[Funland] Trực tiếp lần phóng thử thứ 4 Starship!

Biển số
OF-861646
Ngày cấp bằng
18/6/24
Số km
155
Động cơ
1,343 Mã lực
Tuổi
49
theo em sao không phát triển ý tưởng thiết kế một tầu mẹ thật to và nâng đỡ tầu con , hoặc chứa tầu con bên trong lúc trở lại trái đất, thay vì để tầu tự hạ cánh nhỉ :D
Cụ vẽ ý tưởng của cụ lên đây cho mọi người dễ hiểu
 

Đạicasố1

Xe máy
Biển số
OF-860916
Ngày cấp bằng
7/6/24
Số km
53
Động cơ
235 Mã lực
Tuổi
33
Musk muốn tàu Starship có thể tái sử dụng nhanh nhất có thể, mục tiêu là tàu có thể phóng tiếp chỉ trong vòng 1 giờ sau khi hạ cánh. 1 giờ chỉ đủ nạp nhiên liệu và kiểm tra một chút nếu được tóm bắt ngay trên bệ phóng bằng càng gắp. Còn nếu hạ ở bất kỳ chỗ nào khác đều không kịp.

Starship có thể quay vòng tái sử dụng 100% nhanh như vậy sẽ kéo giá thành phóng xuống cực thấp. SpaceX sẽ thống trị thị trường phóng trong thời gian rất dài, từ đó góp phần cấp tài chính cho dự án chinh phục sao Hỏa tốn kém.
Đó là chuyện tương lai, bây h Falcon heavy còn không có khách, cả nửa năm mới bay dc 1 chuyến.
 

Rookies

Xì hơi lốp
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
893
Động cơ
31,153 Mã lực
theo em sao không phát triển ý tưởng thiết kế một tầu mẹ thật to và nâng đỡ tầu con , hoặc chứa tầu con bên trong lúc trở lại trái đất, thay vì để tầu tự hạ cánh nhỉ :D
X2 độ khó + x 3,4 chi phí hả cụ!
Ý tưởng quá tồi.

Tàu con thoi chính là ý tưởng đấy và bỏ do chi phí quá lớn. Tải thương mại nó thấp, giờ lại lấy tàu con thoi là tải thương mại cần đưa về trái đất - thế phương tiện đón nó phải to cỡ nào.


Đón bắt thiết bị hạ cánh ở tốc độ hồi quyển tầm > 20.000 kmh chỉ có trong hạt giống tâm thần :))
 
Chỉnh sửa cuối:

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
795
Động cơ
282,261 Mã lực
Đó là chuyện tương lai, bây h Falcon heavy còn không có khách, cả nửa năm mới bay dc 1 chuyến.
Falcon heavy ít khách vì nó tương đối giống với F9, nên FH không tạo được nhiều ưu thế hơn so với F9. FH chỉ có ưu thế khi phóng tải siêu trọng hoặc phóng lên quỹ đạo cao GTO, mà số này không nhiều. Trong khi đó Starship là một thứ hoàn toàn khác biệt.

SS sẽ lớn hơn, tốc độ quay vòng nhanh, và giá thành phóng rẻ hơn nhiều lần so với F9/ FH. F9 FH hiện đang có giá phóng tính trên 1kg tải rẻ hơn các đối thủ khác vài chục % nhưng đã thống trị thị trường. SS được ước tính có giá phóng chỉ bằng 1/10 F9 thôi. Với giá này Spacex sẽ vét sạch thị trường phóng thương mại toàn cầu chừng nào chưa có đối thủ nào có hệ thống tương tự.

Hơn nữa Musk còn kiếm tiền từ Starlink. Starlink cần hàng chục ngàn vệ tinh nhưng khả năng phóng của F9 có hạn, mỗi lần chỉ phóng được 60 vệ tinh, tuần 1 lần phóng. SS sẽ giải quyết vấn đề này, phóng được 400 vệ tinh mỗi chuyến, 1 ngày có thể được 3 chuyến. Chỉ có khả năng phóng khủng khiếp của SS mới có thể đưa được mấy chục ngàn vệ tinh lên trong thời gian ngắn với giá rẻ. Trung Quốc hay Amazon cũng có tham vọng xây dựng hệ thống tương tự Starlink, nhưng chừng nào chưa có hệ thống phóng giống SS thì sẽ không thể làm nổi, hoặc làm sẽ không có lãi.

