[Funland] Trong cơn dịch Sars-nCov-2, Rằm tháng tư, nói về tích Phật Đản

momoyama68868

Xe điện
Biển số
OF-66516
Ngày cấp bằng
17/6/10
Số km
3,797
Động cơ
471,228 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa
Đức Thế Tôn

 

Mainboard o_o

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-720718
Ngày cấp bằng
18/3/20
Số km
352
Động cơ
81,940 Mã lực

Giang Vũ

Đại lễ Phật Đản 2020 diễn ra trong ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thiếu vắng những bữa tiệc chay tại chùa hay những cuộc gặp mặt. Nhưng thế giới món chay luôn có vô vàn món để lựa chọn, từ hủ tiếu đến lẩu sầu riêng.


Mắm chưng chay làm từ đậu hũ, cà chua và màu điều ăn kèm dưa leo và rau sống ăn vào mát rượi mùa nóng nực.
Giang Vũ​

Món chay phổ biến

Người Sài Gòn thường chọn ăn chay vào các ngày rằm, mùng một, dịp lễ Phật đản... Có rất nhiều trường phái ăn chay ở Sài Gòn: Những người ăn chay trường, những người ăn chay thực dưỡng theo phương pháp Osawa, người ăn chay theo đạo Hòa Hảo, nhóm ăn chay theo kiểu Huế, theo kiểu người Hoa...

Món chay đặc trưng và phổ biến rộng rãi khắp Sài Gòn phải kể đến món hủ tiếu chay. Nhà thơ Trần Tiến Dũng hồi tưởng, món hủ tiếu chay có tiếng từ lâu phải kể đến xóm Giá (nay là hẻm 702 Hồng Bàng, quận 11), bán rộng rãi ở Sài Gòn từ trước 1975. Lúc đầu có một người bán, sau cả xóm cùng bán món này vì phục vụ cho người dân hay đi lễ Phật các chùa gần đó.

Hủ tiếu chay có hai loại: hủ tiếu mềm xào chay và hủ tiếu nước. Nước dùng hủ tiếu nấu từ củ cải ngọt (cà rốt), củ cải trắng và củ sắn. Khi múc ra tô thì bỏ thêm tàu hũ ky chiên giòn, tàu hũ chiên giòn, chả chay, hoành thánh chiên, giá đậu xanh, rau húng hoặc rau ngò gai.


Món hủ tiếu xào chay đặc trưng Sài Gòn​

Chị A Thủy (quận 11) chia sẻ, món hủ tiếu mềm xào chay có lẽ bắt nguồn từ món hủ tiếu mềm của người Hoa (món mặn). Còn hủ tiếu chay nước có nơi nấu bằng hủ tiếu mềm, có nơi nấu bằng sợi hủ tiếu dai (như hủ tiếu Nam Vang), loại nào ăn cũng ngon và hợp vị. Riêng hủ tiếu xào chay phải dùng loại hủ tiếu mềm, to bản, xào bằng chảo sâu lòng kiểu người Hoa, xào lửa lớn, có mùi khen khét đặc trưng mới là đúng vị.

Theo đầu bếp Võ Quốc, một vài năm gần đây người Sài Gòn lại ưng ăn món kho quẹt chay và mắm nấm hương chay. Thậm chí, mắm kho quẹt chay lại còn ngon hơn kho quẹt mặn. Từ ý tưởng món mặn và cộng với trào lưu ăn chay của người Sài Gòn ngày một nhiều, các món chay đã ra đời và được người Sài Gòn mở rộng vòng tay đón nhận nhiệt tình.


Món kho quẹt chay của đầu bếp Võ Quốc


Mắm nấm hương chay​

Tại nhiều quán chay ở Sài Gòn hiện đang thịnh hành một món ăn vô cùng hấp dẫn, đó là nem chua chay từ cùi bưởi, món ăn do người miền Tây sáng tạo và mang lên Sài Gòn. Đây là món nem cực độc đáo, làm từ cùi bưởi giã nhuyễn, làm chua bằng cách vắt nước khế vào, trộn với đu đủ hườm hườm mỏ vịt (đu đủ gần chín), rau răm, tiêu hạt, tỏi, đường... và gói lại cho lên men hai ba ngày là ăn được. Thậm chí, khi ăn, người ta đều có cảm giác ngỡ ngàng vì không biết đây là món chay hay món mặn nữa.


