị chặn lại làm luật.

Đạt là lái xe cũng xuống khỏi ca bin cùng thằng Liên Xô mở khóa thùng xe, bên trong chất đầy các thùng bia Vạn Lực của Trung Quốc, sau khi chất hết chỗ bia vào nhà, Đạt và thằng Liên Xô ra ngay quán phở đầu ngõ ăn tối. Chưa đến 5 giờ sáng, thằng Liên Xô và lái xe đã chạy về hướng đê La Thành, ở đó có một kho phế liệu đồng các loại, chúng được thu gom từ nhiều nguồn, có rất nhiều ca tút đạn các cỡ khác nhau.

Không riêng xe tải của Đạt và thằng Liên Xô, trên đường quốc lộ từng đoàn xe chất đầy phế liệu đồng từ Hà Nội nối đuôi nhau chạy lên Lạng Sơn rồi qua cửa khẩu sang Trung Quốc bán cho phía họ. Sau đó đoàn xe lại quay về Việt Nam khi đã chất đầy bia Vạn Lực, xe đạp Phượng Hoàng và đủ thứ hàng tiêu dùng khác nhau. Từ ngày đi phụ xe, thằng Liên Xô cũng rắn rỏi và già hơn trước tuổi rất nhiều so với lũ bạn cùng trang lứa.

Đưa thằng Hải Kim đến trường xong, Thu quay về nhà, cô bán bún và ghi sổ giao nhận khi các đại lí đến nhận bia. Loại bia này hiện đang làm mưa, làm gió ở Hà Nội và hầu khắp các tỉnh lân cận. Đám cưới, đám tang, hay bất kể cuộc tụ tập nào, nếu thiếu vài chai bia Vạn Lực, mọi người lại chê là nhạt miệng và kém sang. Chính vì vậy bia nhập về bao nhiêu, được tiêu thụ hết bấy nhiêu. Trừ mọi chi phí, mẹ con Thu cũng để dành được một khoản tương đối. Rút kinh nghiệm xương máu từ vụ vỡ quỹ tín dụng nhân dân năm 1989, hễ có tiền là Thu mua vàng cho vào ống bơ rồi đem chôn ngay dưới bếp cho chắc ăn. Hồi đó khi vợ lão Hoán dúi vào tay Thu xấp tiền được bọc trong chiếc mùi xoa, cô đã không động đến một đồng nào mà đem gửi tại quỹ tín dụng nhân dân với mục đích lấy tiền lãi trang trải cuộc sống.

Bẵng đi một thời gian, Thu nhớ mãi sáng hôm đó đi chợ về, cô thấy bà con đứng đông nghịt trước quỹ tín dụng nhân dân mà mình gửi tiền. Ghé vào hỏi han, Thu mới tá hỏa khi biết, các quỹ tín dụng nhân dân đều bị vỡ nợ, bản thân những người cầm đầu đã ôm tiền bỏ trốn. Của đau con xót, Thu choáng váng và lăn ra ốm mất hai tuần liền, tay trắng lại hoàn tay trắng, việc mua ti vi cho con cũng chỉ là ước mơ, vì ham lãi suất nên khi bán lợn,Thu cũng dồn hết tiền đem gửi cho quỹ tín dụng để lấy lãi. Từ sau lần đó, Thu đã thực hiện theo đúng câu “đồng tiền liền khúc ruột”

*****

Trong số khách quen hay ghé hàng Thu ăn sáng, uống trà chén khi rảnh rỗi có Đạt, cậu này vốn dân lái xe đường dài chạy tuyến Bắc Nam. Sau ngày mở cửa biên giới Việt Trung để giao thương, Đạt chuyển sang chở hàng tuyến Hà Nội – Lạng Sơn, công việc này nhanh có tiền mà không phải chạy quá xa như hồi trước. Đạt thấy thằng Liên Xô nhanh nhẹn tháo vát nên đã nhận nó làm phụ xe cho mình, công việc bê vác thì thằng LIên Xô làm rất khỏe và nhiệt tình. Từ khi thằng Liên Xô đi phụ xe, Thu đã nảy ra việc nhận làm tổng đại lí bia cho khu vực cầu Giấy, đường Láng, Ngã Tư Sở và khu Thanh Xuân. Khi bia được chuyển về nhà, Thu lại móc nối với các chủ vựa sắt thép phế liệu trên đường đê La Thành để thu gom các loại đồng phế liệu, mặt hàng đang rất được phía Trung Quốc ưa chuộng và trả giá cao nhờ vậy mà chuyến hàng nào cũng có lãi.

Thấy con vất vả sớm khuya, Thu hay động viên con;

Thôi con chịu khó vất vả một thời gian nữa, nếu chán làm phụ xe thì đi học nghề rồi mẹ mở đưa vốn mà mở cửa hàng. Nghe mẹ nói vậy, thằng Liên Xô cũng chỉ biết gãi đầu gãi tai vì nó không biết mình thích làm nghề gì. Nhiều lúc thấy mẹ hỏi nhiều quá, nó nói với Thu; Hay là con sắm xe xích lô, rồi hành nghề như ông ngoại ngày xưa. Nghe con nói vậy, Thu rớm nước mắt vì nhớ tới một thời cơ cực của cha mẹ ngày trước. Sợ mẹ buồn, thằng Liên Xô bèn an ủi; Thật ra bây giờ xe xích lô lọng vàng để chở khách du lịch và phục vụ các đám ăn hỏi thôi, không phải chở hàng vất vả như ông ngoại hồi xưa đâu mà mẹ đã lo.

*****

Bên cạnh Đạt, ông Minh cũng là khách thường xuyên đến ăn sáng tại quán của Thu, nghe nói trước khi về hưu ông Minh là trưởng ty văn hóa của tỉnh Hà Bắc, ông mới chuyển về khu này được vài năm. Ông Minh góa vợ đã lâu, ông có hai người con đều thành đạt. Cô con gái lớn của ông bằng tuổi Thu, hiện đang công tác trong ngành ngân hàng. Gia đình con gái ông đã chuyển vào miền Nam sinh sống được gần mười năm, cậu con trai thứ hai cũng lấy vợ và ở trên phố.

