Phần CUỐI
Mới sáng sớm ông Thịnh đã có mặt tại trại giam Gia Trung của tỉnh Gia Lai, sau khi làm thủ tục thăm phạm nhân, ông lặng lẽ ngồi đợi trong căn phòng rộng, trong phòng đã có nhiều gia đình cũng ngồi chờ như ông. Bà Hoàn vợ ông, sau nhiều năm lẩn trốn đã bị bắt trong một vụ lừa đảo lớn khác tại Trà Vinh. Tòa án đã tuyên phạt bà Hoàn mức án tù chung thân với các tội danh đã phạm phải, vợ ông mới chấp hành hình phạt được 8 năm, vậy nên ngày hoàn lương để trở về còn rất xa.
Đúng 8 giờ, những phạm nhân có người nhà đến thăm nuôi xuất hiện, ông Thịnh ngồi đối diện với vợ mình trong một tâm trạng khó tả, ông nói với vợ;
Còn vài tháng nữa tôi nhận quyết định nghỉ hưu, tôi sẽ về ngoài Bắc sống nên không vào thăm bà thường xuyên được. Vợ ông Thịnh gật đầu vẻ cam chịu, dù sao bà cũng là người đã gây ra mọi chuyện. Ông Thịnh nói tiếp; tôi rao bán căn nhà ở quận 2, số tiền bán nhà tôi sẽ nộp cho tòa án để khắc phục một phần hậu quả mà bà đã gây ra, tôi hy vọng việc đó là cơ sở để bà đượcxem xét giảm án trong thời gian tới, đó là tất cả những gì tôi có thể giúp bà. Bà Hoàn miệng lí nhí cảm ơn chồng mà nước mắt tuôn rơi.
Ông Thịnh mở kẹp file lấy ra một tờ giấy đưa cho vợ và nói;
Tôi muốn xin bà chữ kí vào đơn li hôn, sau hôm nay chúng ta đường ai nấy đi, nghe chồng nói vậy bà Hoàn im lặng cầm bút kí vào lá đơn vì bà biết rõ việc này sớm muộn gì cũng sẽ đến. Thời gian thăm thân chưa hết nhưng vợ chồng ông Thịnh đã đứng lên, mỗi người đi về một hướng. Đây là lần cuối ông Thịnh gặp vợ mình, dù sao mảnh đất phương Nam cũng không còn gì để ông phải lưu luyến.
*****
Vợ chồng cậu con thứ hai đi làm từ sớm, Bà Thu đưa cháu đi ăn sáng rồi dắt sang nhà trẻ ngay gần đó, khi quay về bà ghé mua bát phở cho cậu con út, hôm nay Hải Đăng đi phỏng vấn xin việc tại một công ty lớn có vốn FDI nên cả hai mẹ con đều rất hồi hộp. Đợi con trai ra khỏi nhà, bà Thu cũng chuẩn bị lên phố có chút việc.
Tiết trời sang xuân nhưng vẫn hơi se lạnh, mặc thêm chiếc áo len mỏng bà Thu vẫy xe ôm chở lên phố Hàng Quạt như đã hẹn. Ngồi trong một quán cafe nhỏ, ông Thịnh đưa cho bà Thu một cốc nước màu nâu vàng song sánh, ông nói;
Đây là nước nấm Linh Chi rất tốt cho sức khỏe, bà uống đi.
Vừa uống từng ngụm nước bà Thu vừa khẽ khàng nói;
Tôi biết ông muốn bù đắp cho thằng Liên Xô, nhưng có những thứ đã mất đi không thể bù đắp được. Ông không thể xuất hiện sau 40 năm rồi nói với nó về tình cảm cha con, thứ mà nó chưa bao giờ có được trong cuộc đời.
Việc ông chuyển ra ngoài Bắc sinh sống cũng không thay đổi được điều gì, mẹ con tôi đã quen và hài lòng với cuộc sống hiện nay rồi. Ngồi nghe bà Thu nói, ông Thịnh chỉ biết im lặng để cảm nhận, đúng là ông không thể bù đắp cho tuổi thơ bị đánh mất của con trai nhưng ông vẫn muốn làm một điều gì đó dù muộn còn hơn không.
