[Funland] Triệu Đinh Lý Trần, đời nhà Triệu là Triệu nào các cụ cho ý kiến?

ruby_eagle

Xe điện
Biển số
OF-66243
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
4,903
Động cơ
958,915 Mã lực
Nơi ở
Ở nơi đó..
Cụ nào có cái link cho em hóng với, nói qua nói lại chả biết đâu mà lần. Quan điểm riêng của em thì nhà Triệu (Triệu Đà) cũng đc tính vào các triều đại phong kiến của Việt Nam.
 

Q.T.A

Xe buýt
Biển số
OF-86982
Ngày cấp bằng
28/2/11
Số km
627
Động cơ
414,328 Mã lực
Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Hôm nay em vừa ngồi tranh luận với một thằng. Nó bảo là Triệu là Triệu Đà. Em bảo là Triệu Việt Vương.

Triệu Đà là cái thằng tàu, sao Nguyễn Trãi lại nhầm nhọt, đưa nó vào để so sánh được.

Với lại xét theo mốc lịch sử.

Thời nhà Hán là từ năm 206 TCN – 220
nhà đường 618–907
nhà tống 960–1279
nhà nguyên 1271–1368

Về các triều đại nước mình

nhà Đinh 968–980
nhà Lý 1009–1225
nhà Trần 1226–1400


Vậy nhà Triệu ở đây theo ngu ý của em thì phải là Triệu Việt Vương, khoảng năm 548 - 571.

Cái thâm ý của các cụ ngày xưa, là tuy tao trẻ, nhưng so với già chúng mày. tuy tao là nước ra sau nhưng so với những thằng già đầu thì tao không thua kém gì.

Chứ nếu là Triệu Đà, cùng thời nhà Hán thì rõ ràng là nó không ý nghĩa gì, mà mốc thời gian tự nhiên bỏ đi cả nghìn năm. Vì nhà Đinh cách nhà Hán đến cả ngàn năm. Em thấy thật vô lý khi chữ Triệu lại là Triệu Đà.

Mời các cụ chém.
Cụ hỏi câu này thì cụ chưa hiểu hoàng đế và Vua khác nhau như thế nào. Cụ Triệu Việt Vương mới chỉ là vua thôi, chưa phải hoàng đế nên không có cửa đứng ngang hàng với Đinh, Lý, Trần cụ nhé.

Cụ Triệu Đà nếu mà nói về thọ, thông minh và vĩ đại thì nhất của nhất. Chấp mấy cụ còn lại một hoà luôn. Sử Việt hiện tại k tính cụ này vì coi cụ ấy là người TQ. Nhưng các cuốn sử cũ từ Đại Việt Sử Ký hay Đại Việt Sử ký Toàn Thư đều ghi nhận cụ này là một phần lịch sử Việt Nam. Thế nên câu mà cụ dẫn chiếu trong Bình Ngô Đại Cáo thì Triệu tức Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) là hoàng đế đầu tiên của Nam Việt (tức Việt Nam ngày nay). Sau khi cụ này ngáo, đất nuớc rơi vào thời kỳ bắc thuộc thì nổi lên vài cuộc khởi nghĩa như Hai Bà, Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương và thậm chí cả cụ Ngô Quyền thì tất cả đều chỉ ở mức Vương (Vua) và chỉ giành độc lập hẳn (ngoài trời lại có trời) khi cụ Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế. Do vậy, Cụ Triệu Việt Vương chỉ được xếp ngang hàng vơi Bà Trưng, Lý Bí, Phùng Hưng và cùng lắm bằng với cụ Ngô Quyền mà thôi.
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
6,925
Động cơ
54,950 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
Nhận Triệu Đà là vua Việt Nam thì sao? Chẳng sao cả vì cũng như các tập đoàn phong kiến khác như Kiều - Triệu - Đinh - Lê - Lý - Trần - Hồ - Lê - Mạc - Trịnh - Nguyễn - Hồ (Tây Sơn) đều gốc gác là các quân phiệt họ tộc gốc phương Bắc mà ra cả.
Các dòng họ này cũng từ phương Bắc kéo xuống trong 1000 năm Bắc Thuộc chứ đâu ra.
So với sử Mỹ thì dân Việt gốc giờ tương đương người Da Đỏ còn dân Mỹ hiện tại tương đương đám di dân Phương Bắc.
Trước đã có thớt hơn trăm trang em vật với gần 20 Cụ về vấn đề này rồi.
Tớ đọc ở đâu đó thì dân da đỏ cũng là di dân từ đại lục Á - Âu sang Mẽo. Chỉ có điều đi trước Colombus cỡ chục - hai chục ngàn năm thì phải.
 

