- Biển số
- OF-707721
- Ngày cấp bằng
- 15/11/19
- Số km
- 1,196
- Động cơ
- 115,671 Mã lực
- Tuổi
- 51
I. NGÀY ĐẢN SINH
A. Nguồn gốc Đản sinh
Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sinh của đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng Năm Dương lịch. Vesak cũng là tên của một ngày có ý nghĩa trọng đại nhất đối với hàng phật tử khắp thế giới. Đức Phật sinh vào ngày trăng tròn tháng Vesak, vào buổi sáng, trong thành Kapilavastu (Ca-ty-la-vệ) gần biên thùy giữa đông bắc Ấn Độ và Népal.
Đó là Thái tử Siddatha Gotama. Cha của ngài là Hoàng đế Tịnh Phạn (Cuddhodana) họ Cù Đàm (Gotama) và mẹ của Ngài là Hoàng hậu Ma Gia (Mayadevi) Ngài tên là Siddhartha Gotama.
Hoàng hậu Ma Gia, trong một kiếp quá khứ khi còn là một thiên nữ ở cung trời Đâu Suất, đã cầu nguyện tha thiết rằng: “sau này bà sẽ được tái sinh nơi cõi người và trở thành người mẹ sinh hạ ra một vị Phật”.
Cha Của Đức Phật, vua Tịnh Phạn là người đứng đầu gia tộc Thích Ca, và cũng là người đứng đầu trị vì đất nước, nơi ấy ngày xưa gọi là nước Ca Tỳ La Vệ thuộc phía Nam. Vua Tịnh Phạn kết hôn cùng với công chúa Ma Gia là người em gái của Vua Thiện Giác dòng tộc Câu Lợi ở phương bắc.
Hoàng hậu Ma Gia là bậc mẫu nghi của nước Ca Tỳ La Vệ, dung mạo tuy không phải là tuyệt thế, nhưng tâm hồn bà trong sáng như hoa sen. Bản thân hoàng hậu cũng thường làm việc bố thí và cứu giúp những người nghèo khổ ở khắp nơi, khiến cho người dân trong nước ai ai cũng đều mến phục đức hạnh của bà. Từ khi kết hôn cùng với vua Tịnh Phạn, hơn hai mươi năm Bà vẫn chưa có thái tử để nối ngôi. Vì thế hoàng hậu thường khuyên vua Tịnh Phạn làm nhiều điều thiện, tạo phúc cho dân.
Thế rồi, cho đến vào một đêm vắng lặng, khi sắp tới ngày sinh hạ đứa con đầu lòng lúc thiếp đi, trong một giấc mơ, bà thấy thấy từ không trung một luồng ánh sáng trắng mỹ diệu chiếu rọi vào bà, và từ trong luồng sáng xuất hiện một con voi trắng vô cùng thánh khiết với sáu chiếc ngà, con voi trắng bay đến đi vào hông bên phải rồi hòa tan vào cơ thể của bà. Hoàng hậu giật mình tỉnh giấc, kể lại giấc mộng. Các quan đại thần đều đoán rằng đây là điềm lành, chắc chắn hoàng tộc sắp có tin vui. Quả nhiên, từ đó hoàng hậu mang thai. Vua Tịnh Phạn rất vui mừng cùng thần dân mơ tiệc ăn mừng.
B. THÁI TỬ RA ĐỜI
Hoàng hậu mang thai đã được mười tháng, sắp đến ngày hạ sinh, bà xin phép vua cho Bà về nhà mẹ đẻ để hạ sinh theo đúng phong tục thời bấy giờ. Vua Tịnh Phạn đã đích thân dẫn đoàn tùy tùng đi hộ tống Hoàng hậu về quê hương. Hôm đó là ngày trăng tròn theo lịch Ấn Độ, gió tháng Tư hiu hiu thổi, khí trời ấm áp. Khi đoàn người đi ngang qua vườn Lâm Tỳ Ni tại vươn quốc Ca Tỳ La Vệ, ngày nay thuộc nước Nepal (thuộc thành kapilavastu) cảnh vật nơi đây rất tuyệt đẹp, mọi người ai cũng thấy dễ chịu. Hoàng hậu cho dừng kiệu để vào vườn nghỉ ngơi một chút.
