[Funland] Truyện Kiều có phải là 1 tác phẩm giàu tính sáng tạo không?

lenhaque

Xe tăng
Biển số
OF-184290
Ngày cấp bằng
8/3/13
Số km
1,574
Động cơ
336,078 Mã lực
"Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn
Khuôn xanh biết có vuông tròn hay không”.
Cu chủ thớt gặp mấy cụ lẩy mấy câu Kiều này mà chê nhá, còn anh em ở đây toàn lái xe nên nghại bình luận văn học lắm hehe
Tôi chưa bao giờ vang ai nhưng tôi phải vang ông. Khả ố quá
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,851
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Để bác đọc và biết em hiều ntn, nghĩ gì khi nói rồi không vặn vẹo nữa chứ để làm gì? :))

Chẳng lẽ đầu (não trạng) bác chỉ biết nêu câu hỏi mà không biết, tiếp nhận thông tin, phân tich tư duy, tồng hợp để hiểu nắm bắt suy nghĩ người khác nên chỉ đi vặn vẹo,cũng như viết một cái "còm" cho ra câu ra chữ tử tế?!! :P
Hỏi khí không phải chứ cụ là tác giả của bài viết tuyên truyền đó à? Sao quăng bài đó rồi bảo đọc là hiểu câu cụ Quỳnh nghĩa là gì?
Em hỏi rất lịch sự không có chỗ nào cài cắm ý vặn vẹo nào cả, cụ nên lịch sự nhé
Vì cụ không nói ra nên em nói quan điểm của em về câu của cụ Quỳnh, đó là lời khen của một cá nhân về một tác phẩm, mang tính cảm tính, không mang tính lý trí nên càng không phải là quy luật. Hết
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Mô tả thế này hàm ý còn hay hơn "sáng tạo" thì không hiểu khi Britanica giới thiệu về các nhà văn online viết truyện huyền huyễn, xuyên không của TQ thì như nào ;)
Bác muốn so sánh thì phải đưa ra được một đoạn Britannica mô tả cụ thể về một nhà văn online viết truyện huyền huyễn, xuyên không.
Trong từ điển Britannica có hàng trăm nhà văn, nhà thơ. Phải có sự "sáng tạo" nào đó thì mới được đưa vào từ điển, nhưng ban biên tập không sử dụng trực tiếp từ "sáng tạo" vì như thế sẽ rất nhàm chán, họ (ban biên tập) phải biểu đạt sự "sáng tạo" dưới những ngôn từ phong phú khác.

Ví dụ: https://www.britannica.com/art/Russian-literature/Aleksandr-Pushkin
Không có từ "sáng tạo" nào cả, thay vào đó là các từ:

Pushkin’s quasi-sacred status
Deeply playful and experimental
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,851
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Bác muốn so sánh thì phải đưa ra được một đoạn Britannica mô tả cụ thể về một nhà văn online viết truyện huyền huyễn, xuyên không.
Trong từ điển Britannica có hàng trăm nhà văn, nhà thơ. Phải có sự "sáng tạo" nào đó thì mới được đưa vào từ điển, nhưng ban biên tập không sử dụng trực tiếp từ "sáng tạo" vì như thế sẽ rất nhàm chán, họ (ban biên tập) phải biểu đạt sự "sáng tạo" dưới những ngôn từ phong phú khác.
Mọi nhà sáng tác đều có sự sáng tạo. Nhà sáng tác nổi tiếng mới lọt vào được bách khoa toàn thư. Mợ tin đoạn mô tả đó là ca ngợi về sự sáng tạo của nhà thơ thì tùy mợ
 

tuanhaiphong

Xe hơi
Biển số
OF-160856
Ngày cấp bằng
15/10/12
Số km
195
Động cơ
350,874 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
Đình Đông, Lê Chân, Hải Phòng
Sáng tạo chứ cụ, riêng tạo ra 1 tiểu thuyết thơ như thế cả TG từ xưa đến nay đã có ai làm được đâu...
Truyện Kiều được dịch ra hàng chục ngôn ngữ trên TG, Nguyễn Du là danh nhân văn hoá đấy cụ.
Việt Nam có trường viết văn Nguyễn Du, nơi đào tạo ra các nhà văn, tiểu thuyết gia nổi tiếng mà các cụ đã biết ...
những dẫn chứng trên của cụ chẳng nói lên điều gì hết.

