[Funland] Trung học : đã đến lúc bỏ các loại toán đạo hàm, tích phân, vi phân ... được chưa ?

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,147
Động cơ
224,404 Mã lực
Hồi xây dựng chương trình mới cho Toán, cũng định chia ra Toán A, Toán B đó cụ. Toán A cho những người học kỹ thuật, còn B thì cho những người chỉ cần Toán cơ bản. Tất nhiên, để hoàn thành THPT thì học Toán B sẽ phải học nặng phần khác. Đưa ra là thế nhưng thấy tổ chức phức tạp quá nên các cụ ấy không dám làm, lại gom chung 1 chương trình và như thế sẽ nặng với người này, dễ với người kia. Cả mấy triệu học sinh học chung 1 chương trình thì rõ ko hiệu quả bằng cách chia ra. Em nhớ bên Thụy Điển có Toán A, B...cho đến Toán E, tha hồ chọn theo thiên hướng.


Nó nằm ở Toán 11, trước phần Đạo hàm cụ ạ.
Ko phải ko hiệu quả bằng mà phải dùng từ kém hiệu quả cụ ạ. Em nhớ ngày xưa có môn thể dục, bảo mục tiêu là để các cháu rèn luyện thân thể khỏe mạnh. Nhưng lại áp chung 1 chỉ tiêu cho tất cả. Thế là có những đứa khỏe sẵn nó chả tập gì cũng ung dung qua và bọn đấy nó chẳng bao giờ thèm tập. Ngược lại đứa yếu có khi choáng, nôn mật xanh mật vàng thậm chí xỉu mà vẫn ko qua. Rất là vô lý và rõ ràng nếu cào bằng thì dù đặt chỉ số ở mức nào cũng được cái nọ thì mất cái kia. Nếu vậy để đảm bảo được tất cả đều luyện tập thì chỉ có để chỉ số cao mà thôi. Lẽ ra phải phân loại bọn nó ra, tùy nhóm mà thiết lập khối lượng vận động tương ứng. Vì thể trạng mỗi người mỗi khác.

Học tập cũng thế, thay chương trình thì cũng giống như thay chỉ số thể dục em nói ở trên, ko bao giờ có thể giải quyết được vấn đề, vì cái sai nó ở 2 chữ "cào bằng". Còn như đã cào bằng, thì phải thiết lập tiêu chuẩn cao bởi vì có như thế mới đảm bảo được việc tất cả đều phải học.
 

polizia

Xe container
Biển số
OF-13671
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
7,797
Động cơ
634,920 Mã lực
Nơi ở
3801
Cần phân hoá chương trình học và có phân ban, định hướng từ lớp 10.
Còn áp cào bằng là rất vô lý.
Em là đứa đã học sang năm thứ 4 đại học Thuỷ Lợi ngành cơ sở hạ tầng rồi bỏ đi ra nc ngoài học đầu bếp.
Nếu như ngay từ lớp 10 ở mình đc phân ban, phân loại thì những đứa thích học nghề bếp như em sẽ ko cần học toán nhiều, chỉ học đến hàm bậc 2 và xác suất thống kê để ứng dụng cho nghề sau này.
Như thế sẽ ko bị áp lực khi đi học cấp 3, đó là cái mà bọn Tây làm đc.
Vì thế quan điểm của em là toán cần thiết cho tư duy nhưng ở mức toán cơ bản. Còn toán cao cấp thì nên để ai cần thì học theo định hướng nghề.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,402
Động cơ
255,630 Mã lực
Ko phải ko hiệu quả bằng mà phải dùng từ kém hiệu quả cụ ạ. Em nhớ ngày xưa có môn thể dục, bảo mục tiêu là để các cháu rèn luyện thân thể khỏe mạnh. Nhưng lại áp chung 1 chỉ tiêu cho tất cả. Thế là có những đứa khỏe sẵn nó chả tập gì cũng ung dung qua và bọn đấy nó chẳng bao giờ thèm tập. Ngược lại đứa yếu có khi choáng, nôn mật xanh mật vàng thậm chí xỉu mà vẫn ko qua. Rất là vô lý và rõ ràng nếu cào bằng thì dù đặt chỉ số ở mức nào cũng được cái nọ thì mất cái kia. Nếu vậy để đảm bảo được tất cả đều luyện tập thì chỉ có để chỉ số cao mà thôi. Lẽ ra phải phân loại bọn nó ra, tùy nhóm mà thiết lập khối lượng vận động tương ứng. Vì thể trạng mỗi người mỗi khác.

Học tập cũng thế, thay chương trình thì cũng giống như thay chỉ số thể dục em nói ở trên, ko bao giờ có thể giải quyết được vấn đề, vì cái sai nó ở 2 chữ "cào bằng". Còn như đã cào bằng, thì phải thiết lập tiêu chuẩn cao bởi vì có như thế mới đảm bảo được việc tất cả đều phải học.
Tóm tắt ý cụ là thế này:
- Thượng sách: phân loại từ sớm, càng sớm càng tốt, phát huy ưu điểm năng khiếu mỗi cháu.
- Trung sách: cào bằng ở mức cao, khiến nhóm học dốt (môn toán) vất vả nhưng nhóm có năng khiếu được nâng cao trình độ
- Hạ sách: cào bằng ở mức thấp, nhóm ghét toán thấy vui vì đỡ vất, nhóm năng khiếu toán thì thu chột vì học dễ.
 

vietpq75hanes

Xe container
Biển số
OF-25818
Ngày cấp bằng
15/12/08
Số km
7,220
Động cơ
552,355 Mã lực
Cụ học Bách Khoa hay trường nào cụ? Trong khối kỹ thuật, phần toán cao cấp của Bách Khoa là kinh dị nhất!
Nó là nỗi kinh hoàng của dân BK luôn ah.
 

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
8,411
Động cơ
426,953 Mã lực
Một bài viết trên mục Góc Nhìn của Tàu Nhanh
ĐIỀU HỌC SINH CẦN

Hôm trước, khi giảng đến bài về số phức, một cậu học sinh khá thông minh bỗng hỏi: “Thầy ơi, số phức học để làm gì, có ứng dụng gì trong cuộc sống?”. Tôi đứng hình mất vài giây.

Bình thường trong các bài giảng, tôi luôn chỉ ra cho các em vẻ đẹp của môn Toán. Không hề khô khan mà trái lại, nó có tính ứng dụng rất cao, là công cụ cho các môn học khác như Lý, Hóa, Tin... Ngoài ra, giỏi Toán làm cho con người có tư duy logic, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống gọn gàng và khoa học. Học đạo hàm ở phổ thông giúp áp dụng tìm cực trị, min, max trong các bài toán kinh tế. Lượng giác giúp chúng ta tính độ cao của ngọn cây hay cột điện mà không phải trèo lên đỉnh dòng dây xuống. Hình học không gian sẽ là nền tảng cho các kĩ sư kiến trúc, xây dựng thiết kế những công trình đẹp đẽ. Dùng tích phân để tính được những diện tích hay thể tích có hình dạng méo mó không xác định.

Nhưng trở lại với câu hỏi của học sinh, thực sự tôi không có câu trả lời thỏa đáng cho em. Số phức chỉ có ứng dụng siêu cao cho Khoa học máy tính và Vật lý, rất quan trọng với những nhà Toán học hay Lý học. Còn trong thực tế cuộc sống, nó không hề có tính ứng dụng. Như vậy, số phức chỉ nên dạy ở bậc đại học như ngày xưa và chỉ dành cho những người cần đến nó. Phải nói thêm là trong sách giáo khoa trước năm 2009 không hề có phần số phức. Và thực sự, tôi chưa hiểu ý đồ của những người làm giáo dục khi đưa phần này xuống bậc phổ thông trong khi họ luôn nói chương trình học cần phải giảm tải và đang giảm tải.

Học để làm gì? Câu trả lời đã được UNESCO đề xuất và được công nhận rộng rãi: "Học để biết - học để làm - học để chung sống - học để khẳng định mình". Như vậy, có rất nhiều thứ hay ho trên đời mà học sinh cần phải học chứ đâu chỉ những kiến thức hàn lâm xa rời thực tế. Theo quan điểm của tôi, một người thầy, người cha, thì học sinh vẫn phải ưu tiên "học để phát triển thể chất, học để làm người". Điều nguy hiểm của việc chương trình đang tràn lan theo bề rộng, học sinh sẽ không còn quỹ thời gian để học những thứ khác.

Tại sao ở các nước phát triển, học sinh vẫn học từ sách vở, song vẫn có nhiều thời gian cho những hoạt động thể thao, ngoại khóa, tìm hiểu tự nhiên và vẫn trở thành con người hoàn thiện?

Tôi thấy có một điều vô lý khi ở Việt Nam, Toán, Lý, Hóa, Văn, Ngoại ngữ được coi là "môn chính". Thật là sai lầm khi ta vẫn chỉ coi môn Thể chất, Lịch sử, Giáo dục công dân là môn phụ, gần như bị quên lãng.
Hãy nhìn lại con số thống kê đáng giật mình: thể chất của người Việt ở đáy của Đông Nam Á, trong khi Đông Nam Á lại là vùng trũng về chỉ số thể chất của thế giới. Môn Lịch sử nếu biết cách dạy sẽ rất hay ho và thu hút học sinh. Môn Giáo dục công dân sẽ rất hấp dẫn nếu thay thế những khái niệm cao siêu như "thế giới quan", "phương pháp luận" bằng các cuộc trò chuyện với những nhà tâm lý học về những giá trị cơ bản ngay tại cuộc sống các em ở đây.

Bên cạnh đó, xã hội chúng ta hiện nay rất phức tạp, nhiều hiểm nguy rình rập con người từ bệnh tật, tai nạn giao thông, trộm cướp mà học sinh là đối tượng dễ bị tổn thương nhất vì thiếu các kỹ năng phòng tránh. Đáng lẽ ra, khi dạy cho học sinh những môn học có tính lý thuyết hướng đến sự nghiệp của các em sau này, ta đồng thời phải dạy những môn kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm, tâm lý lứa tuổi, nhất là khi các em ở trong giai đoạn dậy thì và hình thành nhân cách.

Chương trình học hiện tại quá nặng và dàn trải ở tất cả các bậc học phổ thông. Con gái tôi đang học cấp một, dù đã bán trú cả ngày ở trường mà tối về vẫn có thêm rất nhiều bài tập. Khi chúng tôi thắc mắc, cô giáo trả lời đó là phần làm thêm "để các con có thành tích cao".
Là giáo viên dạy Toán, tôi biết cái gì cần thiết và không cần. Rất nhiều kiến thức hiện tại của cấp một khi lên cấp hai sẽ được dạy lại một cách chính thức. Cứ như vậy, càng ngày học sinh Việt Nam với chương trình học quá nặng sẽ dần bị cướp mất tuổi thơ của mình. Ở thế hệ tôi hơn 20 năm trước, chúng tôi đâu có phải học nhiều như vậy mà vẫn không hề bị thiếu kiến thức, vẫn phát triển đầy đủ nhân cách và vẫn trở thành "ông nọ, bà kia".

Tôi cũng có cảm giác học sinh ngày nay không ngoan, không lễ độ như học sinh ngày xưa. Có lẽ các em đã phải học quá nhiều kiến thức Toán, Lý, Hóa trong khi không còn quỹ thời gian để học cách sống, cách làm người.

Tiếp xúc trực tiếp với học sinh mỗi ngày, tôi thấy có một số hiện tượng không hay nhưng lại đang là "xu thế" của giới trẻ. Ví dụ, học sinh cố tình đưa những từ tục vào trong những câu thoại với nhau, càng tục thì càng hot, và nó được mã hóa bằng những từ viết tắt. Khi người lớn thắc mắc, các em sẽ dịch thành những từ khác hoàn toàn. Đi trên đường, ta không khó để bắt gặp những cô cậu học sinh đi xe máy, xe đạp điện, đầu trần và len lỏi vượt đèn đỏ. Những cái xấu được lặp đi lặp lại, không được cảnh báo, ngăn chặn sẽ trở thành phổ biến. Đáng lo ngại hơn, bởi học sinh bây giờ có rất nhiều cơ hội tiếp xúc với thông tin độc hại nhan nhản trên mạng hơn trước.

Vậy nên, tôi mong những nhà làm giáo dục, hãy can đảm bỏ qua "những mục đích khác" khi xây dựng các bộ sách giáo khoa mới, giảm tải hơn và có tính thực tiễn cao hơn. Là giáo viên, chúng tôi thực sự muốn dạy những thứ mà học sinh cần chứ không phải những gì chúng ta có.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,810
Động cơ
9,447 Mã lực
Một bài viết trên mục Góc Nhìn của Tàu Nhanh
ĐIỀU HỌC SINH CẦN

Hôm trước, khi giảng đến bài về số phức, một cậu học sinh khá thông minh bỗng hỏi: “Thầy ơi, số phức học để làm gì, có ứng dụng gì trong cuộc sống?”. Tôi đứng hình mất vài giây.

