[Funland] Trẻ cậy cha. Già cậy con

ririar84

Xe tải
Biển số
OF-345438
Ngày cấp bằng
4/12/14
Số km
331
Động cơ
272,288 Mã lực
Nhờ cậy, kỳ vọng vào con cháu (bao gồm dâu, rể) cũng ko kém chiện bi hài đâu!
Cuộc đời chẳng có gì là tuyệt đối, vs những người chủ động, có $ vào viện dưỡng lão, cảm thấy thoải mái hơn, ko làm phiền con cháu thì đó là lựa chọn không hề tồi!
Mà nhiều cụ cứ nghĩ vào VDL như vào tù, vào 1 lần là mãi ko thể ra được nhỉ! Nhiều người chưa già lắm còn vào VDL như đi nghỉ, tìm môi trường giao liu, chán thì lại về nhà của mình, con cái bận thì thuê ô sin chứ có phải vào cái là hết đường về đâu mà phải xoắn!
Còn chuyện ô sin nhiều khi cũng do chủ nhà ăn ở thế nào, chứ nhiều nhà ô sin làm hàng chục năm, chăm sóc dỗ dành các cụ đến con cái dâu rể ruột (đã ở riêng) cũng ko làm được như thế!
Cụ phán cũng phải, thế nên cuộc sống mới muôn màu. Có nhà con cái hiếu thuận, có nhà con đẻ cũng chả tận tình bằng osin. Có nhà bố mẹ già thấu hiểu cho nỗi bận rộn mưu sinh của con cái, cũng có cụ mang tư tưởng tao mang nặng đẻ đau nuôi nấng mày công tày trời biển nên đối xử khắc nghiệt với con cái để bõ công ơn. Thôi thì mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, phán xét đúng sai cậy con hay cậy tiền, cậy osin hay dưỡng lão cứ phải theo thực tế ra sao mà quyết
 

Grayson

Xe buýt
Biển số
OF-742563
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
638
Động cơ
66,660 Mã lực
Nếu là tôi, thì tôi sẽ ủng hộ con nếu tôi thấy nó hạnh phúc với quyết định đó.
E cũng chia sẻ vs phương án của cụ.
Nhưng nếu theo quan niệm của các cụ "ko ngửi mứt tây, chỉ ưng mứt tàu" thì như vậy là cụ "nhu nhược", để "mất con", và đứa con của cụ sẽ được xếp vào khung "ích kỷ, bất hiếu" ạ !
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,796
Động cơ
271,615 Mã lực
Nuôi cơm 1 đứa con may ra hết 1 tỏi. Cho nó ăn học đàng hoàng đến hết ĐH có khi 2 tỷ.

Với 2 tỷ thì tích luỹ 22 năm (sau khi con học xong ĐH) sẽ thành 4 tỷ.

Tóm lại nếu không sinh con và nuôi con học hết đại học trong 22 năm, thì 1 người có thể tích luỹ 2-4 tỷ sau 22 làm việc chăm chỉ, ăn tiêu tằn tiện.

1 đứa con mà ngốn của cha mẹ 2-4 tỷ sau 22 năm rồi không nuôi lại cha mẹ được 5-10 năm cuối đời thì chán thằng con tốt nghiệp ĐH quá
Có ngay 1 tỉ, 2 tỉ từ đầu đếch đâu cụ ơi , mà cụ đòi tính lãi năm.

Cụ đẻ con ra, cụ không tính tới niềm vui nó mang lại cho cuộc sống hàng ngày của cụ sao ? Nên chỗ đó là huề ....

Tình yêu thương thì không quy bằng tiền .... cụ nhá. Có những cha mẹ nghèo, nhưng con vẫn chăm tốt hơn những cha mẹ giàu.

Tình cảm thì phải xuất phát từ tình cảm, không phải vì nghĩa vụ hay tiền bạc.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nắng nhạt

Xe điện
Biển số
OF-600931
Ngày cấp bằng
27/11/18
Số km
2,245
Động cơ
163,611 Mã lực
Nuôi cơm 1 đứa con may ra hết 1 tỏi. Cho nó ăn học đàng hoàng đến hết ĐH có khi 2 tỷ.

Với 2 tỷ thì tích luỹ 22 năm (sau khi con học xong ĐH) sẽ thành 4 tỷ.

