[ATGT] Trao đổi kinh nghiệm lái xe đúc rút từ bản thân!

hung09

Xe máy
Biển số
OF-316319
Ngày cấp bằng
17/4/14
Số km
81
Động cơ
294,690 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em có thằng cu gần nhà mới mua xe đưa bạn đi chơi buổi tối đi trên cao tốc nội bài, nhìn thấy có một vật trên đường lại tưởng túi niloong cho lọt gầm luôn, ai ngờ đấy lại là cục đá do xe ben làm rớt thế là đội cả xe lên đi toàn bộ gầm làm lại mất gần trăm
 

Đại linh

Xe hơi
Biển số
OF-307941
Ngày cấp bằng
16/2/14
Số km
159
Động cơ
301,690 Mã lực
Em có thằng cu gần nhà mới mua xe đưa bạn đi chơi buổi tối đi trên cao tốc nội bài, nhìn thấy có một vật trên đường lại tưởng túi niloong cho lọt gầm luôn, ai ngờ đấy lại là cục đá do xe ben làm rớt thế là đội cả xe lên đi toàn bộ gầm làm lại mất gần trăm
Trên cao tốc may mà chỉ làm lại gầm bác nhể!
 

tungduong0610

Xe điện
Biển số
OF-19568
Ngày cấp bằng
5/8/08
Số km
4,054
Động cơ
541,000 Mã lực
Nơi ở
Ban ngày công sở, tối quán nhậu, đêm bên gấu....
Em đi xa toàn đi một tay để ở vị trí 7 h.
Không biết có đúng không nhưng thấy rất tiện và đỡ mỏi tay.
Cứ cái gì tiện và đỡ mỏi thì ta làm vậy.
em tiện đâu để đấy, thỉnh thoảng đổi tư thế đỡ mệt
 

X-trails

Xe ba gác
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
20,848
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt

vieta

Xe tải
Biển số
OF-193846
Ngày cấp bằng
13/5/13
Số km
303
Động cơ
329,603 Mã lực
Em là phụ nữ, nếu nói về kỹ thuật máy móc thì em không thể hiểu được. Nếu cụ nói theo tư duy đời thường về vấn đề lái xe số sàn trên đường, lúc phanh thì làm gì và không cần làm gì thì em sẽ thấy dễ hiểu hơn ạ. Cảm ơn cụ.
E nghĩ vụ này phải có người ngồi chỉ cho mợ thì mới rõ được chứ lên đây nói khó hiểu hết đc lắm!
 

tungduong0610

Xe điện
Biển số
OF-19568
Ngày cấp bằng
5/8/08
Số km
4,054
Động cơ
541,000 Mã lực
Nơi ở
Ban ngày công sở, tối quán nhậu, đêm bên gấu....
Đúng rồi kụ, để chỗ nào mình thấy thoải mái nhất thôi, thỉng thoảng đi thừa chân iem còn gác chân lên,
vâng ngày em học, nào là tư thế 10h15, tư thế nắm, tư thế gác bàn tay, cách xoay lái, cách quay lái 1 tay, móc tay vào trong kéo lái v.v...
dưng ra đời thì tiện đâu làm đó
 

X-trails

Xe ba gác
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
20,848
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt
vâng ngày em học, nào là tư thế 10h15, tư thế nắm, tư thế gác bàn tay, cách xoay lái, cách quay lái 1 tay, móc tay vào trong kéo lái v.v...
dưng ra đời thì tiện đâu làm đó
Hình như có sách kama gì đó dậy tư thế lái đúng phải k kụ, iem nhớ mang máng gì đó,
 

tungduong0610

Xe điện
Biển số
OF-19568
Ngày cấp bằng
5/8/08
Số km
4,054
Động cơ
541,000 Mã lực
Nơi ở
Ban ngày công sở, tối quán nhậu, đêm bên gấu....

X-trails

Xe ba gác
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
20,848
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt

buffalo

Xe tăng
Biển số
OF-12121
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
1,127
Động cơ
536,960 Mã lực
Nơi ở
Quảng trường Ba Đình
Nhiều kinh nghiêm của nhiều bác hay thật (b)
 

Audi_Q8

Xe tải
Biển số
OF-89237
Ngày cấp bằng
21/3/11
Số km
289
Động cơ
408,812 Mã lực
E đọc bài này của cụ chủ từ những ngày đầu tiên em học lái xe, năm 2010, và e thấy rất bổ ích. Bây giờ e chinh chiến cũng nhiều rồi. Rất cám ơn cụ chủ.
 

nesta_vn84

Xe buýt
Biển số
OF-155320
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
900
Động cơ
359,642 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội phố
thật sự là bổ ích, toàn những kinh nghiệm quý báu, cảm ơn bác chủ.
 