Về hưu lại sống một mình nên rảnh rỗi, các buổi sáng sau khi đi tập thể dục xong, ông Minh lại ghé quán Thu làm tô bún, sau đó ông đi mua tờ báo về đọc. Chiều đến, ông Minh lại ra quán nước của Thu gọi ấm trà rồi tán chuyện với mấy ông sửa xe, xích lô hay ngồi quán. Sau này thành chỗ thân quen, ông Minh và Thu hay tâm sự với nhau khi quán vắng khách. Chính ông đã cho Thu vay số tiền tương đối lớn khi cô có ý ‎ định nhập bia Vạn Lực của Trung Quốc về phân phối.

Dù biết ông Minh cũng xấp xỉ tuổi của bố mẹ mình, nhưng Thu nhận thấy, so với lũ đàn ông mà cô từng quen biết, ông Minh dù có tuổi nhưng vẫn là người nho nhã lịch duyệt và có phong độ hơn hẳn. Điều cô cảm thấy còn vướng mắc chính là thái độ của thằng Liên Xô và mấy người con của ông Minh, không biết bọn họ sẽ phản ứng như thế nào.

Thấu hiểu được tâm sự của Thu, ông Minh nói;

Em yên tâm, anh sẽ nói chuyện nghiêm túc với con trai, con gái, con dâu lẫn con rể anh để đả thông tư tưởng chúng nó. Thằng Liên Xô cũng đoán được tình ‎cảm của hai người, nó trở lên lầm lì và ít nói hơn hẳn, cứ thấy mặt ông Minh là nó tránh đi chỗ khác, việc này làm Thu cảm thấy vô cùng khó xử.

Năm nay Thu mới ngoài 30 tuổi, việc cần có một bờ vai nương tựa trong cuộc sống, hay có người để tâm sự mỗi khi đêm về cũng là khát khao cháy bỏng của cô. Ngày xưa Thu mới chớm yêu bố thằng Liên Xô đã phải chia xa, đến bố thằng Hải Kim cũng vậy, mỗi lần thỏa mãn xong lão Hoán lại biến về với vợ con, khi sinh thằng hải Kim, lão cũng chưa một lần ở lại thức đêm giúp Thu chăm con. Nghĩ đến lão Hoán là Thu lại thoáng rùng mình.

*****

Trưa nay ngồi suy nghĩ, Thu chợt nhớ đến bức thư dạo nào. Mở khóa tủ, cô lấy ra bức thư có con tem in cảnh lâu đài khá đẹp của châu Âu, phần người gửi có ghi tên Nguyễn Thị Thanh Hoài địa chỉ thành phố Dresden Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Trong thư người phụ nữ giới thiệu vắn tắt là vợ của Thịnh, điều này khiến Thu vô cùng bất ngờ và sửng sốt. Hoài cũng cho Thu biết, trước khi lấy Thịnh, Hoài không biết chồng mình đã có con ngoài giá thú là thằng Liên Xô, gia đình Thịnh cũng không biết Thu đang sống ở đâu ngoài Hà Nội.

Bức thư được viết kín 8 trang giấy, trong đó người phụ nữ nhận là vợ Thịnh đã giãi bày mọi nỗi niềm tâm sự. Cuối thư Hoài khuyên Thu nên cho thằng Liên Xô vào Sài Gòn rồi xuống Vũng Tàu nhận cha, Hoài cũng ghi rõ địa chỉ cơ quan Thịnh ở Vũng Tàu cho mẹ con Thu được biết. Giữa lá thư, Hoài có kẹp vào 500 DM để mẹ con Thu có thêm chút tiền làm lộ phí vào Nam. Cho đến bây giờ, Thu cũng không hiểu làm sao Hoài lại có địa chỉ của mẹ con cô, còn việc Hoài phát hiện ra thằng Liên Xô là con rơi của Thịnh cũng khiến Thu ngạc nhiên.

Đang miên man theo dòng suy nghĩ, Thu ngửi thấy mùi nước hoa quen thuộc, cô quay lại đã thấy ông Minh tay cầm bó hoa đi vào nhà.

Ông Minh hồ hởi nói với Thu;

Anh phải lên tận Quảng Bá mới mua được bó hoa Dơn này đó, em đưa lọ pha lê tiện tay anh cắm hoa luôn. Nhà vắng người vì cu Hải Kim đi học chưa về, thằng Liên Xô đang nhập hàng bên kia biên giới. Tự nhiên Thu muốn nghỉ buổi bán hàng chiều nay.

Như đọc được suy nghĩ của Thu, ông Minh nhanh nhẹn ra chốt
 
Chỉnh sửa cuối:

adamteo

Xe đạp
Biển số
OF-713806
Ngày cấp bằng
23/1/20
Số km
10
Động cơ
83,440 Mã lực
Tuổi
33
Phần 10

Mấy hôm nay dù cơn bão số 8 đã tan, nhưng ảnh hưởng của hoàn lưu bão nên mưa vẫn xối xả, nhìn nước ngập ngoài ngõ đã mấp mé sát hiên nhà, Thu vội lấy tấm ván gỗ chặn ngay ngoài cửa để xe máy chạy qua không làm tràn nước vào nhà.

Thấy con trai cầm ô lội mưa ra đầu ngõ, Thu gọi với theo;

Mưa gió này còn đi đâu vậy con?

Nghe thấy mẹ hỏi, Hải Kim quay lại nói; con ra đầu ngõ đổi băng video về tối xem cho đỡ buồn.

Ba mẹ con ăn tối xong thì trời cũng ngớt mưa, cu Hải Đăng luôn miệng hỏi, sao bố lâu về thế mẹ? miệng hỏi thế nhưng khi thấy anh trai bật video phim chưởng bộ, cu cậu lại chạy ra ngồi trước tivi chăm chú xem. Dọn dẹp xong, Thu cũng ngồi xem với hai con, mấy người hàng xóm đã quen lệ, tối nào cũng sang xem nhờ. Nhiều nhà trong xóm có tivi, nhưng mọi người vẫn thích sang nhà Thu xem, vì cô là người đầu tiên mua tivi JVC 21 inch màu, xem vừa nét lại có âm thanh rõ ràng.

Nhìn trước cửa nhà lênh láng nước, Thu lại nhớ tới hồi sinh thằng Hải Kim năm 1984. Năm đó cũng do ảnh hưởng của mưa bão mà khắp Hà Nội ngập trong biển nước, chính Thu đã phải bế thằng Hải Kim cùng thằng Liên Xô ngồi trên gác xép suốt mấy ngày, dưới nhà đã ngập trong nước hơn một mét. Hồi đó nếu không có mấy phong lương khô cùng hơn chục gói mì miliket mà lão Hoán mua dự phòng, chắc mấy mẹ con chết đói. Lần sinh thằng cu Hải Đăng, có lẽ Thu cảm thấy ấm lòng nhất. vì người đưa Thu đến viện không phải là bố mẹ mình, lần duy nhất trong ba lần sinh nở, cô được chính cha của đứa bé đưa vào bệnh viện phụ sản và tự tay chăm sóc cho Thu suốt 3 ngày nằm viện. Có lẽ điều Thu băn khoăn duy nhất, là câu cửa miệng của dân gian “tam nam bất phú”. Việc thằng Liên Xô dọn ra ở hẳn bên ngoài khi Thu mang thai thằng cu Hải Đăng cũng khiến cô phiền muộn.

***

Sáng sớm tinh mơ, ông Minh đã đạp xe ra đầu phố mua phở cho hai mẹ con Thu, ông nói với cô;

Hai mẹ con dậy ăn sáng, chút anh đèo Hải Đăng đi nhà trẻ rồi về coi thợ sửa lại nhà cho đỡ ẩm mốc.

Nghe chồng nói vậy Thu ưng thuận ngay, chỉ còn vài tháng nữa là bước sang năm mới Đinh Sửu 1997. Thu nhẩm tính, tuổi 40 đã cận kề trong khi mọi việc vẫn còn nhiều dang dở. Thu san bánh phở ra chiếc bát bé cho con trai, sau đó cô dùng kéo cắt nhỏ bánh phở và chan nước dùng vào rồi đưa cu Hải Đăng tự xúc ăn. Vì Hải Kim phải đi học từ sớm nên Thu đưa tiền cho con trai mua quà sáng trên đường đến trường.

Nhiều lúc Thu cũng tự hỏi; sao mấy đứa con mình lại không được thừa hưởng gien từ bố chúng nó nhỉ. Thằng Liên Xô dù cận từ bé như Thịnh, nhưng ngoài cặp kính ra cu cậu không hề có điểm gì giống bố nó, học hành không qua được cấp một. Thằng Hải Kim thì ngược lại, dù mang dòng máu của lão Hoán trâu, nhưng suốt 6 năm học, hầu như năm nào nó cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi, thậm chí còn được vào đội tuyển của trường đi thi học sinh giỏi cấp thành phố. Riêng cu Hải Đăng được yêu chiều nhất nhà vì thể trạng của nó không được tốt, trái ngược với bố nó là ông Minh, bước sang tuổi 65 nhưng còn khỏe mạnh và tráng kiện, nhiều thanh niên không chắc đã theo được.

Thấy ai khen mình vẫn trẻ khỏe, ông minh lại cười và nói;

Tuổi tác cũng chỉ là con số mà thôi.

*****

Bốn năm trước, khi nghe Thu báo tin mình đã mang thai, ông Minh mừng quá, ông đã tổ chức cuộc họp gia đình để thông báo cho con trai, con dâu, con gái và cậu con rể. Trong buổi hộ mặt đó, thấy không khí có vẻ căng thẳng, cậu con rể ông Minh hiện là quan chức ngành ngân hàng khẽ nói;

Chuyện này đúng là hơi bất ngờ, nhưng con nghĩ dù sao bố cũng đã có sự lựa chọn của riêng mình rồi, con sẽ ủng hộ bố.

Thấy chồng mình nói vậy, con gái ông Minh đứng bậy dậy nói gay gắt;

Bố tằng tịu với ai, con không cần biết, nhưng với con Thu thì không ổn, nó không chồng lại có hai đứa con, chứng tỏ loại đó không lương thiện gì, nó bằng tuổi con vậy mà bố định rước về làm mẹ kế, con không bao giờ chấp nhận, con nghĩ chắc gì cái thai đó là của bố. Thấy con gái nói vậy, ông Minh chỉ muốn cho nó cái bạt tai vì uất quá, nhưng ông cố kìm nén cơn giận và quay sang nhìn vợ chồng anh con trai xem chúng có suy nghĩ gì.

Thấy bố chồng nhìn mình, người con dâu vội nói ngay;

Việc này con cũng không có í kiến gì đâu, bố tham khảo chồng con là được. Thấy vợ nhắc khéo, anh con trai vội dụi tàn thuốc lá rồi thủng thẳng nói với bố mình;

Mẹ con mất cũng hơn hai chục năm rồi, bố gà trống nuôi con rồi suốt thời trẻ khỏe, bây giờ về già lại sống vò võ một mình không phải là điều hay. Con cũng mong bố tìm được một người đứng tuổi, tâm đầu ý hợp để nương tựa nhau lúc tuổi già, ai ngờ bố lại có con với người trẻ quá, rồi sau này lâm vào cảnh cha già con cọc, quả thật nhìn trước thấy bố như vậy, con không an lòng. Thuyết phục hai con không được, ông Minh quyết định bán ngôi nhà đang ở, sau khi chia cho hai người con một phần, phần còn lại ông Minh đưa cho Thu một nửa số tiền, nửa còn lại ông thuê thợ về xây thêm hai tầng và mua sắm nhiều đồ dùng gia đình như tivi, tủ lạnh.

Khi Thu sinh con trai, ông Minh đặt tên con là Hải Đăng. Sống với nhau thấm thoắt được 4 năm, Thu cảm thấy an lòng bên ông Minh, việc kiếm được một tấm chồng chu đáo và hào hiệp quả không dễ.

Ông Minh luôn dành thời gian để kèm cặp và phụ đạo thêm cho cu Hải Kim trong học tập. Tuy nhiên Thu vẫn canh cánh trong lòng chuyện thằng Liên Xô, khi biết ông Minh sẽ dọn về ở cùng mấy mẹ con, thằng Liên Xô nói ngay với Thu;

Dù bác Minh có xây thêm vài tầng cho rộng, con vẫn không thích sống chung nhà với người lạ. Mặc cho mẹ nhỏ to tâm sự lẫn van nài, thằng Liên Xô kiên quyết xách va ly ra khỏi nhà bắt đầu cuộc sống tự lập khi bước sang tuổi 21. Do chạy chở hàng tuyến Hà Nội - Lạng Sơn không còn kiếm được như trước kia, nó và lái xe đã chuyển sang chuyên chở vật liệu xây dựng cho các công trình. Nhu cầu xây dựng và sửa chữa nhà cửa đang tăng cao, công việc của thằng Liên Xô cũng bận tối mặt. Suốt mấy năm trời, nó chỉ ghé về qua nhà vào dịp tết, ăn với mẹ và hai đứa em được bữa cơm rồi lại mất hút.

