Không hiểu vì sao Vietnamnet lại cho đăng bài viết của người phụ nữ này - dù người viết ở tư thế làm cha làm mẹ thì đây vẫn là bài viết nông cạn và thiếu hiểu biết.
Người Việt lấy thờ cúng tổ tiên, phụng sự tổ tông làm nền tảng luân lý của mình. Đạo đức là thước đo chuẩn chỉ để phân biệt đúng sai, cái gì nên làm cái gì không. Kẻ nào không thờ cúng tổ tiên, không phụng dưỡng cha mẹ, kẻ đó tất đạo đức không ra gì. Trong luân lý của người Việt, hiếu thảo là phẩm chất đạo đức đầu tiên cần phải có và nhất thiết phải có. Yêu cầu con phụng dưỡng cha mẹ là một cách nuôi dạy con cái bằng thực tiễn, để cho con thấm nhuần cái đạo lý sơ đẳng nhất của văn hóa nước Nam mình. Bậc làm cha làm mẹ mong con phụng dưỡng là để biết mình đã thành công trong việc nuôi dạy một con người. Con cái một lòng phụng dưỡng cha mẹ là một cách để minh chứng với xã hội, với mọi người về cái đạo đức sơ đẳng mà anh ta/ chị ta đã đạt được. Tôi xin chép hầu các cụ một vài đoạn trong "Việt Nam phong tục" của Phan Kế Bính:
"Hiếu là biết kính trọng thương mến cha mẹ, biết vâng lời cha mẹ, biết phụng dưỡng cha mẹ....
Cách phụng dưỡng: Nhà nào cha mẹ khỏe mạnh giàu có thì thường ở riêng một mình. Người nào già yếu hoặc không có thì mới ở với con. Con có thì của ngon vật lạ, cơm dưng nước tiến, nhà nghèo cũng biết lưng cơm lành bát canh ngon để phụng dưỡng cha mẹ. Cũng nhiều người ăn riêng ở riêng, cứ tháng đưa tiền cung dưỡng. Hoặc ở xa xôi cách biệt đôi khi gửi đồng quà tấm bánh về dâng cha mẹ. Nhưng cũng lắm kẻ chỉ biết vợ con, không biết cha mẹ là đâu, cho nên có câu rằng: "lúc sống thì chẳng cho ăn, để đến khi chết làm văn tế ruồi".
Nết hiếu vẫn là nết đầu trong luân lý của người ta, nếu cha mẹ là người rất thân mà cư xử đã chẳng ra gì, thì ra đến xã hội còn tử tế với ai được nữa. Tuy vậy, hiếu với cha mẹ, chỉ cốt giữ được lòng kính mến là đủ, tưởng không cần phải giữ lễ phép tỉ mỉ nhỏ nhặt từng tí làm gì. Quý hồ phụng dưỡng đâu có đấy, đừng để cho cha mẹ phiền lòng. Mình mong cho cha mẹ vẻ vang thì mình càng phải nghĩ cách mà lập thân mình. Hoặc học một khoa gì, hoặc làm được một sự nghiệp gì, để có ích lợi cho xã hội, tức là làm thỏa lòng cha mẹ và đừng để tiếng xấu với xã hội, mới là làm cho cha mẹ được vẻ vang.
Các cụ đọc rồi tự ngẫm với hoàn cảnh của mình, sẽ thấy, cha mẹ sinh con rồi nuôi dưỡng đâu phải mong con báo hiếu, chăm sóc lúc tuổi già. Cha mẹ nào cũng vậy thôi, đều mong con cái công thành danh toại, trở thành người có ích cho xã hội, làm vẻ vang dòng tộc gia đình, chứ mong *** chúng mày báo hiếu bát cơm manh chiếu. Thế nên chỉ có kẻ ngu mới hỏi: "tại sao phải đè nặng trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ lên đứa con?"
Kể từ thời cụ Phan Kế Bính đến nay, tư tưởng và văn minh Âu châu nó tràn ngập và thẩm thấu vào nền văn hóa nước ta nhiều không kể xiết. Đặc biệt gần đây, cái tư tưởng tự do liberalism của phương tây nó làm tha hóa đạo đức con người một cách khủng khiếp, vậy mà người ta vẫn cứ xem cái gì của Tây cũng tốt, cái gì của Tây cũng hay. Nhà dưỡng lão là rác rưởi của cái văn hóa chạy theo vật chất, chạy theo đồng tiền. Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái và của con cái dành cho cha mẹ giờ đây đã được nhiều người qui chuẩn theo giá trị đồng tiền. Này bà mẹ 55 tuổi, chị lớn rồi mà đâu có khôn.