Tóm lại nếu không sinh con và nuôi con học hết đại học trong 22 năm, thì 1 người có thể tích luỹ 2-4 tỷ sau 22 làm việc chăm chỉ, ăn tiêu tằn tiện.

1 đứa con mà ngốn của cha mẹ 2-4 tỷ sau 22 năm rồi không nuôi lại cha mẹ được 5-10 năm cuối đời thì chán thằng con tốt nghiệp ĐH quá
Cụ kể thế thằng con nó lại bảo ai mượn ông sinh tôi ra làm gì
 

Autum leaf

Xe buýt
Biển số
OF-465624
Ngày cấp bằng
26/10/16
Số km
943
Động cơ
210,559 Mã lực
Theo mình nghĩ ở đâu cũng vậy, ở nhà hay viện dưỡng lão,khi còn trẻ phải nên tích góp thu nhập để dành cho tương lai khi về già. Có tiền phụ giúp với con cái mỗi tháng hay đóng cho viện dưỡng lão là điều nên làm còn tài sản nhà cửa thì chỉ đưa cho con cái sau khi mình qua đời, không nên đưa trước.
Vấn đề nuôi dạy con cái hay phụng dưỡng cha mẹ khi về già, mỗi nền văn hóa, mỗi xã hội đều có cái hay, cái dỡ của nó, không ở trong chăn, không biết chăn có rận lớn bé như thế nào vì thế không thể nào đứng ngoài để phê phán con cái bất hiếu hay cha mẹ vô lương tâm
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,796
Động cơ
271,615 Mã lực
Em thấy nhiều người dạy con hiếu nghĩa hay lắm nhưng bố mẹ họ thì họ không làm được như thế.
Họ luôn muốn con cái họ làm những điều họ không làm được
Nhiều người em biết còn nói thẳng quan điểm là con cái là của để dành, của đầu tư cho mình về già....

Quan điểm như thế dễ có ngày thất vọng...

=)) =)) =))
 

Gatrongthien

Xe buýt
Biển số
OF-725736
Ngày cấp bằng
16/4/20
Số km
551
Động cơ
80,584 Mã lực
Nhiều người em biết còn nói thẳng quan điểm là con cái là của để dành, của đầu tư cho mình về già....

Quan điểm như thế dễ có ngày thất vọng...

=)) =)) =))
Nhiều người coi con cái là của để dành, đầu tư cho con để dựa dẫm về sau.
Đấy là yêu thương có điều kiện, và là 1 khoản đầu tư. Nhưng mở mồm ra là tao hy sinh cho mày....
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,796
Động cơ
271,615 Mã lực
Nhiều người coi con cái là của để dành, đầu tư cho con để dựa dẫm về sau.
Đấy là yêu thương có điều kiện, và là 1 khoản đầu tư. Nhưng mở mồm ra là tao hy sinh cho mày....
Thái độ đối với 1 "Khoản đầu tư" tất nhiên sẽ khác thái độ đối với 1 "Con người" ... mà :)) :)) :)) :))
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
861
Động cơ
165,857 Mã lực
Không hiểu vì sao Vietnamnet lại cho đăng bài viết của người phụ nữ này - dù người viết ở tư thế làm cha làm mẹ thì đây vẫn là bài viết nông cạn và thiếu hiểu biết.

Người Việt lấy thờ cúng tổ tiên, phụng sự tổ tông làm nền tảng luân lý của mình. Đạo đức là thước đo chuẩn chỉ để phân biệt đúng sai, cái gì nên làm cái gì không. Kẻ nào không thờ cúng tổ tiên, không phụng dưỡng cha mẹ, kẻ đó tất đạo đức không ra gì. Trong luân lý của người Việt, hiếu thảo là phẩm chất đạo đức đầu tiên cần phải có và nhất thiết phải có. Yêu cầu con phụng dưỡng cha mẹ là một cách nuôi dạy con cái bằng thực tiễn, để cho con thấm nhuần cái đạo lý sơ đẳng nhất của văn hóa nước Nam mình. Bậc làm cha làm mẹ mong con phụng dưỡng là để biết mình đã thành công trong việc nuôi dạy một con người. Con cái một lòng phụng dưỡng cha mẹ là một cách để minh chứng với xã hội, với mọi người về cái đạo đức sơ đẳng mà anh ta/ chị ta đã đạt được. Tôi xin chép hầu các cụ một vài đoạn trong "Việt Nam phong tục" của Phan Kế Bính:

"Hiếu là biết kính trọng thương mến cha mẹ, biết vâng lời cha mẹ, biết phụng dưỡng cha mẹ....
Cách phụng dưỡng: Nhà nào cha mẹ khỏe mạnh giàu có thì thường ở riêng một mình. Người nào già yếu hoặc không có thì mới ở với con. Con có thì của ngon vật lạ, cơm dưng nước tiến, nhà nghèo cũng biết lưng cơm lành bát canh ngon để phụng dưỡng cha mẹ. Cũng nhiều người ăn riêng ở riêng, cứ tháng đưa tiền cung dưỡng. Hoặc ở xa xôi cách biệt đôi khi gửi đồng quà tấm bánh về dâng cha mẹ. Nhưng cũng lắm kẻ chỉ biết vợ con, không biết cha mẹ là đâu, cho nên có câu rằng: "lúc sống thì chẳng cho ăn, để đến khi chết làm văn tế ruồi".
Nết hiếu vẫn là nết đầu trong luân lý của người ta, nếu cha mẹ là người rất thân mà cư xử đã chẳng ra gì, thì ra đến xã hội còn tử tế với ai được nữa. Tuy vậy, hiếu với cha mẹ, chỉ cốt giữ được lòng kính mến là đủ, tưởng không cần phải giữ lễ phép tỉ mỉ nhỏ nhặt từng tí làm gì. Quý hồ phụng dưỡng đâu có đấy, đừng để cho cha mẹ phiền lòng. Mình mong cho cha mẹ vẻ vang thì mình càng phải nghĩ cách mà lập thân mình. Hoặc học một khoa gì, hoặc làm được một sự nghiệp gì, để có ích lợi cho xã hội, tức là làm thỏa lòng cha mẹ và đừng để tiếng xấu với xã hội, mới là làm cho cha mẹ được vẻ vang.


Các cụ đọc rồi tự ngẫm với hoàn cảnh của mình, sẽ thấy, cha mẹ sinh con rồi nuôi dưỡng đâu phải mong con báo hiếu, chăm sóc lúc tuổi già. Cha mẹ nào cũng vậy thôi, đều mong con cái công thành danh toại, trở thành người có ích cho xã hội, làm vẻ vang dòng tộc gia đình, chứ mong *** chúng mày báo hiếu bát cơm manh chiếu. Thế nên chỉ có kẻ ngu mới hỏi: "tại sao phải đè nặng trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ lên đứa con?"

Kể từ thời cụ Phan Kế Bính đến nay, tư tưởng và văn minh Âu châu nó tràn ngập và thẩm thấu vào nền văn hóa nước ta nhiều không kể xiết. Đặc biệt gần đây, cái tư tưởng tự do liberalism của phương tây nó làm tha hóa đạo đức con người một cách khủng khiếp, vậy mà người ta vẫn cứ xem cái gì của Tây cũng tốt, cái gì của Tây cũng hay. Nhà dưỡng lão là rác rưởi của cái văn hóa chạy theo vật chất, chạy theo đồng tiền. Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái và của con cái dành cho cha mẹ giờ đây đã được nhiều người qui chuẩn theo giá trị đồng tiền. Này bà mẹ 55 tuổi, chị lớn rồi mà đâu có khôn.
 

mobizen

Xe hơi
Biển số
OF-592664
Ngày cấp bằng
30/9/18
Số km
129
Động cơ
130,614 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E ko cần con e phải chăm sóc vợ chồng e.
Nhưng e chắc chắn sẽ phụng dưỡng bố mẹ như bố mẹ đã từng chăm e từ lúc lọt lòng.
Còn chỉ vào VDL nếu điều đấy thực sự làm các cụ hp & ý nghĩa hơn vs cuộc sống cuối đời so khi ở bên chúng e.
 

Grayson

Xe buýt
Biển số
OF-742563
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
638
Động cơ
66,660 Mã lực
Không hiểu vì sao Vietnamnet lại cho đăng bài viết của người phụ nữ này - dù người viết ở tư thế làm cha làm mẹ thì đây vẫn là bài viết nông cạn và thiếu hiểu biết.