SS khi hoàn thiện sẽ chả khác gì máy bay, phóng - hạ - nạp nhiên liệu rồi lại phóng. Chi phí phóng tính trên 1kg có thể còn rẻ hơn chi phí ship DHL từ người gửi đến bãi phóng ở Texas.
 

Đạicasố1

Xe máy
Biển số
OF-860916
Ngày cấp bằng
7/6/24
Số km
53
Động cơ
235 Mã lực
Tuổi
33
Falcon heavy ít khách vì nó tương đối giống với F9, nên FH không tạo được nhiều ưu thế hơn so với F9. FH chỉ có ưu thế khi phóng tải siêu trọng hoặc phóng lên quỹ đạo cao GTO, mà số này không nhiều. Trong khi đó Starship là một thứ hoàn toàn khác biệt.

SS sẽ lớn hơn, tốc độ quay vòng nhanh, và giá thành phóng rẻ hơn nhiều lần so với F9/ FH. F9 FH hiện đang có giá phóng tính trên 1kg tải rẻ hơn các đối thủ khác vài chục % nhưng đã thống trị thị trường. SS được ước tính có giá phóng chỉ bằng 1/10 F9 thôi. Với giá này Spacex sẽ vét sạch thị trường phóng thương mại toàn cầu chừng nào chưa có đối thủ nào có hệ thống tương tự.

Hơn nữa Musk còn kiếm tiền từ Starlink. Starlink cần hàng chục ngàn vệ tinh nhưng khả năng phóng của F9 có hạn, mỗi lần chỉ phóng được 60 vệ tinh, tuần 1 lần phóng. SS sẽ giải quyết vấn đề này, phóng được 400 vệ tinh mỗi chuyến, 1 ngày có thể được 3 chuyến. Chỉ có khả năng phóng khủng khiếp của SS mới có thể đưa được mấy chục ngàn vệ tinh lên trong thời gian ngắn với giá rẻ. Trung Quốc hay Amazon cũng có tham vọng xây dựng hệ thống tương tự Starlink, nhưng chừng nào chưa có hệ thống phóng giống SS thì sẽ không thể làm nổi, hoặc làm sẽ không có lãi.

SS khi hoàn thiện sẽ chả khác gì máy bay, phóng - hạ - nạp nhiên liệu rồi lại phóng. Chi phí phóng tính trên 1kg có thể còn rẻ hơn chi phí ship DHL từ người gửi đến bãi phóng ở Texas.
Có ý tưởng dùng SS chở khách thay máy bay ở khoảng cách xa rồi, nhưng để thực hiện dc chắc ko sớm hơn 10 năm nữa.
 
Biển số
OF-861646
Ngày cấp bằng
18/6/24
Số km
155
Động cơ
1,343 Mã lực
Tuổi
49
Có ý tưởng dùng SS chở khách thay máy bay ở khoảng cách xa rồi, nhưng để thực hiện dc chắc ko sớm hơn 10 năm nữa.
Chở người dân sự thì em không biết, nhưng chở hàng quân sự thì BQP đã đặt hàng. Trong tình huống khẩn cấp trong 1 giờ thì hàng hóa quân sự có mặt tại vị trí bất kỳ trên mặt đất.
 