Ông Thịnh rụt rè đề nghị;
Tôi biết mình không xứng đáng nhận con trong thời điểm hiện nay, việc tôi đề cập cũng chỉ muốn sau này bà và nó thấu hiểu cho hoàn cảnh của tôi vào thời điểm đó, thoáng chút bối rối, ông Thịnh khẽ thở dài, có lẽ bà Thu nói đúng phần nào về con người ông. Ở Liên Xô khi xưa, ông đã dần quên lãng người mình yêu nơi quê nhà và đắm say với mối tình tuyệt đẹp với bà Hoài, hoàn cảnh xét cho cùng chỉ là lí do để biện minh cho bản thân mà thôi.
Bà Thu nhìn thẳng vào mắt ông Thịnh sau cặp kính cận rồi nói;
Hôm nay ngày rằm, tôi mua mua bó hoa rồi lên chùa thắp hương, lần sau ông không phải hẹn hò khách sáo, nếu muốn gặp tôi, ông hãy đến công viên Thống Nhất, sáng nào tôi cũng tập thể dục ngay cổng chính đi vào.
Bà Thu đi rồi, ông Thịnh vẫn ngồi ưu tư bên chén trà đã nguội tanh.
*
**
Cụ Minh được con gái dìu ra ngồi bên hiên nhà sưởi nắng, con gái cụ từ ngày về hưu thường xuyên về chăm sóc bố già. Tranh thủ lúc cụ chưa ngủ gà gật, cô con gái bèn nói;
Con nghĩ kĩ rồi, việc cậu Hải Đăng có phải là giọt máu trong gia đình mình hay không cần phải làm xét nghiệm ADN. Nếu bố đồng ý, con sẽ tiến hành luôn nhé, cụ Minh có vẻ đăm chiêu suy nghĩ. Từ sau lần bị ngã, cụ hạn chế đi lại nhiều do sức khỏe ngày một kém.
Con gái cụ nói tiếp; mấy đứa con gái của con đang tuổi yêu đương, sự đời trớ trêu, nếu không xét nghiệm nhận huyết thống, biết đâu lại xảy ra cơ sự chú yêu nhầm cháu thì đúng là vô phúc mục mả. Nghe con gái nói vậy, cụ Minh gật đầu đồng ý. Chỉ đợi có vậy, bà con gái lấy chiếc kéo cắt một nhúm tóc bạc và bấm thêm mấy chiếc móng tay của cụ cho vào túi nylon. Ánh nắng sớm chiếu vào thân hình già nua của cụ già đã bước sang tuổi 84, như thường lệ, cụ Minh lại ngủ gà gật bên hiên nhà, thời gian như lắng đọng và ngừng trôi trong khung cảnh trầm mặc này.
Nhờ sự hợp tác của Hải Đăng nên sau đó ít lâu con gái cụ đã có kết quả xét nghiệm ADN. Tay cụ Minh run run vì xúc động khi cầm tờ kết quả xét nghiệm AND do con gái trao cho, cuối cùng cụ đã trút bỏ được gánh nặng mang trong lòng suốt 15 năm qua. Những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt già nua của cụ, cụ ân hận vì đã vắng mặt suốt bao năm trong cuộc đời con trai mình, đúng vào giai đoạn đứa trẻ cần có sự dìu dắt của người cha.
Bốn năm trước, đền Đô nơi thờ tám vị vua triều Lí cũng được nhiều khách trong và ngoài nước đến thăm viếng vì nó nằm trong chuỗi sự kiện kỉ niệm ngàn năm Thăng Long – Hà Nội. Chính Hải Kim khi biết em trai hay dẫn đoàn về đền Đô tại Kim Bảng nên đã rủ em trai hỏi thăm nhà cụ Minh, Hải Đăng ngày đó còn bé nên không biết, Hải Kim tuy không phải con đẻ nhưng được cụ Minh kèm cặp trong việc học hành rất nhiều, chính vì trân trọng nghĩa cử đó nên Hải Kim vẫn muốn em trai mình tìm và nhận bố. Là người có tiếng trong vùng Kim Bảng, nên việc tìm nhà cụ Minh không quá khó với hai anh em.
Sau hơn chục năm xa cách, cuộc gặp mặt lại gặp tình huống bất ngờ, cụ Minh do bất cẩn đã ngã ngay bậc thềm nhà, chính hai an hem Hải Kim và Hải Đăng đã chạy ra bế cụ vào nhà. Ngày cụ dứt áo bỏ đi, Hải Đăng mới là thằng bé 4 tuổi còn bây giờ đã thành chàng sinh viên cao lớn. Nhìn Hải Đăng giống khi mình thủa còn thanh niên, cụ Minh bỗng thấy hối hận trong lòng, cụ nắm chặt tay Hải Đăng mà không nói lên lời.
