[Funland] Trong cơn dịch Sars-nCov-2, Rằm tháng tư, nói về tích Phật Đản

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
I. NGÀY ĐẢN SINH
A. Nguồn gốc Đản sinh

Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sinh của đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng Năm Dương lịch. Vesak cũng là tên của một ngày có ý nghĩa trọng đại nhất đối với hàng phật tử khắp thế giới. Đức Phật sinh vào ngày trăng tròn tháng Vesak, vào buổi sáng, trong thành Kapilavastu (Ca-ty-la-vệ) gần biên thùy giữa đông bắc Ấn Độ và Népal.

Đó là Thái tử Siddatha Gotama. Cha của ngài là Hoàng đế Tịnh Phạn (Cuddhodana) họ Cù Đàm (Gotama) và mẹ của Ngài là Hoàng hậu Ma Gia (Mayadevi) Ngài tên là Siddhartha Gotama.

Hoàng hậu Ma Gia, trong một kiếp quá khứ khi còn là một thiên nữ ở cung trời Đâu Suất, đã cầu nguyện tha thiết rằng: “sau này bà sẽ được tái sinh nơi cõi người và trở thành người mẹ sinh hạ ra một vị Phật”.
Cha Của Đức Phật, vua Tịnh Phạn là người đứng đầu gia tộc Thích Ca, và cũng là người đứng đầu trị vì đất nước, nơi ấy ngày xưa gọi là nước Ca Tỳ La Vệ thuộc phía Nam. Vua Tịnh Phạn kết hôn cùng với công chúa Ma Gia là người em gái của Vua Thiện Giác dòng tộc Câu Lợi ở phương bắc.

Hoàng hậu Ma Gia là bậc mẫu nghi của nước Ca Tỳ La Vệ, dung mạo tuy không phải là tuyệt thế, nhưng tâm hồn bà trong sáng như hoa sen. Bản thân hoàng hậu cũng thường làm việc bố thí và cứu giúp những người nghèo khổ ở khắp nơi, khiến cho người dân trong nước ai ai cũng đều mến phục đức hạnh của bà. Từ khi kết hôn cùng với vua Tịnh Phạn, hơn hai mươi năm Bà vẫn chưa có thái tử để nối ngôi. Vì thế hoàng hậu thường khuyên vua Tịnh Phạn làm nhiều điều thiện, tạo phúc cho dân.

Thế rồi, cho đến vào một đêm vắng lặng, khi sắp tới ngày sinh hạ đứa con đầu lòng lúc thiếp đi, trong một giấc mơ, bà thấy thấy từ không trung một luồng ánh sáng trắng mỹ diệu chiếu rọi vào bà, và từ trong luồng sáng xuất hiện một con voi trắng vô cùng thánh khiết với sáu chiếc ngà, con voi trắng bay đến đi vào hông bên phải rồi hòa tan vào cơ thể của bà. Hoàng hậu giật mình tỉnh giấc, kể lại giấc mộng. Các quan đại thần đều đoán rằng đây là điềm lành, chắc chắn hoàng tộc sắp có tin vui. Quả nhiên, từ đó hoàng hậu mang thai. Vua Tịnh Phạn rất vui mừng cùng thần dân mơ tiệc ăn mừng.
1588838243962.png


B. THÁI TỬ RA ĐỜI
Hoàng hậu mang thai đã được mười tháng, sắp đến ngày hạ sinh, bà xin phép vua cho Bà về nhà mẹ đẻ để hạ sinh theo đúng phong tục thời bấy giờ. Vua Tịnh Phạn đã đích thân dẫn đoàn tùy tùng đi hộ tống Hoàng hậu về quê hương. Hôm đó là ngày trăng tròn theo lịch Ấn Độ, gió tháng Tư hiu hiu thổi, khí trời ấm áp. Khi đoàn người đi ngang qua vườn Lâm Tỳ Ni tại vươn quốc Ca Tỳ La Vệ, ngày nay thuộc nước Nepal (thuộc thành kapilavastu) cảnh vật nơi đây rất tuyệt đẹp, mọi người ai cũng thấy dễ chịu. Hoàng hậu cho dừng kiệu để vào vườn nghỉ ngơi một chút.

Lúc này là mùa xuân, hạ giao mùa, trong vườn Lâm Tỳ Ni hoa đang nở rộ, muôn chim đua hót. Hoàng hậu ngồi cạnh hồ nước chiêm ngưỡng cảnh vật thiên nhiên, rồi bà đứng dậy dạo quanh vườn hoa, đến cây hoa vô ưu có cành lá sum suê nở rộ. Hoàng hậu đưa tay lên định ngắt lấy một nhành hoa, bỗng bà cảm thấy đau bụng và sau đó Hoàng tử chào đời. Hôm ấy nhằm ngày mồng 8 tháng 4 (ÂL).

Ngay sau đó, có một cơn mưa nhẹ sau đó đã gội rửa cho cả người mẹ và hoàng tử. Cùng ngày đó, bảy sinh mệnh, sự vật khác cũng được xuất sinh, lần lượt là cây bồ đề, công chúa Da Du Đà La (Yashodhara), con ngựa Kiền Trắc (Kantaka), người đánh xe ngựa Sa Nặc (Channa), con voi Kaludayi (người bạn thời thơ ấu của hoàng tử), và bảy kho báu vô chủ.

Hoàng tử được đưa trở về kinh thành ngay đêm hôm đó.
Khi Thái tử sinh được 5 ngày, đức vua Tịnh Phạn (Suddhodana) đặt tên cho con trai là Siddhattha (tiếng Sanskrit) âm tiếng Việt là Sĩ-Đạt-Ta, họ là Gotama, âm tiếng Việt là Cồ Đàm. Tiếng Pãli là Siddharta Gautama Tất Đạt Đa (nghĩa là “người mà sẽ đạt được mục đích của mình”.). Ngài thuộc dòng dõi quí tộc Thích Ca (Sakiya).

Sau khi hạ sinh được bảy ngày thì Hoàng hậu Ma Da qua đời, người em gái tên là Kiều Đàm Di (Mahaprajapati), tức Vương phi Mahã Pajãpati Gotami (em ruột) tình nguyện thay thế hoàng hậu săn sóc hoàng tử với sự yêu thương, nuôi dưỡng đến khi Ngài khôn lớn.

Rất nhiều nhà thông thái đã đến để gặp mặt và cầu chúc cho vị hoàng tử mới sinh.
Một hôm có vị đạo sư tên là A Tư Đà (Asita) đến từ Hy Mã Lạp Sơn (Hymalaya) xin yết kiến vua để chúc mừng và xem mặt thái tử. A Tư Đà, vốn là thầy dạy học cũ của nhà vua và là một người tu hành khổ hạnh đã đạt được nhiều thành tựu. Nhà vua cảm thấy rất vinh nên cho người mang đứa trẻ đến bên vị đạo sĩ để đứa bé tỏ lòng tôn kính với ông. Khi gặp Hoàng tử, ngay lập tức, đạo sĩ A Tư Đà nhận ra ngay tướng mạo, những đường nét trên cơ thể hoàng tử toát lên một vẻ cao quý, uy nghiêm thuộc về tâm linh và tôn giáo. Với năng lực siêu thường, ông nhìn thấy sự vĩ đại trong tương lai của vị hoàng tử. Nói xong, ông sụp quỳ lạy Thái tử.

Kế đó, đạo sĩ bỗng dưng cất tiếng cười khan rồi lại khóc. Đức vua và mọi người ngạc nhiên trước những cảm xúc vui buồn của đạo sĩ, hỏi nguyên nhân. A Tư Đà thưa rằng: “Thái tử có đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Tôi vui mừng vì biết rằng về sau Thái tử sẽ đắc quả Phật sẽ trở thành bậc chánh đẳng, chánh giác. Tôi khóc là vì tới lúc đó thì tôi đã chết rồi nên không có cơ hội nghe pháp của Ngài”. Do đó ông sẽ không được hưởng phước lành thọ giáo với bậc trí tuệ cao siêu, Chánh Đẳng Chánh Giác.

Nghe vị đạo sĩ thấy như vậy, đức Vua Tịnh Phạn vô cùng sung sướng nhưng cũng không khỏi âu lo về người kế nghiệp.

1588838319672.png
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
1588838422326.png

Tranh vẽ thái tử Siddhartha và bà Mahaprajapati (tranh vẽ theo phong cách Hy Lạp cổ)

1588838460450.png


Khi Hoàng tử Tất Đạt Đa lớn lên, ngài rất xuất chúng và ham hiểu biết.

Tuy tuổi còn nhỏ nhưng trí tuệ của hoàng tử đã vượt người tầm thường, tất cả các học thuyết của thế gian như: kỹ nghệ, điển tích, văn chương, thiên văn, lịch số, và các môn võ nghệ như bắn cung, đua ngựa...sức khỏe hơn người, không có bất kỳ môn nào mà hoàng tử không thông suốt, khiến mọi người đều kính nể không ai là không hàng phục.

1588915626343.png


Thái tử Tất Đạt Đa lớn lên là người trầm tư, hay tìm những nơi thanh tịnh để thiền định. Một hôm trong ngày lễ Hạ Điền, ngài thấy người nông dân cầm roi đánh con trâu đang nặng nhọc kéo cày phía trước. Lưỡi cày xới tung đất lên cuốn theo những con trùng, có con bị nắng thiêu đốt, có con bi lưỡi cày cắt thành nhiều đoạn đang quằn quại. Lại có những con chim nhỏ bay xuống gấp lấy những con trùng đó, rồi lại có những con chim lớn đuổi bắt những con chim nhỏ. Ngài cảm thấy buồn phiền với những điều mình vừa trông thấy, nên đã ra một gốc cây to để thiền định.

Thái tử Tất Đạt Đa được nuôi dạy rất chu đáo về cả văn lẫn võ. Với sự thông minh và sức mạnh phi thường của mình, đến năm 12 tuổi ngài đã thông thạo tất cả các học vấn. Năm đó, nhà vua đã cho gọi các nhà hiền triết đến để dự đoán tương lai của hoàng tử. Họ đều nói rằng hoàng tử Tất Đạt Đa sẽ quyết định theo lối tu hành khổ hạnh nếu cậu nhìn thấy các dấu hiệu của lão, bệnh, tử hoặc gặp một nhà tu hành khổ hạnh.

Từ năm 13 tuổi ngày được truyền thụ võ nghệ. Ngài có sở trường bắn cung rất thiện xạ. Trong một lần trong một cuộc thi bắn cung, ngài đã nâng được chiếc cung rất nặng mà từ trước đến giờ chưa ai nâng nổi và bắn xuyên qua 7 lớp bia đồng trong khi người giỏi nhất cũng chỉ bắn xuyên được 3 lớp.

Tịnh Phạn Vương luôn lo lắng về những lời tiên tri. Ông lo ngại, một ngày nào đó, Thái tử sẽ rời bỏ Hoàng cung và trở thành một nhà lãnh đạo tôn giáo, chứ không trở thành thủ lĩnh của bộ tộc Thích Ca. Không muốn con mình trở thành người tu hành, nhà vua Tịnh Phạn đã sắp đặt để hoàng tử sẽ nối ngôi trị vì vương quốc như một vị minh quân.
Ông bèn cho canh gác cung điện nghiêm ngặt và cấm sử dụng từ “chết” hoặc “khổ” trong cung, cách xa bất cứ điều gì có thể gợi đến cảm hứng tu hành, để không tạo cho hoàng tử một khái niệm nào về sự đau khổ cõi trần thế. Do đó, hoàng tử giờ là Thái tử chỉ biết hưởng thụ cuộc sống nhung lụa trong cung.

1588838504791.png


Thái tử lớn lên trở thành một người đàn ông mạnh mẽ, được rèn luyện các kỹ năng chiến đấu Từ đức vua Tịnh Phạn cho đến dân thường, tất cả mọi người đều yêu mến và cho rằng sau này Thái tử sẽ là người chinh phục bốn phương, thống nhất bờ cõi.

1588838482083.png


Năm 16 tuổi Thái tử kết hôn với công chúa nước láng giềng là Da Du Đà La. Tuy thân ở tại trần gian nhưng tâm Thái tử không nhiễm dục lạc, mọi quan niệm và cảm tính đều hoàn toàn khác với thế tục.

1588838535864.png

Thái tử Tất Đạt Đa kết hôn với công chúa Da Du Đà La.

1588838550454.png

Tranh đám cưới của Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha) với công chúa Da Du Đà La (Yaśodharā) trước khi Ngài xuất gia.

1588915820614.png

Vua cha Tịnh Phạn rất yêu quý và luôn cung cấp cho ngài những thứ tốt nhất trên đời.
Ngài đã có 13 năm sống cùng vợ trong sự tột cùng của nhung lụa.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên.

Con người gắng sắp đặt mọi điều, nhưng ý trời cuối cùng rồi vẫn sẽ quyết định tất cả. Mặc dù bị cách ly nghiêm ngặt khỏi mọi điều có thể truyền cảm hứng tu hành,
Trong cuộc sống nhung lụa, Tất Đạt Đa bắt đầu ước mong khám phá thế giới bên ngoài cung cấm. Người đã quyết định thực hiện một chuyến đi thăm thú vương quốc và thần dân của mình.

Không có lý do nào để ngăn cản nguyện vọng này, nhà vua đành chấp thuận và gắng bày xếp và chuẩn bị hoàn hảo nhất. Ông lên kế hoạch chuyến đi và trang hoàng mọi thứ trên lộ trình mà Thái tử sẽ đi qua, biến tất cả sự vật thành hạnh phúc, giàu có và đẹp đẽ. Những cảnh tượng xấu hoặc buồn khổ sẽ được loại bỏ để ngăn không cho hoàng tử nhìn thấy bốn dấu hiệu là Lão – Bệnh – Tử, hay gặp 1 nhà tu hành khổ hạnh.
Vua Tịnh Phạn liền ra lệnh cho dân chúng mọi nhà phải cấp tốc giăng đèn kết hoa, trưng bày một cảnh thái bình thịnh vượng, người người phải lộ nét vui vẻ hạnh phúc, nhất là trên những con đường mà Thái tử sẽ đi qua.

Nhưng tất cả sự đề phòng của nhà vua trở nên vô ích khi Thái tử đi du ngoạn với người đánh xe ngựa Sa Nặc, người sinh cùng ngày với Tất Đạt Đa.

Khi đang ngao du trong một thị trấn nhỏ, Thái tử Tất Đạt Đa vô tình nhìn thấy một ông lão, qua hình ảnh một cụ già yếu ớt, mắt mờ, lưng còng, tóc bạc, da nhăn, bước đi run rẩy phải nhờ một cây gậy chống đỡ. . Đó chính là dấu hiệu đầu tiên trong dự báo của các nhà tiên tri: dấu hiệu Lão, già nua ốm yếu. Tất Đạt Đa ngạc nhiên và hỏi Sa Nặc về người đàn ông đó.
Rồi Thái tử lại nhìn thấy một người đàn ông bị bệnh và đang ho, đau đớn rên la ngoài đường trông thật thảm thương. nó khiến người cảm thấy khó lý giải. Đó là dấu hiệu thứ 2 mà các nhà tiên tri đã nói: Bệnh tật, qua những hình ảnh người bệnh rên rỉ, ốm đau. Cuối cùng, Thái tử bắt gặp một đám tang ở bờ sông, với một thi thể người chết sình thúi đang đưa lên giàn hoả thiêu trước sự khóc lóc sầu não khổ đau của người thân và Cuối cùng Thái tử gặp được một vị đạo sĩ Bà La Môn nghiêm trang khả kính.
Hình ảnh thong dong từ tốn của vị tu sĩ này đã mở cho Thái tử một con đường mà Ngài hy vọng sẽ đạt được giải thoát an vui của một nhà tu khổ hạnh.

Vậy là 2 dấu hiệu cuối cùng là Tử và sự hiện diện của một người tu hành khổ hạnh đã xuất hiện trước mắt Tất Đạt Đa. Sự an lạc từ bi trên gương mặt của nhà sư đã gây ấn tượng mạnh cho Tất Đạt Đa. Người hỏi Sa Nặc ý nghĩa của tất cả những thứ này. Người đánh xe ngựa kể cho Thái tử nghe về hiện thực của cuộc sống.


1588838587988.png

Tranh ghi lại chuyến vi hành của Tất Đạt Đa ra khỏi cung thành gặp cảnh người người già (lão), người ốm đau, tàn tật (bệnh), người chết (tử) và nhà tu hành (tu sĩ).
Sau đó Thái tử nhận ra một điều là con người ta được sinh ra rồi già đi, rồi sẽ bị bệnh tật và cuối cùng sẽ chết cho dù người đó có là ai đi chăng nữa. Ngài trân quý hình ảnh siêu thoát của vị tu sĩ.

Trở lại cung điện, Thái tử suốt đêm không ngủ, ngồi tư duy, đem lòng thương chúng sinh phát khởi mạnh mẽ, luôn nghỉ đến nỗi khổ đau của chúng sinh những nơi Ngài đi qua. Với những hạt giống tiềm ẩn được gieo sẵn trong tâm Thái tử, khi gặp hiện thực xã hội, người đã ngay lập tức hiểu được rằng hết thảy mọi thứ trên đời là phù du và huyễn hoặc chỉ là thoảng qua. Sự vĩnh hằng của sinh mệnh mới là điều chân chính cần phải kiếm tìm.

Tất Đạt Đa đã suy nghĩ rất nhiều. Cuối cùng, cậu xin phép vua cha cho rời cung điện và trở thành một nhà tu hành để tìm kiếm chân lý cuộc đời. Nhà vua Tịnh Phạn cảm thấy rất đau khổ và thất vọng, những gì ông trù tính rốt cuộc cũng không thành công.
Nhà vua bèn sai binh lính tăng cường phòng ngự nghiêm ngặt xung quanh cung điện, đồng thời tổ chức thêm nhiều thú vui tiêu khiển để níu chân Thái tử, hy vọng làm con mình quên đi những gì đã gặp ngoài xã hội.