Đạicasố1

Xe máy
Biển số
OF-860916
Ngày cấp bằng
7/6/24
Số km
53
Động cơ
235 Mã lực
Tuổi
33
Chở người dân sự thì em không biết, nhưng chở hàng quân sự thì BQP đã đặt hàng. Trong tình huống khẩn cấp trong 1 giờ thì hàng hóa quân sự có mặt tại vị trí bất kỳ trên mặt đất.
Chở người mới được nhiều tiền và có khách thường xuyên. Còn trong quân sự bao nhiêu năm mới có 1 tình huống khẩn cấp mà máy bay C17 ko chở kịp ?
Tôi nghĩ giá thành phóng của starship ko rẻ đâu, ít nhất cũng ko có chuyện rẻ bằng 1/10 F9. Tàu được sử dụng lại toàn phần nhưng ngược lại khá đắt so với F9, bảo dưỡng cũng là 1 vấn đề, tấm chắn nhiệt cũng phải thay thường xuyên vân vân và vân vân.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
795
Động cơ
282,261 Mã lực
Tôi nghĩ giá thành phóng của starship ko rẻ đâu, ít nhất cũng ko có chuyện rẻ bằng 1/10 F9. Tàu được sử dụng lại toàn phần nhưng ngược lại khá đắt so với F9, bảo dưỡng cũng là 1 vấn đề, tấm chắn nhiệt cũng phải thay thường xuyên vân vân và vân vân.
1/10 là ước tính thận trọng đó. Chứ nghe Musk chém thì còn thấp hơn.

Hiện giá phóng F9 là khoảng 60 triệu USD cho hơn 20 tấn hàng lên quỹ đạo LEO. Musk nói SS sẽ tốn 10 triệu USD cho khoảng 100 tấn tải. Nếu tính đến SS đời 2 hoặc 3 thì tải còn cao hơn nữa.


Bài này nói SS đời 3 có giá 2-3 triệu USD cho 200 tấn hàng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Đạicasố1

Xe máy
Biển số
OF-860916
Ngày cấp bằng
7/6/24
Số km
53
Động cơ
235 Mã lực
Tuổi
33
1/10 là ước tính thận trọng đó. Chứ nghe Musk chém thì còn thấp hơn.

Hiện giá phóng F9 là khoảng 60 triệu USD cho hơn 20 tấn hàng lên quỹ đạo LEO. Musk nói SS sẽ tốn 10 triệu USD cho khoảng 100 tấn tải. Nếu tính đến SS đời 2 hoặc 3 thì tải còn cao hơn nữa.


Bài này nói SS đời 3 có giá 2-3 triệu USD cho 200 tấn hàng.
Ông này là nhà kinh doanh nên chém ác. Riếng tiền mấy ngàn tấn Oxy với mấy ngàn tấn Metan cũng mất hơn mấy triệu USD rồi. Còn bao nhiêu chi phí khác mà đều không rẻ. Tóm lại giá thành phóng của F9 gần như tối thiểu rồi, SS hay cái gì cũng chỉ giảm mấy chục phần % là hết cỡ.
 

Đạicasố1

Xe máy
Biển số
OF-860916
Ngày cấp bằng
7/6/24
Số km
53
Động cơ
235 Mã lực
Tuổi
33
Đến giờ tôi thấy Staship có sự tiến triển lớn so với f9 ở chỗ tiết kiệm dc mấy chục tấn nhiên liệu khi hạ cánh, còn lại ko khác biệt nhiều về chi phí. (chủ yếu tăng công xuất phóng). Sau này khi dùng tháp bắt thì đỡ được chi phí vận chuyển nữa.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
795
Động cơ
282,261 Mã lực
Ông này là nhà kinh doanh nên chém ác. Riếng tiền mấy ngàn tấn Oxy với mấy ngàn tấn Metan cũng mất hơn mấy triệu USD rồi. Còn bao nhiêu chi phí khác mà đều không rẻ. Tóm lại giá thành phóng của F9 gần như tối thiểu rồi, SS hay cái gì cũng chỉ giảm mấy chục phần % là hết cỡ.
SS đốt khoảng 3500 tấn oxy lỏng và 1000 tấn metan lỏng mỗi lần phóng. Giá thị trường của 2 nhiên liệu này tại Mỹ là khoảng 230 usd / tấn oxy lỏng và 140 usd / tấn metan lỏng. Tính ra một lần phóng SS chỉ tốn gần 1 triệu USD cho nhiên liệu thôi.
 

Đạicasố1

Xe máy
Biển số
OF-860916
Ngày cấp bằng
7/6/24
Số km
53
Động cơ
235 Mã lực
Tuổi
33
SS đốt khoảng 3500 tấn oxy lỏng và 1000 tấn metan lỏng mỗi lần phóng. Giá thị trường của 2 nhiên liệu này tại Mỹ là khoảng 230 usd / tấn oxy lỏng và 140 usd / tấn metan lỏng. Tính ra một lần phóng SS chỉ tốn gần 1 triệu USD cho nhiên liệu thôi.

Clip này đã tương đối lâu nhưng vẫn chưa outdate. Chả thấy có chỗ nào thể hiện SS rẻ hơn hẳn F9, rẻ hơn 1/3 cũng rất rất phi thường rồi.
Thấy chém tầm 20 hoặc cuối tháng này phóng lần 5 SS nhưng giờ thấy im ắng quá, chắc phải sang tháng sau. Thậm chí cuối tháng sau.
 

Đạicasố1

Xe máy
Biển số
OF-860916
Ngày cấp bằng
7/6/24
Số km
53
Động cơ
235 Mã lực
Tuổi
33
Nói chuyện ngoài lề chút vậy thôi. Còn khi người ta qua đời, lịch sử sẽ đánh giá nhà khoa học bởi những gì họ góp phần làm được chú không quá quan trọng thủ pháp để làm được. Như Isaac Newton là chủ tịch Hội khoa học hoàng gia, cuối đời cũng mang danh cây đa cây đề gây bức xúc trong giới khoa học Anh. Nhưng lịch sử vẫn ghi nhận Isaac Newton vì những đóng góp của ông quá vĩ đại

Hiện nay Mút có lên được sao Hoả trước khi chết không? Không quan trọng. Hạnh phúc là con đường không phải đích đến. Đến nay Mút đã quá vĩ đại rồi. Thomas Edisson cũng vĩ đại.
Theo tôi nếu mọi việc suôn sẻ cực kỳ, đến cuối năm 2026 sẽ có thể phóng startship chở hàng không người lái lên sao Hoả, nhiệm vụ là đáp xuống sao hoả lập 1 căn cứ nho nhỏ và có thể lập 1 trạm quỹ đạo quanh sao hoả, nhưng đó là khi mọi việc suôn sẻ, còn không thì phải đợi đến cuối 2028 (chu kỳ hơn 2 năm 1 lần trái đất gần sao hoả, không phải thích bay lúc nào là bay). Nếu ổn đầu 2031 sẽ phóng startship chở hàng lần 2 (hoặc 3) để fix các lỗi lần trước, tập dượt lần nữa, củng cố căn cứ trên sao hoả và (hoặc) trạm quỹ đạo. Nếu mọi việc đều trôi chảy thì năm 2033 sẽ là chuyến bay có người lên sao hoả lần đầu tiên. Tuy nhiên đó là khi mọi việc cực kỳ thuận lợi còn tôi nghĩ khả năng cao hơn sẽ là năm 2035. Rất có thể nhiệm vụ lần đầu tiên sẽ là dài hạn, các phi hành gia sẽ phải ở hơn 2 năm trên sao Hoả hoặc lâu hơn để xây dựng căn cứ, trồng trọt cây lương thực (không có chăn nuôi), sản xuất nhiên liệu cho con tàu có thể trở về trái đất vân vân và mây mây.
 
Biển số
OF-861646
Ngày cấp bằng
18/6/24
Số km
155
Động cơ
1,343 Mã lực
Tuổi
49
Đến giờ tôi thấy Staship có sự tiến triển lớn so với f9 ở chỗ tiết kiệm dc mấy chục tấn nhiên liệu khi hạ cánh, còn lại ko khác biệt nhiều về chi phí. (chủ yếu tăng công xuất phóng). Sau này khi dùng tháp bắt thì đỡ được chi phí vận chuyển nữa.
F9 khi phóng thì tận dụng lại được tầng đẩy 1, còn tầng 2 vẫn mất. SS thì dùng lại được cả 2 tầng. Giá thành rẻ hơn chắc là ở chỗ đấy. Nếu họ tận dụng được càng nhiều lần thì giá thành càng rẻ.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,219
Động cơ
321,278 Mã lực
Theo tôi nếu mọi việc suôn sẻ cực kỳ, đến cuối năm 2026 sẽ có thể phóng startship chở hàng không người lái lên sao Hoả, nhiệm vụ là đáp xuống sao hoả lập 1 căn cứ nho nhỏ và có thể lập 1 trạm quỹ đạo quanh sao hoả, nhưng đó là khi mọi việc suôn sẻ, còn không thì phải đợi đến cuối 2028 (chu kỳ hơn 2 năm 1 lần trái đất gần sao hoả, không phải thích bay lúc nào là bay). Nếu ổn đầu 2031 sẽ phóng startship chở hàng lần 2 (hoặc 3) để fix các lỗi lần trước, tập dượt lần nữa, củng cố căn cứ trên sao hoả và (hoặc) trạm quỹ đạo. Nếu mọi việc đều trôi chảy thì năm 2033 sẽ là chuyến bay có người lên sao hoả lần đầu tiên. Tuy nhiên đó là khi mọi việc cực kỳ thuận lợi còn tôi nghĩ khả năng cao hơn sẽ là năm 2035. Rất có thể nhiệm vụ lần đầu tiên sẽ là dài hạn, các phi hành gia sẽ phải ở hơn 2 năm trên sao Hoả hoặc lâu hơn để xây dựng căn cứ, trồng trọt cây lương thực (không có chăn nuôi), sản xuất nhiên liệu cho con tàu có thể trở về trái đất vân vân và mây mây.
Em thì nghĩ, 1 vụ như tàu chalingio thì có khi đến năm 2050 hoặc chả bao giờ có cái trạm trồng trọt cây lương thực hay sx nhiên liệu ấy chứ. Cụ lạc quan quá khi mà CN du hành vẫn là tên lửa phản lực đa tầng cổ lỗ.🤣
 

Đạicasố1

Xe máy
Biển số
OF-860916
Ngày cấp bằng
7/6/24
Số km
53
Động cơ
235 Mã lực
Tuổi
33
Em thì nghĩ, 1 vụ như tàu chalingio thì có khi đến năm 2050 hoặc chả bao giờ có cái trạm trồng trọt cây lương thực hay sx nhiên liệu ấy chứ. Cụ lạc quan quá khi mà CN du hành vẫn là tên lửa phản lực đa tầng cổ lỗ.🤣
Với công nghệ hiện tại thì hành trình tôi vừa nói hoàn toàn khả thi, vấn đề là ai bơm tiền, nhìn sơ sơ đã mấy trăm tỷ USD rồi, tính kỹ phải trên 1000 tỷ.
Công nghệ tên lửa động cơ nhiệt hạch nghe mơ huyền mờ lắm, các cụ hay chém nên tôi next, máy tính lượng tử cách đây 20 năm đã chém như đúng rồi mà giờ đã có cái gì nắm dc trong tay đâu ?
 

Đạicasố1

Xe máy
Biển số
OF-860916
Ngày cấp bằng
7/6/24
Số km
53
Động cơ
235 Mã lực
Tuổi
33
F9 khi phóng thì tận dụng lại được tầng đẩy 1, còn tầng 2 vẫn mất. SS thì dùng lại được cả 2 tầng. Giá thành rẻ hơn chắc là ở chỗ đấy. Nếu họ tận dụng được càng nhiều lần thì giá thành càng rẻ.
Cái tàu SS đắt hơn cái tầng trên của f9 bao nhiêu lần, chưa nói đến chuyện phải bảo trì, phải bay rất nhiều lần mới rẻ hơn f9, tóm lại SS rẻ hơn F9 1/3 là đã siêu lắm rồi. SS chủ yếu hơn hẳn f9 là cái công suất.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top