x
Còm của cụ Xalong giá trị nhất topic, cụ tóm tắt ngắn về quá trình mà nêu lên được vấn đề cốt lõi: quan thì đểu mà dân thì cũng chả tử tế gì, 49 gặp 50! Tựu chung lại là khi niềm tin đã mất trong thời gian dài, khi thể chế không nghiêm, khi giá trị xã hội đảo lộn, khi công lý là diễn viên, khi uất ức dồn nén sẽ tạo ra được các câu hỏi quái thai như: “tẩm xăng đốt người là đúng hay sai?”, “nửa đêm xông vào nhà dân là đúng hay sai?”, “bắt cscđ mà được miễn pháp lý là đúng hay sai?”......Nhiều những câu hỏi mà thực sự tôi k tưởng tượng nổi, xã hội nào xuất hiện những câu hỏi như vậy là xã hội thảm hại! Những câu hỏi đến trẻ con xã hội khác nó còn k thèm hỏi mà ở đây 1 đống ông k những già đầu mà còn khá khá trong xã hội căn vặn rồi nhiếc móc nhau! Những câu hỏi ấy quái thai nhưng lại xứng đáng hỏi vì đúng hay sai, thật hay giả thế nào chả ai biết, tất cả đều mờ ảo như màn sương trước mắt! Thời kì này đúng, thời kì kia có khi lại sai, sai rồi thì “thời kì” nào chịu trách nhiệm? chịu trách nhiệm thế nào? Kiểu của Đức Khuê “thật giả lẫn lộn chẳng biết đằng nào mà lần”. Chắc cũng đành phải như cụ nào nói ở trên: “thôi đúng sai thì để lịch sử phán xét”, vì giờ thì nói thật là chả đợi “ông lịch sử” thì còn làm thế nào được nữa . T
ôi chỉ có đúng 1 câu hỏi nhỏ thôi: “vì lẽ gì mà xã hội nát từ thượng tầng đến hạ tầng như vậy?”.
Câu hỏi của bạn tôi không thể và cũng không nghĩ mình trả lời. Nhưng có lẽ câu trả lời lại đang nằm trong chính bạn và gia đình bạn vậy. Cũng như nằm trong gia đình tôi hay bản thân tôi.
Hỏi bạn rằng: bạn đã bao giờ bị CSGT thổi phạt chưa? Nếu bạn đã sống trên đất Việt mình? Và…khi bạn bị thổi phạt thì bạn ký nhanh biên bản vi phạm hay đôi co, thanh minh, xin bỏ qua…hoặc xa hơn nữa là chất vấn họ? Tôi thì thấy mình bị thổi cả chục lần mà lần nào cũng thấy mình mắc lỗi họ mới thổi còi. Tôi và những người khác cũng thanh minh, xin bỏ qua…
Thế đấy! cái thói quen đối xử với luật pháp thì ví dụ minh họa này dễ hiểu phải không? Cái lẽ dù đi xa, dù huyễn hoặc…đến đâu cũng bắt nguồn từ cái nhận thức này!
Tôi nhớ láng máng đâu đó có vị tướng quân đội phát biểu nghị trường đại khái:” Phải giáo dục cho thanh niên (hay cán bộ gì gì) thấy tiền không thích, thấy gái đẹp không đòi hỏi…”. Giời ạ! Có cần bình luận gì thêm không?
Nói thêm với bạn một ví dụ dân dã rằng: vợ tôi – một kỹ sư, cán bộ ưu tú về hưu nhắc đứa cháu khi nó ngồi trên xe máy sắp ra đường:” Mày có đội cái nón bảo hiểm vào không chứ công an nó thổi phạt đấy!”. Giật mình khi chứng kiến bao nhiêu bậc cha mẹ, ông bà khác cũng với câu nói ấy. Té ra, họ nghĩ đội nón bảo hiểm là đề phòng…công an phạt(!) chứ chưa hẳn giữ gìn cái đầu của mình. Một tư tưởng nhìn nhận phải không?
Các sơ lược trên, tôi nghĩ là bậc thềm của vấn đề đó bác
Còm cũng đã dài, trước khi dừng phím tôi thấy: không cãi được! Nếu cãi được phải nói đi đôi với làm cho thành luật. Chỉ 5 chữ mà cả đời thấy khó! Ví dụ nhiều lắm. Nhưng Hà Nội mình có nhiều thành viên trên này nhất thì xin phép đưa 1 ví dụ gần:” Xe 3 bánh thủ đô!”. Ai cũng thấy nó nhếch, nó vi phạm, người điều khiển nó có gì đó nghênh ngang… !!! Lên báo. Đài, có nhiều phát biểu nào cấm, nào xử lý, nào chuyển đổi…toàn ý kiến có thể như sắp thành hiện thực đến nơi. Nhưng bao nhiêu năm rồi…thương binh thì giảm mà xe thì…vẫn nguyên!
Vậy thì…suy nghĩ con người ta phải thay đổi. Thay đổi theo chiều hướng tích cực bắt buộc vì chúng ta là gương, là phải giáo dục con cái, gia đạo nữa.
Vậy đó bác thật giản đơn phải không? Nút thắt bao nhiêu và nhiều nhiều nhưng chung qui lại chỉ là” Nhìn nhận vấn đề” rồi “xử lý hướng thiện”. Nói như mấy bác theo Phật Pháp: gieo nghiệp xanh thì gặt quả ngọt”. Hình như thế!
Các bác khác, thông cảm tôi nói vài câu lúc rảnh. Nếu có động chạm, cứ cho rằng lão Xalong khùng!