Sujata, làng mang tên thôn nữ cúng cháo sữa
Theo truyền thuyết Phật giáo, thì hôm đó nàng Sujata đang vừa đi vừa dệt mộng cho một buổi cơm trưa ngon lành với túi mật ngọt mà cha cô đã mua khi bán hết củi khi sớm. Khi ấy nàng thấy thấp thoáng một sa môn đang ngồi dưới một gốc cây. Dù sau sáu năm tu khổ hành, thân thể của Thái tử Tất Đạt Đa đã gầy tóp, má hóp sâu, nhưng nơi Ngài toát ra một cái gì vô cùng cao quý, mà theo cô nghĩ phải là dáng vẻ của một vị trời. Cô nghĩ mình phải cúng dường cho vị trời này mới được.
Thế là nàng lấy túi cháo sữa trên vai xuống đổ vào bình bát, sau đó cô trút hết túi mật mà cô đang mong thèm cho buổi cơm trưa hôm đó. Rồi với tất lòng thành kính cô quỳ xuống và cúng dường cho Thái tử và thầm vái là đang cúng dường cho một vị trời. Lúc đó Thái tử bèn ra định và bảo nàng là Ngài chỉ là một vị sa môn chứ không phải là một vị trời. Nàng Sujata với lòng kính ngưỡng vô biên đã bẩm với Ngài rằng: “Dù Ngài là một vị trời hay chỉ là một đạo sĩ, cũng xin Ngài nhận nơi con sự cúng dường này. Con nguyện cầu cho Ngài được giải thoát giác ngộ như mục tiêu hành đạo của Ngài.”
Sau khi Thái tử chấp nhận sự cúng dường này thì nàng Sujata hết sức sung sướng, đứng dậy ra về. Trong khi đó, năm anh em Kiều Trần Như thấy hết cớ sự, tưởng rằng Thái tử đã phá bỏ lời nguyện tu hành năm xưa, và đầu hàng trước sự hành xác, nên họ quày quả quay lưng bỏ Ngài mà đi. Lúc đó Thái tử mới nhận chân rằng “không thể nào thái quá, mà cũng không thể nào bất cập được.”
Vì vậy sau khi thọ nhận xong bát cháo sữa, Ngài liền đặt cái bát xuống dòng Ni Liên mà thệ nguyện: “Ta nguyện đạt được giác ngộ rốt ráo, nếu lời nguyện của ta thành sự thật thì chiếc bát này sẽ trôi ngược dòng.” Mà thật vậy, lúc ấy một luồng nước xoáy đã làm cho chiếc bát trôi ngược dòng. Sau đó Thái tử đã băng qua bên kia dòng Ni Liên Thiền, được một anh nông dân cúng dường bó cỏ Kusa (một loại cỏ thơm), Ngài bèn dùng bó cỏ làm gối lót tọa thiền, rồi đến ngồi tại một gốc cây mà phát nguyện: “Nếu không đạt thành đạo quả, ta quyết không đứng dậy và không rời khỏi chỗ này.” Sau 49 ngày đêm liên tuc tọa thiền Ngài đã đạt thành đạo quả Cháng Đẳng Chánh Giác.
Tấm lòng từ mẫn của Sujata, thương người khổ hạnh đang gục ngã trong chốn rừng già. Cộng với lòng thành kính quý báu của cô, vô tình cô đã làm nên lịch sử, muôn đời được nhiều người nhắc đến ..
Làng mang tên thôn nữ đã cúng dường cháo sữa cho nhà tu khổ hạnh thái tử Tất Đạt Đa. Làng Sujata nằm ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) là nơi mà thái tử Tất Đạt Đa (sau này là Đức Phật Thích Ca) đã nhận bát cháo sữa từ cô gái hiền lành Sujata . bát cháo sữa từ cô gái đã cứu sống, khơi gợi cho người con đường tu tập khác, để giác ngộ, hoằng dương một trong những tôn giáo lớn trên thế giới đến tận giờ.
View attachment 4599917
Di tích ngôi làng lẫn bảo tháp thờ cúng ngày nay vẫn được giữ nguyên tên là Sujata để tưởng nhớ người con gái này.
View attachment 4599916
View attachment 4599907
View attachment 4599908
Tháp của cô xây gạch bít bùng hình vòm tròn rộng lớn, với đường kính khoảng 10m, thời xưa chắc cao hơn nhiều, bây giờ phần ngọn tháp bị đổ xuống, chỉ còn cao độ 4m, tọa lạc cạnh đường đi vào chỗ Phật quăng bát vàng thệ nguyện.
View attachment 4599909
Chúng tôi phải đi trên con đường đê nhỏ quanh co, đi ngang những sân nhà tranh ọp ẹp, lội ngang con rạch nhỏ. Rồi đến cánh đồng trơ rạ, có điện thờ tượng Phật đứng lúc còn là Bồ Tát, tay đang cầm chiếc bát vàng. Điện thờ này, do công lao Phật Giáo Miến Điện xây dựng, để ghi dấu tích nơi Đức Phật quăng Bát vàng trên sông Ni Liên Thiền.
