Cảm [n Kụ Shebeen.
Kinh nghiệm này cũng khá hay vì khoảng cách xe mình và xe trước bao giờ cũng trong giới hạn AN TOÀN (ở tốc độ thấp). Tuy nhiên, đường thành phố bây giờ khoảng cách "CHO PHÉP", đặc biệt là các giờ cao điểm đa số là dưới 0,5m và nhiều khi chỉ khoảng 10 ~ 20 cm. Với những khoảng cách ngắn như vậy thì đại đa số với những người mới cầm lái sẽ thấy lúng túng. Để có thể làm chủ với những khoảng cách "Sát sạt" nhau như vậy thì chỉ có một cách là chủ động luyện tập thôi ạ. Vì thế nên em mới khuyên các bác là ra bãi cắm cọc mà tập.Bài này của Cụ cũng hay nhưng phải mất thời gian ra bãi, nhiều khi tôi cũng bị tình trạng như vậy, không biết tôi nói có chính xác không nhưng cũng nghe mấy bác tài ở công ty nói thôi, khi căn khoảng cách giữa xe trước và xe sau thi cứ nhìn phíatren capoo xe mình đến vạch dưới của biển số xe trước là được, tôi áp dụng tháy cũng ok không hiểu các bac thế nào vì tôi cung mới lai được một thời gian ngắn.
vốt ka mời bác kinh nghiệm hayTHÊM VÀI NGUYÊN TẮC VÀNG KHI CHẠY TRÊN ĐƯỜNG:
1 - Không nên thử phanh xe tải và xe khách::^)
Nhiều bác cứ thích giành đường hay chạy chèn qua đầu xe tải, xe khách. Nên lưu ý là các xe đó phanh không ăn lắm, hơn nữa quán tính lại lớn. Tốt hơn hết là cứ cho nó chạy qua rồi mình đi sau.
2 - Đất không chịu trời thì trời chịu đất:
Khi chạy đường trường nếu các bác chủ động chạy lấn đường các xe chạy ngược chiều, đặc biệt là xe tải, xe khách thì họ sẽ lấn đường lại. Lý do là xe tải không muốn phải đạp phanh về số vì sợ tốn xăng. Họ hay chạy lấn đường ép xe ngược chiều phải nhường đường để họ không phải giảm tốc độ. Nên tốt nhất là các bác cứ chủ động nhường đường trước, họ cũng sẽ không lấn đường của các bác nữa.
3 - Không bám đuôi xe to hơn minh khi vượt xe khác:
Nhiều bác chạy trên đường hay bám đuôi xe khác khi vượt xe đi cùng chiều. Điều này rất nguy hiểm bởi vì mình không nhìn rõ đường. Khi xe chạy trước mình vượt xong, láng vào làn đường bên phải thì mình mới thấy một xe đang chạy ngược chiều lao thẳng vào mình. Hậu quả là sao thì các bác cũng thấy rồi.
Nói chung là khi vượt xe cùng chiều phải quan sát thật kỹ trước khi vượt. Nhiều khi các bác đang đạp ga vượt lên thì xe phía trước lại láng ra để tránh 1 bác 2B hay một bà xe thồ làm các bác lại phải đạp phanh dúi dụi
4 - Tuyệt đối không vượt ở đoạn đường vòng hoặc đang lên dốc mà sắp đến đỉnh dốc::s
Không vượt ở đoạn đường vòng thì rõ rồi, nhưng nhiều bác tự tin vào tay lái lụa vẫn coi thường. Đang lên dốc cũng vậy, chúng ta không nhìn được các xe phía trước, kể cả cùng chiều và ngược chiều.
(Hình như luật cấm vượt trên đường dốc thì phải, còn đường vòng thì đương nhiên rồi !)
Chú ý:
Khi lái xe các bác còn phải phán đoán cách ứng xử của các phương tiện giao thông cùng đường với mình, như thế thì xử lý mới chủ động được. Nhiều khi phải nhìn qua kính của xe phía trước. Ví dụ thấy một ông 2B chạy cắt mặt ông chạy phía trước thì chắc chắn xe đó phải phanh gấp, các bác cứ chủ động rà phanh trước đi là vừa.
Hai loại tốc độ:
Cái này thì đơn giản, ai cũng biết, nhưng không phải bác tài nào cũng cảm nhận rõ ràng khi cầm lái.
Hai loại tốc độ đó là: Tốc độ chạy thẳng & tốc độ chạy ngang
(Như kiểu phân tích chuyển động thành 2 vector theo trục X&Y ấy)
Thường thì chúng ta chỉ chú ý đến chuyển động chạy thẳng lên phía trước. Nhưng khi tốc độ các phương tiện bằng nhau thì chuyển động sang 2 bên lại giữ vị trí quan trọng. Các bác không để ý là va phải các xe đi cùng chiều ngay. Nên khi chuyển làn đồng tốc thì phải chú ý nhìn gương và chuyển làn từ từ thôi.
Vài kinh nghiệm của bản thân. Bác nào thẩy bổ ích thì cho em xin một ly Vốt Ka nhé ! (b)
Em đồng ý với cụ ah!!! nếu em thấy có xe đang sang đường em sẽ rà phanh tới khi có thể vượt an toàn, vụ này làm 1 cụ conts ở gần Cầu giẽ bị cột điện trên xe là phẳng. Nếu tài cont cũng ra phanh giảm tốc dần chờ xe tập lái qua thì đã ok không cần phanh gấp! Em chỉ kinh nhất là đang đi nhanh mà cụ đi trước đột ngột chuyển hướng hoặc đạp phanh gấp làm em không phán đoán nổi nên cũng dạp phanh gấp rất nguy hiểm.TRÁNH CHƯỚNG NGẠI VẬT BẰNG GÌ ?????
Đúng ra là phải tránh NHƯ THẾ NÀO? nó mới CHUẨN !!!
Tại sao lại là TRÁNH BẰNG GÌ ???
Thực ra không riêng gì lái xe mà những thứ khác cũng vậy thôi. Nhìn bề ngoài thì hai hành động của hai người có vẻ như giống nhau, thậm chí là giống hệt nhau. Nhưng "Cái bên trong", nghĩa là những tính toán để đưa ra những hành động, ứng xử đó thì lại có thể hoàn toàn khác nhau.
Em giả sử có hai cụ đều phóng vèo một phát qua ngã tư. Như vậy là nhìn bên ngoài thì hai hành động đó là giống nhau. Nhưng có thể một người chả cần nhìn đường làm gì cứ đạp ga phóng qua. Còn một người khác thì trước khi họ qua ngã tư đó đã quan sát rất kỹ, tính toán mọi tình huống có thể xảy ra rồi mới quyết định phóng qua. Nghĩa là cách tính toán của hai người đó là hoàn toàn khác nhau rồi.
Trở lại vấn đề : TRÁNH CHƯỚNG NGẠI VẬT BẰNG CÁI GÌ ????
Cụ nào theo dõi những bài của em thì em đã phân tích là CHƯỚNG NGẠI VẬT sẽ được chia làm hai loại: Chướng ngại vật cố định (Là những thứ nó nằm ì ra đường, ngăn cản hướng chuyển động của xe) và Chướng ngại vật di động (Những thứ cũng ngăn cản chuyển động của xe, nhưng nó di động chứ không nằm ì ra đường).
Để Tránh chướng ngại vật thì có thể dùng hai thứ:
1) VÔ LĂNG: để vòng xe tránh chướng ngại. Đương nhiên rồi. Và chính vì cái sự "Đương nhiên" này mà hầu hết những người cầm lái đều dùng cách này để tránh chướng ngại vật.
2) PHANH: Dùng PHANH để tránh chướng ngại vật PHANH thì chỉ có Dừng xe chứ TRÁNH cái gì cơ chứ ??? ĐÚNG nhưng mà CHƯA ĐỦ ạ !!!!
Tại sao ạ ????
Cách 1 có thể áp dụng để tránh mọi loại chướng ngại vật. Còn cách 2 chỉ có thể áp dụng với loại chướng ngại vật di động.
Thường các lái xe đều áp dụng cách 1 để tránh chướng ngại vật, nó gần như một thứ phản xạ khi gặp chướng ngại vật. Tuy nhiên, áp dụng cách này có nghĩa là chúng ta đã lấn sang làn đường khác, và khi đó chính chúng ta lại trở thành một loại chướng ngại vật cho những xe khác. Với tình trạng giao thông đông đúc và phức tạp như hiện nay thì áp dụng cách 1 nếu như không quan sát kỹ rất dễ gây ra va chạm.
Cách 2 tất nhiên cũng làm cho chúng ta trở thành một loại chướng ngại vật cho những xe cùng làn đường với chúng ta. Tuy nhiên, nếu như không chạy tốc độ cao và phanh gấp thì hầu hết là sẽ không xảy ra những sự cố đáng tiếc nào. Khi gặp một chướng ngại vật di động, chẳng hạn như một xe đang sang ngang đường, chúng ta chỉ cần rà phanh, chạy chậm lại một chút, thậm chí dừng lại vài giây là mọi chướng ngại sẽ Tan biến. Cái này gọi là DĨ TĨNH CHẾ ĐỘNG.
Trên đường chúng ta gặp rất nhiều loại phương tiện tham gia giao thông mà họ cứ hết lách sang phải lại lượn sang trái. Sự khó chịu do cách hành xử đó đem lại thì các bác cũng đã thấy rồi, chưa nói đến sự nguy hiểm. Đó chính là những người áp dụng cách thứ nhất để tránh chướng ngại vật.
Áp dụng cách nào là tùy tình huống và cách ứng xử riêng của từng người. Tuy nhiên em cũng lưu ý các bác thêm một điều nữa là nếu áp dụng cách 1 thì trước khi tránh chướng ngại vật bên TRÁI các bác phải LIẾC BÊN PHẢI giúp em xem là làn đường bên đó có thể rẽ sang được không chứ em thấy nhiều bác cứ thấy chướng ngại bên Phải là tránh sang TRÁI luôn mà không cần biết là có sang được không nên đã xảy ra nhiều va chạm không đáng có. Và cũng đặc biệt lưu ý về CHUYỂN ĐỘNG NGANG của xe khi áp dụng cách 1 ạ.
Một HỆ QUẢ nữa của điều này là khi tránh nhau, nhường nhau ở những nơi đường hẹp hay ngã ba ngã tư thì nên dành một khoảng không gian cần thiết cho xe khác người ta còn đi được. Chứ nhiều bác cứ dí sát vào người ta (Đặc biệt là các bác xe máy) thì họ còn đường đâu mà đi (nghĩa là phải dành cho họ một diện tích mặt đường khả dụng đủ để họ có thể vòng tránh). Không thì lại thành HAI CON DÊ QUA CẦU mất !!!