Nem chay cùi bưởi miền Tây phổ biến ở Sài Gòn​

Lẩu sầu riêng lạ miệng

Lần đầu tiên ở Sài Gòn có một món lẩu từ trái cây, mà lại là sầu riêng, có mặt vào đúng dịp lễ Phật Đản. Chị Võ Ngọc Huyền Dung, chủ quán chay Mộc Hương Các (quận Tân Bình) chia sẻ: "Món ăn độc đáo này tôi tự nghĩ ra sau khi được ăn món gốc là lẩu sầu riêng nấu với món mặn.

Sầu riêng chín cây loại ngon hầm cho ngọt nước, không bỏ bất cứ một gia vị nào kể cả muối hay bột nêm chay, chỉ cho thêm một nhúm hạt kỷ tử, sau đó khi ăn nhúng rau mùng tơi, các loại nấm vào, tạo ra một vị lẩu ngon và độc đáo chưa từng có. Vì nước lẩu chưa có gia vị nào nên các loại rau, nấm khi ăn sẽ chấm với chao hoặc tương để đậm đà hơn".

Loại lẩu này dành cho những ai thích vị ngọt thanh, không bị lệ thuộc vào gia vị thì sẽ vô cùng thích thú. Nước lẩu rất ngọt và đặc biệt thơm mùi sầu riêng thanh thoát.


Món lẩu sầu riêng ở Mộc Hương Các


Hoa Sa la (còn gọi là vô ưu) nở trong mùa Phật đản​

Món chay độc đáo của sư cô nuôi 8 trẻ mồ côi

Trong mùa dịch Covid-19 ở Sài Gòn, có rất nhiều người làm từ thiện bằng cách tặng các món ăn chay, hay mua món chay ủng hộ những hoàn cảnh đặc biệt. Trên mạng xã hội, nhiều người đã kêu gọi nhau mua đồ chay ủng hộ sư cô Nhân Trúc, mái ấm Hương Từ Bi (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai).

Một mình sư cô làm đủ việc để nuôi 8 đứa con, bên cạnh sự giúp đỡ hảo tâm của nhiều người. Tuy nhiên, để luôn có tiền nuôi những đứa trẻ, sư cô Nhân Trúc đã làm thường xuyên các món chay như đậu hũ, chân nấm xào mè, mắm ruốc chay, dưa mắm chay mang lên Sài Gòn bán.


Món chân nấm xào mè ngon xuất sắc của sư cô Nhân Trúc​

Những ai đã mua đồ chay của sư cô Nhân Trúc đều ngạc nhiên vì món chay của cô làm rất ngon và vừa miệng, món đậu hũ làm tự nhiên, có mùi thơm rất đặc trưng mà không hàng đậu hũ nào làm được hương vị này. Món chân nấm xào mè thì ngon xuất sắc, ăn với cháo trắng hoặc cơm ngon đặc biệt. Không ai ngờ, một người phụ nữ mảnh mai mà lại có nghị lực phi thường, mỗi đêm đều thức khuya làm đủ món chay để nuôi các con của mình khôn lớn.

Ăn chay để phát sinh lòng từ bi. Tấm lòng người Sài Gòn càng thể hiện sự rộng mở, từ bi hơn nữa trong mùa dịch Covid-19 qua những món chay thiện nguyện và san sẻ đến đủ mọi thân phận con người.


Sư cô Nhân Trúc bán đồ chay để nuôi 8 trẻ mồ côi​
 

momoyama68868

Xe điện
Biển số
OF-66516
Ngày cấp bằng
17/6/10
Số km
3,797
Động cơ
471,228 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa
Bình yên....(trong vòng tròn trắng, một chú chim bồ câu đang bình yên đậu trên tay bức tượng đức phật)





 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
21,348
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Tất cả những chuyện này em đã đọc hết. Hôm nay đọc lại vẫn thấy một cảm giác vui vẻ, nhẹ nhõm rất khó tả.
Đáng tiếc ngày hôm nay ngày rằm, ngày Phật Đản nhưng vì công việc em không có thời gian lên chùa lễ Phật, tụng kinh.
Đành tụng tại gia.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nếu vậy, anh nguyện hồi hướng chút công đức được chiêm bái tận mắt, được đội Xá lợi sáng nay cho chú.

