Cám ơn bác, rất hữu ích cho xế mới như em (b)
Thưởng cho bác 1 ly nào (b)THÊM VÀI NGUYÊN TẮC VÀNG KHI CHẠY TRÊN ĐƯỜNG:
1 - Không nên thử phanh xe tải và xe khách::^)
Nhiều bác cứ thích giành đường hay chạy chèn qua đầu xe tải, xe khách. Nên lưu ý là các xe đó phanh không ăn lắm, hơn nữa quán tính lại lớn. Tốt hơn hết là cứ cho nó chạy qua rồi mình đi sau.
2 - Đất không chịu trời thì trời chịu đất:
Khi chạy đường trường nếu các bác chủ động chạy lấn đường các xe chạy ngược chiều, đặc biệt là xe tải, xe khách thì họ sẽ lấn đường lại. Lý do là xe tải không muốn phải đạp phanh về số vì sợ tốn xăng. Họ hay chạy lấn đường ép xe ngược chiều phải nhường đường để họ không phải giảm tốc độ. Nên tốt nhất là các bác cứ chủ động nhường đường trước, họ cũng sẽ không lấn đường của các bác nữa.
3 - Không bám đuôi xe to hơn minh khi vượt xe khác:
Nhiều bác chạy trên đường hay bám đuôi xe khác khi vượt xe đi cùng chiều. Điều này rất nguy hiểm bởi vì mình không nhìn rõ đường. Khi xe chạy trước mình vượt xong, láng vào làn đường bên phải thì mình mới thấy một xe đang chạy ngược chiều lao thẳng vào mình. Hậu quả là sao thì các bác cũng thấy rồi.
Nói chung là khi vượt xe cùng chiều phải quan sát thật kỹ trước khi vượt. Nhiều khi các bác đang đạp ga vượt lên thì xe phía trước lại láng ra để tránh 1 bác 2B hay một bà xe thồ làm các bác lại phải đạp phanh dúi dụi
4 - Tuyệt đối không vượt ở đoạn đường vòng hoặc đang lên dốc mà sắp đến đỉnh dốc::s
Không vượt ở đoạn đường vòng thì rõ rồi, nhưng nhiều bác tự tin vào tay lái lụa vẫn coi thường. Đang lên dốc cũng vậy, chúng ta không nhìn được các xe phía trước, kể cả cùng chiều và ngược chiều.
(Hình như luật cấm vượt trên đường dốc thì phải, còn đường vòng thì đương nhiên rồi !)
Chú ý:
Khi lái xe các bác còn phải phán đoán cách ứng xử của các phương tiện giao thông cùng đường với mình, như thế thì xử lý mới chủ động được. Nhiều khi phải nhìn qua kính của xe phía trước. Ví dụ thấy một ông 2B chạy cắt mặt ông chạy phía trước thì chắc chắn xe đó phải phanh gấp, các bác cứ chủ động rà phanh trước đi là vừa.
Hai loại tốc độ:
Cái này thì đơn giản, ai cũng biết, nhưng không phải bác tài nào cũng cảm nhận rõ ràng khi cầm lái.
Hai loại tốc độ đó là: Tốc độ chạy thẳng & tốc độ chạy ngang
(Như kiểu phân tích chuyển động thành 2 vector theo trục X&Y ấy)
Thường thì chúng ta chỉ chú ý đến chuyển động chạy thẳng lên phía trước. Nhưng khi tốc độ các phương tiện bằng nhau thì chuyển động sang 2 bên lại giữ vị trí quan trọng. Các bác không để ý là va phải các xe đi cùng chiều ngay. Nên khi chuyển làn đồng tốc thì phải chú ý nhìn gương và chuyển làn từ từ thôi.
Vài kinh nghiệm của bản thân. Bác nào thẩy bổ ích thì cho em xin một ly Vốt Ka nhé ! (b)
Cảm giác này thường có khi cầm vô lăng quá thấp, đánh lái hay bị "đùn lái".việc đánh lái xem chừng như đơn giản, nhưng em đánh nó cứ thế nào, lúc ngọt xe theo lái, lúc rời rạc, cảm giác xe không theo lái mấy. Xin các cụ chỉ giáo.
Thanks bác vì bài viết rất bổ ích (b)Cảm giác này thường có khi cầm vô lăng quá thấp, đánh lái hay bị "đùn lái".
Để sửa cách cầm lái này, bác thử cách sau xem sao nhé:
Chọn một chỗ bãi rộng, vắng người. Cầm lái bằng một tay, đưa thẳng tay trái ra ngang vai, tóm được vô lăng chỗ nào thì cầm chỗ đó. Rồi tập lái bằng một tay (tay trái), TUYỆT ĐỐI KHÔNG CẦM TAY PHẢI VÀO VÔ LĂNG.
Khi đã tương đối thuần thục thì có thể ra đường được rồi.
Lúc nào cảm thấy lái bằng một tay ổn rồi thì bác dùng mấy tay để lải xe cũng được :6:.