Đúng lúc này, phu nhân Thái tử, công chúa Da Du Đà La đã sinh hạ người con đầu tiên, người con trai mà Tất Đạt Đa đặt tên là La Hầu La (Rahula), nghĩa là “sự ràng buộc.”
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
II. NGÀY XUẤT GIA VÀ THÀNH ĐẠO

A. Ngày xuất gia


Tất Đạt Đa trưởng thành trong một cung điện xa hoa. Khi còn thơ ấu, đặc quyền đã cho phép thái tử hưởng thụ mọi sự nuông chiều.
Sau khi quan sát và cảm thông về nổi khổ đau cùng cực của chúng sinh. Một ngày, Tất Đạt Đa giác ngộ được rằng vạn vật là vô thường, có rồi không, thành rồi bại, có sinh có tử, có già, có bệnh. Có bao nhiêu vinh hoa, phú quý, khoái lạc vật chất dẫy đầy trước mắt chẳng qua là một bã hư vô, thấy cuộc sống nhung lụa là vô nghĩa. Qua bao nhiêu sự việc, ngài quyết định ra đi tìm đường giải thoát. Chàng quyết định xuất gia, bỏ hẳn thế sự, từ bỏ tất cả để đi tìm đâu là tịnh lạc, để có được trí tuệ tận cùng.

Tất Đạt Đa cuối cùng đã quyết định bỏ trốn trên con ngựa Kiền Trắc với sự giúp đỡ của người thầy thân tín, Sắc Na. Hoàng tử đã thức dậy trong đêm, nhìn vợ con lần cuối, rồi lên ngựa, và phóng đi.
1588916330838.png

Ngài đến phòng của mình, ghé cửa nhìn vào người vợ yêu dấu Da Du Đà La và đứa con thơ La Hầu La (Ràhula) lần cuối trước khi lên đường.


1588838627161.png


Vào nửa đêm mồng 7 tháng 2 lúc mọi người an giấc nồng bốn bề yên tỉnh, hoàng tử bèn sai người giữ ngựa tên là Xa Nặc (Channa) đánh ngựa kiền trắc vượt khỏi cung thành đến phía đông nước Lamma vào rạng sáng mùng 8 tháng 2.
Khi đến bờ sông Anoma, trao lại ngựa, Ngài đã cởi bỏ mũ báu cùng áo choàng, quần áo,trang sức giao lại cho Xa Nặc và kêu Xa Nặc trở về. Khi đó ngài được 29 tuổi. Sau khi ngài đã cắt đi mái tóc dày, cạo bỏ râu trở thành vị Sa môn.


1588838665000.png

Năm 29 tuổi, Tất Đạt Đa ra đi, dũ sạch nợ trần, để đi tìm một con đường giải thoát cho nhân loại.
Tất Đạt Đa cưỡi ngựa Kanthaka rời hoàng cung, bám theo sau là người hầu Channa (Sắc Na)

Khi tới bờ sông Anomà, Thái tử dừng lại, bỏ ngựa, cạo râu, cắt tóc, trao y phục và đồ trang sức cho Channa (Sắc Na), lệnh cho Channa Sắc Na) trở về thông báo việc này cho phụ hoàng.

1588838690676.png

Trước cổng thành, Tất Đạt Đa cắt đi mái tóc dày và giao lại chiếc áo choàng hoàng tử cho Sắc Na.

Hành trình đầy gian khổ tìm kiếm chân lý cuộc đời của Tất Đạt Đa



Sau khi rời khỏi cung điện, Tất Đạt Đa đi đến Vương Xá Thành, kinh đô của nước Ma Kiệt Đà thời Ấn Độ cổ, nơi người gặp một số vị sư đang thiền định trong các hang động trên núi. Ông quyết tâm tìm cách diệt khổ và tìm mọi đạo sư với các giáo phái khác nhau.

Sau khi đã thọ giáo hết với 2 vị thấy đầu tiên là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta, Tất Đạt Đa trở thành đồ đệ của nhà tu hành trên và được dạy cho cách tu luyện. Ngài đã đến một khu rừng để tu ép xác khổ hạnh cùng với 5 anh em Kiều Trần Như (Kondana) cùng với nhiều nhóm tăng sĩ khác nhau.

Theo truyền thống Ấn Độ bấy giờ chỉ có con đường khổ hạnh mới đưa đến đạt đạo. Từ đó, Tất Đạt Đa tham gia cùng với năm nhà tu hành ở trong rừng Benares để tu luyện bằng cách hành xác, ăn cực ít và trải nghiệm sự khắc khổ. Từ đó trở đi, người ta bắt đầu gọi Thái tử Tất Đạt Đa dưới cái tên Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni), nghĩa là “nhà hiền triết của dòng họ Thích Ca”.

Sau một thời gian tu luyện, hoàng tử không thấy tiến bộ hơn nữa nên theo học một nhà tu ẩn dật tên là Ưu Đà La La Ma Tử (Uddaka Ramaputta). Nhưng Tất Đạt Đa cũng không tìm thấy lời giải cho thắc mắc của mình. Ngay cả cấp độ thiền định cao nhất là "Phi tưởng phi phi tưởng xứ" cũng chưa đạt đến mức độ triệt để cho việc giải thoát khỏi khổ đau, không phải là chân lý tối hậu, nên ông quyết tâm tự mình tìm đường giải thoát.

1588846939936.png

Tranh vẽ cảnh Tất Đạt Đa tu khổ hạnh với năm anh em Kiều-Trần-Như.

Lang thang qua xứ Ma-Kiệt-Đà, Ngài gặp đạo sĩ Kiều Trần Như và bốn anh em. Cùng với họ, Ngài bắt đầu tu khổ hạnh. Thời đó các vị tu sĩ quan niệm là phải đì thân thật khốc liệt để cảm giác đau đớn nổi lên trên thân thì mới đạt được đạo quả. Các tu sĩ thời đó cho rằng đây là con đường duy nhất không còn con đường nào khác để đạt được Niết Bàn.
Trong vòng 6 năm đạo sĩ Cồ Đàm nổi tiếng khắp nơi về việc tu hành khổ hạnh. Có lúc Ngài tu theo hạnh con chó, con bò, có lúc Ngài ngủ trên cỏ gai nhọn, ngủ một giò, không tắm, không cạo râu, không ăn no uống nhiều, chỉ ăn một hạt gạo mỗi ngày. Có khi vào giữa đêm khuya lạnh lẽo Ngài lại trầm mình xuống dòng sông, nước lạnh thấu xương hay nằm chịu đựng cho tuyết rơi phủ cả thân mình. Ngài tự khép mình vào nếp sống cực kỳ kham khổ, cho đến một ngày kia thân hình tráng kiện của Bồ Tát chỉ còn da bọc bộ xương, Ngài xứng danh là đệ nhất khổ hạnh, được mọi người tôn xưng là Thánh nhân.
Sau sáu năm tu luyện tu ép xác, khổ hạnh, hy sinh, chịu đựng muôn ngàn đau khổ với một tấm lòng sắt đá, kiên trì, thân thể ngài càng suy nhược, yếu ớt tưởng chừng sắp chết.

Thích Ca Mâu Ni phát hiện ra rằng ông chưa đạt được sự giác ngộ nhưng thân thể của ông đã trở nên vô cùng suy kiệt mà sức phàm khó lòng chịu nổi. Tất Đạt Đa muốn từ bỏ cách tu này và suy nghĩ tìm phương pháp khác.
Vào một ngày khi ông đang thiền định, ông bất chợt nghe thấy cuộc trò chuyện giữa hai nhạc công trên một con thuyền. Người nhạc công dày dạn kinh nghiệm nói với người tập việc rằng chỉnh các sợi dây đàn của đàn nguyệt không nên quá căng hoặc quá chùng. Nếu dây được kéo quá căng, chúng sẽ đứt; và nếu được kéo quá trùng, âm thanh phát ra sẽ không đúng nữa.

1588838708436.png

Ngay khi nghe được điều này, Thích Ca Mâu Ni chợt giác ngộ ra được đạo lý trung dung (đi đường giữa) và không đi sang phía cực đoan; Ngài nhận thấy pháp tu khổ hạnh chỉ là nhọc công vô ích, Sau 6 năm tu khổ hạnh, có lúc gần kề cái chết, Tất Đạt Đa nhận ra đó không phải là cách tu dẫn đến giác ngộ,

Tại Giác Thành, Tất Đạt Đa thường đến bờ sông trên bãi cát. Một hôm, ông đi xuống sông Nairanjana (Ni-liên-thiền, nay là sông Phagu tắm gội và ngồi thiền định. Có hai cô bé chăn bò tên Nanda và Bala đang dắt bò xuống sông tắm thì thấy Tất Đạt Đa đang ngồi thiền định, họ sanh lòng kính mến liền tự vắt lấy sữa bò, nấu chín rồi dâng lên. Tất Đạt Đa ăn xong cảm thấy thân thể khoẻ mạnh hơn, sáng suốt hơn.
Sau khi ăn uống tắm rửa sạch sẽ, ngài đến gặp lại đồng tu là năm anh em Kiều Trần Như cho các vị ấy biết ý định ngưng tu khổ hạnh vì pháp này không giúp ích cho mục tiêu giải thoát của Ngài. Năm vị tu sĩ này thấy Ngài thay đổi phương pháp tu thì thất vọng nói rằng: "Đạo sĩ Cồ Đàm đã trở lại ưa thích xa hoa, đã ngừng cố gắng và đã quay về với đời sống lợi dưỡng" rồi họ rời bỏ ngài, đi về phía Vườn Lộc Giả (Vườn Nai / Sarnath).
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Giác ngộ

Năm người bạn đồng tu đã rời bỏ Ngài ra đi. Còn lại một mình, một cảnh cô độc, Ngài đi dọc theo bờ sông Ni-Liên-Thiền hướng về khu rừng cây rậm rạp khác cách xa làng mạc, ngày nay là Bồ Đề Đạo Tràng. Tại nơi đây vắng vẻ, không bóng người qua lại, Ngài chọn một gốc cây Pipphala to lớn, sau này người ta gọi cây đó là cây Bồ Đề.

Trong một buổi sáng trước khi Thành đạo, lúc Ngài Thích Ca ngồi dưới gốc cây Ajapala gần cội Bồ đề bên bờ sông Neranjarà, một phụ nữ tên Sujata đã dâng đến Ngài bát cháo sữa mà nàng đã tự tay nấu lấy. Sau khi thọ xong bữa ăn có nhiều chất dinh dưỡng ấy, Đức Phật nhịn đói luôn suốt bảy tuần, tức 49 ngày để thiền định.

Một ngày nọ Phật kiệt sức, ngài được một cô thiếu nữ, Tu-xà-đa, đến dâng cho một bát cháo sữa.
Sau khi dùng xong bát cháo sữa ấy, Phật lấy lại sức khoẻ, ngài hỏi cô Tu-xà-đa
- Hôm nay ta nhờ bát cháo sữa của người mà được mạnh khoẻ như xưa, công ơn ấy ta biết lấy gì đền đáp lại cho người?
Cô Tu-Xà-đa đáp:
- Thưa ngài! Lòng con là một đoá hoa lan nhỏ bé, chỉ vài giọt sương mai là đủ để tươi thắm rồi. Con không có một mong ước tham cầu nào hết. Con sống không đòi hỏi cũng không từ chối: thản nhiên nhận lấy mọi việc không may xảy đến cho con, không oán trách cũng không trốn tránh. Nhưng bao giờ con cũng tin chắc rằng những điều xảy đến ngày mai sẽ tốt đẹp hơn ngày hôm nay, vì như con đã thấy, những việc ác sẽ gây hoạ, và những việc thiện sẽ gây phúc. Một hạt giống tốt sẽ mang lại một chuỗi hạt lúa vàng. Luật sống của con chỉ tóm tắt trong hai điều này mà thôi: bớt dục vọng và thêm tình thương.

Ðức Phật mỉm cười bảo:
- Những gì người nói rất đích đáng. Sự hiểu biết của người không cần kinh sách. Người đi trúng đường không cần ai chỉ bảo, như con bồ câu bay trúng hướng một cách tự nhiên. Nhưng trong nhân loại, đếm được mấy người hiểu và sống như thế? Và biết bao người cần phải có kẻ chỉ dẫn! Chính vì thế mà ta đi tìm đạo. Thôi người hãy về đi. Ta chúc người làm tròn phận sự của người. Còn ta, ta sẽ làm tròn phận sự của kẻ đi tìm phương giải thoát cho nhân loại."

Làng Sujata-Kuti, nơi nàng Tu Xà Đa (Sujata) đã dâng bát cháo sữa lên Đức Phật. Vị trí của làng nằm khoảng 2 cây số về phía Nam bờ sông Ni Liên Thiền, thuộc địa phận làng Bakraur bây giờ. Tại đầu làng có một ngôi miếu nhỏ thờ hình Đức Phật ngồi thiền và cô gái chăn cừu Tu Xà Đa dâng sữa để ghi nhớ chính nơi đó Thái Tử Tất Đạt Đa đã nhận bát cháo sữa do nàng Tu Xà Đa cúng dường. Di tích ngôi làng lẫn bảo tháp thờ cúng ngày nay vẫn được giữ nguyên tên là Sujata để tưởng nhớ người con gái này.

1588917383495.png

Ngài đã thọ nhận bát cháo sữa của nàng Sujata.

1588917419786.png


Sau khi thọ thực xong, ngài đã đặt chiếc bát xuống dòng sông Ni Liên và thệ nguyện sẽ đạt được giác ngộ rốt ráo. Chiếc bát đã trôi ngược theo dòng nước.

Theo Nidānakathā (Nidānakathā là một văn bản nằm phía trước tập truyện tiền thân Đức Phật (Jātaka). ), sau khi thọ dụng bát cháo sữa của nàng mục nữ Sujātā, Bồ-tát Siddhattha đã lên đường hướng đến cội bồ-đề. Trên đường đi, gặp chàng thanh niên tên là Cát Tường - Sotthiyo đang gánh cỏ Kusa (một loại cỏ thơm) đem bán, sau khi nhận biết Ngài, anh ta đã cúng dường tám bó cỏ. Bồ-tát nhận cỏ và đi về cây bồ-đề. Ngài đã trải cỏ làm tòa tọa thiền dưới gốc bồ-đề và ngồi kiết già rồi phát nguyện: “Cho dù da thịt, gân, xương trở nên khô cằn, máu trong thân này dẫu có cạn kiệt, nhưng nếu không đạt đạo, Ta quyết không rời chỗ này”.(Kāmaṁ taco ca nahāru ca aṭṭhi ca avasussatu, upasussatu sarīre maṁsalohitaṁ, na tv-eva sammāsambodhiṁ appatvā imaṁ pallaṁkaṁ bhindissāmītī)36.

1588917622181.png

Khi ngài đang ngồi thiền thì bất chợt có một cơn mưa trái mùa rất lớn. Thần rắn Naga liền bò ra khỏi hang, quấn mình quanh chổ ngồi của ngài 7 vòng để nâng Ngài lên và dùng đầu của mình để che mưa cho Ngài.



1588838766620.png


Sau đó ông đã ngồi dưới cội Bồ Đề trong rừng Urvela và nguyện sẽ không ra khỏi trạng thái thiền định nếu không đạt được sự giác ngộ. Phát nguyện xong Ngài nhập vào kim cang định, dùng lực kim cang tam muội chặt đứt vô minh của chi đầu tiên trong 12 nhân duyên, tức là ngài đã giải quyết xong vô minh đoạn trừ sinh tử ưu bi khổ não không còn nữa.

1588838801022.png


Ông đã đối mặt với sự can nhiễu từ một con quỷ tên là Mara, nó dùng trăm mưu nghìn kế để quấy nhiễu ông nhưng không thể nào xoay chuyển được ý chí kiên định của Thích Ca Mâu Ni.
Mara cực kỳ phẫn nộ và nó gửi hàng tá ma quỷ đến để tấn công Thích Ca Mâu Ni, nhưng Ngài vẫn giữ nguyên trạng thái bất động.
1588838814943.png


Sau khi nhận ra rằng nó sẽ không tài nào can nhiễu được đến định lực phi phàm của Thích Ca Mâu Ni, Mara đã mỉa mai và nói rằng mặc dù ông đã chiến thắng, nhưng sẽ không có ai chứng kiến điều này. Thích Ca Mâu Ni chạm tay xuống mặt đất, ám chỉ rằng đất sẽ là vật chứng kiến. Mặt đất bất giác rung chuyển như đáp lại rằng nó sẽ chứng kiến cho sự vinh diệu của Thích Ca Mâu Ni. Từ khoảnh khắc đó, Thích Ca Mâu Ni tiếp tục quá trình thiền định

B. Thành đạo


Vào ngày 8 tháng 12, sao mai vừa ló dạng, tức sau sau 49 ngày thiền định dưới cội bồ đề,Ngài đã dứt sạch sinh tử, nhập vào trạng thái an tĩnh chứng đắc quả vị Chính Đẳng, Chính Giác.
1588838867746.png


Quả này là kết tinh cuối cùng của một lòng tự tin, tự lực, tự giác, chớ không phải nhờ ở một quyền lực siêu nhiên nào giúp đỡ. Ngài đã diệt được bao điều chi phối của ngoại cảnh đối với thân tâm để trở thành thanh tịnh chứng pháp, lĩnh hội rõ ràng chân tính của một sự vật: cuối cùng Ngài đã đạt được sự giác ngộ. Trí huệ của Ngài đã được khai mở, và đạt đến cảnh giới của Phật.

1588838837074.png


Lúc bấy giờ Ngài 35 tuổi. Từ đó người ta gọi Ngài là đức Phật Cồ Đàm (Gotama), một vị Phật trong trường chi vô lượng Phật quá khứ và vị lai. Như vậy vị trí của đức Phật Thích Ca Mâu Ni thật là độc nhất vô nhị, ngay trong tiền kiếp của thời hiện đại của chúng ta, và ở trong thế giới mà hiện chúng ta đang sống.

1588917744911.png

Đấng Phạm Thiên đã cầu xin Đức Phật đem chánh pháp giáo hóa chúng sanh. Đức Phật đã nhận lời hoằng pháp độ sinh.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Như vậy lễ Vesak không những là kỷ niệm ngày Giáng sinh mà cũng là ngày đắc đạo của đức Phật. Khi đã được đắc quả Chính Đảng, Chính Giác, Ngài đi hoằng hoá pháp mầu để rọi sáng dẫn dắt chúng sinh.

Đức Phật đã chuyển pháp luân đầu tiên tại Lộc Uyển (Vườn Nai) gần thành Ba La Nại (Benares). Ngài đã giảng bài pháp đầu tiên là Tứ Diệu Đế cho 5 anh em Kiều Trần Như là các vị đồng tu với ngài trước đây. Sau này cả 5 người này đều đắc quả A-la-hán

1588918015660.png


1588838909928.png

Năm anh em Kiều Trần Như (1- Kiều Trần Như; 2- Kiều Trần Na; 3- Kiều Trần Nhi; 4- Kiều Trần Thi; 5- Kiều Trần Nga) nghe Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên là Tứ Diệu Đế.

Ngài dạy người xuất gia có hai thứ chướng ngại là sinh tâm đắm trước cảnh dục lạc không vượt thoát đó là nguyên nhân không thể giải thoát, và không suy nghỉ chín chắn cội nguồn khổ đau của bản để cầu giải thoát, cho nên không thể đạt được sự giải thoát. Vì vậy người xuất gia cần phải xa lìa hai món chấp trước đó mới là trung đạo, rồi siêng năng tu tập có thể đạt đến đạo quả Niết bàn.

Năm vị này đều được khai ngộ, và trở thành năm vị đầu tiên của Phật. Đây là móc son lịch sử khởi đầu cho công cuộc hoằng dương chính pháp của ngài và cho mãi về sau những đệ tử chân chính của ngài luôn ghi nhớ bài pháp này và cũng là nền tảng cho hệ thống giáo lý của đức Phật.

1588838930793.png


. Đó là năm vị A La Hán đầu tiên của đức Phật thích Ca.” Như vậy Tam bảo được hình thành từ đây. Phật bảo là đức Phật thích Ca; Pháp bảo là bài pháp Tứ Diệu Đế; Tăng bảo là năm anh em Kiều Trần Như.

1588918071035.png

Vào ngày Magha (rằm tháng 6) Đức Phật đã giáo giới cho 1250 vị Tỳ kheo. Nội dung tóm tắt là: “Không làm các điều ác. Gắng làm các việc lành. Giữ tâm ý trong sạch. Chư Phật đều dạy thế”.

1588918117132.png

Thân phụ của Đức Phật là vua Tịnh Phạn đã già yếu. Nghe tin Đức Phật giảng pháp ở thành Vương Xá (Rajagaha), vua bèn sai sứ giả đến mời Đức Phật về thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu). Cả 9 vị sứ giả vua sai đi đến nơi thì đều nghe Phật thuyết pháp, rồi xin xuất gia không về nữa và sau thành quả A-la-hán. Đến vị sứ giả thứ 10 đến (Vị này tên là Kaludayi trước đây từng là bạn của Tất Đạt Đa), sau khi nghe Phật thuyết pháp cũng xin xuất gia nhưng cũng không quên chuyển lời của vua Tịnh Phạn đến Đức Phật.

1588918281881.png

Ngày thứ 2 sau khi về thăm nhà, nhà vua mở tiệc mời Đức Phật cùng thánh đệ tử thọ trai. Sau khi thọ trai xong, Đức Phật cùng vua cha và 2 thánh đệ tử là ngài Xá Lợi Phất (Sariputta) và ngài Mục Kiền Liên (Moggalana) đã đến phòng công chúa Da Du Đà La. Ngài đã thuyết giảng chuyện bổn sanh Candakinnara để nói về mối liên hệ giữa ngài và công chúa. Ngài đã khen công chúa: “Không phải chỉ trong kiếp sống cuối cùng của Như Lai mà trong tiền kiếp, nàng đã bảo vệ, kính mộ và trung thành với Như Lai”. Sau đó ngài đã an ủi công chúa và giã từ hoàng cung. Về sau công chúa Da Du Đà La cũng xuất gia theo Đức Phật và đã đắc quả A-la-hán.

1588918447050.png

Vào ngày thứ 7 khi Đức Phật lưu lại quê nhà, công chúa Da Du Đà La đã mặc y phục đàng hoàng cho La Hầu La (Rahula) và chỉ vào Đức Phật bảo La Hầu La hãy đến xin tài sản của cha con đi. La Hầu La lúc ấy được 7 tuổi đã đến bên Đức Phật và bạch: “Xin Cha hãy trao tài sản của Cha cho con vì tài sản của cha cũng là của con”.

Đức Phật nghĩ thầm: “Nó muốn gia tài của cha, nhưng tài sản trong thế gian quả thật đầy phiền não. Như Lai sẽ ban cho nó gia tài cao thượng gồm bảy phần mà Như Lai đã thâu đạt dưới cội bồ đề. Như Lai sẽ giúp cho nó trở thành sở hữu chủ của một gia tài siêu thế...”
Thế rồi ngài làm lễ xuất gia cho La Hầu La và cho theo ngài Xá Lợi Phất thọ giáo...

1588838957260.png

Sau đó, Ngài tiếp tục hóa độ và thâu nhiếp tôn giả Yasa cùng 54 người khác gia nhập Tăng đoàn tại thành phố Ba La Nại. Khi Tăng đoàn lên đến 60 vị, đều là A La Hán, đức Phật khuyên họ chia nhau đi khắp nơi để hoằng pháp lợi sinh.

1588838999117.png

Đây là hạt giống đầu tiên hết sức nhỏ bé mà Ngài đã gieo, để rồi về sau này nở muôn ngàn bốn phương: Là Giáo hội Tăng già.

Đức Phật và Devadatta (Đề Bà Đạt Đa)

Devadatta là con vua Suppabuddha và hoàng hậu Pamita, Pamita là một bà cô của Đức Phật, Devadatta xuất gia theo Phật, cùng một lượt với ông Ananda và các thanh niên quý tộc khác, thuộc giòng họ Sakya.
Devadatta không chứng được quả nào, nhưng lại giỏi một số pháp thần thông, và được vua Ajattasattu (A Xa Thế) xứ Magadha ủng hộ. Mặc dù lối sống hư hỏng, và tà kiến, tà hạnh, Devadatta vẫn được một số khá đông người tán thành và phục tùng.

Khi Đức Phật về già, Devadatta yêu cầu Phật trao cho mình quyền lãnh đạo Tăng già, nhưng Đức Phật kiên quyết không chấp nhận.

Devadatta hết sức tức giận, và cùng với vua Ajattasattu âm mưu hại Phật. Nhưng các xạ thủ được Ajattasattu thuê giết Phật, đều bị Đức Phật thuyết giáo và trở thành đệ tử của Phật. Devadatta thấy tự mình phải hạ thủ sát hại Phật mới được. Một lần Đức Phật đang đi dọc bờ núi Gijjhakuta (Linh Thứu), thì Devadatta từ trên đỉnh núi đẩy xuống một tảng đá lớn. May mà tảng đá nầy lăn đụng phải một tảng đá khác và bị vỡ. Đức Phật chỉ xây xát và chảy máu ở chân.


Một lần khác, Devadatta cho một con voi điên uống rượu, rồi xua voi húc Phật. Con voi chạy đến gần Phật thì bỗng nhiên đứng lại, bị thuần phục và được Phật xoa đầu. Sau lần âm mưu thất bại này, vua Ajatasattu sợ quá, không dám tiếp tục che chở cho Devadatta nữa.

Devadatta bèn nuôi một âm mưu khác, xảo quyệt hơn: với một số Tỳ kheo xấu như Kokàlika, Devadatta muốn phá hoà hợp tăng, chia rẽ nội bộ Tăng già, Devaddata kiến nghị Đức Phật ban hành 5 điều luật mới như sau:

Tăng sĩ phải sống suốt đời ở trong rừng.
Chỉ được khất thực để ăn.
Chỉ được mặc áo làm bằng giẻ rách lượm ở nghĩa địa.
Chỉ được sống dưới gốc cây.
Suốt đời không được ăn cá thịt.


Đức Phật chỉ trả lời là các đệ tử có thể tùy ý sống theo hay không theo 5 giới điều ấy, nhưng Ngài không ép buộc họ. Devadatta lợi dụng sự từ chối của Đức Phật, lôi kéo được một số tăng sĩ trẻ, thiếu học thức và không có căn bản vững vàng, đi theo mình đến Gayasisa. Nhưng hai đệ tử lớn của Phật là Sariputta và Moggalana, theo chỉ thị của Đức Phật cũng đến Gayasisa, thuyết pháp cho họ nghe, và dẫn họ về trở lại với chánh pháp.

Từ đó, tai nạn liên tiếp đến với Devadatta. Mắc bệnh nan y, trước khi chết, Devadatta ăn năn hối lỗi và tỏ ý muốn được gặp Đức Phật. Nhưng vì nghiệp ác quá nặng cho nên Devadatta chết mà không gặp Phật, và phải đọa địa ngục, chịu khổ trong nhiều kiếp.
Về việc Devadatta, Đức Phật răn các Tỳ kheo rằng, vì Devadatta bị chinh phục bởi các ác pháp, cho nên phải đọa địa ngục, tức là bị chinh phục bởi lợi dưỡng, danh vọng, cung kính, dục vọng xấu, tà kiến.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
NHẬP NIẾT BÀN

Trải qua 45 năm, đức Phật đã đi khắp xứ Ấn Độ rộng lớn bao la, hết nước này đến nước khác. Hễ chỗ nào có chân Ngài giẫm đến là ánh đạo vàng bừng tỏa huy hoàng.
Mỗi ngày Ngài theo một thời dụng biểu, một chương trình nhất định, không bao giờ xao lãng, giải đãi, từ khi trẻ cho đến già, từ mùa mưa cho đến mùa nắng. Trong năm có mười hai tháng, thì hết tám tháng Ngài giãi dầu phong sương khắp chốn, không quản gì thân. Ngài tế độ chúng sanh như vậy suốt bốn mươi lăm năm trường.

Một hôm, khi cảm thấy sức đã kiệt, ngày lâm chung sắp đến, Ngài gọi tất cả đệ tử về và nói rằng: “Kiếp sống thật là ngắn ngủi; Thầy nay tuổi đã già. Thầy sắp xa lìa các con! Từ lâu vẫn nương tựa nơi Thầy. Các con hãy cố gắng chuyên cần tinh tấn, hãy kỹ càng thận trọng và luôn luôn giữ một lòng đạo đức cao cả, với những tư tưởng trong sạch siêu mẫn, các con hãy giữ gìn bản tâm cho chu đáo. Nhờ tôn chỉ và kỷ luật này, với một đời sống tích cực hoạt động đạo đức, các con sẽ được thoát khỏi vòng sinh tử, tử sinh và chấm dứt được phiền não, đau khổ. Vạn vật cấu tạo là vô thường. Các con hãy cố gắng lên !.

Khi tròn 80 tuổi, Đức Phật biết việc thuyết pháp giáo hóa chúng sinh của mình đã viên mãn, đó là lúc Như Lai sẽ nhập niết bàn. Ngài đã nói với ngài A Nan là 3 tháng nữa ngài sẽ nhập diệt. A Nan thành khẩn cầu xin Đức Phật sống thêm 1 kiếp nữa nhưng Đức Phật đã từ chối và giảng pháp vô thường. Từ thành Tỳ Xá Ly, Đức Phật đã cùng với A Nan và các thánh chúng đệ tử đi đến thành Câu Thi Na (Kusinara). Trên đường đi Đức Phật đã thuyết pháp giáo độ chúng sanh rất nhiều.

1588918847400.png


Khi đến Pava, Đức Phật và thánh đệ tử được ngưởi thợ rèn tên là Thuần Đà (Cunda) thiết tiệc trai. Thuần Đà còn làm riêng cho Đức Phật món đặc biệt là sùkaramaddava. Đức Phật nhìn thấy món ăn đã ngăn không cho các đệ tử của mình dùng và nói rằng: “Chỉ có Như Lai mới ăn và tiêu hóa được thức ăn này mà thôi”.
Sau khi thọ trai xong, Đức Phật đã bị kiết lỵ rất nặng. Tuy cơ thể rất mệt mỏi nhưng Đức Phật vẫn bình thản tiếp tục hành trình. Đức Phật tắm lần cuối cùng ở sông Kakutthi, và sau khi nghỉ một lát, Ngài nói với Đại đức A Nan: “Có thể có người trách Thuần Đà về bữa cơm cuối cùng dọn cho Ta, vì sau bữa ăn đó Ta sẽ nhập Niết bàn, và Thuần Đà có thể ăn năn hối hận. Nhà ngươi cần nói cho Thuần Đà biết rằng, có hai bữa ăn cúng dường cho Như Lai, đem lại công đức lớn nhất cho người cúng dường. Đó là bữa ăn cúng dường Như Lai trước giờ Như Lai thành đạo và bữa ăn cúng dường Như Lai trước giờ Như Lai nhập Niết bàn. Hãy nói cho Thuần Đà biết rằng, nhờ đã cúng dường Như Lai bữa ăn cuối cùng trước khi Như Lai nhập Niết bàn, Thuần Đà được phúc đức lớn, quả báo lớn, nhờ đó mà Thuần Đà được thọ mạng lâu dài, tái sanh ở cõi lành, giàu có, tiếng tăm, được sanh lên cõi trời và có quyền lực lớn. Này A Nan, ngươi hãy nói như vậy để loại bỏ mọi nỗi ân hận của Thuần Đà, nếu có”.

1588839037971.png

Đức Phật đến vườn cây Sala ở Kusinara, nơi có bộ tộc Mallas ở, và bảo Đại đức Ananda chuẩn bị chỗ nằm, để Đức Phật yên nghỉ, đầu hướng Bắc, nằm nghiêng mình, chân phải để trên chân trái, bình thản, tỉnh táo. Lúc này có 1 đạo sĩ tên là Subhadda xin vào gặp Đức Phật. Ngài A Nan đã từ chối thấy lúc này Đức Phật đã rất mệt nhưng Đức Phật bảo A Nan cho người đạo sĩ đó vào. Sau khi nghe Phật thuyết giảng, Subhadda xin Phật xuất gia. Đây cũng là vị đệ tử cuối cùng của Đức Phật. Phật lại căn dặn A Nan và thánh chúng đệ tử gắng sức tu tập để đạt được giải thoát. Sau đó Đức Phật im lặng từ từ đi vào thiền định và nhập Niết Bàn vào năm 543 TCN.

Năm ấy đức Phật thọ 80 tuổi. Ngài trở về Kusinara, là một làng nhỏ bé xa xôi, nơi đây êm ái và an tịnh. Ngài tịch diệt, thân nằm giữa hai cây long thọ (Sala), hôm ấy đúng ngày Rằm vào tháng Vesak. Như thế Vesak là ngày kỷ niệm gồm ba: Giáng sinh, Thành Đạo, và Tịch Diệt (Niết bàn) của đức Phật.

Sau 6 năm khổ hạnh, 45 năm thuyết pháp độ sinh, cuối cùng công đức của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cũng đã viên mãn. Cuộc đời vĩ đại của Đức Phật từ lúc đản sanh đến lúc nhập Niết Bàn luôn là bài học lớn có giá trị mặc dù đã trãi qua hơn 25 thế kỷ. Suốt cuộc đời hành đạo của mình, Đức Phật chỉ nhận mình là bậc Đạo sư, là người dẫn đường. Ngài luôn dạy các đệ tử phải tự mình tu tập và cũng chỉ tự bản thân mình mà thôi, không ai có thể thay thế hay giúp đỡ được.


1588839067810.png


Xá lợi tóc Phật thờ tại chùa Gangaramaya, Colombo, Sri lanka.

1588839172206.png

Xá lị của Phật Thích Ca và các học trò

Ngày nay phật tử khắp hoàn cầu cử hành cuộc lễ gồm ba phần đã nêu ở trên với một niềm tin tuyệt vời và một đạo tâm chơn thành.

Để kỷ niệm ngày đức Phật giáng trần và cũng là ngày đắc Đạo sau sáu năm khổ hạnh và 49 ngày tịnh toạ trên mớ cỏ khô dưới cội Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng (Buddagaya). Hàng năm cứ gần đến ngày Rằm tháng Tư Âm lịch là toàn thể các tín đồ Phật giáo thuộc các giáo hội trên khắp thế giới nao nức tổ chức kỷ niệm ngày Đức Phật Đản sinh.
Tại Việt Nam các chùa, viện thuộc Bắc tông, Nam tông hay Đại thừa và Tiểu thừa, Mật tông, hay Thiền tông đều tổ chức trọng thể và trang nghiêm.

 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Xá Lợi của đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Một Thánh vật thần bí

Tất cả các bạn sau khi chiêm ngưỡng Thánh vật Phật Tổ, nên niệm Phật hiệu: "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu ni Phật". Xá Lợi là chỉ cho di cốt và những viên trân châu, giống như đá quý của đức Phật Thích Ca Mâu Ni - giáo chủ cõi Ta bà, cũng là Tổ sư của Phật giáo, sau khi viên tịch đã lưu lại

Hơn 2500 năm trước, đức Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn, khi trà tỳ, chúng đệ tử nhặt được một số Xá Lợi Tử từ chân thân của Ngài như: Xá Lợi đỉnh đầu, xương, huyết, răng, ngón tay và 84000 viên Xá Lợi đủ màu. Những Xá Lợi lưu lại của Phật Tổ được thế giới xem như Thánh vật, tranh nhau thờ phụng cúng dường.

Xá Lợi là gì?
Xá Lợi là những phần kết tinh còn lại sau khi làm lễ trà tỳ (hỏa thiêu) nhục cốt của Đức Phật và các vị cao tăng. Đối với người thường, sau khi thiêu xác, chỉ còn tro và phần xương cháy chưa rã.

Danh từ Xá Lợi do âm tiếng Phạn là Sàrìrikadhàtu. Ngày xưa nói đến Xá Lợi, người ta nghĩ đến Xá Lợi của Đức Phật. Sau này có những vị Thánh Tăng và các vị Đạo Sư đắc đạo, sau khi làm lễ trà tỳ, đệ tử cũng thâu được nhiều Xá Lợi. Tất cả những đồ dùng là di tích của Phật và các vị Thánh Tăng như y, bình bát, tích trượng, v.v. đều gọi là Xá Lợi. Hiện nay ở Miến Điện, người ta còn thờ tóc và móng tay của Đức Phật khi Ngài còn tại thế đã cắt cho hai vị đệ tử tại gia đầu tiên. Trong kinh tạng Pali thường đề cập đến Xá Lợi Xương, Xá Lợi Răng và Ngọc Xá Lợi.

Ngọc Xá Lợi là phần tũy kết tinh trở lại thành những viên có hình thể hơi tròn và cứng, lớn nhỏ khác nhau. Viên lớn như hạt đậu hạt bắp; viên nhỏ như hạt gạo hạt mè. Xá Lợi có nhiều màu sắc và sáng đục khác nhau. Thông thường Xá Lợi có màu trắng, đỏ, hồng, xanh và vàng, có thứ trong như thủy tinh, có thứ trắng ngà như hạt gạo, có thứ phát ra ánh sáng nhẹ nhàng như pha lê, cũng có thứ màu sáng nhuận như san hô. Ngọc Xá Lợi là thành quả của công phu tu hành giữ gìn giới luật và công năng tu tập thiền quán cao thâm của Đức Phật và các vị cao tăng.

Kinh Đại Bát Niết Bàn diễn tả rằng sau lễ trà tỳ, Xá Lợi của Đức Phật được chia làm tám phần và phân chia cho đại diện của tám nước đem về tại quốc gia họ. Nhưng hơn 200 năm sau đó, khi hoàng đế A Dục thống nhất toàn thể lãnh thổ xứ Ấn và trở thành một vị vua Phật tử hộ đạo, vua A Dục đã gom tất cả Xá Lợi ở tám nơi và chia thành 84,000 phần đựng trong 84.000 tháp báu nhỏ ban bố khắp các nước.

1588840270327.png


1588840224797.png


Xá Lợi Tim

1588840292942.png


1588840309784.png


1588840337314.png

1588840368844.png

1588840692922.png

Xá Lợi Huyết


1588840393077.png

1588840424216.png

Xá Lợi Răng


1588839342311.png


1588839362379.png


1588839380318.png

1588840450805.png

Xá Lợi Trán, Xá lợi não

1588840514890.png

Xá lợi huyết

Xá Lợi tử là do sự tu trì giới định tuệ của mỗi cá nhân, thêm vào đó là nguyện lực lớn của chính mình, nó vô cùng hi hữu, quý báu. Lúc Phật tịch diệt, Xá Lợi của Ngài sau khi trà tỳ là 1 thạch 6 đấu (1 thạch: 100 lít, 1 đấu:10 thăng). Lúc đó có 8 quốc vương của 8 nước tranh nhau chia Xá lợi của Phật, đem về nước của mình, xây dựng bảo tháp, để cho bá tánh chiêm ngưỡng, lễ bái.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Ngoài ra, có những bậc cao tăng và các tín đồ tại gia, thành tựu công đức tu hành, sau khi vãng sanh cũng đều có Xá lợi. Như các đại sư: Lục Tổ Huệ Năng Trung Quốc, đại sư Hoằng Nhất, đại sư Ấn Quang, đại sư Thái hư, đại sư Chương Gia... thời cận đại, những vị này đều để lại số lượng Xá Lợi tương đương.


1588839430774.png


Xá Lợi Não của đức Phật Thích Ca Mâu Ni
1588840634496.png


1588839499805.png


Xá Lợi ĐẦU hình cầu vồng của đức Phật Thích Ca Mâu Ni

1588839531430.png

Xá Lợi NÃO 7 màu của đức Phật Thích Ca Mâu



Xá Lợi Tử, Ấn Độ dịch là Đà Đô, cũng gọi là Thiết Lập La, Thiết Lợi La. Trung Hoa dịch là Linh cốt, Thân cốt, Di cốt. Là một thể kết tinh của một người sau khi vãng sanh đã để lại. Hình dáng của nó là thiên biến vạn hóa, có loại hình tròn, hình bầu dục, hình hoa sen, hình Phật, Bồ Tát; màu sắc của nó cũng có rất nhiều như trắng, đen, vàng, xanh, đỏ; Xá lợi tử có loại giống như trân châu, mã não, thủy tinh; có loại trong suốt, có loại tỏa ánh sáng, có loại giống như kim cương.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
1588839588843.png

Xá Lợi XƯƠNG của đức Phật Thích Ca Mâu Ni

1588839629080.png

Lợi XƯƠNG ngón tay của chân thân đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Xương lóng tay thứ 3, thứ nhất, thứ 2 và thứ tư.

Sự hình thành của "Xá Lợi Tử", các nhà khoa học mãi đến hôm nay vẫn không căn cứ chính xác, nhưng Phật giáo thì cho rằng nó là kết tinh của mỗi cá nhân tu hành thành tựu Giới, Định, Tuệ.


1588839680839.png

Xá Lợi của Bích Chi Phật






1588839712309.png

Xá Lợi của Tôn giả Kiều Trần Như ( một trong năm vị Đại Tỳ kheo - chứng quả đầu tiên)


1588839744308.png

Xá Lợi của Tôn giả A Na Luật (Thiên Nhãn đệ nhất)

1588839774387.png

Xá Lợi của Tôn giả Phú Lâu Na (Thuyết pháp đệ nhất)
 

Lonestar

Xe điện
Biển số
OF-203705
Ngày cấp bằng
26/7/13
Số km
3,344
Động cơ
348,267 Mã lực
“Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật Giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” (The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sence, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description).
Albert Einstein
5348eee8d1ab38f561ba.jpg

CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL. 2564 - DL. 2020
https://baonghean.vn/dac-sac-tuong-phap-o-ngoi-chua-nghin-nam-tuoi-247216.html






 

emyeumazda

Xe buýt
Biển số
OF-396121
Ngày cấp bằng
9/12/15
Số km
723
Động cơ
241,184 Mã lực
Cảm ơn bác chủ thớt ,
Hôm nay 15 tháng 4 ngày Đức Phật Thích Ca đản sanh cũng là ngày ngày thành đạo và cũng là ngày ngài nhập niết bàn.
Suốt 45 năm tu hành và thuyết pháp Ngài đã để lại cho loài người những kinh điển, giáo pháp tu tập quý báu. Cuộc đời của ngài là một tấm gương vĩ đại cho nhân loại,
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Thỉnh Xá lợi Phật và những chuyện khó tin
Tại nơi đây tôi và cả đoàn được chiêm bái xá lợi đủ các kích cỡ và màu sắc. Tôi tận mắt thấy một tháp khá lớn, cao có lẽ đến 2 mét và hình kim tự tháp bằng kính trong suốt.

Là doanh nhân và mới thật sự tu tập được khoảng 10 năm, tôi rất tin vào sự nhiệm màu của Phật pháp. Trước đây, từ thời còn là một nghiên cứu sinh, tôi chỉ đọc về kinh sách đạo Phật, cũng như các đạo khác và các sách lịch sử, tôn giáo, vũ trụ,… như một nhà nghiên cứu.

1

Tuy nhiên, đúng như những lời được dạy, chúng ta cần có cả 3 mặt: văn, tư, tu. Nếu chỉ có “văn” mà thiếu “tư”, thậm chí có cả 2 mà thiếu mất “tu” chẳng có gì cả. Giống như học mà không hành vậy. Quả thật, chỉ có trải nghiệm và trải nghiệm của chính mình mới có giá trị thực sự.

2

Quý vị có biết, Tôi đã từng được chiêm bái xá lợi của đức Thế Tôn ở thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, thiền viện Thường Chiếu, và ở Ấn Độ, Nepal, Myanma, Thái Lan,… Tôi đã nhiều lần phát nguyện, mong muốn được có duyên lành thỉnh Xá lợi Phật và các vị Thánh tăng về thờ. Tôi mong muốn được về đất Phật Ấn Độ, Nepal, về tứ đại danh sơn, để được gặp Ngài Karmapa hay đức Đạt Lai Lạt Ma,… Tuy nhiên có những thứ đến với tôi quá nhanh và quá bất ngờ. Bất ngờ đến khó tin.

3




Trong chuyến hành hương về Myanma, tôi và các quý thầy may mắn được đến thăm một nơi rất đặc biệt. Đó là Thane Daung Tail Thit Monasery. Ở đây tôi và cả đoàn được trực tiếp chiêm bái Xá lợi của Phật và các vị Thánh tăng. Rất bất ngờ.

Cũng phải nói thật, trước đó, tôi đã nghe nói nhiều về xá lợi và những điều kỳ lạ. Tuy nhiên tôi thấy như rất khó tin bởi nhiều nguồn thông tin đều nói những viên xá lợi có thể tự tăng kích cỡ. Có những viên lại có khả năng tự phân đôi liên tục, tự sản sinh (đẻ thêm ra), có những viên phát hào quang…

Tại nơi chúng tôi có mặt, đích thực tôi nghe vị sư cả trụ trì Thane Daung Tail Thit Monasery khẳng định thêm một lần nữa: nếu tu tập tốt, xá lợi tự nhân lên. Nếu tu tập kém, thiếu đức hạnh, xá lợi có thể sẽ biến mất!

4
Tại nơi đây tôi và cả đoàn được chiêm bái xá lợi đủ các kích cỡ và màu sắc. Tôi thấy một tháp khá lớn, cao đến 2 mét và hình kim tự tháp bằng kính trong suốt. Bên trong có rất nhiều các viên màu đục sữa, trông như màu xương. Chúng tôi cũng chiêm bái các xá lợi có đủ các màu: trắng, phớt hồng, hồng đậm, xanh lá cây, xanh lục, đỏ, nâu, xám, vàng, đen,,..
Tôi được các quý thầy giảng rằng đó là xá lợi máu, não, tóc, … của đức Phật và các vị thánh tăng. Tôi chiêm bái rất lâu, ngắm rất kỹ, rất thích thú và cảm thấy rất đẹp, rất trân trọng, rất linh thiêng.
Thầy cả bỏm bẻm nhai trầu, rất ân cần. Thầy nói ít nhưng phong cách khá điềm đạm. Các trợ lý của thầy rất niềm nở, chu đáo và mến khách (dân Myanma luôn tốt bụng và đáng yêu). Chúng tôi được mời trà, nước uống, trái cây và kẹo.
Ấn tượng nhất là phần thầy cả cho chúng tôi chứng kiến sợi tóc lạ. Sợi tóc tự chuyển động. Thầy cho phép chúng tôi chụp ảnh và quay phim. Mọi người đều rất ngạc nhiên và theo dõi chăm chú. Lạ đến khó tin. Như là một sự kỳ diệu. Sợi tóc tự chuyển động như một con giun hay con côn trùng nhỏ.

5

Về chuyện này tôi cứ suy nghĩ mãi. Sợi tóc tự chuyển động ly kỳ không kém 2 tảng đá chồng lên nhau trên Chùa Núi Vàng Golden Rock – khó lý giải bằng khoa học. Một sự thật đặt ra với tôi và nhiều người: phải tin!

Đọc lại lịch sử Phật giáo chắc các bạn còn nhớ ngài Khương Tăng Hội. Ngài có cha là người Ấn và mẹ là người Việt. Thời đó ngài chống gậy rời Giao Chỉ sang nước Ngô hoằng pháp. Khi được Tôn Quyền hỏi rằng liệu Phật pháp có gì linh nghiệm, ngài Khương Tăng Hội đã trả lời rằng mặc dù đức Phật đã nhập diệt trên một ngàn năm nhưng xá lợi của Ngài vẫn còn.

Khi đó Tôn Quyền tuyên bố rằng nếu có xá lợi thì sẽ xây dựng tháp để thờ. Ngài Khương Tăng Hội đã cầu nguyện và ngồi thiền 3 tuần thì xá lợi xuất hiện. Xá lợi mang ra lửa đốt không cháy, chày kim cương đập không nát. Tôn Quyền rất bất ngờ và bái phục nên quyết định xây tháp ngay tại ngôi nhà tranh của ngài Khương Tăng Hội để thờ. Chùa Kiến Sơ xuất hiện từ đó. Xóm Phật, tức vùng đất xung quanh cũng xuất hiện từ đó.

Khi có mặt tại Thane Daung Tail Thit Monasery, tôi lại nhớ lại chùa Vàng ở Angon nơi có thờ 8 sợi tóc của đức Phật, cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, đãy lọc nước của Phật Câu Na Hàm và mảnh y của Phật Ca Diếp. Tại sao ở xứ sở Myanma này có nhiều điều kỳ lạ, và có nhiều báu vật đến vậy.

Tôi không muốn viết về chuyện xá lợi tự lớn lên hay tự nhân đôi. Tôi cũng không thích viết ra đây cách thử xá lợi thật và giả. Tôi cũng không muốn miêu tả ánh hào quang được phát ra từ những viên xá lợi. Bởi chỉ tạo nên sự tò mò của quý phật tử, nhất là những ai tu tập thì ít mà mê tín thì nhiều. Tôi chỉ muốn tìm và đọc lại những công đức và ý nghĩa khi chúng ta chiêm bái xá lợi Phật.

Bản thân tôi thường xuyên lễ xá lợi Phật, đi nhiễu quanh bảo tháp thờ xá lợi Phật và các vị Thánh tăng, dù đó ở Việt Nam hay ở nước ngoài. tôi thấy mình rất an lạc và nhận được nhiều năng lượng khi được chiêm bái xá lợi.

Có những nước thuê cả máy bay đi rước xá lợi. Có những nhà chùa huy động cả đoàn các thầy và phật tử rước xá lợi. Thầy trò chúng tôi có 32 thành viên, trong đó có 16 tăng, ni đã thành tâm đảnh lễ và thỉnh xá lợi về. Tôi may mắn được thỉnh xá lợi để về thờ tại cơ quan và nhà mình. Niềm an vui hiếm khi có được. Chuyện như trong mơ.

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng
Angon, Myanma, tháng 6/2013
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Cùng tìm hiểu xá lợi:

 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Ngôi chùa nhiều Xá lợi Phật nhất Việt Nam
Với hơn 30 ngọn tháp chứa cả nghìn viên Xá lợi do nhiều trung tâm Phật giáo trên thế giới trao tặng, Chùa Viên Đình ở thôn Kẹo, xã Đông Lỗ (Ứng Hòa, Hà Nội) đang sở hữu nhiều Xá lợi Phật nhất Việt Nam.


 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Xá lị – Một bí ẩn chưa được khám phá
Đó là những hạt tinh thể với đủ màu sắc, long lanh như ngọc, rắn như kim cương, búa đập không vỡ, lửa thiêu không cháy. Chúng được tìm thấy trong đống tro tàn sau khi hỏa thiêu hài cốt của một nhà tu hành nào đó.

Vài chục năm trở lại đây, giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng huyền bí được nhà Phật nói đến trong kinh điển. Thế nhưng khi bắt tay vào nghiên cứu hiện tượng xá lị, họ đã gặp không ít trở ngại.

Trước đây, người ta không tin là có xá lị Phật tổ. Mãi đến năm 1997, ông Peppé người Pháp khi tiến hành khảo cổ tại vùng Piprava, phía nam Népal, đã tìm thấy những viên xá lị đựng trong chiếc hộp bằng đá. Trên hộp có khắc những văn tự Brahmi, nội dung như sau: “Đây là xá lị của đức Phật. Phần xá lị này do bộ tộc Sakya, nước Savatthi phụng thờ”. Khám phá này đã chứng minh: Những gì được ghi trong kinh Trường A Hàm và một số kinh sách khác về việc phân chia xá lị đức Phật thành 8 phần cho 8 quốc gia cổ đại khi Phật nhập Niết bàn là có thật. Điều kỳ lạ là trải qua hơn 25 thế kỷ, xá lị đức Phật vẫn còn nguyên vẹn, lấp lánh màu sắc.

Về sự hình thành của những viên xá lị, cho đến nay vẫn tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau. Các nhà xã hội học cho rằng, do thói quen ăn chay, thường xuyên sử dụng một khối lượng lớn chất xơ và chất khoáng, quá trình tiêu hóa và hấp thu rất dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate. Những tinh thể muối đó tích lũy dần trong các bộ phận của cơ thể và cuối cùng biến thành xá lị.

Tuy nhiên, giả thuyết này không đủ sức thuyết phục. Bởi lẽ số người ăn chay trên thế giới có tới hàng trăm vạn, nhưng tại sao không phải ai khi hỏa táng cũng sinh xá lị? Số người theo đạo Phật cũng nhiều vô kể, thế nhưng tại sao trong cơ thể những tín đồ bình thường lại không có xá lị?
Một số nhà khoa học cho rằng, có thể xá lị là một hiện tượng có tính bệnh lý, tương tự như bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật… Giả thuyết này cũng khó đứng vững. Bởi vì, sau khi đưa xác đi thiêu, trong phần tro của những người mắc các chứng bệnh kể trên không hề phát hiện xá lị. Mặt khác, những cao tăng có xá lị thường sinh thời thường rất khỏe mạnh, tuổi thọ cũng rất cao.

Nhà Phật cũng có những quan điểm riêng về vấn đề xá lị. Quan điểm thứ nhất cho rằng xá lị là kết quả của quá trình tu hành và khổ luyện. Quan điểm thứ hai cho rằng đó là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức, chỉ xuất hiện ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn làm việc thiện.

Tuy nhiên, cuối cùng thì xá lị đã được hình thành như thế nào? Thành phần của nó ra sao? Chẳng phải kim loại, chẳng phải phi kim, cũng chẳng phải kim cương, lục bảo, chỉ là tro cốt còn lại của người tu hành sau khi hỏa táng; vậy mà sao đốt không cháy, thậm chí vẫn sáng lấp lánh màu sắc, thách thức với thời gian, chẳng mảy may hư hỏng…? Hàng loạt câu hỏi như vậy cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)​
 
Chỉnh sửa cuối:

v-kong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-207777
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
5,739
Động cơ
367,784 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cảm ơn cụ chủ chia sẻ bài viết này! Ngày xưa thiêu thân xác trên ngọn lửa củi rơm có thể có "xá lợi", còn nay hỏa thiêu với nhiệt độ cả 1000oC thì dẫu có xá lợi cũng tan chảy, nên nạn buôn bán xá lợi em ứ có tin.
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,553
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Toàn từ tài liệu tiếng Hoa cụ nhỉ, ngày trước em cũng đọc một số sách về Phật học bằng tiếng Hoa, vào những lúc rảnh rỗi không áp lực đọc thì vào, cũng hay và nhiều thứ đáng suy ngẫm, nhưng phần lớn là bận nên thành ra đọc được mấy hôm lại bỏ dở.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
1588842780320.png


Cây cổ thụ Bồ Đề nơi Đức Phật ngồi tham thiền, đắc đạo. là nơi Đức Phật thành đạo và trở thành Phật tổ, nơi mơ ước được đến của hàng triệu Phật tử khắp thế giới... Cây Bồ Đề chính gốc mà Đức Phật đã ngồi thiền định tại Bồ Đề Đạo Tràng đã bị phá hủy vào năm 1874. Thế nhưng, sau khi bị phá hủy, một nhánh cây con mới mọc lên ngay tại gốc Bồ Đề cũ và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. Tính đến nay, gốc cây này đã được hơn 140 tuổi.

1588842821422.png


Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) nằm ở phía nam thành phố Gaya thuộc bang Bihar, là thánh tích nơi có cây Bồ đề vi diệu mà Đức Phật đã ngồi thiền 49 ngày. Trong khuôn viên chùa có đánh dấu các nơi Đức Phật ngự trong 49 ngày đầu tiên sau khi thành đạo và trụ đá của vua Asoka.
 

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,333
Động cơ
26,606 Mã lực
Nhiều chuyện khó tin nhưng ở VN nhiều người gọi là phật tử nhưng không hề biết đến cái gọi là Tứ Diệu Đế?
Nhiều người đến chùa còn cầu xin bổng lộc trong khi ông Buddha ông ý khuyên mọi người nên dứt bỏ tham sân si :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top