Duc Sang

Xe container
Biển số
OF-533992
Ngày cấp bằng
25/9/17
Số km
6,582
Động cơ
408,979 Mã lực
Cái nước của Lưu Cung mà sử gọi là Nam Hán (bị Ngô Quyền oánh cho tan tác) cũng có lúc tự xưng là Đại Việt.
Không biết có nên tính nước này vào sử Việt không các cụ nhỉ?

Cùng năm này (911) Lưu Ẩn mất, em trai cùng cha khác mẹ là Lưu Nham lên thay. Tới năm 917, Lưu Nham tuyên bố thành lập một vương quốc mới, ban đầu gọi là Đại Việt (大越), nhưng chỉ qua năm sau (918) đổi tên thành Đại Hán (大漢). Vì họ của ông là Lưu (劉) là họ của dòng dõi nhà Hán và ông tự tuyên bố là hậu duệ nhà Hán. Vương quốc này thường được sử Trung Hoa gọi là Nam Hán để phân biệt với nước Bắc Hán của Lưu Sùng (951-979) cũng trong thời Ngũ Đại.

https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Nam_Hán
 

Chưa Có Dép

Xe điện
Biển số
OF-337469
Ngày cấp bằng
6/10/14
Số km
3,444
Động cơ
306,129 Mã lực
Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Hôm nay em vừa ngồi tranh luận với một thằng. Nó bảo là Triệu là Triệu Đà. Em bảo là Triệu Việt Vương.

Triệu Đà là cái thằng tàu, sao Nguyễn Trãi lại nhầm nhọt, đưa nó vào để so sánh được.

Với lại xét theo mốc lịch sử.

Thời nhà Hán là từ năm 206 TCN – 220
nhà đường 618–907
nhà tống 960–1279
nhà nguyên 1271–1368

Về các triều đại nước mình

nhà Đinh 968–980
nhà Lý 1009–1225
nhà Trần 1226–1400


Vậy nhà Triệu ở đây theo ngu ý của em thì phải là Triệu Việt Vương, khoảng năm 548 - 571.

Cái thâm ý của các cụ ngày xưa, là tuy tao trẻ, nhưng so với già chúng mày. tuy tao là nước ra sau nhưng so với những thằng già đầu thì tao không thua kém gì.

Chứ nếu là Triệu Đà, cùng thời nhà Hán thì rõ ràng là nó không ý nghĩa gì, mà mốc thời gian tự nhiên bỏ đi cả nghìn năm. Vì nhà Đinh cách nhà Hán đến cả ngàn năm. Em thấy thật vô lý khi chữ Triệu lại là Triệu Đà.

Mời các cụ chém.
"Từ Đinh, Lê, Lý, Trần, gây nền độc-lập; cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, hùng-cứ một phương. Dẫu cường nhược có lúc khác nhau, song hào-kiệt đời nào cũng có."

Cáo Bình Ngô làm đếch gì có Triệu hử thớt !
 

Lambpro84

Xe buýt
Biển số
OF-364787
Ngày cấp bằng
28/4/15
Số km
589
Động cơ
260,650 Mã lực
Nơi ở
hàng xóm nhà đồng chí x
Cả ngàn năm thì cũng phải có 1 nhóm người di dân tới nc Việt chứ cụ, Tàu cũng vậy, là hợp của hàng trăm dân tộc. Chứ có thằng nào dám vỗ ngực ta là thuần chủng ?