Người Việt lấy thờ cúng tổ tiên, phụng sự tổ tông làm nền tảng luân lý của mình. Đạo đức là thước đo chuẩn chỉ để phân biệt đúng sai, cái gì nên làm cái gì không. Kẻ nào không thờ cúng tổ tiên, không phụng dưỡng cha mẹ, kẻ đó tất đạo đức không ra gì. Trong luân lý của người Việt, hiếu thảo là phẩm chất đạo đức đầu tiên cần phải có và nhất thiết phải có. Yêu cầu con phụng dưỡng cha mẹ là một cách nuôi dạy con cái bằng thực tiễn, để cho con thấm nhuần cái đạo lý sơ đẳng nhất của văn hóa nước Nam mình. Bậc làm cha làm mẹ mong con phụng dưỡng là để biết mình đã thành công trong việc nuôi dạy một con người. Con cái một lòng phụng dưỡng cha mẹ là một cách để minh chứng với xã hội, với mọi người về cái đạo đức sơ đẳng mà anh ta/ chị ta đã đạt được. Tôi xin chép hầu các cụ một vài đoạn trong "Việt Nam phong tục" của Phan Kế Bính:

"Hiếu là biết kính trọng thương mến cha mẹ, biết vâng lời cha mẹ, biết phụng dưỡng cha mẹ....
Cách phụng dưỡng: Nhà nào cha mẹ khỏe mạnh giàu có thì thường ở riêng một mình. Người nào già yếu hoặc không có thì mới ở với con. Con có thì của ngon vật lạ, cơm dưng nước tiến, nhà nghèo cũng biết lưng cơm lành bát canh ngon để phụng dưỡng cha mẹ. Cũng nhiều người ăn riêng ở riêng, cứ tháng đưa tiền cung dưỡng. Hoặc ở xa xôi cách biệt đôi khi gửi đồng quà tấm bánh về dâng cha mẹ. Nhưng cũng lắm kẻ chỉ biết vợ con, không biết cha mẹ là đâu, cho nên có câu rằng: "lúc sống thì chẳng cho ăn, để đến khi chết làm văn tế ruồi".
Nết hiếu vẫn là nết đầu trong luân lý của người ta, nếu cha mẹ là người rất thân mà cư xử đã chẳng ra gì, thì ra đến xã hội còn tử tế với ai được nữa. Tuy vậy, hiếu với cha mẹ, chỉ cốt giữ được lòng kính mến là đủ, tưởng không cần phải giữ lễ phép tỉ mỉ nhỏ nhặt từng tí làm gì. Quý hồ phụng dưỡng đâu có đấy, đừng để cho cha mẹ phiền lòng. Mình mong cho cha mẹ vẻ vang thì mình càng phải nghĩ cách mà lập thân mình. Hoặc học một khoa gì, hoặc làm được một sự nghiệp gì, để có ích lợi cho xã hội, tức là làm thỏa lòng cha mẹ và đừng để tiếng xấu với xã hội, mới là làm cho cha mẹ được vẻ vang.


Các cụ đọc rồi tự ngẫm với hoàn cảnh của mình, sẽ thấy, cha mẹ sinh con rồi nuôi dưỡng đâu phải mong con báo hiếu, chăm sóc lúc tuổi già. Cha mẹ nào cũng vậy thôi, đều mong con cái công thành danh toại, trở thành người có ích cho xã hội, làm vẻ vang dòng tộc gia đình, chứ mong *** chúng mày báo hiếu bát cơm manh chiếu. Thế nên chỉ có kẻ ngu mới hỏi: "tại sao phải đè nặng trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ lên đứa con?"

Kể từ thời cụ Phan Kế Bính đến nay, tư tưởng và văn minh Âu châu nó tràn ngập và thẩm thấu vào nền văn hóa nước ta nhiều không kể xiết. Đặc biệt gần đây, cái tư tưởng tự do liberalism của phương tây nó làm tha hóa đạo đức con người một cách khủng khiếp, vậy mà người ta vẫn cứ xem cái gì của Tây cũng tốt, cái gì của Tây cũng hay. Nhà dưỡng lão là rác rưởi của cái văn hóa chạy theo vật chất, chạy theo đồng tiền. Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái và của con cái dành cho cha mẹ giờ đây đã được nhiều người qui chuẩn theo giá trị đồng tiền. Này bà mẹ 55 tuổi, chị lớn rồi mà đâu có khôn.
Lý thuyết trên giấy thì cái gì chả hay. Còn mặt trái tấm huân chương thì ko thấy quote chữ nào!
Trong mớ lý thyết đó ko nhắc đến chuyện phụ nữ về nhà chồng có bổn phận phải làm tôi con cho nhà chồng, ko sinh dc con trai thì là vô phúc, p chấp nhận ck lấy vợ 2, vợ 3.Ck chết thì vk phải ở vậy nuôi con, cả đời sống nương nhờ vào con cái.
"Vâng lời cha mẹ" khi con cái vị thành niên là 1 nhẽ, nhưng khi đã đến tuổi trưởng thành thì theo Nho giáo phải "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", kìm hãm tự do cá nhân. Con cái lập gđ phải ở chung mới đạt chuẩn "Tam đại đồng đường". , trong khi chuyện mẹ ck nàng dâu cay nghiệt là chuyện thường tình, nàng dâu có hiếu là phải phục dịch cả họ hàng tông tộc cô dì chú bác cậu mợ nhà ck, v,v....
Nhìn chung thời Nhơ giáo hay thời nay cũng vậy thôi, ai làm chủ kinh tế kẻ đó làm chủ cuộc sống của mình, theo lời ông PKB thì nhà giàu có tiền bô mẹ cũng ko bắt con cái ở chung, ngược lại con cái cũng ko nhất thiết phải ở chung thì mới được tiếng cung phụng bố mẹ. Vậy chung quy cũng là 1 chữ $! Có tiền, có điều kiện thì ắt có tự do, tự chủ, văn minh, đỡ ràng buộc nhau hơn!
 

ririar84

Xe tải
Biển số
OF-345438
Ngày cấp bằng
4/12/14
Số km
331
Động cơ
272,288 Mã lực
Nhiều người coi con cái là của để dành, đầu tư cho con để dựa dẫm về sau.
Đấy là yêu thương có điều kiện, và là 1 khoản đầu tư. Nhưng mở mồm ra là tao hy sinh cho mày....
....nên hễ mày trái ý tao thì mày là đồ bất hiếu :)😁
 

windy1

Xe điện
Biển số
OF-735184
Ngày cấp bằng
7/7/20
Số km
2,492
Động cơ
97,415 Mã lực
Khổ qúa, sao cụ lại mang 1 bài dài lê thê thế kia vào quote còm của em vậy nhỉ . Con cò trong bài hát nào có liên quan vì đến em đâu .

CCCM bàn về chữ hiếu , nên em cho rắng đừng quá đặt nặng chử hiếu để rồi thất vọng . Không phải ai cũng có phúc phận được con nuôi và chăm sóc lại lúc tuổi về chiều đâu . Thời đại bây giờ, không phải như ngày xưa . Ai có phúc phận thì mới được điều đó, không phải muốn hay nói ra là sẽ có được đâu .
Con cò lặn lội bờ sông

Cò ơi sao lại quên công mẹ già

Hỏi rằng ai đẻ cò ra

Mà cò lại bỏ mẹ già không nuôi

Nhớ khi đi ngược về xuôi,

Mẹ đi bắt tép, mẹ nuôi được cò

Những ngày mưa lũ gió to

Công mẹ bắt tép nuôi cò, cò quên,

Vợ con cò để hai bên

Công cha nghĩa mẹ cò quên hết rồi

Cò ơi cò bạc như vôi

Công cha sữa mẹ bằng đồi núi cao.

Cò ơi cò nghĩ thế nào

Mẹ đi bắt tép, thụt vào hố sâu

Nuôi cò, cò lớn bằng đầu

Nhớ khi cò bé bú bầu sữa ngon.

Nhớ khi còn bé cỏn con

Bây giờ cò lớn, có còn nhớ không?

Vì đâu có cánh có lông

Mà cò đã vội quên công mẹ già

Hỏi rằng mẹ đẻ cò ra

Mà cò lại bỏ mẹ già không nuôi……
 
Chỉnh sửa cuối:

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
861
Động cơ
165,857 Mã lực
Lý thuyết trên giấy thì cái gì chả hay. Còn mặt trái tấm huân chương thì ko thấy quote chữ nào!
Trong mớ lý thyết đó ko nhắc đến chuyện phụ nữ về nhà chồng có bổn phận phải làm tôi con cho nhà chồng, ko sinh dc con trai thì là vô phúc, p chấp nhận ck lấy vợ 2, vợ 3.Ck chết thì vk phải ở vậy nuôi con, cả đời sống nương nhờ vào con cái.
"Vâng lời cha mẹ" khi con cái vị thành niên là 1 nhẽ, nhưng khi đã đến tuổi trưởng thành thì theo Nho giáo phải "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", kìm hãm tự do cá nhân. Con cái lập gđ phải ở chung mới đạt chuẩn "Tam đại đồng đường". , trong khi chuyện mẹ ck nàng dâu cay nghiệt là chuyện thường tình, nàng dâu có hiếu là phải phục dịch cả họ hàng tông tộc cô dì chú bác cậu mợ nhà ck, v,v....
Nhìn chung thời Nhơ giáo hay thời nay cũng vậy thôi, ai làm chủ kinh tế kẻ đó làm chủ cuộc sống của mình, theo lời ông PKB thì nhà giàu có tiền bô mẹ cũng ko bắt con cái ở chung, ngược lại con cái cũng ko nhất thiết phải ở chung thì mới được tiếng cung phụng bố mẹ. Vậy chung quy cũng là 1 chữ $! Có tiền, có điều kiện thì ắt có tự do, tự chủ, văn minh, đỡ ràng buộc nhau hơn!
Tiền nó chỉ là công cụ thôi. Có tiền thì dễ rồi.. nhưng không có tiền thì làm thế nào? Cụ phụ thuộc vào tiền nhiều thế nên em hồ nghi cụ không biết cách trả lời. Không có tiền thì phải tần tảo phụ đỡ cha mẹ. Cha mẹ không còn sức lao động, mà con cái nghèo không có cơm nuôi thì bắt chước Chử Đổng Tử cũng là cách báo hiếu mà nghìn đời sau còn ca ngợi.
Nho giáo có thể cố hủ, lạc hậu ở nhiều mặt nhưng ở khía cạnh thực hành đạo đức thì chưa có nền văn minh nào vượt được qua nó
 

Grayson

Xe buýt
Biển số
OF-742563
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
638
Động cơ
66,660 Mã lực
Tiền nó chỉ là công cụ thôi. Có tiền thì dễ rồi.. nhưng không có tiền thì làm thế nào? Cụ phụ thuộc vào tiền nhiều thế nên em hồ nghi cụ không biết cách trả lời. Không có tiền thì phải tần tảo phụ đỡ cha mẹ. Cha mẹ không còn sức lao động, mà con cái nghèo không có cơm nuôi thì bắt chước Chử Đổng Tử cũng là cách báo hiếu mà nghìn đời sau còn ca ngợi.
Nho giáo có thể cố hủ, lạc hậu ở nhiều mặt nhưng ở khía cạnh thực hành đạo đức thì chưa có nền văn minh nào vượt được qua nó
Cũng chưa có nền văn minh nào kìm hãm sự phát triển của loài người, đè nén áp bức tự do của con người để phục vụ cho giai cấp thống trị như Nho giáo!

Nói đi nói lại, ko ai có thể bác bỏ được quy luật "có thực mới vực được đạo"!
Cha mẹ cần phải biết lo cho bản thân để đến lúc ko còn sức lao động ko đến mức phải bắt con cởi khố ra cho mình mặc! Con cái mà tiếp bước cha mẹ "đói nghèo bền vững" thì cũng là dạng con bất tài.
Bố mẹ/ Con cái đau ốm, ko có tích lũy, ko có $ để mà thuốc thang cho bản thân/ bố mẹ, chỉ có mỗi cái khố đưa ra share thì cái nào "bất hiếu" hơn cái nào?
Mà bố mẹ nhắm nghèo ko nuôi nổi bản thân lẫn con cái thì đừng có đẻ đái ra vừa khổ cho đứa con bị sinh ra, vừa tạo gánh nặng cho xã hội! Trừ phi đẻ con ra với mục đích giải khuây cho vui nhà vui cửa, lúc về già có đứa chăm nom, bưng bô giùm thì thôi miễn bàn!
 
Chỉnh sửa cuối:

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
861
Động cơ
165,857 Mã lực
Cũng chưa có nền văn minh nào kìm hãm sự phát triển của loài người, đè nén áp bức tự do của con người để phục vụ cho giai cấp thống trị như Nho giáo!

Nói đi nói lại, ko ai có thể bác bỏ được quy luật "có thực mới vực được đạo"!
Cha mẹ cần phải biết lo cho bản thân để đến lúc ko còn sức lao động ko đến mức phải bắt con cởi khố ra cho mình mặc! Con cái mà tiếp bước cha mẹ "đói nghèo bền vững" thì cũng là dạng con bất tài.
Bố mẹ/ Con cái đau ốm, ko có tích lũy, ko có $ để mà thuốc thang cho bản thân/ bố mẹ, chỉ có mỗi cái khố đưa ra share thì cái nào "bất hiếu" hơn cái nào?
Mà bố mẹ nhắm nghèo ko nuôi nổi bản thân lẫn con cái thì đừng có đẻ đái ra vừa khổ cho đứa con bị sinh ra, vừa làm khổ xã hội!
Đời người ai chả muốn cơm ngon áo đẹp nhưng tai bay vạ gió, phúc bất trùng lai khiến người ta lực bất tòng tâm. Cụ chắc chưa chứng kiến những cảnh đời như thế nên vẫn nghĩ có 'có sức người sỏi đá cũng thành cơm' :P
Haizz... sinh con đẻ cái là bản năng, nuôi dạy con cái nên người là mong ước chính đáng, sao cụ lại đưa ra một lời khuyên bất nhân như vậy :D

P/S: em edit vì đọc được câu sửa lại của cụ
 
Chỉnh sửa cuối:

Grayson

Xe buýt
Biển số
OF-742563
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
638
Động cơ
66,660 Mã lực
Đời người ai chả muốn cơm ngon áo đẹp nhưng tai bay vạ gió, phúc bất trùng lai khiến người ta lực bất tòng tâm. Cụ chắc chưa chứng kiến những cảnh đời như thế nên vẫn nghĩ có 'có sức người sỏi đá cũng thành cơm' :P
Haizz... sinh con đẻ cái là bản năng, nuôi dạy con cái nên người là mong ước chính đáng, sao cụ lại đưa ra một lời khuyên tối tăm như vậy :D
Đã biết tai bay vạ gió, lực bất tòng tâm, bất tài vô dụng, đẻ con ra là theo bản năng thì đừng có đặt mục đích đứa con phải cung phụng mình!
Sống mà cứ đổ lỗi hết mọi thứ cho thời tiết vs bản năng, bản thân ko lo nổi cho mình đủ tích lũy phòng thân khi về già, ốm đau thì mong gì nuôi được bố mẹ/con cái nào cho tử tế nữa mà đòi báo hiếu với chẳng thụ hiếu!
 
Chỉnh sửa cuối:

Grayson

Xe buýt
Biển số
OF-742563
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
638
Động cơ
66,660 Mã lực
Haizz... sinh con đẻ cái là bản năng, nuôi dạy con cái nên người là mong ước chính đáng, sao cụ lại đưa ra một lời khuyên bất nhân như vậy :D

P/S: em edit vì đọc được câu sửa lại của cụ
Reply theo ý cụ edit đây:

Bất nhân là khi đẻ con ra "theo bản năng" mà ko nuôi nổi con tới lúc trưởng thành, để nó sống vạ vật, đói rách như cỏ hoang ngoài ruộng, rồi mục đích cốt để có đứa bưng bô giùm lúc mình về già!
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
861
Động cơ
165,857 Mã lực
Đã biết tai bay vạ gió, lực bất tòng tâm, bất tài vô dụng, đẻ con ra là theo bản năng thì đừng có đặt mục đích đứa con phải cung phụng mình!
Sống mà cứ đổ lỗi hết mọi thứ cho thời tiết vs bản năng, bản thân ko lo nổi cho bản thân đủ tích lũy lúc khi về già, ốm đau thì mong gì nuôi được bố mẹ/con cái nào cho tử tế nữa mà đòi báo hiếu với chẳng thụ hiếu!
Sao cụ cứ nghĩ là cha mẹ đẻ con với mục đích là đứa con phải cung phụng họ. Nếu có những trường hợp như thế thì em nghĩ họ chỉ chiếm một tỷ lệ vô cùng ít. Tuy vậy, thực lòng, cha mẹ nào cũng muốn con mình báo hiếu tùy thuộc vào khả năng của con như đoạn trích mà em đã mất công gõ ra đó.

Cụ đúng là chưa chứng kiến những mảnh đời lực bất tòng tâm như em nói. Không sao, biết đâu đấy, sau này cụ sẽ chứng kiến.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top