Từ sau lần gặp mặt đó, hàng tháng Hải Đăng vẫn phi xe máy về thăm cụ Minh. Bà Thu biết việc con mình hay về Từ Sơn thăm cha cũng không nói gì. Khi nghe con trai thông báo kết quả xét nghiệm ADN cho thấy Hải Đăng cùng huyết thống với cụ Minh, bà Thu đã bật khóc, có lẽ giống như cụ Minh, bà đã trút bỏ được nỗi niềm sâu kín đè nặng tâm can suốt mười mấy năm qua.
Cụ Minh ra đi trong thanh thản sau đó vài tháng, bà Thu dắt con trai về chịu tang cha theo đúng đạo lý. Sau đám tang, con trai và con gái cụ Minh cũng tiếp bà Thu chu đáo như với bậc bề trên, có lẽ thời gian đủ dài làm con người ta bao dung hơn và không còn thành kiến như trước kia.
Sau nhiều tuần cân nhắc, bà Thu quyết định tổ chức buổi gặp mặt giữa ông Thịnh và con trai của mình là Liên Xô. Việc cho hai cha con gặp nhau, có lẽ xuất phát từ chính việc nhận cha của cậu út.
Bà Thu mở điện thoại tìm số của ông Thịnh và bấm máy gọi.
Đầu bên kia tiếng nhạc chờ vang lên bài hát “ Đôi bờ” nổi tiếng của Nga;
"Đêm dài qua, dưới mưa rơi, em mong chờ anh tới
Cây cỏ hoa như nói nên lời em hạnh phúc nhất đời
Lòng em riêng biết có yêu anh, giữa tình đôi lứa ta,
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.
Trên dòng sông, sóng đôi nhau, thiên nga đùa trên sóng
Bên bờ sông vai sánh vai nhau, đôi đôi bước theo dòng
Mình em riêng đứng ngóng trông anh, với tình yêu thiết tha
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.
Đêm dần qua ánh ban mai đang lan tràn dâng tới.
Trên bờ sông soi bóng em dài, xa xa phía chân trời.
Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha.
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.
Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha.
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa."
Hết.
ảnh st
Hà Nội ngày 31/05/2019
B.N.P
Mới sáng sớm ông Thịnh đã có mặt tại trại giam Gia Trung của tỉnh Gia Lai, sau khi làm thủ tục thăm phạm nhân, ông lặng lẽ ngồi đợi trong căn phòng rộng, trong phòng đã có nhiều gia đình cũng ngồi chờ như ông. Bà Hoàn vợ ông, sau nhiều năm lẩn trốn đã bị bắt trong một vụ lừa đảo lớn khác tại Trà Vinh. Tòa án đã tuyên phạt bà Hoàn mức án tù chung thân với các tội danh đã phạm phải, vợ ông mới chấp hành hình phạt được 8 năm, vậy nên ngày hoàn lương để trở về còn rất xa.
Đúng 8 giờ, những phạm nhân có người nhà đến thăm nuôi xuất hiện, ông Thịnh ngồi đối diện với vợ mình trong một tâm trạng khó tả, ông nói với vợ;
Còn vài tháng nữa tôi nhận quyết định nghỉ hưu, tôi sẽ về ngoài Bắc sống nên không vào thăm bà thường xuyên được. Vợ ông Thịnh gật đầu vẻ cam chịu, dù sao bà cũng là người đã gây ra mọi chuyện. Ông Thịnh nói tiếp; tôi rao bán căn nhà ở quận 2, số tiền bán nhà tôi sẽ nộp cho tòa án để khắc phục một phần hậu quả mà bà đã gây ra, tôi hy vọng việc đó là cơ sở để bà đượcxem xét giảm án trong thời gian tới, đó là tất cả những gì tôi có thể giúp bà. Bà Hoàn miệng lí nhí cảm ơn chồng mà nước mắt tuôn rơi.
Ông Thịnh mở kẹp file lấy ra một tờ giấy đưa cho vợ và nói;
Tôi muốn xin bà chữ kí vào đơn li hôn, sau hôm nay chúng ta đường ai nấy đi, nghe chồng nói vậy bà Hoàn im lặng cầm bút kí vào lá đơn vì bà biết rõ việc này sớm muộn gì cũng sẽ đến. Thời gian thăm thân chưa hết nhưng vợ chồng ông Thịnh đã đứng lên, mỗi người đi về một hướng. Đây là lần cuối ông Thịnh gặp vợ mình, dù sao mảnh đất phương Nam cũng không còn gì để ông phải lưu luyến.