thực tế Tập truyện Kiều của Nguyễn Du chỉ là xào xáo con chữ trên một cốt chuyện có sẵn mà thôi.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,094
Động cơ
316,289 Mã lực
Hỏi khí không phải chứ cụ là tác giả của bài viết tuyên truyền đó à? Sao quăng bài đó rồi bảo đọc là hiểu câu cụ Quỳnh nghĩa là gì?
Em hỏi rất lịch sự không có chỗ nào cài cắm ý vặn vẹo nào cả, cụ nên lịch sự nhé
Vì cụ không nói ra nên em nói quan điểm của em về câu của cụ Quỳnh, đó là lời khen của một cá nhân về một tác phẩm, mang tính cảm tính, không mang tính lý trí nên càng không phải là quy luật. Hết

Nếu bác biết cụ Phạm Quỳnh nói câu nói nổi tiếng kia ở đâu, khi nào, và trong trường hợp nào thì sẽ không còn vặn vẹo, hay thắc mắc vớ vẩn, nữa! :D

Em không có giờ và có trách nhiệm xóa "mù thông tin" cho bác! [-X
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
E còn có quyển Truyện Kiều văn xuôi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh (Làng Mai) <:-P

Mời bác: :P

“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, nước ta còn…"

(PLO) - Tối 5/12, tại TP Hà Tĩnh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Hà Tĩnh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới, chương trình nghệ thuật “Tiếng thơ ai động đất trời”.


“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, nước ta còn…


Chương trình nghệ thuật “Tếng thơ ai động đất trời”. Ảnh: Phan Quyên

Dự buổi Lễ có Tổng Bí thư Nguyễn *********, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị Lê Thanh Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Cùng dự có bà Katherine Muller Marin - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam; ngài Phôm Ma Xi Phế Na - Công sứ Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cùng đông đảo người dân trên địa bàn.

Thay mặt lãnh đạo Nhà nước phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tự hào nhấn mạnh: Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài của dân tộc Việt Nam với tầm vóc và vị thế khó ai sánh nổi. Tên tuổi và sự nghiệp của ông, đặc biệt là tác phẩm “Truyện Kiều”, đỉnh cao của nền văn học cổ điển nước nhà đã góp phần đưa văn học Việt Nam vượt ra khỏi bờ cõi quốc gia, trở thành một phần của tinh hoa văn hóa nhân loại, ghi dấu ấn của văn học Việt Nam trên thi đàn quốc tế.

Tại buổi lễ kỷ niệm, bà Katherine Muller Marin - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam cho biết, mối liên hệ chặt chẽ ở tác phẩm của Nguyễn Du đối với các lĩnh vực trọng tâm của UNESCO như: liên quan đến khát vọng hòa bình, thơ ca của Nguyễn Du đầy ắp tình yêu của ông đối với con người và các giá trị nhân văn, giá trị gia đình, truyền thống văn hóa.

Các tác phẩm của Nguyễn Du chứa đựng những tình cảm, lương tri và tình yêu của toàn thể nhân dân Việt Nam khiến cho ông không chỉ là một kho báu văn hóa dân tộc mà còn biết đến như người khai sáng cho nhân loại tới nền hòa bình

Vượt qua thăng trầm lịch sử, “Truyện Kiều” và Nguyễn Du đã sống một đời sống đích thực trong lòng của nhân dân. Lễ kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du là dịp bày tỏ lòng tự hào, tôn vinh những cống hiến to lớn của Nguyễn Du đối với văn hóa Việt Nam và văn hóa nhân loại.
Đây cũng là dịp để làm sáng tỏ hơn tầm cao tư tưởng và các giá trị nghệ thuật của di sản Nguyễn Du; tuyên truyền, giáo dục truyền thống văn hiến của dân tộc, đề cao vai trò của văn học nghệ thuật đối với việc nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm con người, quảng bá bản sắc văn hóa Việt Nam.