Họ Trần di cư tới, lấy vợ Việt, ở lâu đời rồi thì là người Việt, chứ chẳng lẽ là dân Bách Việt phía Nam Tàu ?
E, kết còm này của cụ. :D Tuy nhiên, cụ có thấy rằng còm này của cụ nó khá là đối lập với các còm khác (cũng của cụ) không, khi cụ cứ nhất mực cho rằng dân tộc Việt là dân tộc (thuần) bản địa !?
Đã có nhiều cụ còm rất hay và chính xác nguồn gốc của người Việt ta. Em chỉ xin phát biểu tại sao cụ cũng như rất nhiều người khác lại có những suy luận khác biệt như vậy. Chỉ bởi 2 nguyên nhân :
- Chủ nghĩa dân tộc (CN con dao 2 lưỡi)
- Lấy nhận thức hiện đại áp đặt vào nhận thức lịch sử.
Thứ nhất : Về chủ nghĩa dân tộc : Nó có từ lâu đời nhưng chỉ phát triển mạnh mẽ vào cuối TK19 và đầu TK20 khi mà các phong trào "thoát Trung" bùng nổ mạnh mẽ ở nước ta (không biết có sự giúp sức của người Pháp không ?). Nó làm thay đổi sâu sắc tư tưởng cũng như nhận thức của đại bộ phận người dân. Họ tự cho mình là một dân tộc không hề có liên quan gì với phương Bắc từ đó mới dẫn đến nhiều phong trào bài xích người "khách trú" diễn ra tại miền Bắc sau đó (khoảng giữa TK20) dẫn đến một cuộc di dân ồ ạt của người Hoa từ miền Bắc vào miền Nam. CN dân tộc thành công ở chỗ đoàn kết tư tưởng người dân dẫn đến thắng lợi trong cuộc chiến chống Pháp, Mỹ, TQ ...
Thứ hai : Về nhận thức áp đặt
Sự ổn định đường biên giới sau 2 cuộc chiến tranh TG và những tư tưởng hiện đại ảnh hưởng đến nhận thức của rất nhiều người là những giá trị hiện nay là chuẩn mực nhất. Đó là những chuẩn mực về lòng yêu nước, về tính dân tộc, về văn hóa... và họ lấy những chuẩn mực ấy để đo đạc lịch sử. Những triều đại, nhân vật có đầy đủ hoặc một phần những chuẩn mực ấy thì được ca ngợi, tôn vinh và ngược lại bị phê phán bất chấp lịch sử có nghĩ như vậy không. Ví dụ như ngày xưa phụ nữ răng đen, mồm miệng đỏ loét do ăn trầu thì được xem là đẹp, nhưng ngày nay nếu thấy cảnh ấy thì mọi người có cho là đẹp không ? Hay người phụ nữ có bàn chân bé xíu như đứa trẻ, đi đâu cũng phải có người dìu, cõng thì mọi người sẽ nhận xét như thế nào ? Ví dụ trên chỉ là nói lên sự khác biệt về hình thức xấu, đẹp giữa xưa và nay đã là như thế. Vậy sự khác biệt nhận thức về tư tưởng sẽ còn sâu sắc hơn nhiều và luôn gây nên những tranh cãi bất tận.
 

mohinhtrung

Xe tăng
Biển số
OF-446839
Ngày cấp bằng
20/8/16
Số km
1,074
Động cơ
215,853 Mã lực
Tuổi
36
Tầu, Tào, Hoa, Hán, ...; Việt, Bách Việt, ... có vẻ bị hiểu lẫn lộn nhiều nhỉ.

Tuy vậy, dù gì bờ cõi đã chia, phong tục cũng khác. Đồng ý với cụ là tìm hiểu để biết căn nguyên tông tích lai lịch, chứ đâu dễ liên thuộc nhau nữa.
Ko phải ko dễ. Cực khó mới đúng. Cụ đọc bài về Đài Loan gần đây nhất trên NCLS. Các tộc Hoa Nam họ có ý thức tìm hiểu gốc gác Hán của họ nhưng thông tin bị chặn nhiều. Nhiều thông tin về Bách Việt như bây giờ cỡ 30 năm sau để Tàu nó làm trò thì nhập nhèm hết. Tất cả đều Chinese, Hán là xong.
 

Gangnam

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-171717
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
55,432
Động cơ
1,610,799 Mã lực
Tuổi
46
"Từ Đinh, Lê, Lý, Trần, gây nền độc-lập; cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, hùng-cứ một phương. Dẫu cường nhược có lúc khác nhau, song hào-kiệt đời nào cũng có."

Cáo Bình Ngô làm đếch gì có Triệu hử thớt !
Tranh cãi vô bổ cả 11 trang rồi cụ ạ.
Cả 4 bản dịch dưới đây đều không thấy nhắc đến họ "Triệu":
 

Chưa Có Dép

Xe điện
Biển số
OF-337469
Ngày cấp bằng
6/10/14
Số km
3,444
Động cơ
306,129 Mã lực
Tranh cãi vô bổ cả 11 trang rồi cụ ạ.
Cả 4 bản dịch dưới đây đều không thấy nhắc đến họ "Triệu":
Thớt cài Triệu vào cho các cụ tranh cãi không hiểu có ý gì, thôi thì mua vui cũng được 11 trang :))
 

ngày giữa đêm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-156817
Ngày cấp bằng
14/9/12
Số km
8,359
Động cơ
414,416 Mã lực

Lambpro84

Xe buýt
Biển số
OF-364787
Ngày cấp bằng
28/4/15
Số km
589
Động cơ
260,650 Mã lực
Nơi ở
hàng xóm nhà đồng chí x
Ko phải ko dễ. Cực khó mới đúng. Cụ đọc bài về Đài Loan gần đây nhất trên NCLS. Các tộc Hoa Nam họ có ý thức tìm hiểu gốc gác Hán của họ nhưng thông tin bị chặn nhiều. Nhiều thông tin về Bách Việt như bây giờ cỡ 30 năm sau để Tàu nó làm trò thì nhập nhèm hết. Tất cả đều Chinese, Hán là xong.
Không hề có gốc Hán hay dân tộc Hán mà chỉ có những người tự cho mình là "người Hán". Sau khi lật đổ nhà Tần, Lưu Bang lập ra nhà Hán kéo dài hơn 200 năm với sự phát triển vượt bật về mọi mặt so với các triều đại trước. Nhà Hán trở thành đại diện cho tất cả các dân tộc sống trong vùng lãnh thổ đã được thống nhất và mở rộng lúc bấy giờ. Tất cả các "thần dân" đều được gọi là "người Hán" hay dân Hán. Nó chấm dứt việc mọi người giới thiệu với nhau "tao là dân nước Tần, mày là dân nước Sở à?" trong chế độ do nhà Hán cầm quyền. Tuy nước Tần có công thống nhất Trung Hoa nhưng thời gian tồn tại quá ngắn ngủi nên nhà Hán mới là dấu ấn chính thức đại diện của một trung Quốc không ngừng lớn mạnh và mở rộng sau này. Do đó người Hán có lẽ đã được nâng cấp lên thành "dân tộc Hán" chăng ?
Câu chuyện người Hán của Lưu Bang với "người Việt" của Triệu Đà không biết có giống nhau không ?
 

Tau77

Xe tải
Biển số
OF-413201
Ngày cấp bằng
28/3/16
Số km
288
Động cơ
225,577 Mã lực
NHÀ TRIỆU
1. TRIỆU VŨ-VƯƠNG (207-137 tr. Tây-lịch). Năm quí-tị (207) Triệu Đà đánh được An-dương-vương rồi, sáp-nhập nước Âu-lạc vào quận Nam-hải, lập thành một nước gọi là Nam-việt 南 越, tự xưng làm vua, tức là Vũ-vương 武 王, đóng đô ở Phiên-ngung 番 禺, gần thành Quảng-châu bây giờ.

2. VŨ-VƯƠNG THỤ-PHONG NHÀ HÁN. Trong khi Triệu Vũ-vương gây-dựng cơ-nghiệp ở Nam-việt, thì ở bên Tàu, ông Lưu Bang 劉 邦 trừ được nhà Tần 秦, diệt được nhà Sở 楚, nhất-thống thiên-hạ, rồi lên ngôi Hoàng-đế, tức là vua Cao-tổ nhà Hán 漢 高 祖. Vua Cao-tổ thấy Triệu Vũ-vương độc-lập ở phương nam, bèn sai Lục Giả 陸 賈 sang phong cho Vũ-vương. Bấy giờ là năm ất-tị (196 tr. Tây-lịch), năm thứ 12 đời vua Vũ-vương nhà Triệu, và năm thứ 11 đời vua Cao-tổ nhà Hán.

Vũ-vương vốn là người kiêu-căng, có ý không muốn phục nhà Hán 漢, đến khi Lục Giả sang đến nơi, vào yết-kiến Vũ-vương, Vũ-vương ngồi xếp vành tròn, không đứng dậy tiếp. Lục Giả thấy vậy mới nói rằng: « Nhà vua là người nước Tàu, mồ-mả và thân-thích ở cả châu Chân-định 真 定. Nay nhà Hán đã làm vua thiên-hạ, sai sứ sang phong vương cho nhà vua, nếu nhà vua kháng-cự sứ-thần, không làm lễ thụ-phong, Hán-đế tất là tức giận, hủy-hoại mồ-mả và giết hại thân-thích của nhà vua, rồi đem quân sang đánh thì nhà vua làm thế nào? » Vũ-vương nghe lời ấy vội-vàng đứng dậy làm lễ tạ, rồi cười mà nói rằng: « Tiếc thay ta không được khởi nghiệp ở nước Tàu, chứ không thì ta cũng chẳng kém gì Hán-đế! »

3. VŨ-VƯƠNG XƯNG ĐẾ. Năm mậu-ngọ (183 tr. Tây-lịch) vua Cao-tổ nhà Hán mất rồi, bà Lữ-hậu 呂 后 lâm triều tranh quyền Huệ-đế 惠 帝, rồi lại nghe lời gièm-pha, cấm không cho người Hán buôn-bán những đồ vàng, đồ sắt và những đồ điền-khí với người Nam-việt. Vũ-vương lấy làm tức giận, lại ngờ cho Trường-sa-vương 長 沙 王 xui Lữ-hậu làm như vậy, bèn tự-lập làm Nam-việt Hoàng-đế, rồi cử binh-mã sang đánh quận Tràng-sa (tỉnh Hồ-nam bây giờ).

Năm Canh thân (181 tr. Tây-lịch) Hán-triều sai tướng đem quân sang đánh Nam-việt. Quân nhà Hán chịu không được thủy-thổ phương nam, nhiều người phải bệnh-tật, bởi vậy phải chạy thua về bắc. Từ đó thanh-thế Triệu Vũ-đế lừng-lẫy, đi đâu dùng xe ngựa theo nghi-vệ Hoàng-đế, như vua nhà Hán vậy.

4. VŨ-VƯƠNG THẦN PHỤC NHÀ HÁN. Đến khi Lữ hậu mất, Hán Văn-đế 漢 文 帝 lên ngôi, lại sai Lục Giả đưa thư sang khuyên Vũ-đế về thần phục nhà Hán. Thư rằng:

« Trẫm là con trắc-thất vua Cao-đế, phụng-mệnh ra trị nước Đại, vì non sông cách-trở, thẹn mình phác-lậu, cho nên lâu nay chưa từng đưa thư sang hỏi thăm nhà vua.

« Từ khi đức Cao-đế xa bỏ quần-thần, đức Huệ-đế qua đời, bà Cao-hậu làm-triều, không may bị bệnh, để cho họ Lữ chuyên quyền, toan đem con họ khác để nối-vì đức Huệ-đế. May nhờ nhà Tông-miếu linh-thiêng, các công-thần ra sức dẹp kẻ tiếm-nghịch.

« Trẫm vì các vương-hầu cùng bách quan cố ép, cho nên phải lên ngôi Hoàng-đế. Mới rồi trẫm nghe nhà vua có đưa thư cho Long-lư-hầu, nhắn tin và xin anh em họ-hàng ở quận Chân-định, và xin bãi binh ở quận Trường-sa.

« Trẫm cũng nghe lời thư của nhà vua, thì đã bảo tướng-quân Bác-dương-hầu bãi binh về, còn anh em họ-hàng nhà vua ở Chân-định thì trẫm đã cho người thăm-nom, lại sai sửa-sang phần-mộ nhà vua, thật tử-tế.

« Thế mà vừa rồi trẫm nghe nhà vua còn đem binh quấy-nhiễu ngoài biên, quận Trường-sa thật khổ, mà Nam-quận lại còn khổ hơn. Làm như thế, nước nhà vua có chắc lợi được một mình không? Tất là tướng-tá quân-sĩ chết nhiều, làm cho vợ người góa chồng, con người mồ-côi bố, cha mẹ mất con, được một mất mười, trẫm không lòng nào nỡ làm như vậy.

« Vả lại được đất nhà vua cũng không lấy làm to, được của nhà vua cũng không đủ làm giàu. Vậy thì từ phía nam núi Lĩnh thì mặc ý nhà vua tự-trị lấy. Nhưng nhà vua cứ xưng đế hiệu, hai bên cùng là đế-quốc mà không sai sứ giao-thông, thế chẳng hóa ra ganh nhau ư? Ganh nhau mà không nhường, thì người nhân không thèm làm.

« Trẫm nay xin cùng nhà vua gác bỏ điều cũ, từ rày trở đi, thông sứ như xưa. Vậy trẫm sai Lục Giả sang đem ý trẫm khuyên nhà vua nên nghe, chứ làm chi nhiều sự cướp bóc tai-hại ».

Xem thư của Hán Văn-đế lời-lẽ tử-tế, thật là có nhân-từ, vì thế cho nên Triệu Vũ-đế phải chịu phục, và đáp thư lại rằng:

« Nam di đại-trưởng lão-phu thần, Đà, muội tử tái bái, dâng thư lên Hoàng-đế bệ-hạ. Lão-phu là kẻ cố-lại nước Việt, khi Hiếu Huệ Hoàng-đế lên ngôi, tình-nghĩa không dứt, vẫn hậu đãi lão phu. Đến khi Cao-hậu làm triều, lại phân-biệt ra Trung-hoa, ngoại di, hạ lệnh cấm không được bán cho Nam-việt những đồ vàng sắt và điền-khí; còn ngựa, trâu, dê thì chỉ bán cho giống đực, chứ không bán cho giống cái.

« Lão-phu ở phương xa mà không có vật cúng-tế thì phải tội, vì thế có sai Nội-sử Phan, Trung-úy Cao và Ngự-sử Bình, ba lượt dâng thư sang thượng-quốc tạ quá, đều không trở về cả.

« Lão-phu lại phong văn rằng nhà Hán đem hủy-hoại cả phần mộ lão-phu cùng giết cả anh em tông-tộc lão phu, cho nên có bàn riêng với chúng rằng: nay trong đã không vẻ-vang với nhà Hán, ngoài lại không có gì hơn được nước Ngô, vậy có xưng đế-hiệu; mà chẳng qua tự đế nước mình, không dám hại gì thiên-hạ.

« Cao-hậu nghe thấy thế, lấy làm tức giận, đem tước-bỏ sổ Nam-việt đi, không cho thông sứ, lão-phu trộm nghĩ rằng hẳn vì Trường-sa-vương gièm-pha, cho nên Lão-phu có đem binh đánh.

« Lão-phu ở đất Việt đã bốn mươi chín năm nay, bây giờ đã có cháu rồi, nhưng mà sớm khuya trằn-trọc, ăn không ngon, ngủ không yên, mắt không dám trông sắc đẹp, tai không dám nghe đàn vui, là chỉ vì cớ không được phụng thờ nhà Hán. Nay nhờ bệ-hạ đoái thương, cho phục lại hiệu cũ, thông sứ như xưa, lão-phu nhờ ơn, dẫu chết xương cũng không nát.

« Vậy xin cải hiệu từ đây, và xin có cống-phẩm phụng-hiến Hoàng-đế bệ-hạ ».

Từ khi Triệu Vũ-Vương chịu bỏ đế-hiệu, Nam, Bắc lại giao-thông hòa hiếu không có điều gì nữa.

Năm giáp-thìn (137 trước Tây-lịch), Triệu Vũ-vương mất. Sử chép rằng ngài thọ được 121 tuổi và làm vua được hơn 70 năm.

5. TRIỆU VĂN-VƯƠNG (137-125 trước Tây-lịch). Triệu Vũ-vương truyền ngôi lại cho cháu đích-tôn, tên là Hồ 胡, tức là Triệu Văn-vương 趙 文 王, trị vì được 12 năm.

Triệu Văn-vương vốn là người tầm-thường, tính-khí nhu-nhược, không được như Triệu Vũ-vương. Khi mới lênlàm vua được hai năm, thì vua Mân-việt 閩 越 (tỉnh Phúc-kiến bây giờ) đem quân sang đánh phá ở chỗ biên-thùy nước Nam-việt. Triệu Văn-vương không dám cử binh-mã ra chống cự, sai sứ sang cầu cứu bên Hán-triều.

Vua nhà Hán sai Vương Khôi 王 恢 và Hàn-an-Quốc 韓 安 國 đi đánh Mân-việt. Quân Mân-việt thấy quân nhà Hán đến nơi, bèn bắt Quốc-vương giết đi, đưa đầu nộp cho quan nhà Hán, và xin hàng. Mân-việt đã bình rồi vua nhà Hán sai Trang Trợ 莊 助 sang dụ Triệu Văn-vương vào chầu, nhưng mà đình-thần xin đừng đi, bèn cho thái-tử là Anh Tề 嬰 齊 đi thay.

Anh Tề ở bên Hán-triều mười năm, đến năm bính-thìn (125 tr. Tây-lịch) vua Văn-vương mất thì mới về nối ngôi.

6. TRIỆU MINH-VƯƠNG (125-113 tr. Tây-lịch). — Anh Tề lên làm vua tức là Triệu Minh-vương 明 王, trị vì được 12 năm.

Khi Anh Tề ở bên Hán có lấy người vợ lẽ là Cù-thị 樛 氏, đẻ được một người con tên là Hưng 興. Đến khi về làm vua Nam-việt, Minh Vương lập Cù-thị lên làm hoàng-hậu và Hưng làm Thái-tử.

7. TRIỆU AI-VƯƠNG. Năm mậu-thìn (113 tr. Tây-lịch) Triệu Minh-vương mất, thái-tử Hưng lên làm vua, tức là Triệu Ai-vương 哀 王, trị-vì được một năm.

Bấy giờ vua nhà Hán cho An-quốc Thiếu Quí 安 國 少 季 sang dụ Nam-việt về chầu. Thiếu Quí nguyên là tình-nhân của Cù-thị lúc trước, đến khi sang Nam-việt gặp nhau, lại tư-thông với nhau rồi dỗ-dành Ai-vương đem nước Nam-việt về dâng nhà Hán.

Khi Cù-thị và Ai-vương đã định về Hán-triều, thì có quan Tể-tướng là Lữ Gia 呂 嘉, biết rõ tình-ý, đã can-ngăn mãi không được, mới truyền hịch đi mọi nơi nói rằng vua và Cù thái-hậu sắp đem nước dâng cho nhà Hán; rồi Lữ Gia cùng với mấy người đại-thần đem quân cấm-binh vào giết sứ nhà Hán, Cù-thị và Ai-Vương. Đoạn rồi tôn Kiến Đức 建 德 lênlàm vua. Kiến Đức là con trưởng của Minh-vương, mẹ là người Nam-việt làm vua.

8. TRIỆU DƯƠNG-VƯƠNG. Kiến Đức lên làm vua, tức là Dương-vương 陽 王. Dương-vương mới lên làm vua được độ một năm thì vua Vũ-đế nhà Hán 漢 武 帝 sai Phục-ba tướng-quân là Lộ bác Đức 路 博 德 và Dương Bộc 揚 僕 đem 5 đạo quân sang đánh lấy Nam-việt. Quan Thái-phó Lữ Gia ra chống cự không nổi, phải đem Dương-vương chạy. Quân nhà Hán đuổi theo bắt được, vua tôi đều bị hại cả. Năm ấy là năm canh-ngọ (111 tr. Tây-lịch), nước Nam bị người Tàu chiếm lấy, cải là Giao-chỉ-bộ 交 趾 部, chia ra làm 9 quận, và đặt quan cai-trị như các châu quận bên Tàu vậy.
 

Mon 29V

Xe điện
Biển số
OF-36133
Ngày cấp bằng
27/5/09
Số km
2,522
Động cơ
495,633 Mã lực
Không hề có gốc Hán hay dân tộc Hán mà chỉ có những người tự cho mình là "người Hán". Sau khi lật đổ nhà Tần, Lưu Bang lập ra nhà Hán kéo dài hơn 200 năm với sự phát triển vượt bật về mọi mặt so với các triều đại trước. Nhà Hán trở thành đại diện cho tất cả các dân tộc sống trong vùng lãnh thổ đã được thống nhất và mở rộng lúc bấy giờ. Tất cả các "thần dân" đều được gọi là "người Hán" hay dân Hán. Nó chấm dứt việc mọi người giới thiệu với nhau "tao là dân nước Tần, mày là dân nước Sở à?" trong chế độ do nhà Hán cầm quyền. Tuy nước Tần có công thống nhất Trung Hoa nhưng thời gian tồn tại quá ngắn ngủi nên nhà Hán mới là dấu ấn chính thức đại diện của một trung Quốc không ngừng lớn mạnh và mở rộng sau này. Do đó người Hán có lẽ đã được nâng cấp lên thành "dân tộc Hán" chăng ?
Câu chuyện người Hán của Lưu Bang với "người Việt" của Triệu Đà không biết có giống nhau không ?
Đồng ý với cụ
 

bojfmxojfm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-481470
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
3,096
Động cơ
216,520 Mã lực
Tuổi
107
Nơi ở
Số 2 phố Lò Gạch, Làng Vũ Đại
E chỉ biết mộ Tổ ở Thái Bình ạ.
Trong lịch sử nước ta có ông Tống Phúc Lâm 宋福林 (Tống Đức Lâm, 1456-?) người xã Nhất Trai huyện Thiện Tài (nay thuộc xã Minh Tân huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh), đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Giáp Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 15. Năm 1484 làm Hàn lâm viện Thừa chỉ đời vua Lê Thánh Tông.
Như vậy rất có khả năng chi họ của Cụ theo tuyến đường bộ từ phương Bắc di cư qua ngả Bắc Giang - Bắc Ninh - Thái Bình - Thanh Hoá - Thừa Thiên Huế từ trước đời Hậu Lê tới thời Nguyễn.
Do thời độc lập thì gần như không thêm di dân nên có thể là sang từ đời Đường.
 

bojfmxojfm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-481470
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
3,096
Động cơ
216,520 Mã lực
Tuổi
107
Nơi ở
Số 2 phố Lò Gạch, Làng Vũ Đại
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top