Bác chịu khó lái xe vào những khu dân cư có đường nội bộ hình bàn cờ mà tập rẽ trái, phải, đánh tay lái ở khúc cua hẹp (ví dụ Mỹ Đình, Định Công, hoặc khu đất dự án đằng sau Big C). Chỉ tập một hoặc hai buổi là thấy tay lái nhuần nhuyễn hơn ngay bác ạ. Chúc bác thành công và lái xe an toàn.cảm ơn bác đã có ý kiến tham gia. em đang phân vân không biết có phải tại xe không nữa. rồi cả cái cách xử lý vô lăng nữa. Các bác có kinh nghiệm xin chỉ giáo chi tiết. Ví dụ như khi tránh một xe này, rồi lại một xe khác, rồi lại một xe khác nữa, em cảm giác cái tay lái của em nó cứ dặt dẹo thế nào. Rồi khi vào cua nữa, tay lái nó cứ cứng đờ ra. Chưa thấy bác nào hướng dẫn chi tiết về xử lý tay lái trong một số tình huống thường gặp.
Bac nói chuẩn không cần chỉnh.Trả lời câu hỏi: ĐẶT TAY Ở VỊ TRÍ NÀO TRÊN VÔ LĂNG?
Một số bác ở đây đã trả lời giúp em rồi. Em chỉ xin nêu thêm vài quan điểm cá nhân thôi.
Thực tế thì càng cầm vô lăng ở vị trí thấp thì cảm giác càng thoái mái và đỡ mỏi tay, nhưng lại kém linh hoạt khi đánh lái.
Khi đi trong thành phố, các bác cứ đưa thẳng tay trái ngang vai ra phía trước tóm được vô lăng chỗ nào thì cầm chỗ đó :21: rồi đưa xuống dưới một chút. Đây là vị trí đảm bảo vừa thoải mái lại vừa linh hoạt khi đi trong đường phố đông người. Vị trí này sẽ nằm đâu đó trong khoảng 9g đế 12g. Còn tay phải thì cầm nhẹ vào phía trong vô lăng, vừa để đỡ tay, vừa làm đối trọng cho tay trái, vừa để sử dụng còi khi cần thiết.
Khi chạy đường trường, nếu đường rộng, không phải tránh ai thì các bác cầm vào vị trí 8g~9g là thoải mái nhất, tuy nhiên cũng nên đặt nhẹ tay phải lên vô lăng để làm đối trọng cho tay trái. Khi giao thông trên đường phức tạp thì nên cầm lái cao hơn một chút (như chạy trong thành phố). Đặc biệt lưu ý với các bác là KHI VƯỢT CÙNG CHIỀU hoặc TRÁNH XE NGƯỢC CHIỀU thì nên LÁI BẰNG HAI TAY cho nó AN TOÀN.
Trước giờ em không mấy cảm tình với Carnival, nay đọc bài này càng có ấn tượng không tốt.Em bị quả hú vía các cụ ạ.
Hôm nọ chạy đường núi lên khảo sát địa bàn. Đường lên núi mới làm, dốc cụt, em đỗ trên dốc, quay đầu xuống dưới. Vì mới lái nên quên mất phanh tay, chỉ đưa số về P ( Em chạy Carnival AT của công ty).
Mọi người xuống xe, còn em ngồi trên nghe nhạc. Lúc lấy túi đĩa, tay gạt phải cần số chuyển từ P sang N ( về sau mới biết, chứ ban đầu chả hiểu gì).
Xe từ từ xuống dốc, rồi tăng tốc rất nhanh vì độ dốc khoảng 12%. Đạp phanh lút mà chả thấy ăn gì, càng cuống. Một bên vực đã hiện ra, tốc độ xe lên tới khoảng 40km/h, đường rộng khoảng 3m. May mắn làm sao có một đống xỉ, quặng của bọn làm vàng cào ra mép đường, em đánh lái sang, kênh 1 bên bánh trước, xe trườn lên nửa đống quặng, nghiêng xe, rồi lùi lại, dừng, không lật.
Hú hồn hú vía!
Mọi người hớt hải chạy xuống. Bàn luận một hồi mới vỡ lẽ ra là khi xe không nổ máy thì dầu phanh chân không hoạt động. Còn phanh tay của Carnival lại phải thò tay trái xuống gầm vô lăng ( chỗ vị trí chân côn của xe MT) mới kéo lên được.
Hôm nọ có việc chạy Sơn La, qua đèo Pha Đin em thử chức năng VDC của SF09 thấy chuẩn lắm ợ, xuống dốc xe có cảm giác bị hãm lại hẳn hoi, cái thằng Hàn Xèng này cũng okie phết đấy chứ(b)(b)Hôm vừa rồi em có dịp test thử ABS của mấy loại xe tầm trung, chạy khoảng 50km/h trên đường bê tông có phun nước, phanh gấp đánh lái, cũng khục khục thể hiện có ABS đã hoạt động nhưng kết quả ko tốt lắm: vẫn phi thẳng.
Nên em vẫn thấy cách lái phanh tốt nhất là nháy nhả = chân, lúc lấy lái thì nhả.:102:
riêng đi AT lưu ý với các bro nên dùng OD off để hỗ trợ lái khi đi đường trường (b)em chạy AT đường đèo, khi đổ đèo toàn giảm tốc bằng kéo về số thấp, vài giây sau nó hãm tốc mà không cần phanh tránh rà phanh bám cua dễ cháy phanh và chống văng đít - chẳng hiểu đã chuẩn chưa? :^)*-)*-)
các cụ góp thêm cho êm với nhá:^)