*****
Vợ chồng cậu con thứ hai đi làm từ sớm, Bà Thu đưa cháu đi ăn sáng rồi dắt sang nhà trẻ ngay gần đó, khi quay về bà ghé mua bát phở cho cậu con út, hôm nay Hải Đăng đi phỏng vấn xin việc tại một công ty lớn có vốn FDI nên cả hai mẹ con đều rất hồi hộp. Đợi con trai ra khỏi nhà, bà Thu cũng chuẩn bị lên phố có chút việc.
Tiết trời sang xuân nhưng vẫn hơi se lạnh, mặc thêm chiếc áo len mỏng bà Thu vẫy xe ôm chở lên phố Hàng Quạt như đã hẹn. Ngồi trong một quán cafe nhỏ, ông Thịnh đưa cho bà Thu một cốc nước màu nâu vàng song sánh, ông nói;
Đây là nước nấm Linh Chi rất tốt cho sức khỏe, bà uống đi.
Vừa uống từng ngụm nước bà Thu vừa khẽ khàng nói;
Tôi biết ông muốn bù đắp cho thằng Liên Xô, nhưng có những thứ đã mất đi không thể bù đắp được. Ông không thể xuất hiện sau 40 năm rồi nói với nó về tình cảm cha con, thứ mà nó chưa bao giờ có được trong cuộc đời.
Việc ông chuyển ra ngoài Bắc sinh sống cũng không thay đổi được điều gì, mẹ con tôi đã quen và hài lòng với cuộc sống hiện nay rồi. Ngồi nghe bà Thu nói, ông Thịnh chỉ biết im lặng để cảm nhận, đúng là ông không thể bù đắp cho tuổi thơ bị đánh mất của con trai nhưng ông vẫn muốn làm một điều gì đó dù muộn còn hơn không.
Ông Thịnh rụt rè đề nghị;
Tôi biết mình không xứng đáng nhận con trong thời điểm hiện nay, việc tôi đề cập cũng chỉ muốn sau này bà và nó thấu hiểu cho hoàn cảnh của tôi vào thời điểm đó, thoáng chút bối rối, ông Thịnh khẽ thở dài, có lẽ bà Thu nói đúng phần nào về con người ông. Ở Liên Xô khi xưa, ông đã dần quên lãng người mình yêu nơi quê nhà và đắm say với mối tình tuyệt đẹp với bà Hoài, hoàn cảnh xét cho cùng chỉ là lí do để biện minh cho bản thân mà thôi.
Bà Thu nhìn thẳng vào mắt ông Thịnh sau cặp kính cận rồi nói;
Hôm nay ngày rằm, tôi mua mua bó hoa rồi lên chùa thắp hương, lần sau ông không phải hẹn hò khách sáo, nếu muốn gặp tôi, ông hãy đến công viên Thống Nhất, sáng nào tôi cũng tập thể dục ngay cổng chính đi vào.
Bà Thu đi rồi, ông Thịnh vẫn ngồi ưu tư bên chén trà đã nguội tanh.
*
**
Cụ Minh được con gái dìu ra ngồi bên hiên nhà sưởi nắng, con gái cụ từ ngày về hưu thường xuyên về chăm sóc bố già. Tranh thủ lúc cụ chưa ngủ gà gật, cô con gái bèn nói;
Con nghĩ kĩ rồi, việc cậu Hải Đăng có phải là giọt máu trong gia đình mình hay không cần phải làm xét nghiệm ADN. Nếu bố đồng ý, con sẽ tiến hành luôn nhé, cụ Minh có vẻ đăm chiêu suy nghĩ. Từ sau lần bị ngã, cụ hạn chế đi lại nhiều do sức khỏe ngày một kém.
Con gái cụ nói tiếp; mấy đứa con gái của con đang tuổi yêu đương, sự đời trớ trêu, nếu không xét nghiệm nhận huyết thống, biết đâu lại xảy ra cơ sự chú yêu nhầm cháu thì đúng là vô phúc mục mả. Nghe con gái nói vậy, cụ Minh gật đầu đồng ý. Chỉ đợi có vậy, bà con gái lấy chiếc kéo cắt một nhúm tóc bạc và bấm thêm mấy chiếc móng tay của cụ cho vào túi nylon. Ánh nắng sớm chiếu vào thân hình già nua của cụ già đã bước sang tuổi 84, như thường lệ, cụ Minh lại ngủ gà gật bên hiên nhà, thời gian như lắng đọng và ngừng trôi trong khung cảnh trầm mặc này.