Bình thường trong các bài giảng, tôi luôn chỉ ra cho các em vẻ đẹp của môn Toán. Không hề khô khan mà trái lại, nó có tính ứng dụng rất cao, là công cụ cho các môn học khác như Lý, Hóa, Tin... Ngoài ra, giỏi Toán làm cho con người có tư duy logic, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống gọn gàng và khoa học. Học đạo hàm ở phổ thông giúp áp dụng tìm cực trị, min, max trong các bài toán kinh tế. Lượng giác giúp chúng ta tính độ cao của ngọn cây hay cột điện mà không phải trèo lên đỉnh dòng dây xuống. Hình học không gian sẽ là nền tảng cho các kĩ sư kiến trúc, xây dựng thiết kế những công trình đẹp đẽ. Dùng tích phân để tính được những diện tích hay thể tích có hình dạng méo mó không xác định.

Nhưng trở lại với câu hỏi của học sinh, thực sự tôi không có câu trả lời thỏa đáng cho em. Số phức chỉ có ứng dụng siêu cao cho Khoa học máy tính và Vật lý, rất quan trọng với những nhà Toán học hay Lý học. Còn trong thực tế cuộc sống, nó không hề có tính ứng dụng. Như vậy, số phức chỉ nên dạy ở bậc đại học như ngày xưa và chỉ dành cho những người cần đến nó. Phải nói thêm là trong sách giáo khoa trước năm 2009 không hề có phần số phức. Và thực sự, tôi chưa hiểu ý đồ của những người làm giáo dục khi đưa phần này xuống bậc phổ thông trong khi họ luôn nói chương trình học cần phải giảm tải và đang giảm tải.

Học để làm gì? Câu trả lời đã được UNESCO đề xuất và được công nhận rộng rãi: "Học để biết - học để làm - học để chung sống - học để khẳng định mình". Như vậy, có rất nhiều thứ hay ho trên đời mà học sinh cần phải học chứ đâu chỉ những kiến thức hàn lâm xa rời thực tế. Theo quan điểm của tôi, một người thầy, người cha, thì học sinh vẫn phải ưu tiên "học để phát triển thể chất, học để làm người". Điều nguy hiểm của việc chương trình đang tràn lan theo bề rộng, học sinh sẽ không còn quỹ thời gian để học những thứ khác.

Tại sao ở các nước phát triển, học sinh vẫn học từ sách vở, song vẫn có nhiều thời gian cho những hoạt động thể thao, ngoại khóa, tìm hiểu tự nhiên và vẫn trở thành con người hoàn thiện?

Tôi thấy có một điều vô lý khi ở Việt Nam, Toán, Lý, Hóa, Văn, Ngoại ngữ được coi là "môn chính". Thật là sai lầm khi ta vẫn chỉ coi môn Thể chất, Lịch sử, Giáo dục công dân là môn phụ, gần như bị quên lãng.
Hãy nhìn lại con số thống kê đáng giật mình: thể chất của người Việt ở đáy của Đông Nam Á, trong khi Đông Nam Á lại là vùng trũng về chỉ số thể chất của thế giới. Môn Lịch sử nếu biết cách dạy sẽ rất hay ho và thu hút học sinh. Môn Giáo dục công dân sẽ rất hấp dẫn nếu thay thế những khái niệm cao siêu như "thế giới quan", "phương pháp luận" bằng các cuộc trò chuyện với những nhà tâm lý học về những giá trị cơ bản ngay tại cuộc sống các em ở đây.

Bên cạnh đó, xã hội chúng ta hiện nay rất phức tạp, nhiều hiểm nguy rình rập con người từ bệnh tật, tai nạn giao thông, trộm cướp mà học sinh là đối tượng dễ bị tổn thương nhất vì thiếu các kỹ năng phòng tránh. Đáng lẽ ra, khi dạy cho học sinh những môn học có tính lý thuyết hướng đến sự nghiệp của các em sau này, ta đồng thời phải dạy những môn kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm, tâm lý lứa tuổi, nhất là khi các em ở trong giai đoạn dậy thì và hình thành nhân cách.