Không biết ngày xưa làng Sujata thế nào, nhưng chắc là sung túc hơn bây giờ nhiều vì thuở ấy nhà của nàng Sujata hãy còn có sửa để cúng dường Đức Phật, chứ ngày nay ngôi làng ấy xơ xác điều hiu, dân làng nghèo nàn thê thảm, nên họ chỉ biết có xin chứ không hề biết đến chuyện “cho” ai thứ gì.
Còn sông Ni Liên Thiền, một chứng tích lịch sử trong việc Đức Phật chuyển sang “Trung Đạo,”con sông ấy hãy còn đây trên bản đồ, nhưng trên thực tế nó chỉ còn là một bãi cát bao la, không còn lấy một chút nước nào nữa. Hôm nay, nhánh sông này đã bồi thành ruộng lúa, dân cư cất nhà lưa thưa. Nếu không có điện thờ này, thì không ai biết trước kia là nhánh sông Ni Liên Thiền, nơi đức Phật xuống tắm rồi quăng bát vàng thệ nguyện
Đồng chiều Sujata với những hàng thốt nốt gợi nhớ sao miền tây nước Việt.
Rêu phong hồn xưa thu thảo
Đã 2.500 năm. Nhận tô cháo sữa, đang lả người, nhà tu khổ hạnh Thích Ca tỉnh táo lại. Rời làng, sang bên kia Ni Liên Thuyền, nghĩ suy về con đường tu tập, thay đổi định hướng, thiền định và đạt quả vị Phật dưới cội bồ đề.
Làng nhỏ Uruwela ngày đức Phật thành chánh quả, thành Bodhgaya bây giờ tấp nập đông đúc, cơ man chùa chiền đền đài, khách sạn nhà nghỉ, hàng triệu khách hành hương.
Làng xưa vẫn như xưa. Lặng lẽ, vắng khách dù chỉ cách một dòng sông, một quãng đường không xa lắm khi so với những cung đường hành hương ngàn dặm…
Thực ra làng vẫn thường được gọi theo nàng thôn nữ. các nhà khảo cổ tìm thấy về nguồn gốc ngôi bảo tháp tôn vinh nàng dựng lên trong làng. Ngày đó dưới sự bảo trợ hết mình của vị vua A Dục Đế, Phật giáo hoằng dương mạnh mẽ, bảo tháp được xây dựng to lớn vững chãi di vật mới có thể tồn tại hơn hai thiên niên kỷ đến giờ. Còn những ngày này bảo tháp và cả ngôi làng như chìm trong quên lãng. Nếu không chịu khó tìm hiểu, bước lang thang ngang cứ ngỡ cái lò gạch cũ của làng quê nào đó xứ Ấn.
Chỉ lùm lùm một ụ tròn to cỏ úa rêu phong không có các hàng rào bảo vệ, bảng biểu ghi dấu… nhìn thoáng, rất khó biết. Ngay sát bảo tháp là nương đồng xanh, mấy cụm rơm vàng, căn nhà xiêu, lũ trâu chiều lững thững đi về bên người quê lam lũ. Những hình ảnh bình dị như quê Việt.
Bảo tháp hơn ngàn năm tuổi Sujata, đường kính 65,5m và cao đến 11m không khác cái lò gạch cũ nhiều lắm.
Dù đó là chỉ là những gì còn lại, có thể nói là từ thế kỷ 9 như trên bi ký ghi lại về lần trùng tu sửa sang lớn nhất sau cùng vào thời gian này.
Còn ngày cũ, bảo tháp có thể còn cao hơn, lớn hơn với những chạm trổ phù điêu tinh xảo, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những đồ trang sức bằng vàng, mã não, các mẩu tượng đá, gạch nung trang trí hoa văn sinh động, cả đồng tiền kim loại cổ xưa… ở đây.
Êm êm chiều xuân quê
Mặt trời chưa kịp lặn xuống đã vội chìm trong sương khói hư ảo.
khung cảnh Sujata chẳng khác mấy miền Tây NB. vì những hàng thốt nốt sừng sững ven đồng kia. Còn từ đồng lúa basmati thênh thang, vườn cải bắp ngút ngàn, những mái nhà thâm thấp, lũ trâu chầm chậm, cây rơm vàng, đọn khói lam… đều y chang.… Rất đỗi thân thuộc.
Những ụ rơm vàng làng quê Sujata khác chi ở mình.
Làng còn đẹp hơn bởi sự thân tình, mộc mạc, ở đám trẻ. chúng còn khá nhút nhát, bẽn lẽn. Tuy nhiên, khi lân la, các bé sẽ tụ tập lại hỏi han chuyện trò, còn tặng khách lạ những khung hình mộc mạc với những nụ cười, ánh mắt thân thiện.