Em xin phản biện một số ý của cụ.
1. Em chưa thấy ai trong topic bảo ghét người giàu. Tất cả đều đang bàn 2 điểm: chất lượng trường quốc tế có xứng với giá không và thái độ của e Bi cũng như tay hiệu trưởng có đúng không?
2. Giàu mà tạo ra của cải như anh Long, chị Thảo em thấy không mấy ai ghét. Giàu như mấy ông gì vừa rồi bị tóm thì nếu bị ghét phàm cũng là bình thường.
3. Cụ bảo học sinh trường quốc tế tài năng. Người khác lại bảo trường chuyên, trường làng mới là giỏi. Thế thì phải có tiêu chuẩn thế nào là giỏi. Em ví dụ thôi nhé.
Lấy 2 trường đỉnh nhất hệ chuyên và hệ quốc tế so găng:
- Thi ĐH Việt Nam: tỉ lệ đỗ, tỉ lệ thủ khoa của trường chuyên và trường quốc tế ai hơn?
- Apply vào trường ĐH Top đầu trên quốc tế: Tỉ lệ được chọn và tỉ lệ được học bổng của trường nào cao hơn?
- Sau khi ra trường, tỉ lệ thành công trong các lĩnh vực chuyên sâu của trường nào cao hơn? Ví dụ đơn giản thôi. Các lãnh đạo trong nước, các tỉ phú trên sàn chứng khoán, hoặc các kiến trúc sư, ca sĩ hàng đầu VN xuất thân từ đâu nhiều hơn. Cái này để các cụ tự kiểm đếm, suy xét.
Mình không nên khơi khơi nói là các em trường quốc tế học phí cao, được đầu tư nhiều nên giỏi lắm. Phải làm rõ thế nào là giỏi?
E thì xin phép phản biển cụ thế này:
1. Về thái độ của em Bi và Mr Tây, e thấy đều không ok.
+ Với Ms.Bi: Thực tế chuyện trẻ con đánh nhau mà hậu quả chưa quá nghiêm trọng và lần đầu (chỉ là xước sát nhỏ), thì phụ huynh có thể viết mail, gọi điện (hẹn lịch và deadline cụ thể) và đến trường gặp đai diện trường- lớp để trao đổi, yêu cầu nhà trường có câu trả lời thỏa đáng và cách xử lý, giải quyết vấn đề. Chứ sồn sồn lên ngay tại chỗ không giải quyết được gì, nhiều khi xấu mặt mình khi chưa biết đúng sai thuộc về bên nào.
+ Về Mr Tây: Hành xử quá kém, một trường QT có rất nhiều học sinh người Việt và không có yêu cầu về quốc tịch thì phải bố trí phiên dịch viên (nếu Mr Tây không nói được tiếng Việt), điều này thể hiện sự tôn trọng tối thiểu đối với phụ huynh người Việt - cũng là khách hàng của mình. Tiếp đó, cần có sự hợp tác giữa các bên, làm trung gian hòa giải. Nếu không thể giải quyết ngay lập tức, có thể hẹn thời gian, lịch làm việc cụ thể (trong time gần) để phụ huynh yên tâm. Còn nếu không thể giải quyết được vì một bên/các bên không có sự hợp tác thì viết mail giải thích và xin chuyển quyền xử lý sang cấp cao hơn/ chính quyền.
2. Người Việt mình nhiều khi có cái rất ngộ là nhiều khi cứ có sự vụ gì xảy ra, và khi chưa kiểm chứng được thông tin là auto người giàu hơn có lỗi hoặc tội, mọi việc chỉ trích đều dồn lên người giàu hơn (một phong cách rất yêng hùng bàn phím, bảo vệ kẻ yếu thế
). Nên cứ chờ khi có kết quả hoặc bằng chứng xác thực thì mới dám đưa ý kiến.
3. E thì nghĩ học sinh ở môi trường nào cũng có người giỏi, người không. Quan trọng chúng nó được giáo dục và định hướng tốt nhất, được lựa chọn những môi trường và sở trường phù hợp nhất với chúng nó thì mới phát huy được, mà cái này thì các trường học thuần VN và phụ huynh làm chưa hề tốt, và vẫn là áp đặt con em phải theo mong muốn của mình.
- Một đứa trẻ top ở trường chuẩn QT chưa chắc đã thi đỗ ở 1 trường ĐH top đầu ở VN (vì chương trình đào tạo khác nhau), và cũng chưa chắc đã làm việc tốt trong các cơ quan ban ngành ở VN.
- Ngược lại, một đứa trẻ học top đầu trường chuyên chưa chắc đã thi đỗ ở 1 trường ĐH top đầu TG, nhưng khả năng đỗ trường ĐH top đầu ở VN rất cao.