[Funland] Trống đồng có phải đỉnh cao văn minh người Việt Cổ

bat_kha_tu_nghi

Xe điện
Biển số
OF-345567
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
2,694
Động cơ
317,464 Mã lực
Kính các cụ, nay mùng 1 trung thu, tiết trời thanh mát, khí nóng tiêu tan. Thời điểm này đưa ra 1 chủ đề về lịch sử để mà tranh luận, bàn bạc xem ra là phù hợp.

Nay em đưa ra câu hỏi kính mong các cụ mợ đại khai nhãn giới đó là: Liệu Trống đồng có phải là sản phẩm của văn minh Việt cổ? Liệu có dân tộc nào khác có Trống đồng hay không?

Trong thời gian dài vừa qua, hình ảnh trống đồng và bất kỳ sản phẩm nào liên quan đến nó đều được giới thiệu như sản phẩm đỉnh cao nhất trong văn minh Việt cổ. Nhưng sự thật lịch sử liệu có như vậy?

Mời các cụ, mợ.
31292783_1709226915779190_6940774984576274629_n.jpg
Nó là thứ đỉnh cao trong các thứ còn sót lại đến bây giờ.
Còn lúc đương thời nó là đỉnh cao hay không em không biết.
Giả dụ như nhà em giờ chôn hết đồ đạc xuống thì sau 10.000 năm thì chắc thứ tồn tại lại được lại là cái cốc thủy tinh uống nước!
:))
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
15,540
Động cơ
434,773 Mã lực
Công nghệ đúc của người Việt cổ quá giỏi.
em thắc mắc là người ta đúc cái trống xong rồi chạm khắc hoa văn, hay là làm ra cái khuôn rồi đổ đồng vào là thành cái hình hoă văn trên trống đồng luôn ???
nếu mà đổ đồng vào thành cái hình hoa văn trên trống luôn thì thật sự là trình độ tạo khuôn đúc của người Việt thời đó quá đỉnh cao.
Khắc hoa văn âm bản lên mặt trong khuôn đúc cụ ạ. Khi dỡ khuôn thì hoa văn hiện sẵn dương bản trên trống rồi. Đường hoa văn mảnh như sợi chỉ mà khi rót đồng nó điền đầy rõ ràng tất cả. Điều này đã đc giới nc thế giới trong nước công nhận là trình độ luyện kim đúc đồng của người Việt cổ cực cao, tỉ lệ hợp kim cực chuẩn mới ra thế được.
Theo em cũng giống như trống Điền, người ta dùng công nghệ lost wax, dùng sáp tạo hoa văn nên rất chi tiết, cách làm có thể xem wiki.
Cứ thế mà suy thì nơi thổ sản trống đồng phải có rừng loại tốt, nhiều nắng và hoa để ong cư trú, lại phải gần sông để tiện giao thương, quan trọng nhất là phải có mỏ đồng. Ngày xưa toàn đi bộ cùng lắm cưỡi trâu thì làm sao đúc Thái Nguyên mở đại lý Hà Nội phải không ạ.
Cứ lẽ ấy mà suy thì các lò đúc sẽ ở mạn thượng Lào, Myanmar và bám theo lưu vực sông Mekong nơi có mỏ đồng.
Suy thêm tý nữa thì Đông Sơn chỉ là đại lý bán buôn thôi ạ, trừ phi các cụ cho em xem ít xỉ đồng hay đáy lò đúc, cái này nó đọng xỉ cả nghìn năm thì khó giả lắm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
15,540
Động cơ
434,773 Mã lực
Nó là thứ đỉnh cao trong các thứ còn sót lại đến bây giờ.
Còn lúc đương thời nó là đỉnh cao hay không em không biết.
Giả dụ như nhà em giờ chôn hết đồ đạc xuống thì sau 10.000 năm thì chắc thứ tồn tại lại được lại là cái cốc thủy tinh uống nước!
:))
Có thuyết trống đồng xuất phát từ cái nồi, cũng có lý vì tùy theo bếp nên mới có loại 1, loại 2 với hình dạng khác nhau.
Nồi đồng lại có tác dụng làm nhạc khí truyền tin nên chỉ những cái có hoa văn khắc lịch chỉ dùng để gõ dành cho tù trưởng mới còn, các nồi kiêm trống khác thủng đáy đem đi đúc lại hết. Cũng như nghìn năm nữa đào lên ắt chỉ thấy Vertu vỏ titan, vàng khối chứ mấy cái Ái phồn, Hoa vẫy toàn nhựa với silic lại bấm bấm suốt ngày thành đồng nát hết rồi ;))
À ngay thời Pháp thuộc thôi, khi nguyệt thực dân ta vẫn quen mang nồi, mâm đồng ra gõ đuổi gấu ăn trăng,
Bây giờ có gì lạ cứ seo phì, xem ra cũng như gõ trống đuổi mây.
 