Nhờ sự hợp tác của Hải Đăng nên sau đó ít lâu con gái cụ đã có kết quả xét nghiệm ADN. Tay cụ Minh run run vì xúc động khi cầm tờ kết quả xét nghiệm AND do con gái trao cho, cuối cùng cụ đã trút bỏ được gánh nặng mang trong lòng suốt 15 năm qua. Những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt già nua của cụ, cụ ân hận vì đã vắng mặt suốt bao năm trong cuộc đời con trai mình, đúng vào giai đoạn đứa trẻ cần có sự dìu dắt của người cha.
Bốn năm trước, đền Đô nơi thờ tám vị vua triều Lí cũng được nhiều khách trong và ngoài nước đến thăm viếng vì nó nằm trong chuỗi sự kiện kỉ niệm ngàn năm Thăng Long – Hà Nội. Chính Hải Kim khi biết em trai hay dẫn đoàn về đền Đô tại Kim Bảng nên đã rủ em trai hỏi thăm nhà cụ Minh, Hải Đăng ngày đó còn bé nên không biết, Hải Kim tuy không phải con đẻ nhưng được cụ Minh kèm cặp trong việc học hành rất nhiều, chính vì trân trọng nghĩa cử đó nên Hải Kim vẫn muốn em trai mình tìm và nhận bố. Là người có tiếng trong vùng Kim Bảng, nên việc tìm nhà cụ Minh không quá khó với hai anh em.
Sau hơn chục năm xa cách, cuộc gặp mặt lại gặp tình huống bất ngờ, cụ Minh do bất cẩn đã ngã ngay bậc thềm nhà, chính hai an hem Hải Kim và Hải Đăng đã chạy ra bế cụ vào nhà. Ngày cụ dứt áo bỏ đi, Hải Đăng mới là thằng bé 4 tuổi còn bây giờ đã thành chàng sinh viên cao lớn. Nhìn Hải Đăng giống khi mình thủa còn thanh niên, cụ Minh bỗng thấy hối hận trong lòng, cụ nắm chặt tay Hải Đăng mà không nói lên lời.
Từ sau lần gặp mặt đó, hàng tháng Hải Đăng vẫn phi xe máy về thăm cụ Minh. Bà Thu biết việc con mình hay về Từ Sơn thăm cha cũng không nói gì. Khi nghe con trai thông báo kết quả xét nghiệm ADN cho thấy Hải Đăng cùng huyết thống với cụ Minh, bà Thu đã bật khóc, có lẽ giống như cụ Minh, bà đã trút bỏ được nỗi niềm sâu kín đè nặng tâm can suốt mười mấy năm qua.
Cụ Minh ra đi trong thanh thản sau đó vài tháng, bà Thu dắt con trai về chịu tang cha theo đúng đạo lý. Sau đám tang, con trai và con gái cụ Minh cũng tiếp bà Thu chu đáo như với bậc bề trên, có lẽ thời gian đủ dài làm con người ta bao dung hơn và không còn thành kiến như trước kia.
Sau nhiều tuần cân nhắc, bà Thu quyết định tổ chức buổi gặp mặt giữa ông Thịnh và con trai của mình là Liên Xô. Việc cho hai cha con gặp nhau, có lẽ xuất phát từ chính việc nhận cha của cậu út.
Bà Thu mở điện thoại tìm số của ông Thịnh và bấm máy gọi.
Đầu bên kia tiếng nhạc chờ vang lên bài hát “ Đôi bờ” nổi tiếng của Nga;
"Đêm dài qua, dưới mưa rơi, em mong chờ anh tới
Cây cỏ hoa như nói nên lời em hạnh phúc nhất đời
Lòng em riêng biết có yêu anh, giữa tình đôi lứa ta,
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.
Trên dòng sông, sóng đôi nhau, thiên nga đùa trên sóng
Bên bờ sông vai sánh vai nhau, đôi đôi bước theo dòng
Mình em riêng đứng ngóng trông anh, với tình yêu thiết tha
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.
Đêm dần qua ánh ban mai đang lan tràn dâng tới.
Trên bờ sông soi bóng em dài, xa xa phía chân trời.
Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha.
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.
Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha.
Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa."
Hết.
ảnh st
Hà Nội ngày 31/05/2019
B.N.P