NGUYEN DUNG Pro

Xe máy
Biển số
OF-319420
Ngày cấp bằng
13/5/14
Số km
56
Động cơ
292,060 Mã lực
Bạn muốn có được kinh nghiệm tốt nhất thì bạn phải thực tế thì bạn mới có được cảm giác lái xe tốt và bạn chạy nhiều trên đường thì bạn mới có thể rút ra kinh nghiệm thực tế cho bản thân , còn bạn học kinh nghiệm bằng cách đọc trên diễn đàn thì bạn chỉ có kinh nghiệm lý thuyết thôi .khi bạn đọc king nghiệm của anb em trên diễn đàn rồi bạn đi ra thực tế thì bạn lại rút ra kinh nghiệm lái xe riêng cho mình
 

mechi1502

Xe hơi
Biển số
OF-199647
Ngày cấp bằng
25/6/13
Số km
145
Động cơ
324,960 Mã lực
hóng các cụ ạ, e đang muốn học B2
 

kia forte 2012

Xe buýt
Biển số
OF-173544
Ngày cấp bằng
25/12/12
Số km
788
Động cơ
349,543 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Đường Lam Sơn, Phường Đồng Tâm, Thành Phố Vĩnh Yên
Những lỗi khi cho trẻ đi ôtô
Không cứ đặt trẻ em ngồi vào ôtô là an toàn, các bậc cha mẹ cần ghi nhớ những lưu ý cần thiết cho sự an toàn của con cái.
1. Không sử dụng ghế nâng cho trẻ nhỏ

Ghế nâng chiều cao (booster seat) là loại ghế đệm đặt thêm để nâng chiều cao, giúp trẻ vừa vặn với dây an toàn. Dây an toàn không thiết kế cho trẻ em, thậm chí còn gây khó chịu. Ở tầm tuổi 10-12 trở lên, tầm vóc của trẻ mới bắt đầu phù hợp với dây an toàn.

2. Cài đặt khoảng cách rộng giữa các ghế

kid-driving-car-8515-1379481000.jpg
Trẻ em chưa thể chủ động trong việc ngồi yên một chỗ như người lớn. Do đó nếu để khoảng cách rộng giữa các ghế, sự hiếu động có thể khiến con bạn bị thương khi lọt chân, tay xuống sàn.

3. Thắt dây đai sai vị trí

Dây đai ghế nâng thường được dùng cho trẻ sơ sinh. Nếu không thắt đủ chặt cũng như sai vị trí, quá thấp xuống bụng hay quá cao lên ngực có thể khiến bé bị ngã do chưa thể tự lấy thăng bằng khi xe qua những khúc cua.

4. Để trẻ ngồi ở hàng ghế trước

Trẻ em hay hiếu động nên thích ngồi với bố mẹ ở hàng ghế đầu, đó là vị trí không an toàn khi chẳng may phanh gấp hay đường xấu. Bảng tap-lô phía trước không phải là đệm êm cho trẻ.

5. Không khóa cố định cửa

Cửa hay kính cửa đều có những nút điều khiển gần tầm với của trẻ, nếu không khóa cố định sẽ gây nguy hiểm nếu trẻ tò mò nghịch ngợm.

6. Chở đồ vật nguy hiểm trên xe

Những đồ vật sắc như dao, kéo hay cả vật nuôi dễ gây thương tổn. Lưu ý cất gọn mọi đồ đạc vào cốp xe khi chở con trên xe.

7. Cho trẻ chơi đồ chơi

Để tập trung lái, nhiều ông bố bà mẹ thường cho con chơi đồ chơi, nhưng lại tiềm tàng sự nguy hiểm bởi trẻ sẽ không tự chủ khi đang tập trung, hơn nữa hành động này cũng chi phối sự chú ý của bố mẹ với con cái.
 

kia forte 2012

Xe buýt
Biển số
OF-173544
Ngày cấp bằng
25/12/12
Số km
788
Động cơ
349,543 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Đường Lam Sơn, Phường Đồng Tâm, Thành Phố Vĩnh Yên
Phải nắm vững luật (cái này là đương nhiên)
- Tuy nhiên nên chú trọng vào một số nguyên tắc nhường đường. Vì mới lái phải biết nhường đường, không thể bon chen như những tay lái cứng được.

- Xe từ đường nhánh, đường không ưu tiên phải nhường cho xe đang đi trên đường ưu tiên từ mọi hướng tới. Xe lưu thông trên đường cùng cấp phải nhường cho xe đi từ hướng bên phải. Xe ngoài vòng xuyến phải nhường cho xe đã vào trong vòng xuyến trước. Xe rẽ, quay đầu phải nhường cho xe đi thẳng. Xe xuống dốc phải nhường cho xe lên dốc...

Ai cũng có thời gian khó khăn khi mới cầm lái.
Ai cũng có thời gian khó khăn khi mới cầm lái.
- Phải thuộc biển báo. Tập thói quen trước khi vào ngã ba, ngã tư đọc biển báo. Thông thường biển báo được đặt trước ngã ba, ngã tư, nhưng tác dụng của biển ở sau ngã ba ngã tư. Nếu lưu thông ở HN thì không nên bám theo xe buýt vì: Thứ nhất xe buýt to, cồng kềnh dễ làm khuất tầm nhìn, không xem được biển báo. Thứ hai, có một số tuyến đường ưu tiên xe buýt hoạt động, cấm ôtô, nếu bạn đi theo là bị phạt.

Canh xe
Đường trong phố không tránh khỏi những lúc ùn ứ, các phương tiện lưu thông phức hợp, nên rất dễ cọ quệt. Vì vậy bạn phải tập nhìn và ước lượng. Chi tiết phải tập như thế nào thì có nhiều bạn nói rồi. Tôi thì khuyên nên vào chỗ vắng, nhờ người có kinh nhiệm trợ giúp.

Canh với xe máy thì nên xếp mấy loại quanh ôtô của mình, ngồi trên ghế lái mà nhìn và nhớ các vị trí an toàn. Sau đó tập vài lần cho nhớ. Canh với ôtô thì tiến hoặc lùi thật sát vào mấy loại ôtô (nhờ người trợ giúp xi-nhan), ngồi trên ghế lái quan sát và nhớ những vị trí an toàn. Sau đó tập vài lần cho nhớ.

Các kỹ năng phối hợp côn, số, ga, phanh
Đi nhiều sẽ nhuần nhuyễn. Đề pa cũng nên tập ở những chỗ vắng.

Lùi và quay đầu:
Theo tôi kỹ năng này bạn phải tập rất nhuyễn. Đường trong phố hẹp, đông, nhiều loại phương tiện cùng tham gia GT. Đúng luật phải quay đầu ở ngã 3, ngã 4, nơi có đường giao cắt hoặc những chỗ cho phép quay đầu. Nhưng chạy trong phố không phải lúc nào cũng theo luật được. Quay đầu sao cho ít ảnh hưởng đến các phương tiện khác, không gây cọ quệt, tai nạn... cũng là vấn đề nan giải với những lái mới. Bạn cũng phải tập lùi nữa, nhất là ghép ngang, thực tế hay gặp phải.

Lên cầu rửa xe:
Vừa đề pa, vừa căn vệt bánh xe, không thì rất dễ sa hố. Đây cũng là huống khó đối với lái mới. Tất nhiên khó quá thì nhờ thợ rửa xe họ lên hộ.

Vào ga ra của các khu văn phòng hoặc TTTM
Xuống hầm thì dễ rồi, nhưng phải cho xe lên tầng 3 với đường dốc quanh co, lại hẹp và tối là hoàn toàn không dễ với lái mới. Lùi đề pa ở những chỗ này thì mới lái chắc không thực hiện được.

Vào vòng xuyến bị ùn tắc
Tình huống này không khó. Nếu bạn vào vòng xuyến có độ dốc, thường xuyên ùn ứ như vòng xuyến Lò Đúc, Trần khát Chân, Kim Ngưu mà đi từ hướng Kim Ngưu lên rẽ ra Trần Khát Chân, gặp phải hôm tắc đường xe máy, ôtô bon chen lộn xộn thì quả là khó.

Lúc đó phải bình tĩnh, chậm rãi, đúng đường, đúng luật mình đi, sẵn sàng phanh, đề pa liên tục, có chết máy khởi động lại. Quan trọng là không để xe trôi, không để xe húc *** xe khác...

Trên đây là những lưu ý đối với mới lái. Muốn bình tĩnh tự tin khi tham gia giao thông thì trước tiên mình phải trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng tối thiểu đã.
 

kia forte 2012

Xe buýt
Biển số
OF-173544
Ngày cấp bằng
25/12/12
Số km
788
Động cơ
349,543 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Đường Lam Sơn, Phường Đồng Tâm, Thành Phố Vĩnh Yên
Xử lý 10 sự cố hay gặp khi lái xe
Nổ lốp, kẹt ga, mất lái, trượt bánh là những sự cố hay gặp khi lái xe mà mỗi tài xế cần bình tĩnh và tích lũy kỹ năng để xử lý.
1. Nổ lốp

tire4173680-9090-1382092950.jpg
Nổ lốp là sự cố hay gặp cả ở xe hơi hay xe máy. Nổ lốp gây mất cân bằng xe, kéo theo mất kiểm soát tay lái có thể dẫn tới những tai nạn đáng tiếc. Tiếng nổ lớn dẫn đến các phản ứng tự nhiên của tài xế là nhanh chóng giảm tốc sau đó đánh lái sát vào lề đường. Nhưng bất cứ một sự chuyển hướng nào khi lốp bị nổ đều không an toàn, rất dễ gây ra tai nạn.

Để tránh rủi ro khi nổ lốp tài xế nên tuân theo các bước sau. Đầu tiên đạp lút chân ga khoảng một vài giây, việc này giúp xe có thể chạy thẳng mà không bị chuyển hướng. Sau đó nhẹ nhàng từ từ thả chân ga để duy trì tốc độ cho xe. Quan trọng nhất phải giữ xe đi đúng làn đường, tránh xa chân phanh. Từ từ giảm tốc độ xuống mức an toàn và đánh lái vào sát lề đường để sửa chữa hoặc chờ cứu hộ.

2. Bong mặt lốp

tread-separation-2-5555-1382092950.jpg
Bong mặt lốp (tread separation) tức là mặt lốp chưa gai bị tách khỏi cốt lốp chứa khung thép ở bên trong. Bong mặt lốp còn nguy hiểm hơn nổ lốp, quá trình có thể kéo dài vài ngày nhưng cũng có thể chỉ vài giây. Khi bong mặt lốp thường đi kèm tiếng động mạnh, sau đó là âm thanh nện xuống nền đường của lớp kim loại. Nếu phát hiện được nên sửa chữa kịp thời.

Cũng giống như nổ lốp, khi bị bong mặt lốp bất ngờ lúc đang di chuyển, bình tĩnh đạp lút ga vài giây, từ từ nhả ga, đi thẳng làn đường rồi mới ghé vào lề.

3. Kẹt ga

drivingtips-115-600-6820-1382092950.jpg
Hiện tượng kẹt ga không thường xảy ra nhưng hai sự cố ở trên, nhưng khi gặp trường hợp này, điều cần thiết là phải dừng nghe ngay lập tức, tất nhiên đảm bảo không bị xe phía sau đâm.

Với một số tài mới, chưa quen chân ga, chân phanh có thể bị nhầm lẫn luống cuống đạp nhầm chân ga và chân phanh, lúc này ngay lập tức giải phóng chân khỏi pedal để nhận định tình hình.

Khi mắc phải hiện tượng kẹt ga, ngay lập tức chuyển cần số về mo (N) hoặc đạp chân côn để tách liên kết, triệt tiêu ảnh hưởng của ga đến chuẩn động của trục bánh xe.

Nếu không thể đưa cần số về N, phương án cuối cùng là phải tắt động cơ. Nhiều xe hiện nay không cho phép chìa khóa xoay về vị trí khóa khi chưa đỗ, lúc này cần dùng tới quyền năng của phanh để giúp xe dừng và xoay chìa khóa. Với những xe khởi động bằng nút bấm, không cần chìa khóa thì cách trả số về N là duy nhất.

4. Tăng tốc đột ngột

magnus-carlsson200-9697-1382092950.jpg
Sự cố này có biểu hiện giống như kẹt ga, nhưng ở đây nguyên nhân không phải do lỗi kỹ thuật từ động cơ mà do chủ quan từ người lái khi sử dụng chân ga. Nhiều người thường hoảng loạn khi gặp bất ngờ trên đường và đạp chân ga nhưng vẫn nghĩ đó là chân phanh, nhất là với những người sử dụng số tự động.

Để khắc phục hiện tượng này cần cố gắng làm quen xe, không đi nhanh với xe lạ và các bước cũng như với kẹt ga nếu vẫn nhầm lẫn.

5. Dừng xe bất ngờ, không có ABS

Để dừng xe bất ngờ khi đang ở tốc độ cao mà không được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS, tài xế cần có kỹ năng lái xe thật thành thạo. Duy trì đạp mạnh chân phanh nhưng không đạp chết, sẽ gây hiện tượng khóa bánh. Lúc này tài xế phải trở thành một hệ thống ABS, sao cho bánh xe dừng mà không bị trượt.

Trong trường hợp này nhiều tài xế thường phanh và kết hợp với đánh lái sang một bên. Phanh nhả liên tiếp là cách tốt nhất để làm xe dừng mà không bị văng đuôi, đây cũng là cơ chế của hệ thống ABS.

6. Dừng xe bất ngờ, có ABS

Mọi chuyện dễ dàng hơn cho lái xe khi phải dừng xe bất ngờ với phanh ABS. Việc cần làm là đạp lún sâu chân phanh và giữ vững cho tới khi xe dừng hẳn. Nhưng để chuẩn bị tốt tinh thần khi lực quán tính giật mạnh gây ra khi đạp lún phanh, tài xế nên luyện tập ở những nơi vắng vẻ trước khi ra đường.

7. Luyện tập tránh tai nạn với phanh ABS

abs-1978-mercedes-test-1024x72-6930-9908

Có một chữ S thứ ba liên quan đến ABS ngoài Stomp (đạp mạnh) và Stay (giữ chân phanh) đó là Steer (đánh lái). ABS cho phép lái xe vẫn có thể đánh lái khi đang duy trì lực đạp mạnh trên chân phanh.

Nhưng đánh lái hoàn toàn về một hướng lại là một sai lầm, nên đánh lái thay đổi hướng liên tục. Bởi lẽ khi đánh lái chỉ về một hướng, xe sẽ có đà tiếp tục chạy khi tài xế giải phóng chân phanh, lúc đó có thể lao sang làn đường đối diện nơi có rất nhiều xe đang chạy ngược chiều hoặc lao vào lề đường, có thể là vách núi hay vực sâu.

Để thực hành kỹ năng này nên chọn khoảng đường vắng, xếp một hàng chai nước làm chướng ngại vật ngang lòng đường và bắt đầu tập phanh rồi đánh lái.

8. Chạy lệch khỏi đường

Trường hợp hay gặp khi vào cua hoặc tránh xe đối diện ở đường nhỏ có thể khiến tài xế đánh lái hai bánh xe ra khỏi mặt đường. Sẽ có nhiều nguy hiểm nếu bên ngoài lề đường không phải là một mặt phẳng hợp lý. Để xử lý trường hợp này, nên từ từ giảm ga, không sử dụng phanh, đánh lái một góc rất nhỏ để từ từ đưa xe trở lại làn đường, không đánh lái góc rộng bởi bề mặt bên ngoài có thể không đáp ứng được độ xoay của bánh xe, dẫn tới tai nạn.

9. Trượt bánh trước

83E3AF2F2F06168D1D68EF4BCF8F3-9130-13820
Khi bị trượt bánh trước, hầu hết các lái xe sẽ phản ứng tuần tự gồm bỏ bàn đạp chân ga, không sử dụng phanh, không đánh lái, đợi cho tới khi bánh trước lấy lại lực bám.

10. Trượt bánh sau

Không dễ kiểm soát như bánh trước, việc bị trượt bánh sau dẫn tới những sự cố nguy hiểm hơn. Để chủ động cần phải dự đoán được thời điểm bánh sau bị trượt. Sau đó nhanh chóng trả lại một góc vừa đủ, dự đoán thời điểm lực bám xuất hiện trở lại.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top