Chỉnh sửa cuối:

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,010
Động cơ
203,270 Mã lực
Tuổi
44
Theo chứng cứ khảo cổ thì trống đồng tìm thấy ở nhiều vùng khác ngoài lãnh thổ VN hiện tại, còn có phải là sản phẩm đỉnh cao của văn minh người Việt cổ/Bách Việt thì chắc sẽ còn bàn cãi (tương tự như trung thiên đồ, kinh dịch...). Tuy nhiên trống đồng Đông Sơn, Ngọc lũ.. thì chắc xứng đáng làm biểu tượng văn hóa cổ của dân tộc Việt?! :-?

Vâng.
Trống đồng/ hay một vật phẩm nào đó là đỉnh cao hoặc là tinh hoa cua dân tộc mình/hoặc một dân tộc nào đó nói chung thì không có nghĩa là chỉ mình dân tộc đó có cái đó phải không ạ ?

Thế nên có là đỉnh cao/tinh hoa của mình hay không với liệu còn có dân tộc nào có hay không nó là hai vấn đề/phạm trù khác nhau.
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,040
Động cơ
576,258 Mã lực
Kính các cụ, nay mùng 1 trung thu, tiết trời thanh mát, khí nóng tiêu tan. Thời điểm này đưa ra 1 chủ đề về lịch sử để mà tranh luận, bàn bạc xem ra là phù hợp.

Nay em đưa ra câu hỏi kính mong các cụ mợ đại khai nhãn giới đó là: Liệu Trống đồng có phải là sản phẩm của văn minh Việt cổ? Liệu có dân tộc nào khác có Trống đồng hay không?

Trong thời gian dài vừa qua, hình ảnh trống đồng và bất kỳ sản phẩm nào liên quan đến nó đều được giới thiệu như sản phẩm đỉnh cao nhất trong văn minh Việt cổ. Nhưng sự thật lịch sử liệu có như vậy?

Mời các cụ, mợ.
31292783_1709226915779190_6940774984576274629_n.jpg
Em nghĩ trống đồng là sản phẩm đặc trưng của người Việt cổ.
Người Việt cổ phân bố miền nam Trung Quốc + Bắc Việt Nam (sau này có di cư vào miền nam Việt Nam) + bắc Thái Lan. Theo em được biết là như thế!
Dân tộc khác chắc cũng có trống đồng kiểu như thế nhưng không phổ biến,có thể là do trao đổi mua bán mà dân tộc khác họ có được.
 

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,158
Động cơ
120,058 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
Vãi thật nhiều cụ cứ thấy trống đồng thì khẳng định nó phải của người Việt ? Kiểu suy nghĩ như vậy khác gì thằng Campuchia nó nói chỗ nào có cây thốt nốt là đất của nó .
Trống Đồng nó đại diện cho văn hóa lúa nước , khắp vùng ĐNA nước nào chả có . Trống ở Indo , Myanma khác hoàn toàn trống của VN nhé , nói nó của người Việt họ cười cho .
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,386 Mã lực
Tuổi
63
Trống đồng chỉ là một phần văn minh của người Việt thôi.
Lưu ý. Việt đây chỉ dân Bách Việt.
Văn minh nhất chắc là Kinh Dịch.
Trống đồng Đông Sơn được xem là quyển lịch vạn niên chính xác nhất thời đó. Quan trọng hơn, nó là bằng chứng đỉnh cao duy nhất còn tồn tại. Lại ko đụng hàng.
Một số phát minh khác như kỹ thuật đắp đê. Xây thành Cổ Loa. Chế nỏ liên châu....
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,040
Động cơ
576,258 Mã lực
logic lại vấn đề cụ nêu tý nhé:



Và:



vậy theo cụ, người Việt hiện nay có nguồn gốc từ người Việt cổ ( ĐS) hay Việt (Bách Việt) ?
Dùng thuật ngữ người Việt thì hơi chung chung cụ ạ.
Nếu kỹ và cụ thể hơn có thể đi vào từng nhóm dân tộc hiện nay (nhà nước đặt tên).
Quan điểm của em thì các nhóm dân tộc như: Kinh, Mường, Tày, Nùng, Dao, ...(các tân tộc bắc Việt Nam) đều thuộc chủng tộc Bách Việt. Ngoại trừ người Chăm, Khơ Me, 1 số dân tộc Tây Nguyên (có lẽ họ không thuộc chủng tộc Bách Việt mà họ thuộc chủng Malay, Indo cổ.
Và quan điểm của em khái niệm người Việt cổ cũng được hiểu là tộc Bách Việt.
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,040
Động cơ
576,258 Mã lực
Theo em khái niệm Việt Cổ khó phân định. Vì thế nào được gọi là cổ?
Giả thuyết:
- Quần cư đầu tiên ở vùng miền Bắc VN khi xưa là người Tai-Kadai
- Người Bách Việt tránh Hoa Hạ hoá tràn xuống phía Nam. Dừng chân ở Bắc Việt, quần cư và phối ngẫu cùng Tai-Kadai bản địa tạo ra người Việt hiện đại hiện nay. Nếu gọi người Việt đã được trộn lẫn này là Cổ thì cũng được. Mà gọi người Bản đại Tai-Kadai là Cổ thì cũng được :)
Tai-Kadai bản địa bản chất thì vẫn thuộc chủng tộc Bách Việt thôi cụ. Chính vì thế nhiều nghiên cứu đã nói rõ: Người Việt hiện này (chắc loại trừ Chăm, Khơ Me ra) đồng chủng tộc với người nam Trung Quốc và bắc Thái Lan.
 

Chưa Có Dép

Xe điện
Biển số
OF-337469
Ngày cấp bằng
6/10/14
Số km
3,054
Động cơ
306,085 Mã lực
Vãi thật nhiều cụ cứ thấy trống đồng thì khẳng định nó phải của người Việt ? Kiểu suy nghĩ như vậy khác gì thằng Campuchia nó nói chỗ nào có cây thốt nốt là đất của nó .
Trống Đồng nó đại diện cho văn hóa lúa nước , khắp vùng ĐNA nước nào chả có . Trống ở Indo , Myanma khác hoàn toàn trống của VN nhé , nói nó của người Việt họ cười cho .
Chuẩn rồi cụ, nói trống đồng Đông Sơn là tinh hoa của người Việt cổ còn nghe được :D
Vậy mà còn có cụ bảo ĐS là bán buôn của Mya cơ đấy :))
 

vitngoc

Xe điện
Biển số
OF-450042
Ngày cấp bằng
1/9/16
Số km
2,420
Động cơ
2,116,942 Mã lực
Đỉnh cao trống đồng chắc là nhà mình vì em thấy nó đẹp nhất! :D Anh Tàu, Lào, Ỉn ... xấu òm!
 

cưỡi chổi

Xe lăn
Biển số
OF-123656
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
11,896
Động cơ
514,195 Mã lực
Nơi ở
trên cái chổi
Theo em đọc lắt nhắt khắp nơi : mỗi lần xâm chiếm nước ta, TQ đều cho người đốt sách sử, phá di tích ... với mục đích để dân ta không biết sử ta, không biết nguồn gốc của mình để rồi phải dựa vào sử của tầu viết về nước ta nhằm mục đích cố gắng “ép” dân Việt cổ là một phần của trung quốc. (mục tiêu đồng hoá không chỉ ngôn ngữ mà từ nguồn gốc trở đi).

Bên cạnh đó em cũng đọc đâu đó về nguồn gốc và sự di cư của loài người, thì thông thường người cổ đại có xu hướng di chuyển men theo các vùng biển và các nền văn minh cổ đại cũng xuất hiện ở vùng đồng bằng ven biển, lui xuống gần xích đạo nơi có khí hậu ấm áp. Nên cái thuyết mà bảo dân Việt là gốc tầu ngày xưa, về mặt di cư và địa lý thì nó rất chi là khiên cưỡng :)

Còn hoạt động giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá thì chắc vẫn luôn diễn ra từ thời xa xưa chứ không phải mỗi giờ. Ví dụ như Hội An xưa là thương cảng, xuất gốm sứ, lụa ... đi TQ, nên nếu tìm thấy đồ gốm sứ VN ở TQ thì cũng là lẽ thường chứ không phải loại gốm sứ đó TQ cũng làm :)

Dù thuyết về nguồn gốc người Việt còn nhiều tranh cãi nhưng em vẫn tự hào là người Việt và những thứ mang tính tiểu tượng văn hoá Việt Nam trong đó có trống đồng.

Em vẫn nhớ chương trình thời sự lúc 7 giờ ngày xưa có hình cái trống đồng xoay xoay ... với đàn chim Lạc , xem mãi cũng thích.

Hẳn là ngày xưa, thời các cụ, dân Việt mình chắc cũng rất là “ra gì và này nọ” nên bọn tầu nó mới có cái chính sách thâm nho và có vẻ như áp nhõn lên cái mảnh đất chữ S này như thế, lại còn truyền từ đời này qua đời nọ cả ngàn năm :)
Nguồn gốc của bọn hán tàu khựa là tộc hoa hạ - nhóm người bán du mục có quan hệ gần gũi với các bộ tộc du mục phương Bắc. Sau đi xâm chiếm các vùng đất của người Bách Việt ở phương Nam, rồi chiếm luôn cả các tư liệu sản xuất cũng như nên văn minh lúa nước của họ. Có thể nói bọn hán này nó đi chiếm đất rồi nhận vơ luôn văn hóa và tổ tiên của dân tộc khác
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,040
Động cơ
576,258 Mã lực
Vãi thật nhiều cụ cứ thấy trống đồng thì khẳng định nó phải của người Việt ? Kiểu suy nghĩ như vậy khác gì thằng Campuchia nó nói chỗ nào có cây thốt nốt là đất của nó .
Trống Đồng nó đại diện cho văn hóa lúa nước , khắp vùng ĐNA nước nào chả có . Trống ở Indo , Myanma khác hoàn toàn trống của VN nhé , nói nó của người Việt họ cười cho .
Cụ có thông tin nào về mức độ phổ biến trống đồng ở Indo, Mynama không?
 

anhtrangvn

Tháo bánh
Biển số
OF-117009
Ngày cấp bằng
16/10/11
Số km
1,054
Động cơ
404,318 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ tham khảo bài viết này ạ:


"TIẾNG TRỐNG ĐỒNG CỦA MẸ ÂU CƠ VÀ CHA LẠC LONG QUÂN VANG ĐẾN ĐÂU ?

Hậu Hán thư (Trung Hoa), quyển 14 ghi: "Dân Giao Chỉ có một linh vật đó chính là Trống Đồng”.
Ngoài số lượng lớn trống đồng đã được tìm thấy tại Mê Linh (Trung tâm của văn hóa Đông Sơn) điều kỳ lạ trống đồng còn được tìm thấy ở nhiều nước khác. Theo đường lục địa, trống đồng được tìm thấy số lượng lớn tại Nam Trung Hoa (Tổ tiên Bách Việt của người Việt Nam) Lào, Cambodia, Thái Lan đến tận Myanmar. Theo đường biển tại Philippines, Indonesia và Malaysia.
Các nhà khảo cổ học đều thống nhất rằng nhiều trống đồng Đông Sơn đã có mặt ở nhiều vùng đất xa xôi, tuy nhiên thời đó trống đồng không đúc tại chỗ mà nó được đem tới từ miền Bắc Việt Nam.
Sự kiện tầm nhìn triệu năm của mẹ Âu Cơ dẫn phân nửa số con cháu để mở rộng đất nước về về phía tây của lục địa và cha Lạc Long Quân dẫn phân nửa số con cháu còn lại về vùng biển Đông Nam Á mở mang bờ cõi đang dần được hé lộ...
1. Con đường của Quốc Mẫu Âu Cơ:
- Tại Lào và Cambodia:
Một số lượng khổng lồ lên đến 60 chiếc trống đồng Đông Sơn được thông báo tìm thấy, cho biết rằng thời đó Người Âu Lạc không chỉ dừng lại ở vùng Bắc Việt Nam ngày nay mà còn đi xuống phía nam của lục địa.
- Tại Thái Lan:
Thái Lan cũng cho thấy sự có mặt của nhiều trống đồng Đông Sơn, một số được tìm được ở sâu trong nội địa. 22 chiếc trống đồng Đông Sơn tìm được ở đây. Với niên đại được giám định được là khi đó ở miền Bắc Việt Nam đang tồn tại nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Như vậy, có thể rút ra một điều: cư dân Việt cổ đã có mặt tại Thái Lan.
- Tại Myanmar
Cho đến ngày nay tại Myanmar vẫn không khó nhận ra một lớp văn hóa bản địa truyền thống, mà lại là những nét văn hóa rất… Việt. Người Karen, là nhóm dân tộc tới ngày nay vẫn còn dùng trống đồng ở Myanmar. Người Karen nói rằng họ xuất phát từ sự kết hợp giữa Mẹ Tiên và Cha Rồng. Họ được sinh ra từ một trong những quả trứng của Rồng. Truyền thuyết khởi nguồn này của người Karen chỉ rõ mối liên hệ nguồn gốc trực tiếp với người Việt cổ, cùng là dòng giống Rồng Tiên dùng trống đồng.
2. Con đường của Quốc Phụ Lạc Long
Những chiếc trống đồng đã được tìm thấy ở các đảo xa xôi ngoài Thái Bình Dương thể hiện rõ dấu tích của một nền văn minh bản địa đã trải rộng từ vùng văn hóa Đông Sơn của người Việt Cổ lan sang các hải đảo.
Tại Quốc Đảo Philippines, Indonesia, Malaysia.
Trống Đồng Đông Sơn ra được tận đảo Philipines và quốc đảo khác. Ngoài trống đồng, Người ta còn tìm thấy loại Nhà rông, cồng chiêng và cột nhà mồ như ở Tây Nguyên Việt Nam. Bảo tàng Quốc gia Indonesia thì giữ bốn chiếc trống đồng Đông Sơn xem như di sản văn hóa nước này. Với các hình mặt trời và cả chim Lạc giống hệt như ở trống ở Bảo tàng Lịch sử tại Hà Nội, họ gọi là gendang, đã được tìm thấy ở các đảo xa ngoài Thái Bình Dương.
Văn hóa Đông Sơn có mối liên hệ qua lại với vùng quần đảo thời đó không chỉ thể hiện ở trống đồng mà còn ở một số tập tục, khi mà ta thấy kiểu nhà sàn mái cong trên trống đồng Ngọc Lũ lại được bảo tồn gần như nguyên vẹn hình dáng trong các nếp nhà sàn hiện nay. Yếu tố hải đảo trong văn hóa Đông Sơn còn thể hiện ở một số di chỉ ven biển như một số đồ trang sức bằng vỏ sò, vỏ ốc, kỹ nghệ chế tác công cụ bằng vật dụng từ biển rất giống ở huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Nhiều chiếc rìu đồng ở đây lại khá giống rìu đồng loại có chuôi xòe hình cánh én như loại hình rìu đồng Làng Vạc. Một số tượng kim loại và gỗ ở đây cũng mang phong thái của tượng trên cán dao găm hình người Đông Sơn.
Tại Malaysia, 6 chiếc trống đồng Đông Sơn tìm thấy, có thể nói, vùng bán đảo Malaysia là vùng xa nhất về phía tây, cho đến nay tìm được những dấu tích của sự giao lưu văn hóa Đông Sơn.
Về mặt địa lý, đây là một khu vực khá rộng. Chỉ có bằng “con đường nước”, những dòng hải lưu trên biển mới có thể đưa được những đồ vật Đông Sơn đi xa được như vậy. Điều đó cũng chứng tỏ người Đông Sơn đã sử dụng thành thạo thuyền đi biển. Hình ảnh thuyền đi biển có thể mang dáng dấp của một số thuyền có kích thước lớn được khắc hoạ trên trống đồng cho thấy nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc cổ đã trải rộng thế nào ở châu Á lục địa.
Để hiểu được sự kiện tầm nhìn triệu năm đó, chính bằng năng lực siêu nhiên mẹ Âu Cơ đã dẫn con cháu mình đến tận Myanmar ngày nay và Cha LQQ dẫn con cháu mình đi ra tận Philiipines và những quốc đảo xa xôi nhất. Thì ngày hôm nay những con người Việt Nam nào đang quyết giữ biển đảo cho quê hương mình thì chính người đó đang thực hiện tầm nhìn của cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ."



Một bộ trang phục được phục chế từ chuôi dao đồng cổ:
1600400248840.png
 

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,158
Động cơ
120,058 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
Cụ có thông tin nào về mức độ phổ biến trống đồng ở Indo, Mynama không?
Thế nào là phổ biến ở đây ? Trống của nước họ thì tất nhiên nó phải có đặc trưng riêng chứ ? Không có chút gì chứng minh là của mình nhưng cứ thích nhận vơ vào của là sao ?
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,040
Động cơ
576,258 Mã lực
Thế nào là phổ biến ở đây ? Trống của nước họ thì tất nhiên nó phải có đặc trưng riêng chứ ? Không có chút gì chứng minh là của mình nhưng cứ thích nhận vơ vào của là sao ?
Cụ không biết phổ biến là gì ạ?
 

legend7seas

Xe tải
Biển số
OF-709609
Ngày cấp bằng
6/12/19
Số km
219
Động cơ
76,862 Mã lực
Nguồn gốc của bọn hán tàu khựa là tộc hoa hạ - nhóm người bán du mục có quan hệ gần gũi với các bộ tộc du mục phương Bắc. Sau đi xâm chiếm các vùng đất của người Bách Việt ở phương Nam, rồi chiếm luôn cả các tư liệu sản xuất cũng như nên văn minh lúa nước của họ. Có thể nói bọn hán này nó đi chiếm đất rồi nhận vơ luôn văn hóa và tổ tiên của dân tộc khác
Người Trung Hoa hiện nay hoàn toàn là hợp chủng chứ không phải thuần chủng cụ ạ, Mông, Tạng, Mãn, Hán, Việt, v.v.. Người Hoa Bắc rất khác người Hoa Nam về hình dáng và bộ gen trong khi người Hoa Nam tương đối giống người Việt Nam vì ngày xưa đồng chủng Bách Việt. Kể cả người Kinh hiện đại cũng là hợp chủng của một vài tộc Bách Việt (Lạc Việt, Âu Viiệt) di cư và các cư dân bản địa đồng bằng sông Hồng.
 

Of.NguyenLinh

Xe ngựa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
28,663
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Có người còn nói rằng Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm của Tai-Kadai cư trú tại Hạ lưu sông Mã, thuộc dòng chảy văn hoá Đà river cơ. Nên chúng ta thấy người Thái (Việt nam) hiện nay chủ yếu bám theo dòng sông này.

Người Việt (hiện nay) xuất phát muộn hơn, và không phải dân bản địa (quần cư từ sớm tại Miền Bắc VN) mà theo dòng Bách Việt (nam Sông Dương tử, Nam núi Ngũ Lĩnh) chạy khỏi sự truy đuổi, đồng hoá của dân Hán (Hoa Hạ) phía Bắc nên chạy xuống phía Nam.

Thật vậy. Phía bắc VN, và Quảng Tây, Vân Nam đều là nơi cư trú của dân tộc Tai-Kadai (Ở Quảng Tây gọi là Choang), tự nhiên sao lại nảy ra ông Lạc Việt, Âu Việt ở nhõn đồng bằng sông hồng.
Kiểu như 1 ông nằm giữa xung quanh toàn hàng xóm ấy :)
Điều này có lẽ không logic lắm.
Trống đồng làng Vạc cũng có mà cụ?
Trống đồng nhiều loại, nhưng điêu khắc trên đó là khác nhau
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top