Lúc này là mùa xuân, hạ giao mùa, trong vườn Lâm Tỳ Ni hoa đang nở rộ, muôn chim đua hót. Hoàng hậu ngồi cạnh hồ nước chiêm ngưỡng cảnh vật thiên nhiên, rồi bà đứng dậy dạo quanh vườn hoa, đến cây hoa vô ưu có cành lá sum suê nở rộ. Hoàng hậu đưa tay lên định ngắt lấy một nhành hoa, bỗng bà cảm thấy đau bụng và sau đó Hoàng tử chào đời. Hôm ấy nhằm ngày mồng 8 tháng 4 (ÂL).
Ngay sau đó, có một cơn mưa nhẹ sau đó đã gội rửa cho cả người mẹ và hoàng tử. Cùng ngày đó, bảy sinh mệnh, sự vật khác cũng được xuất sinh, lần lượt là cây bồ đề, công chúa Da Du Đà La (Yashodhara), con ngựa Kiền Trắc (Kantaka), người đánh xe ngựa Sa Nặc (Channa), con voi Kaludayi (người bạn thời thơ ấu của hoàng tử), và bảy kho báu vô chủ.
Hoàng tử được đưa trở về kinh thành ngay đêm hôm đó.
Khi Thái tử sinh được 5 ngày, đức vua Tịnh Phạn (Suddhodana) đặt tên cho con trai là Siddhattha (tiếng Sanskrit) âm tiếng Việt là Sĩ-Đạt-Ta, họ là Gotama, âm tiếng Việt là Cồ Đàm. Tiếng Pãli là Siddharta Gautama Tất Đạt Đa (nghĩa là “người mà sẽ đạt được mục đích của mình”.). Ngài thuộc dòng dõi quí tộc Thích Ca (Sakiya).
Sau khi hạ sinh được bảy ngày thì Hoàng hậu Ma Da qua đời, người em gái tên là Kiều Đàm Di (Mahaprajapati), tức Vương phi Mahã Pajãpati Gotami (em ruột) tình nguyện thay thế hoàng hậu săn sóc hoàng tử với sự yêu thương, nuôi dưỡng đến khi Ngài khôn lớn.
Rất nhiều nhà thông thái đã đến để gặp mặt và cầu chúc cho vị hoàng tử mới sinh.
Một hôm có vị đạo sư tên là A Tư Đà (Asita) đến từ Hy Mã Lạp Sơn (Hymalaya) xin yết kiến vua để chúc mừng và xem mặt thái tử. A Tư Đà, vốn là thầy dạy học cũ của nhà vua và là một người tu hành khổ hạnh đã đạt được nhiều thành tựu. Nhà vua cảm thấy rất vinh nên cho người mang đứa trẻ đến bên vị đạo sĩ để đứa bé tỏ lòng tôn kính với ông. Khi gặp Hoàng tử, ngay lập tức, đạo sĩ A Tư Đà nhận ra ngay tướng mạo, những đường nét trên cơ thể hoàng tử toát lên một vẻ cao quý, uy nghiêm thuộc về tâm linh và tôn giáo. Với năng lực siêu thường, ông nhìn thấy sự vĩ đại trong tương lai của vị hoàng tử. Nói xong, ông sụp quỳ lạy Thái tử.
Kế đó, đạo sĩ bỗng dưng cất tiếng cười khan rồi lại khóc. Đức vua và mọi người ngạc nhiên trước những cảm xúc vui buồn của đạo sĩ, hỏi nguyên nhân. A Tư Đà thưa rằng: “Thái tử có đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Tôi vui mừng vì biết rằng về sau Thái tử sẽ đắc quả Phật sẽ trở thành bậc chánh đẳng, chánh giác. Tôi khóc là vì tới lúc đó thì tôi đã chết rồi nên không có cơ hội nghe pháp của Ngài”. Do đó ông sẽ không được hưởng phước lành thọ giáo với bậc trí tuệ cao siêu, Chánh Đẳng Chánh Giác.
