Lâm Tỳ Ni: Khám phá vùng đất Phật thiêng liêng
Một trong 4 thánh địa lớn nhất của Phật giáo trên thế giới phải kể đến khu vườn Lâm Tỳ Ni, nơi đức Phật đản sinh ra. Đến với Lâm Tỳ Ni, du khách như đi vào cõi thiêng,
Cổng vào khuôn viên Lâm Tỳ Ni
Cổng phía trong khuôn viên Lâm Tỳ Ni (Đền thờ Hoàng hậu Maya sơn mầu trắng)
Lâm Tỳ Ni (Lumbini) ngày nay nằm trên một ngọn đồi thấp dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn, cách kinh thành Ca Tỳ La Vệ xưa (nay là Kapilavastu) khoảng 25 cây số về hướng Đông, cách biên giới Ấn - Nepal 36 cây số và cách thủ đô Nepal Kathmandu 320 cây số, thuộc địa phận của CH DC liên bang
Nepal, cách biên giới Ấn Độ khoảng 30km.
Nơi đây đã có một thời gian dài bị lãng quên. Mãi đến ngày 1/12/1896, tức khoảng 2500 năm sau, hai nhà khảo cổ người Đức Alois A. Fuhrer và Khadga Samsher mới khai quật và phát hiện
một trụ đá có khắc sắc lệnh của vua A Dục (Asoka), Họ mới biết đây là Thánh địa, nơi đản sanh Đức Thế Tôn.
Cột trụ đá di tích lịch sử Asoka (Ashoka's Pillar)
Trên thân trụ có khắc 5 hàng cổ ngữ Brahmi
Trụ đá được các nhà khảo cổ dựng lại ngay trên nền nguyên thuỷ, và công tác khai quật, trùng tu và bảo trì Lâm Tỳ Ni bắt đầu từ đấy.
Khu vườn Lâm Tỳ Ni là nơi hoàng hậu Mayadevi (Mada) đã sinh ra Siddhartha Gautama (Tất-đạt-đa), sau này trở thành Phật Thích Ca. Là một trong những địa điểm hành hương nổi tiếng của Phật tử,
Lâm Tỳ Ni là một trong bốn di tích quan trọng của Phật Giáo
Lumbini: Ngọn lửa bất diệt biểu tượng cho hòa bình được thắp cháy từ năm 1986
Trong thời Đức Phật còn tại thế, Lâm Tỳ Ni là một khu vườn xinh đẹp được bao phủ bởi màu xanh và bóng mát, nằm ở phía Tây thành quốc Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastsu) và phía Tây Nam Devadaha của Vương quốc Thị tộc Thích Ca (Shakya) của Nepal. Tương truyền, đây là nơi Hoàng hậu Mayadevi đã sinh ra Thái tử Siddhartha Gautama (Tất-đạt-đa), người sau này trở thành Phật Thích Ca và đã khai sinh ra Phật giáo. Vườn Lâm Tỳ Ni đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới vào năm 1997.
Khu Lumbini, quận Rupandehi, Tây Terai, Nepal
Theo phong tục của người
Ấn Độ, người phụ nữ sắp sinh sẽ phải trở về quê mẹ, hoàng hậu Mada khi xưa cũng vậy, trong chuyến đi trở về quê hương, bà đã đến thăm khu vườn Lâm Tỳ Ni và hạ sinh ra đức Phật. Có 2 bằng chứng để người ta tin đây chính là nơi đức Phật ra đời: cột đá của vua A Dục và bức phù điêu của hoàng hậu Mada cùng đức Phật bé nhỏ được sinh ra ở bên cạnh
Các tấm phù điêu tại khu vườn Lâm Tỳ Ni miêu tả cảnh hoàng hậu Mada tay phải cầm nhánh cây vô ưu, đứa trẻ sinh ra đã đứng thẳng trên những cánh hoa sen với xung quanh là sự xuất hiện của các chư thiên nhà trời đến để tán thán và rải hoa cúng dường.
bức phù điêu bằng đá mô tả sự ra đời của thái tử Tất Đạt Đa qua hình ảnh hoàng hậu Maya đang đứng với lấy một nhánh cây Vô ưu và đang hạ sinh thái tử. Họ cho rằng bức phù điêu này được thực hiện bởi vua Ripu Malla, một vị vua theo đạo Hindu, của Nepal vào đầu thế kỷ XIV.
Sau khi các nhà khảo cổ xác nhận các chứng tích lịch sử, năm 1997, Tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận Lâm Tỳ Ni là Di sản văn hóa của nhân loại.
Trung tâm khu di sản có nhiều điểm thiêng liêng như: khu đền thờ hoàng hậu Mada, hồ nước hoàng hậu tắm trước khi sinh, cây bồ đề cổ thụ, trụ đá vua A Dục, nền móng tịnh xá, những vườn hoa…
Phiến đá có in dấu một bàn chân nhỏ, mà vua A Dục vào năm 249 TCN đã dùng để đánh dấu vị trí nơi sinh của đức Phật
Đền thờ Hoàng hậu Maya
Bên cạnh cột trụ đá lịch sử này là
đền thờ Hoàng hậu Maya (Mahadevi temple). Ngôi đền được xây dựng theo lối kiến trúc khá đặc biệt, Gọi là đền nhưng thực ra chỉ là bốn bức tường sơn mầu trắng bao quanh khu vực khảo cổ, rất đơn giản, cốt để che mưa, che nắng bảo vệ cho khu vực khai quật tránh bị hư hoại theo thời gian. Bên trong đền là những nền gạch xưa cũ đã được khai quật, những vết tích cổ xưa như
phiến đá có in dấu của một bàn chân nhỏ do vua A Dục khắc in, được xác định là vị trí lúc Đức Phật đản sinh, được bảo tồn trong lồng kiếng chắn đạn .
Đền thờ Hoàng hậu Maya và hồ nước thiêng
Bên trong đền là những nền gạch xưa cũ đã được khai quật
Cạnh hồ tắm là cây bồ đề mà trước đây là cây Vô ưu
Cây Bồ đề (trên nền của cây Vô ưu xưa)
Phật giáo hầu như đã hoàn toàn biến mất tại Ấn Độ từ bao thế kỷ qua. Mảnh đất nơi đức Phật chào đời và lớn khôn, mảnh đất một thời huy hoàng, bình minh của nền văn minh Phật giáo đã không lưu lại một vết tích nào. Tang thương dâu biển đã biến những kinh thành tráng lệ của một thời xa xưa thành những cánh rừng hoang vu không dấu chân người.
Bên cạnh cây Bồ đề, hồ nước và đền thờ hoàng hậu Maya là một dãy nền móng gạch đỏ nằm trong khuôn viên hình chữ nhật, đó là di tích Tu viện Lâm Tỳ Ni. Di tích có bề dày lịch sử từ thế kỷ thứ 3 hoặc 4 trước tây lịch.
Đi tìm lại ngôi vườn xưa giữa một vùng núi rừng bao la bát ngát của xứ Ấn Độ quả là chuyện mò kim đáy biển, một thách đố đối với những nhà Đông phương học. Thế nên việc tìm và khôi phục lại thắng tích Lâm Tỳ Ni ngày nay là cả một công trình tim óc lớn lao của không biết bao nhiêu người, trải dài hơn nửa thế kỷ.