Đã xác lập gần 30 kỷ lục quanh “Truyện Kiều”




Truyện Kiều còn, tiếng ta còn…


Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ra trong một gia đình khoa bảng nổi danh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Sự nghiệp thi ca của Đại thi hào Nguyễn Du trải dài suốt cuộc đời, có cả thơ chữ Hán (tổng cộng 250 bài) và thơ tiếng Việt (chữ Nôm), có cả Đường thi và lục bát dân tộc, có cả thơ trường thiên và đoản thiên. Với kiệt tác “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã khẳng định được vị trí số một trong nền văn học dân tộc Việt Nam và từng bước chiếm lĩnh văn đàn thế giới.

“Truyện Kiều” được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Có nhiều giả thuyết về thời gian Nguyễn Du sáng tác “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh). Trước đây, Quốc sử quán triều Nguyễn cho biết Nguyễn Du sáng tác “Truyện Kiều” sau khi đi sứ, tức là sau năm 1814, nhưng hiện có nhiều giả thuyết cho rằng ông sáng tác “Truyện Kiều” trước khi đi sứ.
Song dù được sáng tác vào thời gian nào, nhưng sự kiện “Truyện Kiều” ra đời là hiện tượng nổi bật nhất của thời kỳ xuất hiện nhiều truyện thơ nổi danh khác như “Phan Trần”, “Hoa tiên”, “Sơ kính tân trang”.

Truyện dựa theo tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều. Nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và những phẩm chất truyền thống cao quý của người phụ nữ Việt Nam như tấm lòng thủy chung son sắt, sự nết na, thùy mỵ, bản lĩnh và nghị lực, thái độ coi trọng nhân cách, coi trọng sự trắng trong của tâm hồn và thể xác...
Nguyễn Du ca ngợi tài năng đặc biệt của Kiều, hết sức đời thường, gần gũi, như bước vào trang sách từ chính cuộc đời thực.

Kết thúc “Truyện Kiều”, Nguyễn Du tổng kết bằng hai câu thơ đã trở thành kinh điển “Thiện căn ở tại lòng ta/Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” như một tổng kết tuyệt đối đúng cho sự tu thân, tu dưỡng của nhân gian trăm họ.

Đây chính là thành tựu tuyệt vời của Nguyễn Du để cho “Truyện Kiều” trở thành tác phẩm lớn nhất và duy nhất của văn học cổ điển Việt Nam có được giá trị của một “bức tranh đời,” với “những điều trông thấy mà đau đớn lòng,” chất chứa trong một trái tim lớn.

Thành công của “Truyện Kiều” là nhờ Nguyễn Du đã chuyển thể “Truyện Kiều” từ một tiểu thuyết của người Trung Quốc sang chữ Nôm - ký tự của người Việt và bằng thơ lục bát - thể thơ của người Việt một cách sống động nhất. Những câu thơ lục bát hay nhất trong kho tàng thi ca Việt Nam đều có trong “Truyện Kiều” và mỗi nhân vật trong ấy đều hiện thân cho những phận người, giai tầng trong xã hội phong kiến đầy đau khổ, bất công nhưng vẫn hiện hữu những tình cảm đẹp.

“Truyện Kiều” bất hủ đã thể hiện một cách sinh động chủ nghĩa nhân đạo cao cả, lòng thương yêu con người tha thiết, ca ngợi vẻ đẹp thể chất và tâm hồn con người, khát vọng giải phóng họ khỏi sự áp bức, bất công, vươn tới tự do, bình đẳng, hạnh phúc.

Tác phẩm của Nguyễn Du cũng luôn gắn bó với lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động, với quê hương Hà Tĩnh cũng như truyền thống gia đình, dòng tộc. Chính vì lưu giữ truyền thống văn hóa dân tộc nói chung và vùng miền nói riêng nên việc đọc và tìm hiểu “Truyện Kiều” là một “đường tắt” đi vào văn hóa truyền thống Việt Nam, đúng như nhận định của cụ Phạm Quỳnh: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn...”.


26 kỷ lục của “Truyện Kiều”

Kiệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã trở thành máu thịt, hồn cốt của dân tộc, được dịch ra hơn 20 thứ tiếng với hơn 35 bản dịch, khiến nhân loại phải đi sâu tìm hiểu và chiêm ngưỡng. Bản dịch gần đây nhất của các nhà thơ Nga và Việt Nam ra mắt bạn đọc đầu tháng 11/2015, thêm một lần nữa khẳng định giá trị to lớn của tác phẩm này.
Trong 10 năm qua, đã có 26 kỷ lục Việt Nam dành cho “Truyện Kiều” và liên quan đến “Truyện Kiều” được xác lập, đó là:
- Tác giả có nhiều sách viết về “Truyện Kiều” nhất Việt Nam - Kỷ lục gia: Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế; thời điểm xác lập: 2/2/2005.
- Kim Vân Kiều Tân Truyện - Cuốn sách dài nhất Việt Nam - Kỷ lục gia: Ngô Trần Hải An; thời điểm xác lập: 2/2/2005.
- Quyển Truyện Kiều viết bằng thư pháp nặng nhất - Kỷ lục gia: Nhà thư pháp Nguyệt Đình; thời điểm xác lập: 14/8/2005.
- Vở cải lương Kim Vân Kiều - Hội ngộ tài năng có thiết kế sân khấu lớn nhất - Kỷ lục gia: Kiến trúc sư Nguyễn Minh Tuấn; thời điểm xác lập: 22/2/2007.
- Dàn nhạc trong một vở cải lương (Kim Vân Kiều – Hội ngộ tài năng) có nhiều nhạc công nổi tiếng nhất - Kỷ lục gia: Nhạc sĩ Trần Vương Thạch và NSƯT Thanh Hải; thời điểm xác lập: 22/2/2007.
- Đạo diễn lần đầu tiên sáng tạo kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật vào trong một vở cải lương (Kim Vân Kiều - Hội ngộ tài năng) có đội ngũ diễn viên tham gia đông nhất - Kỷ lục gia: Đạo diễn Hoa Hạ; thời điểm xác lập: 22/2/2007.
- Kim Vân Kiều - Hội ngộ tài năng- Vở cải lương có phục trang nhiều nhất thiết kế cho từng nhân vật - Kỷ lục gia: Nhà thiết kế Lê Sĩ Hoàng; thời điểm xác lập: 22/2/2007.
- Kim Vân Kiều - Vở cải lương đầu tiên có giá trị đầu tư cao nhất - Đơn vị sở hữu: Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang; thời điểm xác lập: 22/2/2007.
- Kim Vân Kiều - Vở cải lương tập trung nghệ sĩ diễn xuất nhiều nhất - Đơn vị sở hữu: Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang; thời điểm xác lập: 22/2/2007.
- Người viết Truyện Kiều trên đá cuội đầu tiên ở Việt Nam - Kỷ lục gia: Nguyễn Văn Tân; thời điểm xác lập: 11/6/2008.
- Bản hợp xướng viết dựa theo Truyện Kiều dài nhất - Kỷ lục gia: Vũ Đình Ân; thời điểm xác lập: 8/9/2008.
- Bộ bình phong 6 tấm về Truyện Kiều chạm khắc gỗ nghệ thuật - Kỷ lục gia: Kiều Ngọc Hưởng, Nguyễn Đức Duyên; thời điểm xác lập: 18/12/2010.
- Người vẽ tranh lụa về Truyện Kiều đầy đủ và nhiều tranh nhất - Hoạ sĩ Ngọc Mai; thời điểm xác lập: 30/10/2011.
- Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất chắp nhặt những câu thơ thành nhiều bài thơ mới - tạo nên hiện tượng Tập Kiều - Đơn vị sở hữu: Ban quản lý Di tích Nguyễn Du - Hà Tĩnh; thời điểm xác lập: 15/12/2012.
- Truyện Kiều - Thi phẩm có nhiều người viết phần tiếp theo nhất - Đơn vị sở hữu: Ban quản lý Di tích Nguyễn Du - Hà Tĩnh; thời điểm xác lập: 15/12/2012.
- Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất đọc ngược từ cuối lên đầu về cuộc đời nàng Kiều theo chiều thời gian ngược - Đơn vị sở hữu: Ban quản lý Di tích Nguyễn Du - Hà Tĩnh; thời điểm xác lập: 15/12/2012.
- Truyện Kiều - Thi phẩm dài có nhiều bản dịch nhất ra cùng một ngoại ngữ - Đơn vị sở hữu: Ban quản lý Di tích Nguyễn Du - Hà Tĩnh; thời điểm xác lập: 15/12/2012.
- Truyện Kiều - Thi phẩm duy nhất tạo ra loại hình văn hoá Kiều - Đơn vị sở hữu: Ban quản lý Di tích Nguyễn Du - Hà Tĩnh; thời điểm xác lập: 15/12/2012.
- Kiều Nương cửa Phật - Bài thơ có nhiều cách đọc nhất - Kỷ lục gia: Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế; thời điểm xác lập: 21/9/2013.
- Tác giả nghiên cứu có sách viết về văn hoá Kiều nhiều nhất - Kỷ lục gia: Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế; thời điểm xác lập: 21/9/2013.
- Tác giả nghiên cứu có sách viết về Truyện Kiều nhiều nhất Việt Nam (phá kỷ lục Việt Nam); thời điểm xác lập: 29/8/2015.
- Thi phẩm đã đưa tác giả lên hàng Danh nhân Văn hoá thế giới.
- Quyển truyện thơ duy nhất không viết ra để bói mà được nhân dân dùng để bói, tạo nên có hiện tượng “bói Kiều”.
- Quyển sách tạo ra hiện tượng độc đáo “vịnh Kiều”.
- Quyển sách tạo ra hiện tượng độc đáo “lẩy Kiều”.
- Tác phẩm tạo ra nhiều câu đố nhất.
Dự kiến, kỷ lục thế giới dành cho “Truyện Kiều” sẽ được Liên minh Kỷ lục Thế giới trao trong Hội ngộ Kỷ lục gia lần thứ 31 diễn ra vào tháng 3/2016 tại Việt Nam.



