[Funland] Trung học : đã đến lúc bỏ các loại toán đạo hàm, tích phân, vi phân ... được chưa ?

nguyenmanhtuan3

Xe tăng
Biển số
OF-314542
Ngày cấp bằng
4/4/14
Số km
1,808
Động cơ
306,470 Mã lực
công nhận là có mấy môn này vừa rẻ lại vừa khó. học mãi ko hết.
chứ đầu tư mấy môn khác học dễ, ít đã tốn cả đống tiền :D

Còn để thực tiễn đc môn Toán thì tốn kém lắm chứ ko đơn giản như mình đi học đâu cụ ạ. mình học lý thuyết thôi mà :D
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,227 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Báo động nhiều trường đại học cắt bỏ môn Toán, sinh viên giỏi ngày càng ít

Đối với vấn đề phát triển đất nước, nhất là khi muốn nắm bắt những vận hội của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, thì xu hướng cắt giảm bớt hàm lượng toán này là một thực trạng đáng báo động

Mặc dù trong 9 năm chính thức đi vào hoạt động, Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học giai đoạn 2010 - 2020 đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ và đã hoàn thành được phần lớn những mục tiêu ban đầu đã đề ra, nhưng trước những thay đổi nhanh chóng của xã hội và khoa học và công nghệ trên thế giới và ở Việt Nam, vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại.

Nhiều đại học cắt giảm môn Toán

Trong kỉ nguyên của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, vai trò của Toán học được nâng cao hơn bao giờ hết, nhưng trên thực tế thì rất nhiều môn Toán trong các chương trình đào tạo của các ngành khác bị giản lược hoặc cắt bỏ tại rất nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

Chỉ có một số rất ít trường đại học lớn yêu cầu tăng thời lượng các môn toán ở tất cả các chuyên ngành, còn nói chung thì tình trạng cắt giảm các môn toán vẫn tiếp diễn, thậm chí có chiều hướng xấu đi trong một vài năm gần đây ở đa số các trường đại học.

Có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng này, những người chủ trương cắt giảm cho rằng toán học không có tác dụng gì trong lĩnh vực của họ, hoặc nếu có thì chỉ cần sử dụng những phần mềm tính toán có sẵn, không cần mất thời gian giảng dạy những kiến thức phức tạp, hình thức.

Mặt khác, cũng cần phải thừa nhận rằng lâu nay, giảng viên Toán thường giảng dạy các môn toán cho chuyên ngành khác như là cho sinh viên chuyên ngành toán mà không làm rõ cho người học hiểu được công cụ toán học được sử dụng như thế nào trong lĩnh vực chuyên ngành của họ.

Trong bối cảnh tự chủ ngày càng cao của các cơ sở đào tạo, không thể khắc phục được tình trạng này bằng các biện pháp hành chính, mà cần phải điều chỉnh thông qua kiểm định, đối sánh với các chương trình đào tạo của các trường đại học lớn, các khung chương trình chuẩn được các tổ chức quốc tế uy tín khuyến nghị sử dụng và quan trọng nhất là cần đổi mới cả về nội dung và phương pháp giảng dạy các môn Toán cho các chuyên ngành khác.

Báo động ngày càng ít sinh viên giỏi vào ngành Toán

Với những lý do đã nêu ở trên và nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác, ngày càng có ít sinh viên giỏi muốn học các ngành khoa học cơ bản nói chung và Toán học nói riêng. Số liệu về tình hình tuyển sinh các ngành khoa học cơ bản, đặc biệt là ngành Toán ở các trường đại học trong 10 năm vừa qua phản ánh rất rõ hiện tượng này.

Một số khoa đào tạo cử nhân về Toán đã không tuyển được sinh viên, dẫn đến khả năng phải giải thể. Đa số các chương trình đào tạo bậc đại học trong lĩnh vực Toán học là các chương trình Sư phạm Toán - nhằm đào tạo giáo viên Toán ở bậc phổ thông, còn quá ít chương trình đào tạo Toán học, hoặc Toán ứng dụng, Toán tin, Thống kê, Khoa học dữ liệu… so với nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Đối với vấn đề phát triển đất nước - kể cả lâu dài hay trước mắt - nhất là khi muốn nắm bắt những vận hội của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, thì xu hướng cắt giảm bớt hàm lượng toán này là một thực trạng đáng báo động.

Trong 5 năm 2014-2019, tổng số nghiên cứu sinh trong nước ngành Toán thuộc 10 trường đại học lớn nhất của Việt Nam là 220. Con số này còn ít hơn số lượng các trường Đại học, Học viện đang hoạt động.

Đáng chú ý là trong 2 năm gần đây sau khi Bộ GD-ĐT ban hành quy chế tuyển sinh và trình độ đào tạo Tiến sĩ thì số NCS sụt giảm chỉ còn khoảng 50% so với trước đây.

Đối với bậc Thạc sĩ, tổng số học viên cao học tuyển sinh được của 16 đơn vị đào tạo toán học lớn trong 5 năm 2014-2019 là khoảng 3.820 học viên với số lượng tương đối ổn định, nhưng nhìn chung vẫn là những chương trình đào tạo truyền thống, định hướng lý thuyết.

Đội ngũ giảng viên ở các trường đại học trong 10 năm qua đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng, nhưng số lượng các trường đại học, học viện cũng tăng lên rất nhiều. Trong một số lĩnh vực ứng dụng có nhu cầu lớn như thống kê, khoa học dữ liệu, cơ học chất lỏng… vẫn còn rất thiếu các chuyên gia giỏi.

Mặc dù đã đạt được phần lớn các mục tiêu cụ thể và tạo được một số cơ sở để đưa nước ta thành một nước có nền Toán học mạnh trong giai đoạn phát triển tiếp theo, nhưng chúng ta vẫn chưa đạt được một mục tiêu chung của Chương trình là "đảm bảo cho Toán học Việt Nam đi vào xu thế phát triển bền vững".

Cải tiến dạy và học Toán ở các cấp, từ phổ thông đến đại học

Giáo dục toán học ở Việt Nam luôn được thế giới coi là một điểm sáng trong bức tranh chung về giáo dục toán học ở các nước đang phát triển. Một ví dụ nổi bật là kết quả của học sinh Việt Nam tại đợt khảo sát đánh giá học sinh PISA các năm 2012 và 2018 luôn nằm trong top 10.

Trong những năm gần đây, thành tích của đoàn học sinh Việt Nam tại kỳ thi toán quốc tế IMO luôn giữ ở vị trí top 10, mặc dù có sự vươn lên rất mạnh mẽ của nhiều nước trong khu vực như Iran, Thái Lan, CHDCND Triều Tiên… Đã có nhiều nghiên cứu, khảo sát về kết quả đáng khích lệ này của Việt Nam để tìm ra những bài học thành công cho các nước khác.

Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng kết quả này không phản ánh hết tình hình thực tế. Học sinh Việt Nam có thể có kết quả tốt trong các kỳ thi sát hạch, nhưng những kết quả đó không hẳn là thước đo tốt để đánh giá được các năng lực chung liên quan đến Toán học của con người thế kỷ XXI như năng lực tư duy logic, năng lực phân tích và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,... và do đó chưa hẳn đã chứng tỏ được rằng giáo dục toán học nói riêng, giáo dục ở Việt Nam nói chung, đã góp phần chuẩn bị một cách đầy đủ cho người lao động tương lai trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Những điểm yếu cơ bản của giáo dục toán học Việt Nam là: Chương trình học chưa được cập nhật, nặng tính hàn lâm, nặng tính mẹo mực, chưa có sự gắn kết giữa Toán học và các khoa học khác.

Giáo dục toán học chịu ảnh hưởng nặng nề và được định hướng bởi các kỳ thi, đặc biệt là ở các lớp cuối cấp. Càng lên các bậc học cao thì những điểm yếu này trong mục tiêu cũng như động lực học tập môn Toán càng lộ rõ, dẫn đến sự tụt hậu khá nhiều về đào tạo Toán học ở nước ta so với các nước tiên tiến.

Năm 2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó chương trình giáo dục phổ thông môn Toán đã được điều chỉnh rất căn bản, theo phương châm "tinh giản, thiết thực, và khơi nguồn sáng tạo". Việc triển khai thực hiện tốt chương trình mới sẽ góp phần thay đổi căn bản việc dạy và học Toán ở bậc phổ thông.

Đây là một công việc lâu dài, có ảnh hưởng sâu rộng không chỉ đến toàn bộ nền toán học Việt Nam mà còn đến cả hệ thống đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Vì vậy, sự tham gia, đóng góp của cộng đồng các nhà toán học Việt Nam đối với giáo dục toán học phổ thông là hết sức cần thiết và cần phải được tiến hành ngay.

Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học đề ra phương hướng, hỗ trợ phát triển một số cơ sở giáo dục đại học trở thành trung tâm toán học mạnh ở miền Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam, làm đầu tàu phát triển Toán học và hỗ trợ cho việc triển khai thực hiện Chương trình.
Hỗ trợ phát triển ba khoa Toán của các cơ sở giáo dục đại học: Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-Đại học Quốc gia Hà Nội; Khoa Toán và Thống kê, Trường Đại học Quy Nhơn và Khoa Toán - Tin, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh.

Các hình thức hỗ trợ bao gồm: Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và giảng dạy của giảng viên/nghiên cứu viên, đặc biệt là giảng viên/nghiên cứu viên trẻ; Củng cố và xây dựng mới các chương trình đào tạo tài năng, chương trình định hướng ứng dụng; Cấp học bổng cho sinh viên, học viên sau đại học để nâng cao chất lượng đào tạo; Hỗ trợ triển khai các hoạt động quảng bá, phổ biến tri thức Toán học tại địa phương.

Toán ứng dụng ở Việt Nam chưa phát triển

Công nghiệp của Việt Nam cho đến nay chủ yếu là lắp ráp, gia công, hoặc làm các công đoạn có giá trị kinh tế gia tăng không cao nên chưa có đầu tư thích đáng về công nghệ, hàm lượng tri thức. Nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực có khả năng dùng công cụ toán học mạnh không cao.

Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng là một số doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam đã bắt đầu đầu tư mạnh cho R&D để tạo ra các sản phẩm công nghệ "Make in Vietnam", và đã tuyển dụng với số lượng lớn nhân lực ngành Toán như tập đoàn Viettel, Vingroup, FPT, MISA…. Mặc dù vậy, số các doanh nghiệp lớn nói trên vẫn còn khá ít so với nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Về ứng dụng Toán học, nhiều kết quả về Toán ứng dụng được đăng tải trên các tạp chí có tiếng. Mặc dù không có sự phân chia rạch ròi giữa Toán lý thuyết và Toán ứng dụng, song một cách sơ bộ có thể nhận thấy trong các thành tựu Toán học tại Việt Nam, Toán học lý thuyết chiếm tỷ lệ cao hơn.
Mảng Toán ứng dụng ở Việt Nam hiện tại chưa phát triển nên khả năng ứng dụng của Toán học còn rất hạn chế, chất lượng ứng dụng Toán học còn tương đối thấp và công tác phát triển ứng dụng Toán còn thiếu quy hoạch tổng thể, thiếu sự gắn kết hợp tác giữa các đơn vị ứng dụng toán học khác nhau và giữa cộng đồng toán học và khoa học cơ bản nói chung với các công ty, doanh nghiệp trong khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/bao-dong-nhieu-truong-dai-hoc-cat-bo-mon-toan-sinh-vien-gioi-ngay-cang-it-20201229075451126.htm
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,372
Động cơ
659,639 Mã lực
Chuẩn. Em mà là bộ trưởng giáo dục em phân loại lại hết. Kể cả vi phân tích phân ở bậc Đh em cũng loại luôn ở đa số trường chứ đừng nói trung học. Chỉ ngành nào cần mới phải học. Và kể cả ở những ngành cần, chỉ 5, 10% trường top là phải học sâu về bản chất, còn lại là học ứng dụng hết, tức là dạy chúng nó dùng phần mềm nào đấy để tính được cái nó cần tính, vậy là đủ. Ai muốn học thêm để biết tại sao thì cứ thoải mái, còn ko, vậy cũng là đủ dùng. Thời gian là vàng bạc, là tài nguyên quý giá nhất cuộc đời con người mà mình lãng phí quá. Mục tiêu giáo dục thế quái nào mà lại là cả xã hội giỏi toàn diện, cái gì cũng giỏi, cũng biết, ai cũng khỏe mạnh v.v... rất là chủ quan và duy ý chí, cần phải xóa bỏ điểm này đầu tiên. Phải xác định xã hội là phải có giỏi có dốt, có khéo có vụng, có khỏe có yếu, làm thế nào để nhanh nhất tận dụng được nguồn tài nguyên con người ấy.
Đã có thời loại bỏ rồi (học theo phân ban ở THPT) nhưng thất bại. Như vậy vấn đề nằm ở cách làm. Chỉ sợ nếu tổ chức học phân loại như vậy thì cha mẹ học sinh vẫn cố cho con theo học chương trình đầy đủ chứ không theo học chương trình rút gọn. Chả ai muốn chạy xe bản thiếu cả.
 

khiem_nguyen.80

Đi bộ
Biển số
OF-752174
Ngày cấp bằng
6/12/20
Số km
4
Động cơ
51,640 Mã lực
kính thưa các cụ mợ mấy cái đạo hàm, tích phân em học từ hồi phổ thông dến giờ ra trường đi làm mười năm có dư rồi mà vẫn chưa bao giờ áp dụng không hiểu trường phổ thông học chúng để làm gì. những kiến thức đó em nghĩ chỉ nên học khi vào đại học và còn nữa con em giờ học lớp 8 khi học hướng nghiệp mà có cả môn vẽ kỹ thuật em xem mà sợ mất vía
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Ứng dụng trong các ngành kỹ thuật là không hiệu quả, quá lạc hậu rồi:

IMG_5715.JPG
 

canavaro88

Xe tải
Biển số
OF-753101
Ngày cấp bằng
15/12/20
Số km
278
Động cơ
53,549 Mã lực
Tuổi
36
Em đã từng đọc 1 thớt trên này, có Cụ chia sẻ bài toán lớp 8 của con Cụ ấy bên Úc. Đại khái là kiểu: ..... x 4 + 12 = 24. Kiểu kiểu vậy,
Rất nhiều Cụ có nói con, em mình lớp 3 chắc đã làm ngon lành rồi.
Và lúc đó thì em cũng đọc, cảm thấy Việc học bên đó hình như nó không áp dụng cái kiểu phổ cập toàn bộ cả nước dùng chung 1 giáo trình, 1 kiểu dạy, 1 kiểu học như mình thì phải. Tức là:

- Cấp 1 thì học đọc, viết, cộng trừ nhân chia, thể chất, kỹ năng mềm, học làm "Người"
- Đến cấp 2:
+ Cháu nào có năng khiếu Nhạc thì lựa khối học, đăng ký môn học phù hợp với mình hơn.
+ Cháu nào thích vẽ vời, kiến trúc sư, tự khắc các cháu phải học thêm hình học không gian, pha màu, kết cấu, tính chất lý hóa của bê tông, cốt thép...
+ Thích học bác sỹ thì tự học nặng hơn Sinh học, giải phẫu, hóa học...
Túm lại là cho tụi trẻ lựa chọn lên rừng hay xuống biển và lựa chọn những gì mang theo phù hợp với hành trình của nó... Nó muốn leo núi bắt vác cái bình ô xy với cái xuồng cao su là hết hơi. Tốn công sức mà thực sự chắc cũng chẳng bao giờ cần dùng.

Và 1 điều hơi khó hiểu của mình nữa là: Còn người có 7 kiểu thông minh; Người thông minh số học thường (em nói thường nhé) kém ngôn ngữ, người thông minh thể chất (kiểu cầu thủ) lại yếu về học tập hơn 1 chút... Nhưng khổ nỗi, ông thích toán học thì giáo trình có khi chưa đủ độ phê, nhưng văn thì lại phải học quá nặng; Tất cả chung nhau giáo trình- các môn đều nhẹ với người thích môn đó và quá nặng với người ngoại đạo. Không có sự khác biệt cho các nhóm trẻ, định hướng nghề nghiệp, việc làm. Thực sự rất khó cho người học, người dạy, người viết sách phải chiều nhiều nhóm như vậy.
Nếu được lấy phiếu- Em mạnh dạn Bỏ giảng dạy phổ thông (Ai thích đi sâu, nghiên cứu vẫn có tài liệu và chỗ dạy học riêng cho mà học)
 
Chỉnh sửa cuối:

clicklacp

Xe buýt
Biển số
OF-482855
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
976
Động cơ
200,803 Mã lực
Thực ra, những chuyện như thế này không có hồi kết thật, em đang hình dung thế này: xây dựng ma trận kiến thức để thi, và cứ làm càng khó điểm càng cao, không có điểm liệt hay dưới trung bình nữa, hệt thi IELTS, tổng điểm có thể lên đến 1000 hay 5000 thì tùy, và cứ trên cơ sở đó mà các trường cao đẳng, trung học dạy nghề hoặc đại học... lấy. Co trường cần IELTS toán 500, văn 1000, hay ngược lại....
Nhưng bỗng nghĩ ra ở Việt Nam không thoát được việc học mẹo, từ thi B2 cho đến học tú tài, Ths, thậm chí IELTS tiếng Anh. Bằng chứng là các trung tâm luyện tiếng Anh dạy các kiểu đề, các dạng bài luận để hs "cầy" và có điểm. Có vị phụ huynh còn bắt con thi đi thi lại (không hề rẻ nhé) đến khi được 8.0 thì thôi. Em tin chắc trình độ 8.0 không khác gì các cụ đi thi B2 được 100 nhưng lái xe lóng ngóng như em khi mới cầm volant.
Nên kết lại vẫn là ở cái văn hóa chung của việc học, chứ còn cứ hỏi như thế này thì thực sự không bao giờ có câu trả lời!
 

TrungUce

Xe tải
Biển số
OF-414665
Ngày cấp bằng
5/4/16
Số km
466
Động cơ
732,801 Mã lực
Cụ học Bách Khoa hay trường nào cụ? Trong khối kỹ thuật, phần toán cao cấp của Bách Khoa là kinh dị nhất!
Nhầm cụ ạ, toán cao cấp của Đại học QGHN mới là kinh dị nhất.
 

xebetong

Xe lăn
Biển số
OF-159622
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,631
Động cơ
426,066 Mã lực
Bỏ toán phức tạp đi
Lập trình mà khó thì chuyển sang oánh game
 

ngocvt

Xe buýt
Biển số
OF-734745
Ngày cấp bằng
2/7/20
Số km
661
Động cơ
73,739 Mã lực
Đấy là cụ gặp toàn CN giả danh KS thôi, chứ KS thật thì trên bản vẽ thiết kế nó tính cả hết rồi, ko sai 1 phân
=)) thiết kế tính toán j cái thể tích đống cát, công thức cả chứ có j đâu mà cao siêu.
 

teamee

Xe tăng
Biển số
OF-321084
Ngày cấp bằng
26/5/14
Số km
1,848
Động cơ
304,642 Mã lực
Lớp 7 giờ đã thấy học đồ thị, hàm số rồi các cụ ạ. Học gì mà nặng thế không biết.
 

ngocvt

Xe buýt
Biển số
OF-734745
Ngày cấp bằng
2/7/20
Số km
661
Động cơ
73,739 Mã lực
Mấy ITer như đồng chí ví dụ thì chỉ lên google search code hoặc vào stackoverflow, codepen để copy mấy đoạn code về chạy chứ có hiểu đếch gì vì sao nó chạy được hay cần mở rộng thì làm như thế nào đâu.
Mình không dùng không biết thì tốt nhất không tranh luận. Chứ đừng nói mình không cần thì cả nước không cần.

Còn mấy ông IT hay tinh vi theo kiểu nhờ google tao làm được mọi thứ. Quên đi nhé.
Lấy 1 bài toán nhỏ là checkin siêu thị bằng camera nhận diện hình ảnh. Các ông dev có thể lên google search ngay ra lib cho mọi ngôn ngữ, driver tương tác camera, vài đoạn code mẫu chạy vù vù với tập ảnh 30-50 người.
Rồi hí hửng nghĩ là mình làm quá đơn giản, chả cần hiểu bản chất hệ thống là gì. Nhưng khi tích hợp vào hệ thống thực với tần suất 200 khách/phút trên tập khách 100.000 người thì chạy nổi không.
Lúc ấy lại hì hụi quay sang học đại số tuyến tính, nhân ma trận, đạo hàm âm, đạo hàm dương, linear regression ... rồi thầm kêu sao ngày xưa không học toán mà chỉ học lập trình :))
chỉ cần biết debug là đc mà =))). Cái mở rộng thì có task nhỏ, từ task nhỏ -> task lớn. Chứ như bác nói thì phải hiểu hết toàn bộ thư viện mới là biết code. ? và hiện tại có khi bác cũng chả hiểu bản chất lập trình nó là gì cũng nên
 

TrungUce

Xe tải
Biển số
OF-414665
Ngày cấp bằng
5/4/16
Số km
466
Động cơ
732,801 Mã lực
Khối kỹ thuật cụ ơi! So thế nào được với team Toán chuyên nghiệp!
Đại học Công Nghệ, ĐH QGHN cụ nhé (ĐH Khoa học tự nhiên chắc tương đương). Các ngành CNTT, điện tử viễn thông, cơ học kỹ thuật, vật lý kỹ thuật, em không so sánh với dân chuyên Toán. Nói chung bên đó thiên về nghiên cứu và giảng dạy, nên toán cao cấp cũng hàn lâm :-ss
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,038
Động cơ
323,388 Mã lực
Có mỗi câu "Thực học, thực nghiệp" mà loay hoay mấy chục năm vẫn rối như gà mắc tóc.
Đúng là "làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền".
 

Quy Lão

Xe tăng
Biển số
OF-715848
Ngày cấp bằng
12/2/20
Số km
1,981
Động cơ
103,063 Mã lực
Tuổi
41
Đại học Công Nghệ, ĐH QGHN cụ nhé (ĐH Khoa học tự nhiên chắc tương đương). Các ngành CNTT, điện tử viễn thông, cơ học kỹ thuật, vật lý kỹ thuật, em không so sánh với dân chuyên Toán. Nói chung bên đó thiên về nghiên cứu và giảng dạy, nên toán cao cấp cũng hàn lâm :-ss
Em cũng học từ đh Công nghệ ra cụ ạ, nhưng lúc đó còn là khoa Công nghệ của đh tổng hợp.
Em học bên IT nhưng cũng thích và khá Toán cao cấp, lên đh thì học toán cùng giáo trình và giảng viên với bên trường tự nhiên. Nhưng em thấy học chưa là gì so với bên Bách khoa, 8-9 điểm bên em chỉ so được với 5-6 điểm bên BK thôi.
Không rõ sau này chương trình trường công nghệ có thay đổi nặng hơn không. Chứ hồi đấy mà cho em học BK là em đuối hẳn.
 

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
8,418
Động cơ
426,815 Mã lực
Chuẩn. Em mà là bộ trưởng giáo dục em phân loại lại hết. Kể cả vi phân tích phân ở bậc Đh em cũng loại luôn ở đa số trường chứ đừng nói trung học. Chỉ ngành nào cần mới phải học. Và kể cả ở những ngành cần, chỉ 5, 10% trường top là phải học sâu về bản chất, còn lại là học ứng dụng hết, tức là dạy chúng nó dùng phần mềm nào đấy để tính được cái nó cần tính, vậy là đủ. Ai muốn học thêm để biết tại sao thì cứ thoải mái, còn ko, vậy cũng là đủ dùng. Thời gian là vàng bạc, là tài nguyên quý giá nhất cuộc đời con người mà mình lãng phí quá. Mục tiêu giáo dục thế quái nào mà lại là cả xã hội giỏi toàn diện, cái gì cũng giỏi, cũng biết, ai cũng khỏe mạnh v.v... rất là chủ quan và duy ý chí, cần phải xóa bỏ điểm này đầu tiên. Phải xác định xã hội là phải có giỏi có dốt, có khéo có vụng, có khỏe có yếu, làm thế nào để nhanh nhất tận dụng được nguồn tài nguyên con người ấy.
Các lđ nhà mình mà nghĩ đc như này thì đn hóa rồng rồi.
 

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
8,418
Động cơ
426,815 Mã lực
Mấy OFUN bàn cho vui, chứ cải tổ 1 hệ thống GD cần vài cái chục năm, thử cho các bác làm lãnh đạo ngành GD xem, cứ cải tổ này nọ lại lung tung như thủy điện, trên 1 dòng sông có gần chục cái đê chặn nước. Riêng cấp 1, từ GS Hồ Ngọc Đại đến bộ sách lớp 1 hiện nay đã bao năm, mà còn cãi nhau chí chóe.
Thực ra là do toàn bọn dốt lên lđ, người thực tài chỉ lên đến một vị trí nhất định làm đầu sai cho bọn CCCC và đội chạy chức.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top