Kính các cụ, nay mùng 1 trung thu, tiết trời thanh mát, khí nóng tiêu tan. Thời điểm này đưa ra 1 chủ đề về lịch sử để mà tranh luận, bàn bạc xem ra là phù hợp.
Nay em đưa ra câu hỏi kính mong các cụ mợ đại khai nhãn giới đó là: Liệu Trống đồng có phải là sản phẩm của văn minh Việt cổ? Liệu có dân tộc nào khác có Trống đồng hay không?
Trong thời gian dài vừa qua, hình ảnh trống đồng và bất kỳ sản phẩm nào liên quan đến nó đều được giới thiệu như sản phẩm đỉnh cao nhất trong văn minh Việt cổ. Nhưng sự thật lịch sử liệu có như vậy?
Mời các cụ, mợ.
Trống đồng thì nhiều dân tộc, nhiều nền văn hóa ở khu vực Nam Trung Quốc và Đông Nam Á có. Nhưng có ở đây là do tự chế tạo ra hay do mua bán giao lưu trao đổi mà có. Và 1 loại trống cụ thể đc chế tạo ra thì nó chỉ gắn với một dân tộc/ một nền văn hóa. Khu vực kể trên có 4 loại trống đồng.
1. Trống loại 1 Hê gơ, tức trống đồng Đông Sơn là của người Việt cổ, do người Việt cổ chế tạo ra, thuộc địa bàn văn hóa Đông Sơn, của cư dân Lạc việt, tương ứng miền Bắc Việt Nam ngày nay. Trống Đông Sơn thuộc diện đẹp nhất tinh xảo nhất. Trống này còn tìm thất lẻ tẻ ở miền Trung VN, tương ứng văn hóa Sa Huỳnh- vương quốc Chămpa sau này, ở Tây Nguyên và Lào, Thái, Căm, Malai, Indonesia, ở địa bàn văn hóa/ vương quốc Điền (Vân Nam) và lên tận miền Bắc TQ, do giao lưu mua bán và do người Việt cổ mang theo trong quá trình chạy giặc Hán. (Khi tới Indonesia dừng chân thì nhóm người Việt cổ này mang theo văn hóa đúc trống tới đây, nhưng bị ảnh hưởng văn hóa bản địa nên tạo ra một loại trống đồng mới). Trống đồng Đông Sơn đc chế tạo trong khoảng 7, 8 thế kỷ, từ khi văn hóa Đông Sơn hình thành khoảng tk 5 trước CN cho tới tk 1, 2 đầu cn sau khi giắc Hán tràn vào. Trống đồng ĐS là biểu tượng dân tộc, biểu tượng quyền lực của tầng lớp thống trị trong vh Đông Sơn, khi Hán nó vào thì tìm mọi cách thiêu hủy trống đồng nên người Việt cỏi phải đem chôn giấu hết. Những trống bây giờ tìm thấy đa phần là chôn theo mộ và chôn giấu.
Cùng giai đoạn với trống đồng Đông Sơn, ở văn hóa Điền/ nước Điền cổ chế tạo ra trống Điền, tương đối giống về hình dáng n khác về trang trí. Trống Điền mang yếu tố văn hóa đồng cỏ, trang trí đắp nổi tượng người, thú tượng động vật theo lối tả thực. Trống Đông Sơn mang yếu tố văn hóa lúa nước, khắc chìm hoa văn hình người, chim cá, thuyền bè... Ở miền Bắc VN cũng tìm thấy lẻ tẻ trống Điền, ở Vân Nam cũng tìm thấy lẻ tẻ trống Đông Sơn do giao lưu mà có. Đặc biệt trên mặt trống Điền còn trang trí đúc nổi trống Đông Sơn.
2. Trống loại 2 Hê gơ, tức trống Mường, cũng do người Việt cổ và sau này là người Việt nước Đại Việt chế tạo. Loại trống này có sau trống Đông Sơn 1 chút, khi giặc Hán đã tràn vào, nên mang một số yếu tố giao lưu với văn hóa Hán. Trống loại này đc chế tạo kéo dài hàng chục thế kỷ, suốt từ khi Hán vào cho đến mãi cuối thời Lê. Giai đoạn Bắc thuộc thì mang một số yếu tố văn hóa Hán, xuất hiện rất nhiều ở Bắc VN và Quảng Tây. Đến thời Đại Việt thì mỗi thời Lý, Trần, Lê mang một nét đặc trưng của nghệ thuật từng thời. Gọi là trống Mường vì trống này người Mường sử dụng, n người Mường k biết làm ra trống, mà người Việt cổ/ Việt làm cho, mang tặng cho các lang, để họ giữ biên ải cho người Việt.
3. Trống loại 3 Hê gơ, tức trống Miến Điện, do người Miến chế tạo từ khoảng tk 17 trở về đây.
4. Trống loại 4 Hê gơ, tức trống Nam TQ, do một số dân tộc thiểu số phía Nam TQ, phía Bắc VN chế tạo và sử dụng, cũng khoảng mấy thế kỷ gần đây.