- Biển số
- OF-374740
- Ngày cấp bằng
- 22/7/15
- Số km
- 1,126
- Động cơ
- 258,070 Mã lực
1. Phân biệt theo ranh giới tuyệt đối:Ko phải do thói quen đâu ạ..mà nó phân biệt rõ ràng.có gianh giới .có kích thước.có vị trí đó ạ
1.1. Người ở trong nhà nói:
- “Có con gà ngoài sân”: Để chỉ vị trí con gà ở trên sân và bên ngoài ngôi nhà, phân biệt với vị trí chủ thể câu nói đang ở trong phạm vi ranh giới ngôi nhà (xác định được).
- “Có con gà trong sân”: Để chỉ vị trí con gà ở trong phạm vi ranh giới sân (xác định được), phân biệt với vị trí của những con gà khác đang ở trong vườn.
1.2. Người ở trong sân nói:
- “Có con gà trong sân”: Để chỉ vị trí con gà ở trong phạm vi ranh giới sân (xác định được), phân biệt với vị trí của chủ thể câu nói cũng đang ở trong sân.
Vì vậy, nói có con gà “trong”, “ngoài” sân, vườn, ngõ... đều có nghĩa tương đồng trong cùng ngữ cảnh hàm ý về khả năng xác định được ranh giới, có thể cân đong đo đếm chính xác được.
2. Phân biệt theo trải nghiệm:
- Phi công trẻ hỏi 1 nhà du hành: “Ông đã du hành mấy lần trong không gian?” - “Ba lần, không những thế tôi còn bước ra ngoài không gian.”
- “Cảm xúc thế nào khi nhìn về trái đất?” - “Rất đặc biệt trong vũ trụ, hành tinh đẹp nhất tôi từng quan sát.”
3. Phân biệt theo lịch sử:
- “Anh nhà chị có ở Hà Nội không?” - “Không ạ, chồng em đang công tác trong Nam.”
- “Thế con lớn nhà chị có vào trong không?” - “Không ạ, cháu nó đang học ngoài này.”
Thói quen lịch sử có thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, đất nước bị chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài.
4. Phân biệt theo ranh giới tương đối:
- “Có con gà ngoài đường”, không ai nói “có con gà trong đường” dù chủ thể câu nói đang ở trên đường. “Có con gà nhà ai xổng ra ngoài đường này!”, không ai nói “Có con gà nhà ai xổng vào trong đường này!”.
- Do mạng lưới đường rất rộng lớn và kết nối với nhau, rất khó xác định ranh giới chính xác vì ngoài khả năng của mọi người bình thường, không giống như trường hợp sân, vườn, ngõ... bé nhỏ.
Như vậy, dùng từ “trong”, “ngoài” chủ yếu là do thói quen của người nói tùy thuộc vào ranh giới có khả năng xác định được... ít phụ thuộc vào vị trí của người nói, không làm ảnh hưởng đến nghĩa chính của nội dung nếu cùng ngữ cảnh.
5. Phân biệt từ “trong”, “ngoài” theo luận thuyết:
- Đối với những người theo thuyết Big Bang, khi nói “trong vũ trụ” cũng sẽ giống như nói “ngoài vũ trụ” thôi dù vị trí của họ ở đâu hay tất cả đang đứng trên mặt đất, bởi vì như phân tích về thói quen cách dùng từ ở trên (1.1), đối với họ chúng ở cùng 1 ngữ cảnh luận thuyết: vũ trụ là duy nhất và thế giới vật chất chỉ gói gọn trong giới hạn 1 trường của Vụ Nổ Lớn.
- Nhưng đối với những người theo thuyết khác hoặc thuyết Big Bang mở rộng, vũ trụ không phải là duy nhất, có thể là vô hạn... thì khi nói “trong vũ trụ” sẽ khác ý nghĩa khi nói “ngoài vũ trụ”. Cái ranh giới vũ trụ của thuyết Big Bang chưa đủ thuyết phục, họ muốn biết ngoài ranh giới đó: có hay không có các vũ trụ khác... theo logic có “trong” thì phải có “ngoài”...