Cũng may cho Thu, khi vắng thằng Liên Xô, mọi việc trong nhà được ông Minh sắp đặt chu đáo. Với mức lương hưu cao, cộng với khoản tiền tiết kiệm, ông Minh đỡ đần cho cô khá nhiều trong cuộc sống. Điều quan trọng nhất, hàng đêm Thu đã có người bầu bạn tâm sự và sẻ chia nhiều tâm sự thầm kín, cô không còn chịu cảnh cô đơn như hồi trước.

*

* *

Trong quán café tại một khách sạn hạng sang ngay trung tâm quận Nhất, Thịnh ngồi bên tách café mà lòng hồi hộp và bồn chồn, mắt luôn hướng ra phía cửa như mong chờ ai đó. Chiếc taxi dừng lại ngay sảnh, Hoài từ trong xe tự tin bước xuống, nhìn cô khá xinh đẹp, một vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ được viên mãn đủ thứ. Nhìn thấy vợ cũ, Thịnh tiến lại phía Hoài và hỏi;

Em uống gì anh gọi, sao em không đưa Bạch Dương về cùng.

Vừa uống từng ngụm nước, Hoài khẽ giải thích; con bé vẫn đang phải đi học không nghỉ được, đến kì nghỉ đông em sẽ nói con về thăm bố và bà nội. Hoài rút trong túi xách ra xấp ảnh của Bạch Dương cho Thịnh xem, ngày lên máy bay Bạch Dương chỉ là cô bé 5 tuổi bây giờ con gáo Thịnh đã là một thiếu nữ xinh đẹp.

Hoài hỏi chồng cũ;

Cuộc sống của anh hiện nay thế nào?

Thịnh cho Hoài biết, anh đã lập gia đình được hai năm nhưng chưa có con. Lau cặp kính cận xong, Thịnh khẽ hỏi Hoài vì sao lại dắt con bỏ sang Đức suốt bao năm, khiến mình phải đi tìm. Hoài cho biết cô đã lập gia đình và có thêm một con gái, chồng cô là người Đức và rất yêu qu‎í Bạch Dương.

Hoài hỏi lại Thịnh, vậy anh muốn biết lí do em đưa con đi ra nước ngoài?

Bằng một giọng đều đều, Hoài cho Thịnh biết, ngày đó Sở ngoại vụ tổ chức cho cán bộ đi nghỉ dưỡng tại Vũng Tàu, vì muốn giới thiệu chồng mình với chị em làm cùng phòng, Hoài đã điện thoại cho Thịnh ghé khách sạn của đoàn đang nghỉ, suốt buổi tối giao lưu hôm đó có một người nhìn Thịnh chăm chú và không nói câu nào.

Không để Thịnh chờ lâu, Hoài nói tiếp;

Chị Thanh kế toán phòng em là người miền Bắc, lấy chồng xong hai vợ chồng vào Nam lập nghiệp, chắc anh không biết chị Thanh chính là lớp trưởng học cùng chị Thu, người yêu cũ của anh suốt 10 năm. Nghe vợ cũ nhắc đến Thu, Thịnh giật minh và hiểu ra vấn đề.

Hoài tiếp tục nói; nhà chồng chị Thanh cũng ngay trong khu mà chị Thu hiện đang sinh sống nên em biết địa chỉ, ngày anh lên đường sang Nga du học, theo lời chị Thanh kể lại người yêu cũ của anh đã chịu muôn vàn đắng cay vì mang tiếng chửa hoang, Hoài cũng cho Thịnh biết, cô đã gửi cho Thu một lá thư hồi còn ở bên Đông Đức.

Hoài nói đến đâu mặt Thịnh trắng bệch ra đến đó, nhìn thẳng vào đôi mắt của chồng cũ, Hoài nhấn mạnh; mọi việc về sau em không cần nói, anh đã biết hết rồi. Để mặc Thịnh ngồi chết lặng trong quán, Hoài bắt taxi về nhà bố mẹ đẻ.

Nghe Thịnh kể lại toàn bộ câu chuyện với vợ cũ, bà giáo Thanh mở tủ lấy ra chiếc hộp sắt đã cũ, bà đưa cho Thịnh bức ảnh thằng Liên Xô hồi bé và nói với con trai;

Thằng bé bây giờ cũng ngoài 20 tuổi rồi, nếu con ra Hà Nội công tác…., ngập ngừng giây lát bà giáo Thanh bồi hồi luyến tiếc;

Giá như khi còn sống, bố con không cố chấp và phản đối việc nhận cháu, chắc mọi chuyện sẽ không như bây giờ. Nghe thấy tiếng xe máy của vợ mình đi làm về, Thịnh cầm bức ảnh của thằng Liên Xô rồi đứng lên đi về phòng, bà giáo Thanh ra ngoài sân cầm giúp con dâu chiếc giỏ đựng thức ăn. Kể từ ngày Thịnh cưới Hạnh, một cô giáo mầm non, cuộc sống của bà giáo Thanh cũng đỡ buồn hơn trước, hiềm một nỗi hai vợ chồng vẫn chưa có tin vui.

*****

Sáng nay ông Minh lên UBND quận nghe nói chuyện về tình hình thời sự thế giới, ngoài ra báo cáo viên nói về thành công của đại hội Đảng lần thứ VIII. Trên đường về, chợt nhớ Thu rất thích ăn món chả nhái, ông Minh liền đạp xe vào trong làng Khương Thượng để mua. Kể từ ngày chung sống cùng Thu và chăm thằng cu Hải Đăng, hai đứa con ông không một lời hỏi thăm đến bố của mình, chỉ thi thoảng cậu con rể trong miền Nam hay cô con dâu có gọi điện hỏi đến ông cho phải phép. Nhà ông có lắp điện thoại bàn, vì muốn tránh cho các con khó xử khi gọi điện, lại gặp phải Thu nhấc máy, dù không có nhu cầu nhiều, ông vẫn sắm một con điện thoại Startac X để tiện liên lạc.

