Được, nói kiểu dễ hiểu cũng được. Có điều trong trường hợp mua nhà, không có tư cách pháp nhân thì không áp dụng cho case này được. Em sẽ giải thích hơi khác đi vậy.
A và B lập 1 công ty X. Công ty X cần 6 tỷ để hoạt động. Để có tiền cho hoạt động, người ta làm như sau:
- A có ~240tr. A quyết định vay của Ngân hàng Z 480tr. Tổng cộng A có 720tr, nộp vào công ty X.
- B nộp vào công ty X 1,68 tỷ.
- Như vậy, công ty X có 2,4 tỷ tiền mặt, nguồn vốn trên sổ kế toán là vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ sở hữu của A và B là 30:70. Để cho đơn giản, hãy giả định là X phát hành 2,4 tỷ cổ phần, mỗi cổ phần trị giá 1USD.
- Công ty X vẫn cần thêm tiền. Công ty X quyết định vay tiếp của ngân hàng Z một lượng là 3,6 tỷ.
- Ngân hàng Z đồng ý cho vay, với điều kiện là phải có ai đó đứng ra đảm lãnh khoản vay, kẻo ngân hàng Z không thu được nợ.
- A và B quyết định đứng ra bảo lãnh. Tỷ lệ bảo lãnh theo tỷ lệ vốn góp, tức là A bảo lãnh cho 1,08tỷ; còn B bảo lãnh cho 2,52 tỷ. Nếu công ty X không trả được nợ, thì A và B phải trả thay. (Đây là giả định nhẹ nhàng, cụ tự tính theo giả định mạnh là bảo lãnh hết).
Như vậy, trên sổ sách của công ty X, thì công ty X có 6 tỷ tiền mặt (tài sản -TS); có vốn chủ sở hữu là 2,4tỷ, vốn vay từ ngân hàng Z là 3,6 tỷ, tổng là 6 tỷ (nguồn vốn - NV)
Trên sổ sách của A, thì A sở hữu 30% cổ phần của X (có giá trị 720tr); đang nợ ngân hàng Z 480tr; đang bảo lãnh cho khoản vay của X là 1,08 tỷ.
Trên sổ sách của B, thì B sở hữu 70% cổ phần của X (có giá trị 1,68tỷ); đang bảo lãnh cho khoản vay của X là 2,52 tỷ.
Trên sổ sách của Z, thì Z đang cho A vay 480tr, và đang cho vay tiếp X là 3,6 tỷ.
Trường hợp X có lãi, thì X trả nợ cho Z như bình thường, và trả cổ tức cho A và B bình thường.
Trường hợp X thua lỗ (mà là thua lỗ nặng), mất khả năng thanh toán thì A với B phải trả thay, khoản nợ của X trở thành nợ của A và B. Hay nói cách khác:
Trên sổ sách của A, thì A sở hữu 30% cổ phần của X (có giá trị 720tr); đang nợ ngân hàng Z 480tr; có thêm khoản nợ kế thừa từ X là là 1,08 tỷ. Tổng nợ là 1,56tỷ.
Trên sổ sách của B, thì B sở hữu 70% cổ phần của X (có giá trị 1,68tỷ); có thêm khoản nợ kế thừa từ X là là 2,52 tỷ.
Như vậy là A và B đều mang nợ. Điều kỳ diệu nhất, là B và ngân hàng Z thực ra là anh em. Anh em trả tiền cho nhau, cũng chỉ là tiền từ túi phải qua túi trái thôi, không có gì đáng sợ, bố mẹ vẫn dàn xếp cho 2 anh em được.
Nhưng A là người ngoài, A phải trả cho đủ, nếu không ngân hàng Z sẽ siết nợ. Do vậy A quyết định bán cổ phần của mình tại X cho B. A sở hữu 720tr cổ phần tại X, nếu như giá cổ phần vẫn giữ nguyên là 1USD, thì B sẽ mua lại với số tiền là 720tr * 1USD=720tr USD.
Vậy là A có 720tr USD để trả nợ. Sau khi trả nợ, A vẫn còn nợ Z 480tr+1,08tỷ-720tr=840tr USD.
B vẫn nợ Z 2,52 tỷ, nhưng như đã nói ở trên, bố mẹ của B và Z quyết định cho B trả Z bao lâu cũng được, thậm chí xoá nợ.
Còn công ty X lúc này đã lâm vào cảnh khủng hoảng rồi, tài sản chủ yếu là tài sản cố định (đường sắt, nhà ga, toa tàu...); tiền mặt cạn. Về nguồn vốn, vốn CSH bị giảm, thậm chí âm (do thua lỗ kéo dài), còn khoản nợ 3,6 tỷ là nợ xấu không trả được.
Trong trường hợp của Lào, cụ thay thế:
Z - Export-Import Bank of China
X- Laos-China Railroad Co. Ltd
A- Chính phủ Lào
B- Không rõ tên, nhưng thường là một công ty đường sắt của TQ.