Chương trình học hiện tại quá nặng và dàn trải ở tất cả các bậc học phổ thông. Con gái tôi đang học cấp một, dù đã bán trú cả ngày ở trường mà tối về vẫn có thêm rất nhiều bài tập. Khi chúng tôi thắc mắc, cô giáo trả lời đó là phần làm thêm "để các con có thành tích cao".
Là giáo viên dạy Toán, tôi biết cái gì cần thiết và không cần. Rất nhiều kiến thức hiện tại của cấp một khi lên cấp hai sẽ được dạy lại một cách chính thức. Cứ như vậy, càng ngày học sinh Việt Nam với chương trình học quá nặng sẽ dần bị cướp mất tuổi thơ của mình. Ở thế hệ tôi hơn 20 năm trước, chúng tôi đâu có phải học nhiều như vậy mà vẫn không hề bị thiếu kiến thức, vẫn phát triển đầy đủ nhân cách và vẫn trở thành "ông nọ, bà kia".

Tôi cũng có cảm giác học sinh ngày nay không ngoan, không lễ độ như học sinh ngày xưa. Có lẽ các em đã phải học quá nhiều kiến thức Toán, Lý, Hóa trong khi không còn quỹ thời gian để học cách sống, cách làm người.

Tiếp xúc trực tiếp với học sinh mỗi ngày, tôi thấy có một số hiện tượng không hay nhưng lại đang là "xu thế" của giới trẻ. Ví dụ, học sinh cố tình đưa những từ tục vào trong những câu thoại với nhau, càng tục thì càng hot, và nó được mã hóa bằng những từ viết tắt. Khi người lớn thắc mắc, các em sẽ dịch thành những từ khác hoàn toàn. Đi trên đường, ta không khó để bắt gặp những cô cậu học sinh đi xe máy, xe đạp điện, đầu trần và len lỏi vượt đèn đỏ. Những cái xấu được lặp đi lặp lại, không được cảnh báo, ngăn chặn sẽ trở thành phổ biến. Đáng lo ngại hơn, bởi học sinh bây giờ có rất nhiều cơ hội tiếp xúc với thông tin độc hại nhan nhản trên mạng hơn trước.

Vậy nên, tôi mong những nhà làm giáo dục, hãy can đảm bỏ qua "những mục đích khác" khi xây dựng các bộ sách giáo khoa mới, giảm tải hơn và có tính thực tiễn cao hơn. Là giáo viên, chúng tôi thực sự muốn dạy những thứ mà học sinh cần chứ không phải những gì chúng ta có.
Và thật may, số phức đã bị loại ra khỏi chương trình và trở lại chương trình Đại học.

Người pro Toán chắc sẽ lại tiếc vì số phức hay như thế, là thứ rất tốt để luyện logic cho toàn dân.
 

Nguyenhongson26

Xe tăng
Biển số
OF-573604
Ngày cấp bằng
11/6/18
Số km
1,914
Động cơ
163,320 Mã lực
Tuổi
46
Không giỏi Toán thì tính toán thế nào??Lâu lâu mới thấy có ý kiến hơi bị ốt.
 

hoangthuywalla

Xe buýt
Biển số
OF-303967
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
519
Động cơ
457,927 Mã lực
Không giỏi Toán thì tính toán thế nào??Lâu lâu mới thấy có ý kiến hơi bị ốt.
Thật vậy á? Khập khiễng vậy bác. Đại gia buôn đất tính toán đất đai nhoay nhoáy hơn vạn lần ông tiến sĩ toán. Chỉ có điều họ không biết dùng giải tích và các công thức toán cao cấp khác để dự đoán thị trường địa ốc Việt nam, cái mà chả có công cụ tính toán nào dự đoán nổi. À mà thớt đâu có ghi là không học toán đâu. Ngoài giải tích Toán còn có : Số học, Đại số, Hình học, Xác suất, Thống kê, Lượng giác nữa mà.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,135 Mã lực
Thật vậy á? Khập khiễng vậy bác. Đại gia buôn đất tính toán đất đai nhoay nhoáy hơn vạn lần ông tiến sĩ toán. Chỉ có điều họ không biết dùng giải tích và các công thức toán cao cấp khác để dự đoán thị trường địa ốc Việt nam, cái mà chả có công cụ tính toán nào dự đoán nổi. À mà thớt đâu có ghi là không học toán đâu. Ngoài giải tích Toán còn có : Số học, Đại số, Hình học, Xác suất, Thống kê, Lượng giác nữa mà.
Đât nước mà gồm toàn đại gia buôn đất thì thảm hại hơn nhiều so với đất nước gồm toàn kỹ sư, khoa học.
Khi mà quỹ đất đã hết/ giá quá cao, để coi đất nước đó lấy cái gì để mà cạnh tranh, mà phát triển.
 

hoangthuywalla

Xe buýt
Biển số
OF-303967
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
519
Động cơ
457,927 Mã lực
Đât nước mà gồm toàn đại gia buôn đất thì thảm hại hơn nhiều so với đất nước gồm toàn kỹ sư, khoa học.
Khi mà quỹ đất đã hết/ giá quá cao, để coi đất nước đó lấy cái gì để mà cạnh tranh, mà phát triển.
À. Mình cũng không muốn trích dẫn vụ đất đai. Vì bác kia chưa đọc rõ ý mà chém quá tay. Nào là không học giỏi toán thì sao mà tính toán được. Trong khi Toán thì vô cùng rộng từ số học đến cao cấp. Thơt chỉ nêu ra nên chăng bớt Toán Giải tích đỡ cho các cháu học sinh PT.
 
Chỉnh sửa cuối:

Linhtalinhtinh123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-746643
Ngày cấp bằng
17/10/20
Số km
362
Động cơ
60,340 Mã lực
Tuổi
35
Đầy rẫy 1 nhóm ta gọi là tri thức, ngủ mê trong cái tri thức của họ. Thảo luận thì lan man, phức tạp,...
Giáo dục VN hay tất cả, nó ko cần hươu vượn gì ngoài từ cơ bản
Điện cơ bản
Nước cơ bản
Đường cơ bản.
Toilet cơ bản.
....
Đã học Thể dục thì phải cho ra thể dục, phải có sân, có chạy nhảy,động tác theo khoa học, trẻ nào sk yếu thì phải rèn sao cho khoẻ, ko thì đúp

Đã học Mĩ thuật, là phải biết vẽ cơ bản.
Đã học bơi, thì phải biết bơi ( một số trường đh, nhiều nam nữ ko biết bơi thầy vẫn cho qua )....
...
Còn hiện nay, kể cả Toán, Văn,....đều là học lan man, ko có cái gì gọi là cơ bản.

Còn học cho có, cho đẹp hồ sơ nên dẹp....

Giáo sư VN nhiều ông còn ko viết nổi 1 bài luận, cấu trúc bài luận như thế nào,...
 

Linhtalinhtinh123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-746643
Ngày cấp bằng
17/10/20
Số km
362
Động cơ
60,340 Mã lực
Tuổi
35
Học sinh đã đi học ở trường, về còn đi học thêm ?
Thế ở trường đang học cái gì ?
Từ nhạc hoạ tiếng anh vi tính.......

Thực tế là đang gian dối với nhau. Không dạy tới nơi tới chốn.
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,402
Động cơ
255,630 Mã lực
Đầy rẫy 1 nhóm ta gọi là tri thức, ngủ mê trong cái tri thức của họ. Thảo luận thì lan man, phức tạp,...
Giáo dục VN hay tất cả, nó ko cần hươu vượn gì ngoài từ cơ bản
Điện cơ bản
Nước cơ bản
Đường cơ bản.
Toilet cơ bản.
....
Đã học Thể dục thì phải cho ra thể dục, phải có sân, có chạy nhảy,động tác theo khoa học, trẻ nào sk yếu thì phải rèn sao cho khoẻ, ko thì đúp

Đã học Mĩ thuật, là phải biết vẽ cơ bản.
Đã học bơi, thì phải biết bơi ( một số trường đh, nhiều nam nữ ko biết bơi thầy vẫn cho qua )....
...
Còn hiện nay, kể cả Toán, Văn,....đều là học lan man, ko có cái gì gọi là cơ bản.

Còn học cho có, cho đẹp hồ sơ nên dẹp....

Giáo sư VN nhiều ông còn ko viết nổi 1 bài luận, cấu trúc bài luận như thế nào,...
.
Bản chất là gian dối thôi.
 

Linhtalinhtinh123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-746643
Ngày cấp bằng
17/10/20
Số km
362
Động cơ
60,340 Mã lực
Tuổi
35
Tôi thi toán đc 8.75 lý 6.75 hoá 9, tổng 24 đây, nhưng tôi hiểu là tôi chỉ là thằng học vẹt, không hề hiểu bản chất mà thực tế là ghi nhớ cách giải có sẵn, rồi copy lại.

Nhất là môn Toán ở VN.

Bậy nhất trong giáo dục là 3 ông thấy Toán Lý Hoá lớp chọn, dạy để thi hsg. Thi hsg có hsg thì mới nhanh tăng bậc lg, có uy để dạy thêm.

Nên team th này rất ( mất dạy) là trong quá trình học, nhóm hsg đã giỏi thông minh hơn, họ còn kèm hàng ngày, ưu tiên trả lời câu hỏi luôn....focus lên nhóm này.

Cổ xúy học nặng Toán, đề cao Toán cũng là nhóm này.

Dẹp đầu tiên là dẹp qui định có hsg là đc tăng nhanh bậc lương, dẹp bỏ hsg, lớp chọn đi. Để cái đội toán này nó công bằng hơn, trải đều chất kg ra
 
Chỉnh sửa cuối:

Nguyenhongson26

Xe tăng
Biển số
OF-573604
Ngày cấp bằng
11/6/18
Số km
1,914
Động cơ
163,320 Mã lực
Tuổi
46
Thật vậy á? Khập khiễng vậy bác. Đại gia buôn đất tính toán đất đai nhoay nhoáy hơn vạn lần ông tiến sĩ toán. Chỉ có điều họ không biết dùng giải tích và các công thức toán cao cấp khác để dự đoán thị trường địa ốc Việt nam, cái mà chả có công cụ tính toán nào dự đoán nổi. À mà thớt đâu có ghi là không học toán đâu. Ngoài giải tích Toán còn có : Số học, Đại số, Hình học, Xác suất, Thống kê, Lượng giác nữa mà.
Cụ đúng là suy nghĩ ngắn vãi,tích phân,đạo hàm nó liên quan đến nhiều nghành kỹ thuật.
Cuộc sống có phải chỉ đi buôn đất đâu cụ,cụ nói vậy thì chỉ cần mấy bà bán rau cũng hơn khối ông tiến sĩ toán rồi,làm gì phải mang đại gia buôn đất ra so sánh.
 

Thanh fotuner

Xe tải
Biển số
OF-110524
Ngày cấp bằng
26/8/11
Số km
265
Động cơ
388,777 Mã lực
Lí do là nó ít có ích với đa số người nhưng lại rất có ích cho những người làm kĩ thuật và vì thế, ta nên đưa nó lên bậc ĐH hoặc là phần lựa chọn nâng cao ở bậc trung học chứ ko phải bắt toàn dân học.

Em từng ở Thụy Điển, rất ngạc nhiên khi có đứa học năm 1 ĐH Khoa Vật lí mà ko biết tích phân. Nó bảo hồi trung học học dễ, thời gian còn để chim chuột cho ku nó to 😃. Nói thế chứ bù lại, phần xã hội, triết học, lịch sử và thiên nhiên thì nó lại giỏi. Thằng này sau 1 học kì thì nó biết tích phân, vi phân và dùng luôn để học Vật lí.

Cụ thấy đấy, cái gì cũng cần nhưng cần cho ai và nếu phân bố hợp lí thì ko lãng phí tài nguyên, thời gian. Ta đang phân bố bất hợp lí và ko hiệu quả.
Em thì thấy rõ ràng thế giới họ học đạo hàm tích phân thì không có nghĩ VN bỏ vì đa phần mọi người không hiểu hoặc thấy khó. Vấn đề tiếp theo là dạy như thế nào để học sinh tiếp thu được và dạy ở mức độ nào. Rõ ràng cách dạy cách đây 20 năm không ổn vì đa phần các cụ bây giờ nhìn lại đều thấy nó khó hoặc không cần thiết. Cách dạy bây giờ thì em không biết vì con em chưa học đến. Nhưng theo cụ nói thì cũng không ổn vì học sinh Việt Nam chỉ có kĩ năng làm bài tập, tính toán chứ không hiểu bản chất.
Em với cụ cùng xem một số giải pháp xem sao:
1) Phân loại học sinh theo khối A, B, C, D rồi ai có thế mạnh gì thì học môn đấy. Cách đây hơn 20 năm từ những năm 90 mấy Việt Nam đã làm rồi nhưng sau phải bỏ. Lý do: học sinh phân ban học lệch. Em nhớ có đọc bài báo kêu học sinh ban A không biết Nam Cao, Nguyễn Du, không viết nổi một văn bản ra hồn. Học sinh ban C thì bị dốt toán, bài toán đơn giản không làm được. Đề thi đại học hồi đó các trường tự ra đề, đề phân ban riêng, đề học sinh thường riêng. Có bạn đề đại học làm ngon lành, nhưng trượt tốt nghiệp vì môn không thuộc khối mình học. Sau đó, như các cụ thấy bỏ phân ban.
2) Học theo chương trình riêng, như cụ nói toán A, toán B. Vậy trong một lớp có nhiều người trình độ khác nhau, giáo viên sẽ dạy kiểu gì, tổ chức học làm sao. Hay chuyển sang học kiểu tín chỉ như sinh viên. Mà việc áp dụng tín chỉ ở cấp đại học còn nhiều vấn đề nữa là cấp 3.
Hay phân loại học sinh từ đầu năm lớp 10. Một số trường dân lập và chuyên hiện nay làm được. Như vậy trường nào cũng thành trường chuyên à?
3) Một yếu tố tác động rất lớn đến các chính sách giáo dục đó là phụ huynh. Phụ huynh VN tham vọng và sĩ diện hơn rất nhiều phụ huynh các nước. Nếu có sự phân loại học sinh từ các lớp nhỏ sẽ có một cuộc tranh đua thi cử, ôn luyện và bắt ép các em học tập, đẩy các em vào các lò luyện. Ở Hà Nội, để vào các trường tiểu học tốt các em đã phải đi học ôn từ lớp mầm non, nhiều cuộc đua không phải từ khi 5 tuổi nữa mà là từ 3 tuổi đấy.
Cụ dạy học chắc biết cuộc đua vào lớp 6 các trường Ams, Cầu Giấy, Arc, ...khốc liệt thế nào rồi đấy.
4) Theo em giải pháp tốt nhất cho việc dạy đạo hàm, tích phân ở cấp PTTH là cầm cái BGD lên, rũ ra và sắp xếp lại từ cấp mầm non.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,412
Động cơ
262,247 Mã lực
Nó là nỗi kinh hoàng của dân BK luôn ah.
Vâng, nhưng môn chết nhiều nhất là Kỹ thuật nhiệt.
Hôm qua em đọc đâu đó nói môn học ngưỡng cửa đủ năng lực làm kỹ sư đúng nghĩa là Nhiệt động lực học. Chứng tỏ môn Nhiệt Bách Khoa chết như rạ là có lý.
 