Nguyện cầu các Ngài độ cho chú Thân Tâm an lạc!
20200507_094137.jpg
20200507_093435.jpg
20200502_092337.jpg
 

Idemitsu

Xe tăng
Biển số
OF-151363
Ngày cấp bằng
2/8/12
Số km
1,836
Động cơ
375,519 Mã lực
Phật học sâu sắc em chỉ nắm một tí xíu nhưng đã cảm thấy khá nhẹ nhõm trước nhiều thăng trầm. Em ko tin vào các yếu tố siêu nhiên nhưng thực sự khâm phục Phật Thích Ca như một nhân vật xuất chúng có 1 không 2 trong lịch sử loài người.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Cảm ơn các Cụ đã bổ sung hình và ủng hộ ngày Phật Đản!

Bài này để cung kính tưởng nhớ ngài Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, nhân dịp ngày kỷ niệm ngày Đức Phật đản sanh.
Nếu Cụ nào không có dịp đi chùa lễ Phật mùa Phật Đản 2020, có thể vào đây Cung kính niệm danh hiệu Ngài để hồi hướng, cầu nguyện cho cha mẹ, gia đình của mình được mạnh khỏe, bình yên.
....

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
 

momoyama68868

Xe điện
Biển số
OF-66516
Ngày cấp bằng
17/6/10
Số km
3,797
Động cơ
471,228 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa
Cảm ơn các Cụ đã bổ sung hình và ủng hộ ngày Phật Đản!

Bài này để cung kính tưởng nhớ ngài Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, nhân dịp ngày kỷ niệm ngày Đức Phật đản sanh.
Nếu Cụ nào không có dịp đi chùa lễ Phật mùa Phật Đản 2020, có thể vào đây Cung kính niệm danh hiệu Ngài để hồi hướng, cầu nguyện cho cha mẹ, gia đình của mình được mạnh khỏe, bình yên.
....

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Đây là Kim Tượng Đức Thế Tôn không nhiều người có cơ hội được chiêm bái.




 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
18,268
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Nếu vậy, anh nguyện hồi hướng chút công đức được chiêm bái tận mắt, được đội Xá lợi sáng nay cho chú.

Nguyện cầu các Ngài độ cho chú Thân Tâm an lạc!
20200507_094137.jpg
20200507_093435.jpg
20200502_092337.jpg
Đa tạ quan anh. Cầu chúc quan anh an lạc.
IMG_20200306_154430_749.jpg

Nguyện đem công đức này
Hồi hướng về tất cả
Phật tử và chúng sanh
Đều tròn thành Phật đạo.
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

NonameNonick

Xe điện
Biển số
OF-513525
Ngày cấp bằng
1/6/17
Số km
2,389
Động cơ
323,919 Mã lực
Hôm nay em cũng đi lễ Chùa, tham gia tắm Phật nhân ngày Phật Đản. Em không phải là Phật tử, nhưng vẫn cố gắng hành thiện theo lời dạy của Đức Phật.
Tối đọc bài của cụ thớt và các cụ khác thấy lòng nhẹ nhõm, cảm ơn các cụ.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 

Sazi

Xe điện
Biển số
OF-696271
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
2,785
Động cơ
129,028 Mã lực
Hôm nay em cũng đi lễ Chùa, tham gia tắm Phật nhân ngày Phật Đản. Em không phải là Phật tử, nhưng vẫn cố gắng hành thiện theo lời dạy của Đức Phật.
Tối đọc bài của cụ thớt và các cụ khác thấy lòng nhẹ nhõm, cảm ơn các cụ.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Bác khác em, em xhir tắm cho trẻ con lớn rồi.
 

momoyama68868

Xe điện
Biển số
OF-66516
Ngày cấp bằng
17/6/10
Số km
3,797
Động cơ
471,228 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa
Đa tạ quan anh. Cầu chúc quan anh an lạc.
IMG_20200306_154430_749.jpg

Nguyện đem công đức này
Hồi hướng về tất cả
Phật tử và chúng sanh
Đều tròn thành Phật đạo.
Nguyện đem Công Đức Hồi hướng về tất cả Nguyện cho Phật từ và Chúng sinh đều Trọn thành Phật đạo.
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,351
Động cơ
635,713 Mã lực
Chùa Shwedagon (Shwedagon Zedi Daw /ʃwèdəɡòun zèdìdɔ̀/), hay Chùa Vàng, ở Yangon được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất Myanma. Tại đây có lưu giữ báu vật thiêng liêng đối với các tín đồ Phật giáo, đó là tám sợi tóc của Phật Thích Ca Mâu Ni. Stupa dát vàng của chùa cao tới 98 mét trên đỉnh nạm 5448 viên kim cương và 2317 viên hồng ngọc, trên cùng là búp kim cương gắn một viên kim cương 76 carat (15 g).

20190906_184201.jpg
20190906_184755.jpg
20190906_183822.jpg
20190906_183234.jpg
20190906_180619.jpg
20190906_180614.jpg
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Chùa Shwedagon (Shwedagon Zedi Daw /ʃwèdəɡòun zèdìdɔ̀/), hay Chùa Vàng, ở Yangon được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất Myanma. Tại đây có lưu giữ báu vật thiêng liêng đối với các tín đồ Phật giáo, đó là tám sợi tóc của Phật Thích Ca Mâu Ni. Stupa dát vàng của chùa cao tới 98 mét trên đỉnh nạm 5448 viên kim cương và 2317 viên hồng ngọc, trên cùng là búp kim cương gắn một viên kim cương 76 carat (15 g).

20190906_184201.jpg
20190906_184755.jpg
20190906_183822.jpg
20190906_183234.jpg
20190906_180619.jpg
20190906_180614.jpg
Cảm ơn Cụ Muoiba...
Em xin bổ sung cho phong phú
.......

Chùa Shwedagon (Shwedagon Zedi Daw) ở Yangon (Chùa Vàng) được xem là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Myanmar.

Nằm ở phía tây của hồ Kandawgyi (hồ Hoàng gia) trên đồi Singuttara tại Yangon, Myanmar, chùa Shwedagon hay còn gọi chùa Vàng là một ngôi chùa Phật giáo linh thiêng nhất và là niềm tự hào của người dân Myanmar,
Theo truyền thuyết và theo ghi chép của các nhà sư, ngôi chùa có từ trước khi Phật qua đời, nghĩa là có cách đây 2500 năm. Tuy nhiên các nhà khảo cổ học cho rằng nó được xây lần đầu vào khoảng thời gian từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 10.

Ngôi chùa cổ kính và linh thiêng được coi là biểu tượng vàng của Myanmar, nằm giữa trung tâm thành phố. Từ trên đồi đứng tại chùa Singuttara du khách có thể phóng tầm nhìn ngắm trọn vẹn được cả thành phố Yangon.


1588913332906.png

Toàn cảnh Chùa Shwedagon hay còn gọi là chùa Vàng tại Yangon, Myanmar.

Ban đầu chùa chỉ cao 8,2 m và sau nhiều lần trùng tu, nâng cấp, chùa Shwedagon hiện tại có chiều cao gần 110 m. Chùa Shwedagon được bao phủ bởi hàng chục ngàn miếng vàng, kim cương và nhiều loại đá quý. Công trình chùa Shwedagon có 1.000 tháp nhỏ lưu giữ những báu vật linh thiêng của phật giáo bao quanh đỉnh tháp chính cao tới 99 m. Đây thực sự là một trong những kỳ quan của thế giới tôn giáo.

Tại đây có lưu giữ 4 báu vật thiêng liêng đối với các Phật tử, gồm cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, một mảnh áo của Phật Ca Diếp, và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca.
Theo truyền thống Phật giáo Myanmar, Trapusa và Bahalika là 2 anh em thương gia đến buôn bán ở Balkh (nay thuộc Afghanistan), trên đường quay về họ đã được gặp Phật Thích Ca Mâu Ni. Họ đã dâng cúng đồ ăn và được Phật thu nhận làm 2 cư sĩ đệ tử đầu tiên, đồng thời ban cho 8 xá lợi tóc. Khi trở về, họ đến Myanmar và được vua Okkalapa giúp dỡ tìm ra Đồi Singuttara, gần kinh thành Pokkharavati để xây bảo tháp thờ phụng 8 sợi tóc. Nơi này về sau chính là Chùa Shwedagon.

Chùa Shwedagon còn là nơi lưu giữ các di sản của Myanmar như kiến trúc, điêu khắc và nghệ thuật. Nơi đây có hàng trăm ngôi đền, các tòa bảo tháp, và nhiều bức tượng độc đáo, phản ánh thời đại kiến trúc kéo dài trong suốt 2.500 năm. Chùa luôn khiến khách du lịch và các tín đồ choáng ngợp bởi sự xa hoa của công trình làm từ 90 tấn vàng và nhiều kim cương, đá quý.

Tháp (Stupa) của chùa cao tới 99m. Đế tháp được xây bằng gạch, phía bên ngoài có dát những tấm vàng. Trên đế tháp là sân hiên mà chỉ các nhà sư là nam giới mới được phép bước vào. Tiếp theo là phần hình chuông của tháp. Trên phần hình chuông là phần mũ tháp.

1588913382428.png

Trên phần mũ là phần giả như các cánh sen, trên đó nữa là phần có hình dáng giống hoa chuối, trên cùng là phần hình vương miện. Phần hình vương miện còn gọi là lọng (hti) được nạm 5448 viên kim cương và 2317 viên hồng ngọc. Trên cùng là cánh hình cờ và ở vị trí cao nhất là búp kim cương gắn một viên kim cương 76 carat (15g).

Vàng dát xung quanh tháp là những tấm vàng dát mỏng được những người thợ thủ công chế tác bằng kỹ thuật truyền thống của người dân Myanmar.Các tín đồ nhà Phật đến đây rất thường hay mua các tấm vàng dâng nhà chùa để dát vào tháp. Việc dâng vàng này có từ thời Hoàng hậu Shin Sawbu.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Chùa Shwedagon từ lâu trở thành nơi hành hương của các tín đồ Phật giáo Myanmar. Người Myanmar thường đi vòng quanh tháp theo chiều quay của kim đồng hồ. Trong chùa nổi tiếng Myanmar này có 7 bồn nước tương ứng với 7 hành tinh và với 7 ngày trong tuần. Đấy là nơi những người có ngày sinh nhật trùng vào ngày tưới nước tắm cho tượng Phật.

1588913449311.png

Sự nguy nga tráng lệ của tòa tháp lớn nhất bên trong Chùa Shwedagon!

Tất cả tháp trong chùa đều dát vàng ròng với hàng nghìn viên kim cương, đá quý gắn trên đỉnh. Ngôi chùa bề thế nhất Myanmar luôn rực sáng. Bên trong chùa có nhiều pho tượng phật dát vàng lớn, nơi các nhà sư và phật tử đến cầu nguyện, kính lễ.

1588913478740.png


Tháp (Stupa) từng bị hư hại suốt một thời gian dài và được Vua Binnya U của Hanthawaddy sửa lại. Ban đầu, nó cao khoảng hơn 8 mét. Đến khi vua Binnya U sửa lại, nó được nâng lên hơn 20 mét. Hoàng hậu Shinsawbu (1453–1472) cho nâng tháp cao thành 40 mét. Hoàng hậu còn cho lát gạch quả đồi và trên đỉnh đồi sân chùa lát đá.

Năm 1608, một toán quân Bồ Đào Nha do Philip de Brito e Nicote đã cướp phá chùa. Chúng cướp đi quả chuông lớn Dhammazedi mà Vua Dhammazedi đã dâng cho chùa. Philip de Brito e Nicote định nấu chảy quả chuông đó để đúc đại bác. Nhưng khi chở qua sông Bago, chuông bị chìm và đến nay vẫn chưa được tìm ra.

1588913504456.png

Những trận động đất ở thế kỷ 17 đã làm ngôi chùa bị hư hại nghiêm trọng. Trận động đất dữ dội năm 1768 đã làm đỉnh tháp bị rơi. Vua Hsinbyushin nhà Konbaung đã cho sửa chữa lại tòa tháp và nâng nó lên độ cao hiện tại.

Năm 1779, Vua Singu Min cho đúc và dâng nhà chùa một quả chuông, gọi là chuông Maha Gandha ("âm thanh tuyệt diệu") nhưng dân gian hay gọi là chuông Singu Min.

Tháng 5 năm 1824, quân Anh đổ bộ vào xâm lược Myanma. Chúng lập tức chiếm đóng ngôi chùa và biến đây thành một pháo đài tới mãi hai năm sau mới rút đi. Quân Anh lấy quả chuông Singu Min định đem tới Calcuta, nhưng nó cũng bị chìm xuống sông như chuông Dhammazedi. Quân Anh cố tìm mà không thấy. Người Myanma liền đề nghị để họ giúp tìm với điều kiện họ được đem quả chuông trở về chùa. Tưởng người Myanma không vớt nổi, quân Anh đồng ý. Các thợ lặn Myanma đã lặn xuống và buộc quanh quả chuông hàng trăm cây tre, nhờ đó quả chuông được kéo nổi lên.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
1588913572638.png

Năm 1827, trung tá J.E. Alexander cho đúc và tặng chùa một quả chuông tương tự chuông Singu Min. Hiện chuông này treo trong lầu chuông ở góc tây bắc sân chùa. Năm 1841, Vua Tharrawaddy sai đúc một quả chuông nặng 42 tấn bằng đồng và dát vàng (khoảng 20 kg vàng), đặt tên là chuông Maha Tissada ("ba âm thanh"). Chuông này treo trong lầu chuông ở phía đông bắc tòa tháp.

Từ chân đồi có 4 lối leo lên chùa. Mỗi lối lên có một cặp chinthe (sư tử thần) canh gác. Lối phía đông và phía nam có rất nhiều cửa hàng bán dụng cụ thờ Phật và dụng cụ tu hành. Tại các bậc thang cuối của lối lên phía Nam có chân dung hiện thân thứ hai của Phật, tức là Phật Câu Na Hàm.

1588913960192.png

Đế tháp bằng gạch, dát vàng. Trên phần hình chuông là phần mũ tháp. cánh sen. hoa chuối, trên nữa là vương miện. Phần vương miện được nạm 5448 viên kim cương và 2317 viên hồng ngọc.
Ở vị trí cao nhất là búp kim cương gắn một viên kim cương 76 carat.

1588913600371.png

Chùa từ lâu trở thành nơi hành hương của các tín đồ Phật giáo Myanma.

1588913621765.png

Người dân Myanmar đi hành hương rất đông vào tầm giờ chiều.

1588913647972.png

Họ mặc trang phục truyền thống, đầu đội những mâm đồ cúng lễ và đi thành từng đoàn.
Trước khi bước vào bên trong chùa chiền ở Myanmar, các tín đồ Phật giáo và khách du lịch phải tháo giày, dép, vớ và chỉ được đi chân đất.

1588913714338.png

Nhóm tình nguyện vệ sinh là hai tốp thanh niên xếp thành hàng ngang, tay cầm chổi, vừa đi vừa quét sân chùa theo khẩu lệnh của người dẫn đầu.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
1588913811446.png

Trong chùa có nhiều gian thờ các pho tượng Phật dát vàng lớn. Đây là nơi cầu nguyện, chiêm bái của nhà sư và người dân Myanmar.

1588913834731.png

Vào buổi tối, chùa Shwedagon càng trở nên lộng lẫy và uy nghi hơn.
 

momoyama68868

Xe điện
Biển số
OF-66516
Ngày cấp bằng
17/6/10
Số km
3,797
Động cơ
471,228 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa
Chùa Việt Nam trên đất Phật:







Sư Thầy Huyền Diệu trụ trì Việt Nam Phật Quốc Tự:

 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Sujata, làng mang tên thôn nữ cúng cháo sữa

Theo truyền thuyết Phật giáo, thì hôm đó nàng Sujata đang vừa đi vừa dệt mộng cho một buổi cơm trưa ngon lành với túi mật ngọt mà cha cô đã mua khi bán hết củi khi sớm. Khi ấy nàng thấy thấp thoáng một sa môn đang ngồi dưới một gốc cây. Dù sau sáu năm tu khổ hành, thân thể của Thái tử Tất Đạt Đa đã gầy tóp, má hóp sâu, nhưng nơi Ngài toát ra một cái gì vô cùng cao quý, mà theo cô nghĩ phải là dáng vẻ của một vị trời. Cô nghĩ mình phải cúng dường cho vị trời này mới được.

Thế là nàng lấy túi cháo sữa trên vai xuống đổ vào bình bát, sau đó cô trút hết túi mật mà cô đang mong thèm cho buổi cơm trưa hôm đó. Rồi với tất lòng thành kính cô quỳ xuống và cúng dường cho Thái tử và thầm vái là đang cúng dường cho một vị trời. Lúc đó Thái tử bèn ra định và bảo nàng là Ngài chỉ là một vị sa môn chứ không phải là một vị trời. Nàng Sujata với lòng kính ngưỡng vô biên đã bẩm với Ngài rằng: “Dù Ngài là một vị trời hay chỉ là một đạo sĩ, cũng xin Ngài nhận nơi con sự cúng dường này. Con nguyện cầu cho Ngài được giải thoát giác ngộ như mục tiêu hành đạo của Ngài.”

Sau khi Thái tử chấp nhận sự cúng dường này thì nàng Sujata hết sức sung sướng, đứng dậy ra về. Trong khi đó, năm anh em Kiều Trần Như thấy hết cớ sự, tưởng rằng Thái tử đã phá bỏ lời nguyện tu hành năm xưa, và đầu hàng trước sự hành xác, nên họ quày quả quay lưng bỏ Ngài mà đi. Lúc đó Thái tử mới nhận chân rằng “không thể nào thái quá, mà cũng không thể nào bất cập được.”

Vì vậy sau khi thọ nhận xong bát cháo sữa, Ngài liền đặt cái bát xuống dòng Ni Liên mà thệ nguyện: “Ta nguyện đạt được giác ngộ rốt ráo, nếu lời nguyện của ta thành sự thật thì chiếc bát này sẽ trôi ngược dòng.” Mà thật vậy, lúc ấy một luồng nước xoáy đã làm cho chiếc bát trôi ngược dòng. Sau đó Thái tử đã băng qua bên kia dòng Ni Liên Thiền, được một anh nông dân cúng dường bó cỏ Kusa (một loại cỏ thơm), Ngài bèn dùng bó cỏ làm gối lót tọa thiền, rồi đến ngồi tại một gốc cây mà phát nguyện: “Nếu không đạt thành đạo quả, ta quyết không đứng dậy và không rời khỏi chỗ này.” Sau 49 ngày đêm liên tuc tọa thiền Ngài đã đạt thành đạo quả Cháng Đẳng Chánh Giác.

Tấm lòng từ mẫn của Sujata, thương người khổ hạnh đang gục ngã trong chốn rừng già. Cộng với lòng thành kính quý báu của cô, vô tình cô đã làm nên lịch sử, muôn đời được nhiều người nhắc đến ..

Làng mang tên thôn nữ đã cúng dường cháo sữa cho nhà tu khổ hạnh thái tử Tất Đạt Đa. Làng Sujata nằm ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) là nơi mà thái tử Tất Đạt Đa (sau này là Đức Phật Thích Ca) đã nhận bát cháo sữa từ cô gái hiền lành Sujata . bát cháo sữa từ cô gái đã cứu sống, khơi gợi cho người con đường tu tập khác, để giác ngộ, hoằng dương một trong những tôn giáo lớn trên thế giới đến tận giờ.
1588924433914.png


Làng Sujata - Sujata Village Temple - Bodh Gaya - Ấn Độ

Di tích ngôi làng lẫn bảo tháp thờ cúng ngày nay vẫn được giữ nguyên tên là Sujata để tưởng nhớ người con gái này.

1588924412850.png


1588924301997.png


1588924314070.png


Tháp của cô xây gạch bít bùng hình vòm tròn rộng lớn, với đường kính khoảng 10m, thời xưa chắc cao hơn nhiều, bây giờ phần ngọn tháp bị đổ xuống, chỉ còn cao độ 4m, tọa lạc cạnh đường đi vào chỗ Phật quăng bát vàng thệ nguyện.

1588924335585.png

Chúng tôi phải đi trên con đường đê nhỏ quanh co, đi ngang những sân nhà tranh ọp ẹp, lội ngang con rạch nhỏ. Rồi đến cánh đồng trơ rạ, có điện thờ tượng Phật đứng lúc còn là Bồ Tát, tay đang cầm chiếc bát vàng. Điện thờ này, do công lao Phật Giáo Miến Điện xây dựng, để ghi dấu tích nơi Đức Phật quăng Bát vàng trên sông Ni Liên Thiền.

Không biết ngày xưa làng Sujata thế nào, nhưng chắc là sung túc hơn bây giờ nhiều vì thuở ấy nhà của nàng Sujata hãy còn có sửa để cúng dường Đức Phật, chứ ngày nay ngôi làng ấy xơ xác điều hiu, dân làng nghèo nàn thê thảm, nên họ chỉ biết có xin chứ không hề biết đến chuyện “cho” ai thứ gì.

Còn sông Ni Liên Thiền, một chứng tích lịch sử trong việc Đức Phật chuyển sang “Trung Đạo,”con sông ấy hãy còn đây trên bản đồ, nhưng trên thực tế nó chỉ còn là một bãi cát bao la, không còn lấy một chút nước nào nữa. Hôm nay, nhánh sông này đã bồi thành ruộng lúa, dân cư cất nhà lưa thưa. Nếu không có điện thờ này, thì không ai biết trước kia là nhánh sông Ni Liên Thiền, nơi đức Phật xuống tắm rồi quăng bát vàng thệ nguyện
  • 1. Đồng chiều Sujata với những hàng thốt nốt gợi nhớ sao miền tây nước Việt - 2
    Đồng chiều Sujata với những hàng thốt nốt gợi nhớ sao miền tây nước Việt.
Rêu phong hồn xưa thu thảo
Đã 2.500 năm. Nhận tô cháo sữa, đang lả người, nhà tu khổ hạnh Thích Ca tỉnh táo lại. Rời làng, sang bên kia Ni Liên Thuyền, nghĩ suy về con đường tu tập, thay đổi định hướng, thiền định và đạt quả vị Phật dưới cội bồ đề.
Làng nhỏ Uruwela ngày đức Phật thành chánh quả, thành Bodhgaya bây giờ tấp nập đông đúc, cơ man chùa chiền đền đài, khách sạn nhà nghỉ, hàng triệu khách hành hương.
Làng xưa vẫn như xưa. Lặng lẽ, vắng khách dù chỉ cách một dòng sông, một quãng đường không xa lắm khi so với những cung đường hành hương ngàn dặm…

Thực ra làng vẫn thường được gọi theo nàng thôn nữ. các nhà khảo cổ tìm thấy về nguồn gốc ngôi bảo tháp tôn vinh nàng dựng lên trong làng. Ngày đó dưới sự bảo trợ hết mình của vị vua A Dục Đế, Phật giáo hoằng dương mạnh mẽ, bảo tháp được xây dựng to lớn vững chãi di vật mới có thể tồn tại hơn hai thiên niên kỷ đến giờ. Còn những ngày này bảo tháp và cả ngôi làng như chìm trong quên lãng. Nếu không chịu khó tìm hiểu, bước lang thang ngang cứ ngỡ cái lò gạch cũ của làng quê nào đó xứ Ấn.
7. Bảo tháp hơn ngàn năm tuổi Sujata, nếu vội lướt qua không khác cái lò gạch cũ nhiều lắm.
Chỉ lùm lùm một ụ tròn to cỏ úa rêu phong không có các hàng rào bảo vệ, bảng biểu ghi dấu… nhìn thoáng, rất khó biết. Ngay sát bảo tháp là nương đồng xanh, mấy cụm rơm vàng, căn nhà xiêu, lũ trâu chiều lững thững đi về bên người quê lam lũ. Những hình ảnh bình dị như quê Việt.

Bảo tháp hơn ngàn năm tuổi Sujata, đường kính 65,5m và cao đến 11m không khác cái lò gạch cũ nhiều lắm.
Dù đó là chỉ là những gì còn lại, có thể nói là từ thế kỷ 9 như trên bi ký ghi lại về lần trùng tu sửa sang lớn nhất sau cùng vào thời gian này.
Còn ngày cũ, bảo tháp có thể còn cao hơn, lớn hơn với những chạm trổ phù điêu tinh xảo, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những đồ trang sức bằng vàng, mã não, các mẩu tượng đá, gạch nung trang trí hoa văn sinh động, cả đồng tiền kim loại cổ xưa… ở đây.

Êm êm chiều xuân quê


11. Mặt trời chưa kịp lặn xuống đã vội chìm trong sương khói hư ảo.
Mặt trời chưa kịp lặn xuống đã vội chìm trong sương khói hư ảo.

khung cảnh Sujata chẳng khác mấy miền Tây NB. vì những hàng thốt nốt sừng sững ven đồng kia. Còn từ đồng lúa basmati thênh thang, vườn cải bắp ngút ngàn, những mái nhà thâm thấp, lũ trâu chầm chậm, cây rơm vàng, đọn khói lam… đều y chang.… Rất đỗi thân thuộc.
2. Những ụ rơm vàng làng quê Sujata khác chi ở mình.
Những ụ rơm vàng làng quê Sujata khác chi ở mình.

Làng còn đẹp hơn bởi sự thân tình, mộc mạc, ở đám trẻ. chúng còn khá nhút nhát, bẽn lẽn. Tuy nhiên, khi lân la, các bé sẽ tụ tập lại hỏi han chuyện trò, còn tặng khách lạ những khung hình mộc mạc với những nụ cười, ánh mắt thân thiện.
 
Chỉnh sửa cuối:

PT2021

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-718888
Ngày cấp bằng
5/3/20
Số km
1,010
Động cơ
89,674 Mã lực
Tuổi
34
Phật tổ vĩ đại.
Ngài báo giúp con dãy số ngày mai thật chuẩn, con xin đội ơn vô cùng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top