Dọn hàng xong cũng gần chưa, Thu chuẩn bị cơm nước để ông Minh và cu Hải Kim đi học về ăn cùng, Hải Đăng được gửi trường mẫu giáo đến chiều mới phải đón về. Do nắng nóng, liên tục có người chạy sang mua đá về pha nước giải khát. Ngày trước ông Minh mua cho mấy mẹ con chiếc tủ lạnh Saratop, hóa ra nó đem lại một nguồn thu nhập khá tốt, nhiều hàng chè đỗ đen luôn đặt trước Thu chạy đá từ hôm trước để có đá bán hàng. Tiếng điện thoại bàn vang lên, Thu nhấc máy nghe, cô đoán chắc mấy bà bán chè ngoài phố lại đặt thêm vài khay đá như mọi khi, hay thằng Liên Xô gọi về nhỉ, tuy không nói ra miệng, Thu luôn mong điện thoại của con trai lớn.

Hải Kim đi học về, vừa vào đến cửa, nó hốt hoảng khi thấy mẹ mình nằm ngất lịm bên chiếc điện thoại bàn đang tút dài.
 

adamteo

Xe đạp
Biển số
OF-713806
Ngày cấp bằng
23/1/20
Số km
10
Động cơ
83,440 Mã lực
Tuổi
33
Phần 11
Đang ngồi họp ở công ty, Thịnh nhận được điện thoại của mẹ mình từ Sài Gòn gọi xuống, giọng bà giáo Thanh vô cùng hốt hoảng;
Con xin nghỉ về ngay, nhà mình có chuyện rồi
Chuyện gì thế mẹ, Thịnh hỏi lại
Mẹ không biết đâu, con về đi mẹ sợ lắm….nghe mẹ nói vậy, Thịnh vội rời cuộc họp sớm kêu lái xe đưa mình về Sài Gòn luôn. Xe về đến nhà cũng gần trưa, mặc cho trời nắng chang chang, trước cửa nhà bà giáo Thanh có hàng chục người đang đứng chật kín giống như mấy nhà có xảy ra án mạng vậy. Thịnh lo sợ bước nhanh về cửa nhà, đám đông nhìn thấy Thịnh bèn xì xào bàn tán, vào nhà Thịnh thấy trong sân có mấy bác dân phòng, còn mẹ Thịnh ngồi trong nhà đang trao đổi với hai anh công an phường.
Qua câu chuyện Thịnh được biết, Hoàn vợ Thịnh tuy chỉ là cô giáo mầm non, nhưng cũng đứng ra cầm vài dây hụi chết với tổng số tiền huy động khá lớn. Mọi người tin vào Hoàn là người có nghề nghiệp đàng hoàng, chồng làm trong ngành dầu khí nên người nọ lại mách cho người kia.
Thời gian đầu mọi việc suôn sẻ, nhưng càng về sau số tiền quá lớn khiến Hoàn không kiểm soát được, đến khi người chủ hụi chính bất ngờ tuyên bố vỡ nợ và bỏ trốn, vợ Thịnh là người trực tiếp đứng ra huy động vốn nên phải chịu trách nhiệm, hoảng sợ vì nhiều người kéo đến cơ quan gây áp lực, sau đó họ kéo đến tận nhà, vợ Thịnh cũng đã âm thầm bỏ trốn. Khi biết tin vợ Thịnh bỏ trốn, những người bị mất tiền đã kéo đến nhà để lấy đồ xiết nợ, cũng may lực lượng công an và dân phòng đã có mặt kịp thời, nếu không mình bà giáo Thanh cũng đành bất lực.
Thịnh hỏi người công an;
Rốt cuộc vợ tôi huy động bao nhiêu tiền vậy?
Anh công an thông báo; hiện nay chúng tôi mới lấy lời khai của 50 người. Tổng số tiền, vàng mà vợ anh huy động cho 3 dây hụi là 750 triệu đồng và 100 cây vàng. Thịnh nhẩm tính, với giá vàng hiện nay là 512.000 đồng cho một cây vàng, vợ mình đã huy đồng được hơn 1,2 tỷ, một số tiền khá lớn để có thể chi trả giúp vợ vào thời điểm hiện nay.
Do quá hoảng sợ trước sự tức giận của các chủ nợ, bà giáo Thanh đã chuyển xuống Vũng Tàu sống cùng con trai, ngôi nhà ở Sài Gòn tạm thời khóa cửa để không. Sau khi tiếp nhận thêm hàng loạt đơn tố cáo, cơ quan công an đã phát lệnh truy nã vợ Thịnh tội danh “lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo”.
Trải qua biến cố như vậy, bà giáo Thanh già đi trông thấy.
Nhiều lúc bà nắm tay con trai dặn dò như sợ Thịnh quên mất; Sau này nếu mẹ nằm xuống, con hay đưa bố mẹ về quê ở Hải Dương nhé. Thịnh gật đầu cho mẹ mình vui lòng, quả thật nhiều lần Thịnh hứa đưa bà về ngoài Bắc chơi nhưng bận công việc nên chưa thực hiện được.
Khi Thịnh chào từ biệt mẹ mình sang Nga công tác, anh cũng không ngờ đó là lần cuối hai mẹ con gặp nhau. Mới sang Nga được một tuần, Thịnh nhận được tin dữ từ Việt Nam báo sang; bà giáo Thanh đã qua đời sau một cơn đau tim.
Bà ra đi không một người thân bên cạnh, nhưng có lẽ điều an ủi duy nhất, lần này ông bà sẽ được trở về Bắc đúng như ước nguyện khi còn sống.
*
**
Tại bệnh viện phụ sản TW, Thu cùng con trai mình đang chuẩn bị đón chào thành viên mới của gia đình. Khi được thông báo, con dâu đã sinh được một bé gái nặng 3,2 cân, Thu và Liên Xô rất vui mừng. Lúc đón đầu tay cháu bé, mọi người trong viện không ai nghĩ bà nội lại trẻ đến vậy. Năm ngoái, khi Liên Xô dẫn cô người yêu về ra mắt và ngỏ lời muốn tổ chức đám cưới, Thu cũng đôi chút lưỡng lự, bởi cô mới có 41 tuổi trong khi bà thông gia cũng gần 80 tuổi, xét về tuổi tác, Thu còn kém tuổi ông anh lớn của Hân là người yêu của thằng Liên Xô.
Trong lúc còn đang suy tính xem có nên hoãn đám cưới của con trai không, Thu nhận thấy khi ngồi ăn cùng mọi người con bé Hân có dấu hiệu nôn khan…là một người mẹ, lại từng trải qua nhiều chuyện, sau bữa ăn, Thu đã cầm tay Hân khẽ hỏi;
Con đã có thai với thằng Liên Xô rồi phải không?
Hân nghe thấy mẹ người yêu hỏi vậy, bèn cúi đầu lí nhí thưa thật mọi chuyện. Cùng là phụ nữ, tự nhiên Thu nhớ lại cảnh ngày xưa mình mang thai thằng Liên Xô với muôn vàn đắng cay, cô đã an ủi Hân yên tâm tĩnh dưỡng lo cho cái thai trong bụng, đừng suy nghĩ nhiều quá.