vietpq75hanes

Xe container
Biển số
OF-25818
Ngày cấp bằng
15/12/08
Số km
7,220
Động cơ
552,355 Mã lực
Vâng, nhưng môn chết nhiều nhất là Kỹ thuật nhiệt.
Hôm qua em đọc đâu đó nói môn học ngưỡng cửa đủ năng lực làm kỹ sư đúng nghĩa là Nhiệt động lực học. Chứng tỏ môn Nhiệt Bách Khoa chết như rạ là có lý.
Lý thuyết mạch nữa cụ ah. Khó vãi lúa.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,135 Mã lực
À. Mình cũng không muốn trích dẫn vụ đất đai. Vì bác kia chưa đọc rõ ý mà chém quá tay. Nào là không học giỏi toán thì sao mà tính toán được. Trong khi Toán thì vô cùng rộng từ số học đến cao cấp. Thơt chỉ nêu ra nên chăng bớt Toán Giải tích đỡ cho các cháu học sinh PT.
Em thì thấy thằng Hàn nó giàu như thế, dân nó chuộng tự do như thế mà vẫn chưa bỏ giải tích.
Dân Việt còn nghèo chưa gì mà đã học đòi bỏ Toán cao cấp sang học môn sang chảnh kèn sáo như Tây thì chẳng mấy hồi mà về ăn cám cả nút.
 

hoangthuywalla

Xe buýt
Biển số
OF-303967
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
519
Động cơ
457,927 Mã lực
Ở 1 đất nước bên cạnh : Trung Quốc có kế hoạch đưa lập trình máy tính vào chương trình tiểu học và trung học cơ sở để đào tạo học sinh về công nghệ thông tin, phát triển các kỹ năng học tập và chuyển đổi số.

"Các bậc phụ huynh Trung Quốc cho rằng lập trình là một trong những phương án tốt nhất để chuẩn bị cho con cái họ trong tương lai đòi hỏi các kỹ năng liên quan đến công nghệ. Nhiều bậc phụ huynh đã cho con cái theo học các lớp lập trình tại các trung tâm đào tạo ngoài giờ."
"Con trai ông Jiang học lập trình ngoài giờ 2 buổi mỗi tuần. Ông Jiang đã chi 10.000 Nhân dân tệ (1.500 USD) cho khóa học này. Học lập trình giúp con trai ông Jiang phát triển khả năng suy nghĩ logic, bớt phụ thuộc vào game online."

Các phụ huynh Việt sắp tới cũng xoắn lên như cơn cuồng cho con học Inh lít thời gian qua.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top