Em thế hệ 7x, tham gia trường chuyên cấp 1 và cấp 2 của huyện. Bây giờ nhìn lại, thì thấy là trường chuyên thời đó CHỈ DẠY CÁCH LÀM BÀI.
Vừa rồi đọc bài viết trên mạng, được cho là của một thành viên của đội thi toán quốc tế năm 74, thì ở cấp quốc gia cũng vậy.
Kết quả hoặc có thể nói là hậu quả, của cách giáo dục nhằm vào mục tiêu đạt huy chương trong các kỳ thi, nó ra sản phẩm là VN có rất nhiều tiến sỹ, giáo sư.
Giờ em đi làm, được đi một số nước, và đến một số công ty nước ngoài. Trong hồ sơ năng lực họ không liệt kê có bao nhiêu nhiêu kỹ sư, tiến sỹ, thạc sỹ, công nhân bậc cao. Các đoàn VN đến thăm công ty, họ giới thiệu rất chi tiết và đầy đủ họ có bao nhiêu BẰNG SÁNG CHẾ cho sản phẩm của họ, các sáng chế đó đã được đăng ký bảo hộ và công nhận ở bao nhiêu nước. Các công ty sản xuất, bộ phận chủ lực của họ là phòng bán hàng và phòng R&D (nghiên cứu - phát triển sản phẩm).
Điều đáng chú ý, là các sáng chế của họ không đao to, búa lớn mà tập trung xử lý các vấn đề cho dù rất nhỏ để hoàn thiện sản phẩm trên cơ sở nghiên cứu rất kỹ các nhu cầu, thói quen sử dụng của người dùng. Ví dụ, sản phẩm cao su (như cái lốp oto chẳng hạn) sau một thời gian, bề mặt xuất hiện các vết rạn, họ sáng chế ra một dung dịch trong suốt, phủ lên bề mặt cao su, và nó không hình thành các vết rạn đó nữa, không phải chỉ để xóa vết rạn, mà nó ngăn chặn không cho xuất hiện các vết rạn trên bề mặt.
Các sản phẩm hiện nay, có vòng đời rất ngắn, oto thường sau 1-2 năm phải cải tiến ra phiên bản mới, điện thoại 1 năm phải nâng cấp 2 phiên bản mới, như vậy SÁNG TẠO là vấn đề sống còn.
Nếu giáo dục như VN, làm bài văn tả bà bắt buộc theo mẫu là phải da nhăn nheo, hàm răng móm mém, tóc bạc trắng ... Mới đạt điểm cao, thì lấy đâu ra các sản phẩm như bây giờ.
Tốt nhất, chả trường chuyên, lớp chọn gì sất, cứ xem thằng tây nó làm như thế nào, thì làm đúng y như nó (đừng cải tiến cái nó đang làm), ắt sẽ thành công.