Ngay tuần sau, Thu cùng con trai về Ninh Bình để gặp mặt nhà gái, đám cưới cũng được ấn định tổ chức luôn trong tháng, dù sao cô dâu cũng đang mang thai nên nhà gái vô cùng xúc động trước sự nhiệt tình của nhà trai, không giống như nhiều kẻ “bỏ của chạy lấy người”.
Hôm đến xin dâu, bà thông gia đã nắm tay Thu cảm động nói;
Nó là con út trong nhà nên có phần được nuông chiều, bây giờ nó thành con của bà, mong bà dạy dỗ cháu thêm. Phù rể cho Liên Xô không ai khác chính là cậu em trai, Hải Kim bây giờ đã thành sinh viên đại học sư phạm, khác với lão bố đẻ thấp lùn, Hải Kim cao lớn và có nhiều cô gái thầm yêu trộm nhớ nhưng anh chàng vẫn mải lo việc học hành, phấn đấu.
Lấy nhau xong, Liên Xô và vợ mình thuê cửa hàng để kinh doanh vật liệu xây dựng ngay đường Láng cho gần mẹ và hai em, dù rất muốn theo nghề lái xe, nhưng do cận nặng nên Liên Xô phải chọn con đường buôn bán. Tổ chức đám cưới cho con trai được trọn vẹn và chu đáo, nhưng trong lòng Thu vẫn canh cánh nỗi niềm, việc ông Minh xách va ly rời bỏ mẹ con cô từ mấy năm trước khiến Thu vô cùng hụt hẫng. Dù hết lời giải thích lẫn van nài, ông Minh vẫn quyết dứt áo ra đi.
Ngày đó Thu chở bé Hải Đăng đứng nhìn theo bóng ông Minh khuất dần trên cầu Long Biên, tự nhiên cô lại nhớ đến câu thơ ngày xưa từng đọc trong sách;
“Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?.”
***
Chính việc xảy ra từ 5 năm trước, trong lúc đang chuẩn bị các khay đá để bán, Thu nhận được điện thoại từ bệnh viện Nhi thông báo, cu Hải Đăng khi vui chơi ở nhà trẻ, do các cô mẫu giáo bất cẩn nên thằng bé đã ngã lộn nhiều vòng từ cầu thang xuống. Khi đưa Hải Đăng vào cấp cứu, do mất nhiều máu nên bệnh viện muốn người nhà đến thử máu để truyền ngay cho cháu bé, mới nghe đến vậy, Thu bỗng thấy trời đất bỗng quay cuồng và tối sầm ngay trước mặt, khi mở mắt ra cô thấy ông Minh và Hải Kim đang ở bên cạnh mình.
Biết tin Hải Đăng gặp nạn, mọi người đều vào ngay trong viện xin thử máu, dù là bố mẹ đẻ nhưng cả Thu và ông Minh đều không trùng nhóm máu. Trong lúc nguy cấp, rất may có cậu Đạt lái xe cùng nhóm máu nên việc truyền máu được tiến hành ngay sau đó.
Kể từ hôm Hải Đăng xuất viện, thái độ của ông Minh dần thay đổi, ông không còn ân cần chăm sóc mấy mẹ con như trước, ngược lại ông luôn nhìn Thu bằng ánh mắt dò xét. Nhiều đêm tỉnh giấc, Thu ngạc nhiên vì có mùi thuốc lá, cô xuống dưới nhà thấy ông Minh đang trầm ngâm bên điếu thuốc, đây là điều lạ vì ông Minh đã bỏ thuốc từ rất lâu. Đoán có chuyện chẳng lành, Thu gặng hỏi mà ông Minh không hé nửa lời. Có lẽ ông thấy hối hận vì không nghe lời các con, câu ca “tò vò mà nuôi con nhện…” khiến ông nghẹn đắng trong lòng.
Không nói với mẹ con Thu, ông Minh lặng lẽ đạp xe về quê bên Từ Sơn, ở đó vẫn còn nhà thờ họ và mảnh vườn hương hỏa do cha ông để lại. Từ khi có thông tin tách tỉnh, quê ông sẽ thuộc tỉnh Bắc Ninh, đất đai lại rục rịch tăng giá. Ông Minh thuê người dọn dẹp sân vườn, quét vôi lại gian từ đường, thắp hương kính cáo tổ tiên, sau đó ông mua chiếc phản con kê ngay góc trái của nếp nhà thờ tổ. Mặc cho hai mẹ con Thu níu kéo, ông Minh quyết trở về sống nốt phần đời còn lại tại nơi chôn nhau cắt rốn.
*****
Khi bình tâm lại, Thu cũng không dám chắc thằng Hải Đăng có phải là con ông Minh hay không. Cô nhớ lại hồi đó, trước khi quen ông Minh ít lâu, trong một lần bê xong các thùng bia Vạn Lực vào trong nhà, thằng Liên Xô đã xin mẹ đi xem phim tại Fafilm ở Ngã Tư Sở. Tối hôm đó Hải Kim còn bé nên đi ngủ sớm, Thu đã nướng mấy con mực và ngồi uống bia với cậu Đạt lái xe, hai chị em uống hơn chục chai bia, lúc đó cả hai bắt đầu ngà ngà say. Thằng Liên Xô quen tính lêu lổng, đi xem phim nhưng nửa đêm không thấy mò về, khi Thu và Đạt uống xong, chính Thu không hiểu tại sao mình lại chủ động trước…người thiếu phụ lâu ngày vắng bóng đàn ông, còn Đạt khi đó cũng gần 30 nhưng chưa có gia đình. Cả hai đã quấn lấy nhau cuồng nhiệt và đam mê, sau đó Thu và Đặt ôm nhau ngủ dưới nền nhà đến khi trời gần sáng, Đạt mặc quần áo ra xe chui vào ca bin ngủ tiếp còn Thu cũng đi tắm cho tỉnh táo.
Sự việc tưởng chừng đã chìm vào quên lãng, khi ông Minh về sống chung với mẹ con Thu, cậu Đạt lái xe sau đó cũng lập gia đình, vậy mà việc Hải Đăng vào viện là nguyên nhân cho mọi thứ tan vỡ. Mải đắm mình trong suy nghĩ, Thu không nghe thấy tiếng đứa cháu nội đang khóc vì tỉnh giấc, có lẽ chính tiếng điện thoại để bàn réo vang là nguyên nhân khiến cháu bé giật mình. Thu bế cháu dỗ dành và nhấc điện thoại lên rồi dập xuống để ngắt tiếng chuông đang đổ từng hồi dài.
Tiếng nhạc phát ra từ chiếc đài cát sét nghe thật não nề;
"Ngoài hiên mưa rơi rơi,
Lòng ai như chơi vơi
Người ơi nước mắt hoen mi rồi
Đừng khóc trong đêm mưa,
Đừng than trong câu ca...
Buồn ơi trong đêm thâu,
Ôm ấp giùm ta nhé
Người em thương mưa ngâu
Hay khóc sầu nhân thế
Tình ta đêm về,
Có ấm từng cơn mơ em chưa... "
Tiếng chuông điện thoại lại reo vang......
 

adamteo

Xe đạp
Biển số
OF-713806
Ngày cấp bằng
23/1/20
Số km
10
Động cơ
83,440 Mã lực
Tuổi
33
Phần 12
Từ ngày chuyển về phố Lê Đại Hành, cuộc sống của bà Thu cũng dễ chịu hơn hẳn, không còn cảnh thức khuya, dậy sớm lo bán hàng buổi sáng nữa. Ngôi nhà có ngõ rộng lại gần với Sở xây dựng và nhiều văn phòng nên bà Thu mở quán café ngay tại tầng một. Nếu không có gì thay đổi, cuối năm bà sẽ đứng ra tổ chức đám cưới cho cậu con trai thứ hai. Hải Kim sau khi ra trường xin về dạy học tại một trường tiểu học có tiếng của Thủ đô, con dâu tương lai của bà Thu cũng là cô giáo đồng nghiệp. Bà Thu cũng tự hào nhất về cậu út Hải Đăng, bây giờ là sinh viên đại học Ngoại thương, dạo này cu cậu bận làm tình nguyện viên phục vụ cho đại lễ kỉ niệm ngàn năm Thăng Long – Hà Nội nên đi suốt ngày.
Sáng nào cậu con lớn cũng lái xe ô tô chở hai đứa con tới trường Vân Hồ ngay gần nhà bà nội học, đến trưa hai chị em lại dắt nhau về bà ăn cơm. Sáng nay bà Thu đi tập thể dục ở công viên về, vừa dựng xe đã thấy Liên Xô bước tới, nhìn thấy con trai ngập ngừng như muốn nói điều gì, bà Thu mở cửa để hai mẹ con vào trong nhà.
Liên Xô khẽ hỏi bà Thu;
Mẹ có nhớ cô Liên ngày trước ở ngõ nhà Dầu không?
Mẹ lạ gì, mẹ và cô Liên‎ học cùng nhau từ lớp vỡ lòng đến tận cấp 3, nói đến vậy bà Thu vội tránh đi và hỏi con trai;
thế có chuyện gì vậy con?
Liên Xô bèn rút trong túi áo ra một phong thư có đề tên người gửi là Hoàng Văn Thịnh, nhìn thấy lá thư, bà Thu cảm thấy choáng váng bèn ngồi xuống mép ghế. Liên Xô nói tiếp; cô Liên làm việc trong Vũng Tàu, đợt trước có đem theo bức thư này ra cho mẹ, nhưng vì mẹ đã chuyển về đây nên cô ghé cửa hàng của vợ chồng con để nhờ đưa tới tay mẹ. Cô Liên có nói đợt tới thu xếp được thời gian, cô sẽ gọi điện và hẹn gặp mẹ có việc. Liên Xô định hỏi mẹ mình nhưng lại thôi, có vẻ như anh con trai lớn đoán ra được điều gì đó.
Cậu con lớn của bà Thu đánh xe về cửa hàng từ lâu, bà vẫn ngồi thẫn thờ bên cạnh bức thư để trên bàn, có những việc tưởng chìm dần vào dĩ vãng, bỗng một ngày nó hiện về khiến bao kí ức buồn tủi lại ùa đến như mới ngày nào. Thời gian thấm thoắt cũng đã 36 năm trôi qua, kể từ ngày bà Thu ngóng theo đoàn tàu liên vận quốc tế chạy qua cầu Long Biên. Nếu không có mấy người ghé vào quán, có lẽ bà Thu vẫn chìm trong dòng hoài niệm đầy day dứt. Cất bức thư vào ngăn kéo, bà Thu đứng lên pha café theo yêu cầu của khách, cả ngày hôm đó bà Thu cảm thấy mình như đi trên mây.
Thời tiết mới chớm Thu nên vẫn còn nắng oi ả, cuối giờ chiều cậu con trai lớn đến đón hai đứa con về, cũng là lúc bà Thu đóng cửa hàng sớm, hai cậu con trai chắc tối nay lại về muộn như mọi khi. Chỉ còn lại một mình, bà Thu run run bóc lá thư ra đọc, nét chữ gần 40 năm nhưng bà vẫn nhận ra. Bà Thu lặng lẽ đọc lá thư dài tới 8 trang giấy, từng dòng chữ trong thư như những mũi kim xuyên thấu tâm can của bà, những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt khi trong thư ông Thịnh nhắc tới con búp bê mà ông đã gửi về cho bà cùng bức thư, tất cả đều không đến tay người nhận.
Cuối thư ông Thịnh có hẹn, cuối năm ông sẽ bay ra Hà Nội để gặp gỡ bà vì còn nhiều chuyện mà bức thư không thể nói hết được. Cuốn sổ tay mà ông Thịnh đã viết lưu bút khổ thơ của Hàn Mặc Tử khi xưa , bà Thu đã đốt từ lâu rồi vì uất hận, nhưng nét chữ hôm nay khiến bà nhớ về khổ thơ định mệnh đó;
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
*
* *
Chuyến bay của VNA đã đáp xuống sân bay Frankfurt, bước ra cửa ông Thịnh nhìn thấy con gái Bạch Dương tới đón mình. Đích thân ông Wolfgang Schön là chồng của vợ cũ tự tay lái xe đưa ông Thịnh về trung tâm Frankfurt am Main, mặc dù con gái và vợ cũ muốn ông Thịnh về nhà họ ở, nhưng ông vẫn quyết định chọn thuê khách sạn ngay gần Römerberg, một trong những quảng trường nổi tiếng nhất ở đó. Sở dĩ ông chọn địa điểm này vì nó gần Nhà thờ lớn Frankfurt, nơi sẽ cử hành hôn lễ cho con gái Bạch Dương của ông với một kĩ sư người Đức. Bạch Dương con gái ông sau khi tốt nghiệp đại học đã vào làm việc tại ngân hàng Deutsche_Bank. Bữa tối chiêu đãi ông Thịnh được vợ cũ cùng con gái và con rể tổ chức tại một nhà hàng truyền thống trong vùng.
Trong bữa ăn, vợ cũ có tham khảo‎ ý kiến ông Thịnh;
Theo truyền thông, bố cô dâu sẽ dắt tay con vào thánh đường làm lễ, tuy không nói ra nhưng Bạch Dương muốn được cả hai ông bố cùng đưa mình tới bàn thờ Chúa, vậy ‎ anh thấy thế nào?.
Nghe bà Hoài nói vậy, ông Thịnh liếc nhìn sang ông Wolfgang Schön rồi nói với vợ cũ;
Tôi sẽ dắt tay con gái đi ½ chặng đường trong nhà thờ, sau đó bố dượng con bé sẽ dắt tiếp đoạn đường còn lại. Nghe ông Thịnh nói vậy, bà Hoài quay sang dịch lại nội dung câu chuyện cho chồng mình nghe, ông Wolfgang Schön đã không kìm được nỗi xúc động vội đứng lên ôm ông Thịnh vào lòng luôn miệng nói cảm ơn.
Đám cưới của Bạch Dương diễn ra suôn sẻ, cả hai ông bố đều rơi lệ, những giọt nước mắt hạnh phúc trong ngày vui của con gái. Dù được gia đình vợ cũ và con gái mời ở lại chơi, nhưng ông Thịnh vẫn quay về Việt Nam ngay sau lễ cưới một ngày, ông được con rể là Manuel Neuer lái xe đưa ra sân bay đáp chuyến về Việt Nam, tận dụng thời gian nghỉ phép năm, ông Thịnh muốn thực hiện di nguyện cuối cùng của cha mẹ mình khi còn sống, ông sẽ đưa di cốt của các cụ về quê tại Hải Dương để an táng và tìm lại giọt máu rơi của mình sau gần bốn thập kỉ.
Trước khi sang Đức, ông nhờ một đồng nghiệp làm cùng cơ quan trao cho người yêu thuở nào một bức thư, người này chính là bạn học ngày xưa của bà Thu.
****
Hà Nội bắt đầu đón cơn gió mùa đông bắc đầu tiên, tiết trời se se lạnh khiến ai cũng vội vàng hơn ngày thường, từng đợt gió thổi khiến mặt nước Hồ Tây nổi sóng. Tại chùa Kim Liên, sau khi dâng hoa cũng Phật tại gian tam bảo, bà Thu lặng lẽ ra chiếc ghế đá kê ngay ngoài sân chùa ngồi đợi. Khi chiếc taxi đỗ gần cổng chùa, bà thấy rõ người tình một thuở từ trên xe bước xuống. Ngày chia tay cả hai còn rất trẻ, khi gặp lại mái tóc đều pha sương.
Ông Thịnh và bà Thu đều bối rối nhìn nhau trong giây phút gặp mặt, sở dĩ bà hẹn gặp ông Thịnh tại chùa Kim Liên, vì chính tại đây, chàng sinh viên năm nào đã thề non hẹn biển với cô nữ sinh trung học là bà.
Thời gian như ngừng trôi nơi cửa Phật thanh tịnh, bằng một giọng nhẹ nhàng nhưng chất chứa đầy cay đắng, bà Thu chậm rãi kể cho ông Thịnh nghe những gì mà bản thân và gia đình bà đã trải qua vào thời gian đó.
Giai đoạn tủi nhục và khốn khổ như một thước phim quay chậm dần hiện về qua từng câu nói, bà Thu ngừng kể đã lâu mà ông Thịnh vẫn lặng người, ông tháo kính ra khỏi mắt để lau những hơi nước làm mờ đi tầm nhìn.
Nhìn ánh nắng cũng dần tắt, bà Thu nói với ông Thịnh;
Người trí thức như các ông rất hèn, luôn đổ tại hoàn cảnh mà không dám đối mặt với thực tế. Ông cứ nghĩ kĩ xem; thằng Liên Xô sẽ cảm thấy thế nào khi thấy ông đến nhận cha con sau từng đó năm, gia phả nhà ông lẫy lừng toàn người tài cao học rộng, thằng Liên Xô tài hèn sức mọn sao dám chen vào đó được.
Bỏ mặc ông Thịnh ngồi lại sân chùa, bà Thu đạp xe về nhà lo cơm tối cho mấy đứa con và cháu của mình. Bóng bà khuất dần sau làn sương khói bốc lên từ Hồ Tây lộng gió.
*
**
Ở tuổi 80 nhưng cụ Minh vẫn còn khỏe mạnh minh mẫn, hàng ngày cụ tự mình lau dọn mấy gian từ đường rồi chống gậy đi chơi quanh làng, xã Đình Bảng quê hương cụ có truyền thống cách mạng từ xa xưa, đội thiếu nhiên du kích xã Đình Bảng cũng được đi vào sách văn học. Tết này con cháu họ mạc và dân làng sẽ tổ chức lễ mừng thượng thọ cho các cụ 80, cụ Minh còn vinh dự nhận huy hiệu 55 năm tuổi Đảng, theo lệ cũ của làng xã, cỗ khao không thể thiếu món thịt chuột đồng, món đặc sản nức tiếng quanh vùng Từ Sơn này.
Cụ Minh chống gậy từ nhà văn hóa thôn trở về, nhìn thấy cánh cổng mở toang, bước vào trong sân, cụ thấy một chiếc xe máy biển 29… nghe có tiếng người cháu họ đang nói chuyện với ai trong gian từ đường. Linh tính như mách bảo điều gì, cụ chống gậy bước gấp gáp tới bậc thềm tam cấp, trời đêm qua có mưa, nền sân gạch có rêu trơn trượt khiến cụ Minh mất thăng bằng….
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top