Các cụ tham khảo bài viết này ạ:
"TIẾNG TRỐNG ĐỒNG CỦA MẸ ÂU CƠ VÀ CHA LẠC LONG QUÂN VANG ĐẾN ĐÂU ?
Hậu Hán thư (Trung Hoa), quyển 14 ghi: "Dân Giao Chỉ có một linh vật đó chính là Trống Đồng”.
Ngoài số lượng lớn trống đồng đã được tìm thấy tại Mê Linh (Trung tâm của văn hóa Đông Sơn) điều kỳ lạ trống đồng còn được tìm thấy ở nhiều nước khác. Theo đường lục địa, trống đồng được tìm thấy số lượng lớn tại Nam Trung Hoa (Tổ tiên Bách Việt của người Việt Nam) Lào, Cambodia, Thái Lan đến tận Myanmar. Theo đường biển tại Philippines, Indonesia và Malaysia.
Các nhà khảo cổ học đều thống nhất rằng nhiều trống đồng Đông Sơn đã có mặt ở nhiều vùng đất xa xôi, tuy nhiên thời đó trống đồng không đúc tại chỗ mà nó được đem tới từ miền Bắc Việt Nam.
Sự kiện tầm nhìn triệu năm của mẹ Âu Cơ dẫn phân nửa số con cháu để mở rộng đất nước về về phía tây của lục địa và cha Lạc Long Quân dẫn phân nửa số con cháu còn lại về vùng biển Đông Nam Á mở mang bờ cõi đang dần được hé lộ...
1. Con đường của Quốc Mẫu Âu Cơ:
- Tại Lào và Cambodia:
Một số lượng khổng lồ lên đến 60 chiếc trống đồng Đông Sơn được thông báo tìm thấy, cho biết rằng thời đó Người Âu Lạc không chỉ dừng lại ở vùng Bắc Việt Nam ngày nay mà còn đi xuống phía nam của lục địa.
- Tại Thái Lan:
Thái Lan cũng cho thấy sự có mặt của nhiều trống đồng Đông Sơn, một số được tìm được ở sâu trong nội địa. 22 chiếc trống đồng Đông Sơn tìm được ở đây. Với niên đại được giám định được là khi đó ở miền Bắc Việt Nam đang tồn tại nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Như vậy, có thể rút ra một điều: cư dân Việt cổ đã có mặt tại Thái Lan.
- Tại Myanmar
Cho đến ngày nay tại Myanmar vẫn không khó nhận ra một lớp văn hóa bản địa truyền thống, mà lại là những nét văn hóa rất… Việt. Người Karen, là nhóm dân tộc tới ngày nay vẫn còn dùng trống đồng ở Myanmar. Người Karen nói rằng họ xuất phát từ sự kết hợp giữa Mẹ Tiên và Cha Rồng. Họ được sinh ra từ một trong những quả trứng của Rồng. Truyền thuyết khởi nguồn này của người Karen chỉ rõ mối liên hệ nguồn gốc trực tiếp với người Việt cổ, cùng là dòng giống Rồng Tiên dùng trống đồng.
2. Con đường của Quốc Phụ Lạc Long
Những chiếc trống đồng đã được tìm thấy ở các đảo xa xôi ngoài Thái Bình Dương thể hiện rõ dấu tích của một nền văn minh bản địa đã trải rộng từ vùng văn hóa Đông Sơn của người Việt Cổ lan sang các hải đảo.
Tại Quốc Đảo Philippines, Indonesia, Malaysia.
Trống Đồng Đông Sơn ra được tận đảo Philipines và quốc đảo khác. Ngoài trống đồng, Người ta còn tìm thấy loại Nhà rông, cồng chiêng và cột nhà mồ như ở Tây Nguyên Việt Nam. Bảo tàng Quốc gia Indonesia thì giữ bốn chiếc trống đồng Đông Sơn xem như di sản văn hóa nước này. Với các hình mặt trời và cả chim Lạc giống hệt như ở trống ở Bảo tàng Lịch sử tại Hà Nội, họ gọi là gendang, đã được tìm thấy ở các đảo xa ngoài Thái Bình Dương.
Văn hóa Đông Sơn có mối liên hệ qua lại với vùng quần đảo thời đó không chỉ thể hiện ở trống đồng mà còn ở một số tập tục, khi mà ta thấy kiểu nhà sàn mái cong trên trống đồng Ngọc Lũ lại được bảo tồn gần như nguyên vẹn hình dáng trong các nếp nhà sàn hiện nay. Yếu tố hải đảo trong văn hóa Đông Sơn còn thể hiện ở một số di chỉ ven biển như một số đồ trang sức bằng vỏ sò, vỏ ốc, kỹ nghệ chế tác công cụ bằng vật dụng từ biển rất giống ở huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Nhiều chiếc rìu đồng ở đây lại khá giống rìu đồng loại có chuôi xòe hình cánh én như loại hình rìu đồng Làng Vạc. Một số tượng kim loại và gỗ ở đây cũng mang phong thái của tượng trên cán dao găm hình người Đông Sơn.
Tại Malaysia, 6 chiếc trống đồng Đông Sơn tìm thấy, có thể nói, vùng bán đảo Malaysia là vùng xa nhất về phía tây, cho đến nay tìm được những dấu tích của sự giao lưu văn hóa Đông Sơn.
Về mặt địa lý, đây là một khu vực khá rộng. Chỉ có bằng “con đường nước”, những dòng hải lưu trên biển mới có thể đưa được những đồ vật Đông Sơn đi xa được như vậy. Điều đó cũng chứng tỏ người Đông Sơn đã sử dụng thành thạo thuyền đi biển. Hình ảnh thuyền đi biển có thể mang dáng dấp của một số thuyền có kích thước lớn được khắc hoạ trên trống đồng cho thấy nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc cổ đã trải rộng thế nào ở châu Á lục địa.
Để hiểu được sự kiện tầm nhìn triệu năm đó, chính bằng năng lực siêu nhiên mẹ Âu Cơ đã dẫn con cháu mình đến tận Myanmar ngày nay và Cha LQQ dẫn con cháu mình đi ra tận Philiipines và những quốc đảo xa xôi nhất. Thì ngày hôm nay những con người Việt Nam nào đang quyết giữ biển đảo cho quê hương mình thì chính người đó đang thực hiện tầm nhìn của cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ."
(Kiến Thức) - Theo truyền thuyết của người Karen, những trống đầu tiên họ có được là từ người Yu. Từ này rất gần với từ “Yue” để chỉ người Việt trong tiếng Hán.
kienthuc.net.vn
Một bộ trang phục được phục chế từ chuôi dao đồng cổ: