- Biển số
- OF-41840
- Ngày cấp bằng
- 29/7/09
- Số km
- 158
- Động cơ
- 467,790 Mã lực
Nghe các cụ đàm đạo em rút ra nhiều bài học bổ ích quá, thanks các cụ
Đáng lẽ em phải vote trừ cụ mới phải. Em không biết em bé nhà cụ bao nhiêu tuổi. Nếu em bé nhỏ tuổi thì phải có người bế trong lòng, hoặc có ghế ngồi riêng. Nếu em bé đã lớn một chút thì tuyệt đối vào xe không được nghịch ngợm. Cụ để em bé đứng thò tay ra ngoài, chẳng may quyệt vào cái gì thì nguy hiểm lắm cụ ạ.Em góp một câu chuyện về tai nạn ở trong xe đối với trẻ con.
Hôm qua em chở nhóc và gấu ngồi ghế sau, không để ý lúc đẩy kính lên thì em bé đang đứng trên ghế, bàn tay đang giơ ra ngoài cửa kính. Ấn nút đẩy kính lên xong thấy bé khóc thét lên em mới biết.. Cũng may đến hôm nay thấy bé không vấn đề gì.
Vậy nên các bác rất cẩn thận khi có trẻ con trong xe.
Đọc xong chuyện của bác em có một thắc mắc nhỏ là làm sao bác có thể vô tình gạt từ P sang N mà không bấm vào cái lẫy ở cần số? Nếu câu hỏi có gì không phải mong bác bỏ qua và kiên nhẫn giải thích giúp em.Theo em thiết kế phần chuyển số trên một đường thẳng thế này là rất phản khoa học
Vì rất dễ gạt từ P sang R,N,D thậm chí quá tay đang chạy cuống lên gạt từ D sang R thì ... tắc hự !
( Em chưa thử bao giờ nên không biết nó có chế độ không cho phép gạt từ D sang R lúc xe đang chạy hay không?)
Em đang chạy Caren, phần sang số của nó theo đường zic zac nên thấy hợp lý hơn hẳn
Lúc đó thì em cũng chịu, chẳng hiểu sao lại gạt được. Về sau mấy bác ngồi phân tích, chắc lúc em nhoài sang với lấy mấy cái đĩa đã tì sườn vào cả vào cái nút đấy, vừa gạt xuống nên mới chuyển từ P sang N được.Đọc xong chuyện của bác em có một thắc mắc nhỏ là làm sao bác có thể vô tình gạt từ P sang N mà không bấm vào cái lẫy ở cần số? Nếu câu hỏi có gì không phải mong bác bỏ qua và kiên nhẫn giải thích giúp em.
Nhiều loại xe sử dụng phanh trợ lực chân không nên khi xe không nổ máy thì áp suất dầu phanh chỉ được tạo nên do lực của chân người lái, vì thế bác đạp phanh không ăn. Tuy nhiên nếu bác đạp phanh, nhả hết ra, lại nhồi hết chân, liên tục vài lần thì phanh cũng có tác dụngEm bị quả hú vía các cụ ạ.
Hôm nọ chạy đường núi lên khảo sát địa bàn. Đường lên núi mới làm, dốc cụt, em đỗ trên dốc, quay đầu xuống dưới. Vì mới lái nên quên mất phanh tay, chỉ đưa số về P ( Em chạy Carnival AT của công ty).
Mọi người xuống xe, còn em ngồi trên nghe nhạc. Lúc lấy túi đĩa, tay gạt phải cần số chuyển từ P sang N ( về sau mới biết, chứ ban đầu chả hiểu gì).
Xe từ từ xuống dốc, rồi tăng tốc rất nhanh vì độ dốc khoảng 12%. Đạp phanh lút mà chả thấy ăn gì, càng cuống. Một bên vực đã hiện ra, tốc độ xe lên tới khoảng 40km/h, đường rộng khoảng 3m. May mắn làm sao có một đống xỉ, quặng của bọn làm vàng cào ra mép đường, em đánh lái sang, kênh 1 bên bánh trước, xe trườn lên nửa đống quặng, nghiêng xe, rồi lùi lại, dừng, không lật.
Hú hồn hú vía!
Mọi người hớt hải chạy xuống. Bàn luận một hồi mới vỡ lẽ ra là khi xe không nổ máy thì dầu phanh chân không hoạt động. Còn phanh tay của Carnival lại phải thò tay trái xuống gầm vô lăng ( chỗ vị trí chân côn của xe MT) mới kéo lên được.
Em đồng ý với bác này ngoại trừ chỗ tô đỏ đỏ. 3 giây thường là nhiều hơn mức cần thiết để tèo đó bác (bác cứ tính đi, 45km/h là tương đương với 12.5m/s, 3 giây cũng gần 40 mét đó ạ :77Cụ nào đi HONDA CIVIC, và những xe có góc chữ A lớn (thể thao)
+ Khi vào cua nhớ giảm tốc độ (đi chậm đến mức có thể đi nha)
+ Phải thật sự tập trung ===> Ngoài ra nguyên tắc của em là: khí lái xe không được nhìn gái quá 3 giây.
+ Trước khi vào cua là phải phán đoán, và quan sát từ xa rồi (cái này lái xe ai cũng biết)
+ Nhưng đến khi bắt đầu chuẩn bị vào cua: phải xô người về phía trái, phải, liếc các kiểu gương nếu có thể (Quan Sát). Cụ thể là các cụ sẽ gặp phải tình huống người đi bộ ngang qua (già, trẻ...) và những chướng ngại vật biết trước nhưng vẫn ko lường trước được vì góc chữ A quá lớn. Có lúc em đang vào cua tự nhiên bị giật bắn người lên vì có người đang qua đường...mặc dù đã quan sát rất kỹ.
+ Đi buổi tối cũng zậy, nếu bị xe sau chiếu pha vào " chói " lúc đó bắt đầu vào cua (tình huống trong cua: đường tối,điện đường yếu...mà gặp phải mấy em đi xe đạp) ===> Lúc đó điểm mù bên lái sẽ rất lớn, cộng thêm bị chói do xe sau chiếu pha nữa sẽ rất nguy hiểm
+ Vào cua với tốc độ cao, đang lên đèo, hoặc xuống đèo, hoặc những cua khuất phải chủ động mở cua, lấy lái, nghiêng người để quan sát như bước trên nha.
Em có tí kinh nghiệm và tinh huống hầu các cụ ạ, hy vọng sẽ giúp cho các cụ mới lái có thêm kinh nghiệm khi vào cua và không được chủ quan khi vào cua. Vì góc chữ A trong xe lớn, đôi lúc sẽ phải giật bắn người lên tự hỏi mình đã quan sát kỹ rồi sao mà vẫn có chướng ngại vật trước mặt (phanh gấp, phanh gấp)