Phan Quyên - Tuấn Anh (tổng hợp)
 

vu tuan ky nam

Xe buýt
Biển số
OF-313634
Ngày cấp bằng
28/3/14
Số km
502
Động cơ
302,176 Mã lực
Tuổi
49
Cá nhân e cho rằng chỉ người Việt mình mới đọc và thik truyện Kiều thôi,cái tài của cụ Nguyễn Du là sử dụng ngôn ngữ một cách tài tình,khiến người đọc dễ thuộc dễ nhớ,ngoài ra cụ còn sử dụng những câu từ rất đắt như rầu rầu,xanh gợn...Nhưng e k cho rằng tác phẩm này nổi tiếng trên thế giới,vì chả có dịch giả nào có thể dịch hết cái hay cái đẹp của truyện Kiều ra ngôn ngữ khác.
Cụ nào có bản tiếng anh của Kiều có thể trích dẫn câu này ntn
Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn
Khuôn xanh không biết vuông tròn hay không
Hoặc
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Em nhớ nhất 2 sự sáng tạo nổi bật của Truyện Kiều còn lại chắc phải giở truyện ra đọc nữa mới nhớ hết.
Bác cố nhớ lại đi, cháu sẽ thử tra cứu xem thi hào thế giới nào, đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật đó, trước khi thi hào Nguyễn Du sử dụng hay không.
 

D nâu

Xe điện
Biển số
OF-89405
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
4,056
Động cơ
496,748 Mã lực
[
Cá nhân e cho rằng chỉ người Việt mình mới đọc và thik truyện Kiều thôi,cái tài của cụ Nguyễn Du là sử dụng ngôn ngữ một cách tài tình,khiến người đọc dễ thuộc dễ nhớ,ngoài ra cụ còn sử dụng những câu từ rất đắt như rầu rầu,xanh gợn...Nhưng e k cho rằng tác phẩm này nổi tiếng trên thế giới,vì chả có dịch giả nào có thể dịch hết cái hay cái đẹp của truyện Kiều ra ngôn ngữ khác.
Cụ nào có bản tiếng anh của Kiều có thể trích dẫn câu này ntn
Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn
Khuôn xanh không biết vuông tròn hay không
Hoặc
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Đâu có dịch ra nhiều tiếng nước ngoài lắm đó cụ?
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,851
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Nếu bác biết cụ Phạm Quỳnh nói câu nói nổi tiếng kia ở đâu, khi nào, và trong trường hợp nào thì sẽ không còn vặn vẹo, hay thắc mắc vớ vẩn, nữa! :D

Em không có giờ và có trách nhiệm xóa "mù thông tin" cho bác! [-X
Đang bàn về văn chương, nếu dùng văn chương cho mục đích chính trị thì là câu chuyện khác
Nhân tiện, Phạm Quỳnh được chính thể hiện tại đối xử như nào vậy cụ?
 

D nâu

Xe điện
Biển số
OF-89405
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
4,056
Động cơ
496,748 Mã lực
Bác cố nhớ lại đi, cháu sẽ thử tra cứu xem thi hào thế giới nào, đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật đó, trước khi thi hào Nguyễn Du sử dụng hay không.
Có phải cái này không cụ?
Cuốn sách duy nhất trên thế giới có thể đọc ngược từ cuối đến đầu để câu chuyện về nàng Kiều diễn ra theo chiều thời gian ngược lại, như đang xem một cuốn phim tua ngược chiều (đúng với nội dung trong tác phẩm của Nguyễn Du).
 

doccocuukiem

Xe điện
Biển số
OF-485979
Ngày cấp bằng
1/2/17
Số km
2,397
Động cơ
141,336 Mã lực
Ông ăn nói trống không chắc quen rồi àh, cũng trích truyện Kiều với đèo thêm lãnh tụ vào cho nó có sức nặng :D
Thanh niên này chắc bị ngáo à? Tại sao viết cái gì mà thêm sức nặng với súc nhẹ, với lại khả ố là liên quan đến việc gì?
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
28,957
Động cơ
515,955 Mã lực
Truyện Kiều sáng tạo, kiệt tác ở chỗ nó là truyện bằng thơ, dù thể thơ lục bát vốn dân dã, đc coi là bình dân, ko sang trọng nhưng dễ nhớ dễ thuộc như các thể thơ “quý tộc” như Đường luật.... nhưng câu cú trong Truyện Kiểu vẫn đẹp vẫn thanh.
Đó chính là sự sáng tạo tuyệt đỉnh của ND, chứ ko phải hay ở cái cốt truyện tình some Kim vân Kiểu bên khựa
Cũng là truyện thơ thể lục bát, nhưng đọc Lục vân Tién của cụ đồ Chiểu thì đã thấy kém xa, dù LVT vẫn được coi là 1 tác phẩm lớn, cũng lưu danh nền vh vn
 
Chỉnh sửa cuối:

lenhaque

Xe tăng
Biển số
OF-184290
Ngày cấp bằng
8/3/13
Số km
1,574
Động cơ
336,078 Mã lực
Thanh niên này chắc bị ngáo à? Tại sao viết cái gì mà thêm sức nặng với súc nhẹ, với lại khả ố là liên quan đến việc gì?
Hihi, cũng có tiến bộ đấy, biết ăn nói bớt trống không :D
Tôi hỏi bạn nhế, thớt bàn về sự sáng tạo có hay không của truyện Kiều, sao bạn lại bảo người ta đi hỏi cụ tổng tịch làm gì, hay là bạn ngáo :D
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cá nhân e cho rằng chỉ người Việt mình mới đọc và thik truyện Kiều thôi,cái tài của cụ Nguyễn Du là sử dụng ngôn ngữ một cách tài tình,khiến người đọc dễ thuộc dễ nhớ,ngoài ra cụ còn sử dụng những câu từ rất đắt như rầu rầu,xanh gợn...Nhưng e k cho rằng tác phẩm này nổi tiếng trên thế giới,vì chả có dịch giả nào có thể dịch hết cái hay cái đẹp của truyện Kiều ra ngôn ngữ khác.
Cụ nào có bản tiếng anh của Kiều có thể trích dẫn câu này ntn
Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn
Khuôn xanh không biết vuông tròn hay không
Hoặc
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Đọc bản tiếng Anh, ngơ ngác luôn:

Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn
Khuôn xanh không biết vuông tròn mà hay

I could recognize you’re a man of high worth.
I think myself but a girl of petty fate
 

vu tuan ky nam

Xe buýt
Biển số
OF-313634
Ngày cấp bằng
28/3/14
Số km
502
Động cơ
302,176 Mã lực
Tuổi
49
Đọc bản tiếng Anh, ngơ ngác luôn:

Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn
Khuôn xanh không biết vuông tròn mà hay

I could recognize you’re a man of high worth.
I think myself but a girl of petty fate
o
Theo cháu thì người Anh có thấy hết cái hay cái đẹp của truyện Kiều k?
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,195
Động cơ
796,691 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top