Nghe vị đạo sĩ thấy như vậy, đức Vua Tịnh Phạn vô cùng sung sướng nhưng cũng không khỏi âu lo về người kế nghiệp.
A. Nguồn gốc Đản sinh
Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sinh của đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng Năm Dương lịch. Vesak cũng là tên của một ngày có ý nghĩa trọng đại nhất đối với hàng phật tử khắp thế giới. Đức Phật sinh vào ngày trăng tròn tháng Vesak, vào buổi sáng, trong thành Kapilavastu (Ca-ty-la-vệ) gần biên thùy giữa đông bắc Ấn Độ và Népal.
Đó là Thái tử Siddatha Gotama. Cha của ngài là Hoàng đế Tịnh Phạn (Cuddhodana) họ Cù Đàm (Gotama) và mẹ của Ngài là Hoàng hậu Ma Gia (Mayadevi) Ngài tên là Siddhartha Gotama.
Hoàng hậu Ma Gia, trong một kiếp quá khứ khi còn là một thiên nữ ở cung trời Đâu Suất, đã cầu nguyện tha thiết rằng: “sau này bà sẽ được tái sinh nơi cõi người và trở thành người mẹ sinh hạ ra một vị Phật”.
Cha Của Đức Phật, vua Tịnh Phạn là người đứng đầu gia tộc Thích Ca, và cũng là người đứng đầu trị vì đất nước, nơi ấy ngày xưa gọi là nước Ca Tỳ La Vệ thuộc phía Nam. Vua Tịnh Phạn kết hôn cùng với công chúa Ma Gia là người em gái của Vua Thiện Giác dòng tộc Câu Lợi ở phương bắc.
Hoàng hậu Ma Gia là bậc mẫu nghi của nước Ca Tỳ La Vệ, dung mạo tuy không phải là tuyệt thế, nhưng tâm hồn bà trong sáng như hoa sen. Bản thân hoàng hậu cũng thường làm việc bố thí và cứu giúp những người nghèo khổ ở khắp nơi, khiến cho người dân trong nước ai ai cũng đều mến phục đức hạnh của bà. Từ khi kết hôn cùng với vua Tịnh Phạn, hơn hai mươi năm Bà vẫn chưa có thái tử để nối ngôi. Vì thế hoàng hậu thường khuyên vua Tịnh Phạn làm nhiều điều thiện, tạo phúc cho dân.
Thế rồi, cho đến vào một đêm vắng lặng, khi sắp tới ngày sinh hạ đứa con đầu lòng lúc thiếp đi, trong một giấc mơ, bà thấy thấy từ không trung một luồng ánh sáng trắng mỹ diệu chiếu rọi vào bà, và từ trong luồng sáng xuất hiện một con voi trắng vô cùng thánh khiết với sáu chiếc ngà, con voi trắng bay đến đi vào hông bên phải rồi hòa tan vào cơ thể của bà. Hoàng hậu giật mình tỉnh giấc, kể lại giấc mộng. Các quan đại thần đều đoán rằng đây là điềm lành, chắc chắn hoàng tộc sắp có tin vui. Quả nhiên, từ đó hoàng hậu mang thai. Vua Tịnh Phạn rất vui mừng cùng thần dân mơ tiệc ăn mừng.
B. THÁI TỬ RA ĐỜI
Hoàng hậu mang thai đã được mười tháng, sắp đến ngày hạ sinh, bà xin phép vua cho Bà về nhà mẹ đẻ để hạ sinh theo đúng phong tục thời bấy giờ. Vua Tịnh Phạn đã đích thân dẫn đoàn tùy tùng đi hộ tống Hoàng hậu về quê hương. Hôm đó là ngày trăng tròn theo lịch Ấn Độ, gió tháng Tư hiu hiu thổi, khí trời ấm áp. Khi đoàn người đi ngang qua vườn Lâm Tỳ Ni tại vươn quốc Ca Tỳ La Vệ, ngày nay thuộc nước Nepal (thuộc thành kapilavastu) cảnh vật nơi đây rất tuyệt đẹp, mọi người ai cũng thấy dễ chịu. Hoàng hậu cho dừng kiệu để vào vườn nghỉ ngơi một chút.
