Em xin phép quote còm cụ, vì cũng chung ý kiến với các cụ như cụ
Girl lai oto ,
Yeuphunu và 1 số cụ khác trong thớt này về góc nhìn trường Quốc Tế theo đúng nghĩa chia sẻ và vô tình là vợ chồng em cũng đang tham khảo để cháu lớn vào cấp 2 theo môi trường này (hiện còn 2 năm nữa cháu sẽ hoàn thành cấp 1 Công lập của VN).
2 trường UNIS và trường Pháp, trong gia đình cũng có 3 cháu đã theo học (2 UNIS, 1 Pháp), các cháu hiện đang theo học tiếp tại Mỹ và Anh. Đúng như cụ nói, tiêu chí đầu vào là như vậy, để nói thêm là 2 trường đều được cộng đồng người nước ngoài (chuyên viên, nhân viên ngoại giao...) làm việc tại Hanoi đánh giá rất cao về chất lượng. Học sinh 2 trường cũng luôn có sự giao lưu trong cộng đồng của các cháu, tuy nhiên với UNIS theo các cháu chia sẻ thì có sự phân biệt nhiều hơn so với trường Pháp. Cái này thì cũng dễ hiểu vì em cũng đã từng ở môi trường 1 năm rưỡi tại 1 trường Công giáo tư tại Anh (nơi việc đóng góp tới nhà trường từ các gia đình quí tộc có vai vế trong khu vực được thể hiện rõ), việc phân chia nhóm con nhà giàu, tẩy chay con nhà bình thường hoặc gia đình không có họ danh giá là 1 kiểu truyền thống khó bỏ
2 cháu học UNIS cũng mắc 1 vấn đề là bị rơi vào môi trường riêng của các cháu, ngại tiếp xúc với người thân họ hàng chỉ nói tiếng Việt, và chỉ giao tiếp với người thân nào nói tiếng Anh (điều mà hồi đầu em cũng đã góp ý với các cháu nhiều - và dĩ nhiên phải góp ý bằng tiếng Anh) - nhưng khi chia sẻ với chúng nó thì thực sự phải nói thế này - môi trường của chúng nó vậy, chúng nó theo từ nhỏ, nên bản thân chúng nó thấy khó hợp với những câu bông đùa của họ hàng gia đình (nhiều khi là vô duyên) so với quan điểm văn hóa giao tiếp của chúng nó. - Em phân tích đúng sai, phải lấy ví dụ bản thân thì chúng nó mới vỡ được, chứ nhiều khi chính bố mẹ chúng nó không có thời gian hoặc hiểu chúng nó nghĩ gì để góp ý (các anh chị cũng biết tiếng Anh, nhưng là tiếng Anh môi trường đi học ở nhà, sinh hoạt ở nước ngoài ít nên việc hiểu tư duy thiếu niên ở môi trường này nó cũng là vấn đề khó).
Bọn học ở UNIS và trường Pháp - đặc biệt rất tự tin với giao tiếp, tư duy hiện đại như ở các trường khác ở nước ngoài (chỉ là địa lý khác nhau) - chúng nó thông minh, sáng tạo và thực sự phải ở môi trường của chúng nó mới hiểu được trend, mindset của chúng nó được. Đừng đánh đồng vội với những từ "mất gốc", "kênh kiệu", "lạnh lùng"... mà nhiều người có quan niệm ghét trường QT cho là vậy và hay xuyên tạc quá đà trên mạng. Nhiều hoạt động, hành động và tư duy của chúng nó, khối người không đủ trình độ để hiểu được chứ đừng nói đến chuyện đánh giá.
Tuy nhiên cũng không phải trường QT nào cũng như vậy, cũng có những trường chỉ mang mác, mang danh, và thuần tính thương mại. Và dĩ nhiên điều kiện đầu vào cũng dễ hơn, ít sự sàng lọc hơn, nó có thể phù hợp với nhu cầu và điều kiện của 1 số gia đình trẻ mới có thu nhập và điều kiện nhỉnh hơn mức trung bình, nhưng đúng là đa phần sẽ tốn thời gian nếu không có mục đích cụ thể cho tương lai các cháu. Vì 1 số trường đó lại không đảm bảo chất lượng đúng tầm với học phí đưa ra
- Những trường đó thôi không nhắc đến, vì nếu ai đã dành thời gian tham khảo rồi thì việc này không khó để phân loại.
Em không nhắc đến trường Chuyên, vì đó không phải là hướng mà em hứng thú trước đây cũng như cho con em sau này vì cá nhân em không muốn các cháu phải dành toàn bộ thời gian cho những mục tiêu giải này giải nọ hay 1 trời kiến thức quá lớn mà chưa xác định con muốn gì trong tương lai
Có cơ hội cho các cháu phát triển tự nhiên là điều tốt nhất nên làm, động viên những ước mơ mà các cháu có, nếu được.
Quay trở lại với bạo lực học đường, chính ngay con em đang học trường công từ lớp 1 mà đến giờ vừa hết lớp 3 nhưng tuyệt nhiên cả lớp chưa hề có 1 vụ việc nào nghiêm trọng cũng như với khối của các cháu và thực tế là cả tại trường - nên có lẽ cái nhìn của em hiện tại với trường công vẫn rất tốt đẹp vì cách thức trao đổi, xử lý từ giáo viên, phụ huynh cho đến BGH nhà trường
(trường con em đang học là 1 trường tiểu học tại 1 trong 4 quận nội thành). Sự tương tác giữa gia đình và nhà trường rất tốt + công cụ liên lạc thông minh ngày nay.
Những sự việc các cháu đánh nhau trên mạng, em cũng đều theo dõi, để có được kinh nghiệm xử lý nếu không may gặp phải, nhưng nói thì lại bảo hơi phân biệt, nó cũng xảy ra tùy từng trường, tùy từng khu vực. Và cũng thực tế là luôn dặn con: Tuyệt đối không bao giờ được sử dụng vũ lực, không bắt nặt hay có hành vi tương tự với bạn học, ngược lại cũng không để mình là đối tượng bị bắt nạt, không vào hùa với những hành vi dùng vũ lực tại trường lớp, trao đổi với bố mẹ, thày cô giáo khi chứng kiến hoặc gặp những vấn đề này để người lớn giải quyết.
Ngoài ra, việc cho con tiếp xúc với những môi trường mới cũng là điều nên làm để trẻ tự tin hơn và gần gũi, chia sẻ mọi tâm sự với mình. Cháu nhà em có năng khiếu ngoại ngữ nên đó là 1 điểm cộng của cháu khi có cả bạn nước ngoài và bạn học VN dù cháu mới hoàn thành hết lớp 3.
Biết phối hợp cả môi trường VN và quốc tế sẽ đem đến cho thế hệ tiếp theo rất nhiều ưu điểm tốt, chia sẻ của em là vậy ạ.