Lúc này là mùa xuân, hạ giao mùa, trong vườn Lâm Tỳ Ni hoa đang nở rộ, muôn chim đua hót. Hoàng hậu ngồi cạnh hồ nước chiêm ngưỡng cảnh vật thiên nhiên, rồi bà đứng dậy dạo quanh vườn hoa, đến cây hoa vô ưu có cành lá sum suê nở rộ. Hoàng hậu đưa tay lên định ngắt lấy một nhành hoa, bỗng bà cảm thấy đau bụng và sau đó Hoàng tử chào đời. Hôm ấy nhằm ngày mồng 8 tháng 4 (ÂL).
Ngay sau đó, có một cơn mưa nhẹ sau đó đã gội rửa cho cả người mẹ và hoàng tử. Cùng ngày đó, bảy sinh mệnh, sự vật khác cũng được xuất sinh, lần lượt là cây bồ đề, công chúa Da Du Đà La (Yashodhara), con ngựa Kiền Trắc (Kantaka), người đánh xe ngựa Sa Nặc (Channa), con voi Kaludayi (người bạn thời thơ ấu của hoàng tử), và bảy kho báu vô chủ.
Hoàng tử được đưa trở về kinh thành ngay đêm hôm đó.
Khi Thái tử sinh được 5 ngày, đức vua Tịnh Phạn (Suddhodana) đặt tên cho con trai là Siddhattha (tiếng Sanskrit) âm tiếng Việt là Sĩ-Đạt-Ta, họ là Gotama, âm tiếng Việt là Cồ Đàm. Tiếng Pãli là Siddharta Gautama Tất Đạt Đa (nghĩa là “người mà sẽ đạt được mục đích của mình”.). Ngài thuộc dòng dõi quí tộc Thích Ca (Sakiya).
Sau khi hạ sinh được bảy ngày thì Hoàng hậu Ma Da qua đời, người em gái tên là Kiều Đàm Di (Mahaprajapati), tức Vương phi Mahã Pajãpati Gotami (em ruột) tình nguyện thay thế hoàng hậu săn sóc hoàng tử với sự yêu thương, nuôi dưỡng đến khi Ngài khôn lớn.
Rất nhiều nhà thông thái đã đến để gặp mặt và cầu chúc cho vị hoàng tử mới sinh.
Một hôm có vị đạo sư tên là A Tư Đà (Asita) đến từ Hy Mã Lạp Sơn (Hymalaya) xin yết kiến vua để chúc mừng và xem mặt thái tử. A Tư Đà, vốn là thầy dạy học cũ của nhà vua và là một người tu hành khổ hạnh đã đạt được nhiều thành tựu. Nhà vua cảm thấy rất vinh nên cho người mang đứa trẻ đến bên vị đạo sĩ để đứa bé tỏ lòng tôn kính với ông. Khi gặp Hoàng tử, ngay lập tức, đạo sĩ A Tư Đà nhận ra ngay tướng mạo, những đường nét trên cơ thể hoàng tử toát lên một vẻ cao quý, uy nghiêm thuộc về tâm linh và tôn giáo. Với năng lực siêu thường, ông nhìn thấy sự vĩ đại trong tương lai của vị hoàng tử. Nói xong, ông sụp quỳ lạy Thái tử.
Kế đó, đạo sĩ bỗng dưng cất tiếng cười khan rồi lại khóc. Đức vua và mọi người ngạc nhiên trước những cảm xúc vui buồn của đạo sĩ, hỏi nguyên nhân. A Tư Đà thưa rằng: “Thái tử có đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Tôi vui mừng vì biết rằng về sau Thái tử sẽ đắc quả Phật sẽ trở thành bậc chánh đẳng, chánh giác. Tôi khóc là vì tới lúc đó thì tôi đã chết rồi nên không có cơ hội nghe pháp của Ngài”. Do đó ông sẽ không được hưởng phước lành thọ giáo với bậc trí tuệ cao siêu, Chánh Đẳng Chánh Giác.
Nghe vị đạo sĩ thấy như vậy, đức Vua Tịnh Phạn vô cùng sung sướng nhưng cũng không khỏi âu lo về người kế nghiệp.
Chỉnh sửa cuối: